Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

4 bài PB, TL của Đ.N.Thạch- trích: PBVH và "40 năm nói Láo" của Vũ Bằng


4 bài PB, TL của Đ.N.T trên trieuxuan.info

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjdCIcd74mXB9D5oDeQAySsbzgUlGL4s4Vp0Ct2TqL0kMpEq_yEAT8kEUxN8GOPJkDTZY_nYGURPGendxUEeljvBsXY_qgeWK8wM4L1JEz7z1SSlvfWHVtmVNpVfCV8G64VksL6icVYlzkg/s1600/image001.jpg
Đỗ Ngọc Thạch, Sài Gòn - 2010


4 bài Phê Bình, Tiểu Luận của Đỗ Ngọc Thạch - trích:
Phê bình Văn học - một cơ chế đặc thù của văn hóa;
Đọc "40 năm Nói Láo" của Vũ Bằng

Đỗ Ngọc Thạch
Một cơ chế đặc thù của văn hóa
Đỗ Ngọc Thạch
GS Đỗ Đức Hiểu và tác phẩm Đổi mới phê bình văn học
Đỗ Ngọc Thạch
Đọc Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng
Đỗ Ngọc Thạch
Kịch nói và cuộc sống hôm nay

Đỗ Ngọc Thạch
Một cơ chế đặc thù của văn hóa
Đỗ Ngọc Thạch
GS Đỗ Đức Hiểu và tác phẩm Đổi mới phê bình văn học

* *
P h ê   b ì n h   V ă n   h ọ c
http://images.trantruongca.multiply.com/image/1/photos/upload/300x300/SH4mdwoKCtcAAEKTEKg1/banha-tuky.jpg?et=4JRBj8odnFAOJaV%2CQvv9bA&nmid=0Bá Nha, Tử Kỳ
Lý luận phê bình văn học

