CHÙM TRUYỆN MINI - Đỗ Ngọc Thạch
1. SIÊU NHÂN
Bọn trẻ con mỗi khi tụ tập thường
khoe về nghề nghiệp, chiến tích của bố mẹ chúng…Một đứa đi lại kiểu
duyệt binh rồi nói dõng dạc: “Bố tao là Đại nguyên soái!”. Một đứa ngồi
chĩnh chọe, giơ tay chỉ khắp lượt rồi nói: “Chúng mày có biết “Sếp Tổng
là gì không? Bố tao vừa là Sếp, vừa là Tổng!” Một đứa làm bộ đang gọi
điện thoại, nói ALO, OK liên hồi rồi nói giọng trịnh trọng: “Chúng mày
có biết Tổng Thống, Thủ Tướng, Nguyên thủ quốc gia…là gì không? Hình
như bố tao là một trong các tên gọi đó!”. Có mấy đứa từ đầu tới giờ chỉ
ngồi nghe, không biết bố mẹ mình làm cái gì mà suốt ngày đầu tắt mặt
tối, đi biền biệt…không mấy khi ngồi ăn cơm với chúng thì nói: “Bố mẹ
chúng tao là Phù thủy, Đại ác ma hay là Siêu nhân cũng không thể xác
định rõ được! Để khi nào tao hỏi lại sẽ nói cho chúng mày biết!”. Mấy
đứa kia nghe nói đến mấy chữ Phù thủy, Đại ác ma, Siêu nhân thì vừa sợ
vừa thích nên thúc giục: “Chúng mày phải đi hỏi ngay, không thì bị khai
trừ khỏi Hội!...”.
2.LẤY VỢ XẤU
Ông Đoàn Trọng Thực có hai cô con
gái đã đến tuổi mười tám đôi mươi. Cô chị hai mươi tuổi dáng người khỏe
mạnh cân đối duy chỉ khuôn mặt bị “rỗ hoa” do lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa,
nên bị coi là xấu, không chàng trai nào ngó ngàng tới. Còn cô em, mười
tám tuổi, bỗng nhiên thay da đổi thịt trở nên xinh đẹp bội phần,
không biết bao nhiêu là ong bướm rập rờn, nhưng vẫn chưa nhắm được
chàng trai nào ưng ý! Ông Đoàn Trọng Thực là chủ một doanh nghiệp loại
vừa, cũng là người cẩn trọng nên không thể xem thường chuyện lấy chồng
cho hai cô con gái…Thời gian cứ trôi đi, một năm, hai năm, rồi ba năm
hai cô con gái vẫn chưa lấy được chồng!...Một ngày kia có một chàng học trò nghèo, chưa đỗ đạt công danh gì nhưng cũng xin đến gặp ông Đoàn Trọng Thực để dự tuyển “phò mã”! Ông Đoàn Trọng Thực ngắm nhìn anh học trò nghèo từ đầu đến chân rồi nói: “Nhìn tướng cậu, tuy bây giờ còn nghèo khó nhưng sau này tất làm nên, chỉ cần cậu phải nỗ lực hết sức và có người trợ giúp về mặt tình cảm. Vì vậy ta đồng ý gả con gái cho cậu. Không biết cậu đã dự định chọn cô nào chưa?” Anh học trò nghèo nói: “Ông nói đúng ý tôi rồi đó. Hôm nay tôi đến đây để xin được cưới cô chị làm vợ!” Ông Đoàn Trọng Thực nói: “Đứa chị bị coi là xấu, chưa có ai hỏi. cậu hỏi là lần đầu tiên đó! Cậu có thể cho biết tại sao không?” Anh học trò nghèo nói: “Sắc đẹp của người con gái là mầm tai họa, còn cô chị nếu coi là xấu thì là xấu, nếu coi là đẹp thì là đẹp! Xấu hay đẹp là do mỹ cảm của người ta áp đặt lên mà thôi! Tôi không coi cô chị là xấu nên xin được cưới làm vợ!”
Sau đó, đám cưới của cô chị với anh học trò nghèo được tiến hành long trọng...5 năm sau anh học trò nghèo đã là một kỹ sư nông nghiệp rất giỏi giang, người vợ tức cô chị “rỗ hoa” tỏ ra là một người tề gia nội trợ không ai bằng và phát tướng “Vượng phu ích tử”…Còn cô em xinh đẹp thì vẫn “kén cá chọn canh”, không có anh chàng nào có được “số đo chuẩn” như dự kiến cho nên không biết bao giờ mới lên xe hoa!
3. TRỰC ĐÊM
Các nữ Điều dưỡng ở Bệnh viện thường
phải trực đêm, một, hai lần trong một tuần, có khi ba lần tùy tình hình
nhân sự. Bác sĩ Dương Mùi (tuổi con Dê và cũng có máu Dê nổi tiếng)
đêm đêm thường mò tới phòng nghỉ của các nữ Điều dưỡng và mọi chuyện đã
xảy ra đúng như ý đồ của Bác sĩ Dương Mùi…Khi nữ Điều dưỡng nào đó có
bầu Bác sĩ Dương Mùi dặn dò rất kỹ: “Nếu đúng là con tôi thì đặt tên nó
là Trực Đêm để sau này bố con còn biết đường mà tìm nhau!”.
Thời gian trôi nhanh, khi Bác sĩ
Dương Mùi tám mươi tuổi thì bị Diêm vương gọi đi. Lúc chuẩn bị vĩnh
biệt dương gian, có gần bốn chục thanh niên nam nữ đủ mọi lứa tuổi đến