Đỗ Ngọc Thạch
Một cơ chế đặc thù của văn hóa
                    
   Tất cả những biểu hiện của hoạt động thẩm mỹ của con người mà chúng ta quen nói nôm na là “đời sống văn hóa- văn nghệ”  được bộ môn lý luận văn hóa  xác định trong một cấu trúc tổng thể theo một hệ thống với khái niệm văn hóa nghệ thuật – là một hệ thống, một thể thống nhất khép kín. Trong  hệ thống văn hóa nghệ thuật đó, có nhiều hệ thống phụ, hệ thống con, thể hiện cơ chế hoạt động của những lĩnh vực khác nhau của đời sống thẩm mỹ. Một trong những hệ thống phụ đó của văn hóa nghệ thuật là bộ môn phê bình nghệ thuật.
 Các hệ thống phụ trong cấu trúc của văn hóa nghệ thuật đều vận hành theo những quy luật đặc thù, có cơ chế hoạt  động riêng nhưng đều có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. Nếu chỉ nhìn vào qui luật đặc thù thì dễ dẫn đến những quan niệm cực đoan, phiến diện. Nếu bị những biểu hiện của mối quan hệ qua lại chồng chéo che lấp thì sẽ không nhìn rõ đặc trưng loại biệt của từng đối tượng quan sát. Vì thế, dưới đây chúng ta sẽ quan sát cơ chế hoạt động của một quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó sẽ làm nổi rõ bộ môn phê bình nảy sinh từ đâu, nó có chức năng gì, tác động như thế nào vào quá trình này?
    1.   Hình thái đầu tiên, công đoạn đầu tiên của một quá trình hoạt động nghệ thuật là sản xuất nghệ thuật (theo chữ dùng của C.Mac). Trong cơ chế sản xuất nghệ thuật hiện đại , bên cạnh “nhân vật chính” là nhà sáng tác còn có một “công cụ sản xuất” rất quan trọng là nhà biên tập. Nhiệm vụ lớn nhất của họ là thẩm định, đánh giá trước nhất tác phẩm nghệ thuật, giúp nhà sáng tác hoàn chỉnh tác phẩm  trước khi nó được ra mắt công chúng với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Trước đây, người ta ít chú ý đến bàn tay của nhà biên tập, dấu ấn lao động nghệ thuật của họ trong việc cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật. Phải nói rằng quá trình làm việc giữa nhà biên tập và nhà sáng tác diễn ra khá công phu và  đó chính là một biểu hiện của hoạt động phê bình nghệ thuật. Hoạt động phê bình ở “khâu yếu” này như thế nào, đến nay vẫn còn là “chuyện hậu trường”,chưa được chú ý nghiên cứu. Tuy vậy, cũng có thể nhận xét sơ bộ rằng, hoạt động phê bình đã có nhu cầu nảy sinh, nhu cầu tồn tại ngay từ khi tác phẩm nghệ thuật chuẩn bị ra đời, thậm chí nó còn thai nghén trong ý đồ sáng tác của nhà sáng tác. ở khía cạnh khác có thể nói, đây chính  là cơ sở nảy sinh của kiểu phê bình tình cảm -  cá tính sáng tạo, chủ yếu dựa vào công việc bếp núc của nhà sáng tác mà nhà phê bình (hình thành từ trong đội ngũ nhà biên tập) nắm bắt tường tận. Những nhà phê bình này thiên về lý giải, phân tích tác phẩm trong quá trình “mang nặng đẻ đau” của nhà sáng tác, chú ý nhiều đến cuộc đời của nhà sáng tác và cố tìm mối quan hệ giữa tác phẩm và chính cuộc đời của nhà sáng tác. Kiểu phê bình này thường là tạo ra được những chân dung sinh động về nhà sáng tác hơn là sự “mổ xẻ” lạnh lùng  và khách quan tác phẩm của nhà sáng tác.
   2. Tác phẩm nghệ thuật ra đời, nó tồn tại trong đời sống thẩm mỹ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị này được quyết định bởi  nội dung tinh thần của nó và   phẩm chất của hình thức mang giá trị đó. Đồng thời nó cũng được qui định bởi tính chất của những nhu cầu xã hội và bởi  mức độ đáp ứng của tác phẩm đối với những nhu cầu ấy. Nói cách khác, giá trị nghệ thuật này tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại (hệ tư tưởng chính thống của hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà tác phẩm nghệ thuật ra đời). Vì thế, nó mang tính cụ thể - lịch sử và đương nhiên biến đổi theo biến động lịch sử - xã hội. Thước đo giá trị của tác phẩm nghệ thuật này nằm trong lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Thước đo này là “công cụ thẩm mỹ” đặc biệt nhằm đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật. Như vậy là, từ trong bản thân tính chất của tác phẩm nghệ thuật đã nảy sinh nhu cầu tất yếu đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật: đó là hoạt động  phê bình nghệ thuật. Như thế, nhà phê bình nghệ thuật chính là “công cụ thẩm mỹ” đặc biệt để một lần nữa xác định giá trị tác phẩm nghệ thuật khi nó tồn tại trong đời sống thẩm mỹ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị tự thân của tác phẩm nghệ thuật và sự đánh giá của nhà phê bình có trùng khớp hay không, đó là một công việc lớn cùa phê bình nghệ thuật.
Sự đánh giá này của hoạt động phê bình nghệ thuât mang tính chất tổng  quát và nó thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, nhà phê bình nhân danh người phát ngôn cho tư tưởng  thẩm mỹ của thời đại. Vì thế người ta thường nói đó là sự đánh giá có tính chất triết học, hoăc  triết mỹ. Đây chính là cơ sở nảy sinh kiểu phê bình triết hoc, có từ lâu với cách gọi “Phê bình triêt học truyền thống” (hoặc còn gọi phê bình là “mỹ học vận động”) do V.G.Biêlinxki sáng lập ở Nga. Kiểu phê bình này thường nhìn tác phẩm dưới con mắt triết mỹ,chú ý nhiều tới việc  tìm ra sự phù hợp giữa tác phẩm và  thời đại với sự tồn tại của giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ (thực ra không thể tách bạch ra như thế!). Và như trên đã nói, giá trị này tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, cho nên nó chỉ chấp nhận những tác phẩm nào “hợp gu”, hợp “khẩu vị” với nó và đương nhiên, nó gạt ra ngoài những tác phẩm nào vượt quá “khuôn phép” mà nó – cái lý tưởng thẩm mỹ của thời đại – ngầm qui ước! Vì thế, khi thời đại có biến đổi, các tác phẩm có sự “đảo lộn” giá trị vì có sự “đảo lộn các thang giá trị”!... 
     Như C. Mác nói  “Tác phẩm nghệ thuật  - và mọi sản phẩm khác cũng thế - đều tạo ra một thứ công chúng sính nghệ thuật  và có khả năng thưởng thức cái đẹp”. (C. Mác: Về văn học và nghệ thuật -  Nxb Sự thật. H.1997 ,tr.96). Công chúng nghệ thuật là nhóm người có trình độ cảm thụ những tác phẩm nghệ thuật. Việc hình thành công chúng nghệ thuật, từ tự phát đến tự giác, từ giáo dục nghệ thuật đến giáo dục thẩm mỹ. ở một nền văn  hóa nghệ thuật phát triển cao, việc giáo dục nghệ thuật cũng như giáo dục thẩm mỹ (giáo dục nghệ thuật là một bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục thẩm mỹ) được chú trọng thì công chúng nghệ thuật càng phát triển, nâng cao. Công chúng ấy có nhạy cảm về nghệ thuật, am hiểu nghệ thuật, tức là có kiến thức về nghệ thuật mới có khả năng thưởng thức nghệ thuật, họ tiếp nhận được giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Mà giá trị của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn biến đổi và đa nghĩa, lại được “mã hóa” bằng cấu trúc nghệ thuật phức tạp, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, v.v… Việc tiếp nhận giá trị của tác phẩm nghệ thuật đối với công chúng không dễ dàng gì. Tác phẩm nghệ thuật như là có “lớp vỏ” đặc biệt bao bọc . Vì thế,có thể nói, chính nhu cầu cảm thụ nghệ thuật của công chúng đã làm nảy sinh nhu cầu giáo dục nghệ thuật một cách chủ động cho công chúng, nhu cầu  “giải mã” tác phẩm để cho công chúng tiếp nhận hết giá trị của tác phẩm. Điều này nảy sinh tất yếu bộ môn phê bình nghệ thuật: gồm những nhà phê bình có trình độ, kiến thức nghệ thuật cao làm “phiên dịch”, “môi giới” giữa  công chúng với tác phẩm. Đây cũng chính là cơ sở của kiểu phê bình chủ yếu dựa vào văn bản cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật. Kiểu phê bình này tập trung  vào việc phát hiện những cái “ẩn tàng” , “ẩn ngôn” , “ý tại ngôn ngoại” trong những cấu trúc “ đa tầng”, “đa nghĩa”, “ đa thanh” của tác phẩm nghệ thuật.
 3. Mặt khác, xét ở giác độ tâm lý tiếp nhận, hoạt động cảm thụ của công chúng đồng thời xảy ra với hoạt động đánh giá giá trị tác phẩm. Nói cách khác, đánh giá giá  trị tác phẩm nghệ thuật là một nhu cầu tất yếu của cảm thụ nghệ thuật. Nhu cầu đánh giá này không chỉ dừng lại ở sự phản ứng trực tiếp (bản năng của trạng thái xúc cảm thẩm mỹ) của công chúng nghệ thuật mà lan truyền, tích tụ thành  những “làn sóng dư luận công chúng”. Làn sóng này tồn tại và phát triển trong đời sống thẩm mỹ, đến độ nào đó sẽ nảy sinh thành nhu cầu phát ngôn thành những quan điểm thẩm mỹ. Điều này nảy sinh  tất yếu bộ môn phê bình nghệ thuật mà nhà phê bình là những đại biểu ưu  tú nhất của công chúng nghệ thuật . Việc chọn lọc những người tiếp nhận nghệ thuật có tài năng nhất  (theo cách nói của Xtanixlapxki) - những người vừa có một cảm quan nghệ thuật phát triển, tinh tế, được tôi luyện hẳn hoi lại vừa có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ các ấn tượng và thể nghiệm nghệ thuật của mình. Những người này sẽ trở thành những nhà phê bình chuyên nghiệp . Chính vì thoát thai từ bộ phận ưu tú nhất của công chúng , những nhà phê bình này bao giờ cũng coi trọng hiệu quả của sự tác động thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật vào công chúng, coi trọng mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng, đương nhiên không thể không có dấu ấn cá nhân của nhà phê bình. Đây chính là cơ sở của kiểu phê bình xã hội học: tình trạng tiếp nhận tác phẩm của công chúng thu hút sự chú ý của nhà phê bình. “Công chúng là vi quan tòa thông minh nhất” – câu nói nổi tiếng này là chỗ dựa vững chắc cho kiểu  phê bình xã hội học này. Lâu nay, người ta thường dè bỉu kiểu phê bình là “xã hội học dung tục” bởi bộ môn xã hội học nghệ thuật chưa phát triển, nhà phê bình chưa thực sự là đại diện của bộ phận công chúng ưu tú… 
*
        Đến đây, ta có thể hình dung được rằng: trong cơ chế vận hành của một quá trình hoạt động nghệ thuật gồm 3 bộ phận: sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật – ba hệ thống phụ của cấu trúc một quá trình hoạt động nghệ thuật – đều có những cơ sở nảy sinh, những nhu cầu tất yếu của sự có mặt của bộ môn phê bình nghệ thuật. Bộ môn phê bình nghệ thuật nảy sinh từ trong quá trình vận hành của ba hệ thống phụ đó và ngay lập tức quay  trở lại tác động vào quá trình vận hành  ấy. Như vậy, có thể nói: Phê bình nghệ thuật là hệ thống phụ thứ tư của hệ thống văn hóa nghệ thuật – một thể thống nhất khép kín.
    Điều cần nhấn mạnh ở đây là: phê bình nghệ thuật là một cơ chế đặc thù của văn hóa, nó là một bộ phận thiết yếu thuộc hệ thống văn hóa nghệ thuật. Nó có chức năng tạo nên cái “bình thông nhau”, cái cầu nối giữa cảm thụ nghệ thuật và sản xuất nghệ thuật, nó giải quyết nhiệm vụ xác định giá trị của tác phẩm nghệ thuật và do đó nó điều chỉnh định hướng tư tưởng và thẩm mỹ của sản xuất nghệ thuật. Đồng thời nó có khả năng tác động trở lại vào bản thân việc cảm thụ nghệ thuật, vào ý thức thẩm mỹ và cảm quan nghệ thuật của công chúng. Điều này qui định tính biện chứng của quan hệ qua lại giữa nhà phê bình và công chúng nghệ thuật.
   Chức  năng vừa nêu của phê bình nghệ thuật, về nguyên tắc nó không thể lẫn lộn với các bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về nghệ thuật như mỹ học, lý luận nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật, v.v…. Các bộ môn khoa học về nghệ thuật này không nảy sinh từ nhu cầu nội tại tất yếu của một quá trình hoat động nghệ thuật mà chúng chỉ quan sát, nhìn vào nền văn hóa này từ bên ngoài, từ thế giới của các khoa học. Do đó, toàn bộ nền văn hóa nghệ thuật, trong đó có cả phê bình nghệ thuật, đều nằm ở trong tầm bao quát của các bộ môn khoa học về nghệ thuật vừa nêu với cái nhìn khách quan lạnh lùng của tư duy khoa học. Vì mối quan hệ giữa phê bình nghệ thuật và các khoa học nghiên cứu về nghệ thuật có nhiều mối quan hệ mật thiết cho nên lâu nay người ta vẫn xếp phê bình nghệ thuật   vào khu vực các bộ môn khoa học về nghệ thuật như lý luận nghệ thuật, nghiên cứu nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật,v.v… Thậm chí người ta đã đặt câu hỏi: “Phê bình là khoa học hay nghệ thuật?”, song sự trả lời tính nước đôi: "Phê bình là bộ môn có hai quốc tịch, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật !" đã khiến cho câu chuyện chưa thể có hồi kết !
*
    Qua việc trình bày cơ sở nảy sinh và chức năng của bộ môn phê bình nghệ thuật nói trên, chúng ta thấy người làm phê bình nghệ thuật phải đồng thời đáp ứng được tất cả những yêu cầu đã nêu với những phẩm chất , trình độ,kiến thức, cảm thụ nghệ thuật, v.v… không thể ở mức bình thường!... Chính vì vậy mà Lưu Hiệp, nhà phê bình trác việt của Trung hoa cổ đại, đã nói về phê bình nghệ thuật rằng: “Tri  âm  thực là khó thay. Cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm ngàn năm mới có một lần” (Văn tâm điêu long). /.
Đỗ Ngọc Thạch
Tác giả gửi www.trieuxuan.info

Số lần xem: 5885 alt bản để in

http://vnmusic.com.vn/images/truyenkieu.jpg Rằng hay thì thật là hay...
p h ê   b ì n h   v ă n   h ọ c

http://vanvn.net/upload/news/Anh_Van_Hoc_Cuoc_Song/VuBang.jpg
Chân dung Nhà văn Vũ Bằng

Lý luận phê bình văn học
16.02.2009
Đỗ Ngọc Thạch
Đọc Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng
Vũ Bằng sinh năm 1914, mất năm 1984, năm nay là 95 năm ngày sinh và 25 năm ngày mất của ông. Thắp một nén nhang tưởng nhớ đến ông, càng suy ngẫm về ông, về những tác phẩm của ông  để lại ta càng phát hiện ra thêm nhiều bài học bổ ích…
          Vũ Bằng quê gốc ở Hải Dương, mảnh đất vốn được mệnh danh là  “địa linh nhân kiệt”. Sinh ra trong một gia đình Nho học nổi tiếng, Vũ Bằng đã đứng vững trên mảnh đất Việt giàu văn hiến để tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa của văn hóa phương Tây trong  “cuộc biến thiên vĩ đại” của lịch sử văn hóa dân tộc. Từ nhỏ đã theo học trường Albert  Sarraut  - một trường trung học của người Pháp nổi tiếng toàn Đông Dương thời đó, Vũ Bằng  đã nhanh chóng tiếp cận văn hóa phương Tây và nghề viết báo – một nghề hoàn toàn mới lạ đối với trí thức Việt Nam hồi đó. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường – 16 tuổi – Vũ  Bằng đã say mê viết văn, viết báo và đã là cộng tác  viên thường xuyên của những tờ báo nổi tiếng lúc đó như tạp chí Hữu Thanh và nhật báo Trung Bắc Tân văn .Cũng thời gian này, Vũ Bằng đã trinh làng tập tùy bút châm biếm Lọ văn – được người đọc đương thời xếp ngang hàng với  Essais cuả nhà văn Pháp Montaigne. Theo nhà báo Thượng Sĩ, người bạn chí cốt của  Vũ Bằng thì tác phẩm của Vũ Bằng đã được in ra mới có khoảng hai chục cuốn gồm đủ các loại: tùy bút, phóng sự , truyện dài, truyện ngắn, dịch thuật, hồi ký, khảo luận. Nhưng tác phẩm của Vũ Bằng nếu được tuyển chọn, thu thập những cái đã đăng rải rác trên  khắp các báo chí suốt gần nửa thế kỷ thì ít nhất cũng được khoảng một trăm cuốn nữa… Có thể nói, sức viết của Vũ Băng thật là lớn…
   Kết thúc tập sách Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã có những lời thật tâm huyết, “thật là Vũ Bằng”: “Tôi biết rằng nếu một ngày kia, Trời xử phiên án cuối cùng, hỏi tôi nếu cho trở lại làm người thì sẽ làm gì, tôi cũng sẽ nói không cần suy nghĩ gì hết và chỉ trả lời một câu: Người mẹ nào sinh ra con lại chẳng muốn cho con sau này ăn nên làm ra, có vai có vế, nhưng mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!”
      Chỉ với hai cuốn sách Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã hoàn toàn chinh phục người đọc và khẳng định được vị trí độc đáo của mình trong làng văn, làng báo từ những năm ba mươi đến những năm bảy mươi. Có thể dẫn lại đây lời nhận xét của nhà báo Thượng Sỹ về cuốn “Bốn mươi năm nói láo” mà theo như nhiều nhà phê bình kỳ cựu thì đó là nhận xét khá chính xác:
        “Với một lối diễn tả giản dị, thân mật, chan chứa tính cách trào lộng, Vũ Bằng đã phác lại thật độc đáo, thật linh động, những khuôn mặt của mấy thế hệ làm báo, những nhân vật nổi danh một thời, đã làm lịch sử, và đi vào lịch sử, hoặc chết đi, hoặc còn sống, hiện có mặt  ở đây hay nơi khác. Những nhân vật này lần lượt xuất hiện mỗi người hiến cho độc giả một vài mẩu chuyện vui có, buồn có, nhưng thật mới lạ. Cho nên có thể nói, đọc “Bốn mươi năm nói láo” chẳng  khác đọc lịch sử báo chí xứ này trong vòng già nửa thế kỷ 20”.
   Đó chính là nói về biệt tài viết chân dung nhân vật của Vũ Bằng. Thể loại  Chân dung văn học là hoàn toàn mới trong làng văn làng báo VN. Vì thế, có thể nói rằng, Vũ Bằng chính là một trong những người đi tiên phong trong thể loại chân dung văn học với những trang viết  độc đáo về những nhà báo, nhà văn VN đầu thế kỷ như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phùng Tất Đắc, Ngô Tất Tố, Vũ Đình Long, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Thâm Tâm, Thanh Châu, Nguyễn Tuân, v.v… Chẳng hạn như những đoạn về Vũ Trọng Phụng viết như thế này:
   “Vũ Trọng Phụng không bao giờ có thời giờ để viết quá mười trang giấy. Cứ gần đến ngày phải nạp bài cho Hà Nội báo – tiểu thuyết Giông tố bắt đầu viết từng kỳ trên báo này – Vũ Trọng Phụng lại ngồi ì ra một đống, hút thuốc lào và hỏi ầm lên có ai biết kỳ trước Giông tố đã viết đến đoạn nào rồi không. Chẳng ai trả lời cả, bởi vì chẳng có ai đọc Giông tố hết. Vũ Trọng Phụng chán đời hết sức, đành phải đi tìm Hà Nội báo để đọc xem mình đã viết đến câu gì, bấy giờ mới phủ phục xuống giường như con voi viết tiếp, mắt hiếng hẳn đi mà lưỡi thì lè ra như lưỡi con thằn lằn, có khi vừa viết vừa chửi thề sao mình lai khổ đến thế này, cứ phải viết mới có tiền sanh sống. Bây giờ Phụng đã ra người thiên cổ; nhắc đến anh, người ta thường kể lại một câu nói của anh: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bí tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này!”. Và một đoạn văn khác nói về phong thái Vũ Trọng Phụng:
  “Về sau này, Vũ Trọng Phụng mòn mỏi đi, một phần lớn cũng là vì thức đêm thức hôm để viết cho nhiều báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ năm, Hà Nội tân văn, lấy tiền, nhưng cuộc sống của anh ở bên ngoài đối với những người lạ, không có vẻ gì vất vả; trái lại, anh lại ra cái dáng nhàn nhã, ung dung là khác. Dù bận rộn viết  lách đến mấy đi nữa, tuần nào anh cũng đọc hàng chục tờ báo Pháp để học thêm. Trong anh em, có thể nói anh là người hiểu rõ tinh thần của giọng văn “Canard  Enchainé” nhất, mà anh cũng am hiểu nhất chính trị ở nước Pháp và thế giới lúc bấy giờ”.
         Vũ Bằng không chỉ đa tài, đa năng trong cái nghiệp “viết lách” mà ông còn là một nhà biên tập mẫu mực của làng báo. Sự ảnh hưởng của ông đến độc giả và những nhà văn, nhà báo tương lai không chỉ bằng tác phẩm mà bằng cả phong cách làm việc của ông trong 40 mươi năm làm việc cho nhiều tờ báo. Ông có “con mắt tinh đời”và tấm lòng nhân hậu nên đã nhanh chóng phát hiện chính xác những khả năng còn mới đang nhú mầm và đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng nó. Nói dài về điều này e không hay nên chỉ có thể  “tóm lại” bằng cách dẫn lại đây lời nói của nhà văn Lý Văn Sâm – một nhà văn  “chuyên viết truyện đường rừng” nổi tiếng của làng văn Sài Gòn: “Nếu không có Vũ Bằng thì cũng không có nhà văn Lý Văn Sâm!”.
Đỗ Ngọc Thạch       
Số lần xem: 4878 bản để in
nguồn: trieuxuan.info
http://farm4.static.flickr.com/3305/3272778483_f96516e73c.jpg
Đ.N.T trước Văn Bia, Hà Nội- Mùa Đông 1996

1 nhận xét:

  1. Tôi là Fan của Đ.N.T , tôi rất thích bài viết về Phê bình văn học của ông!

    Trả lờiXóa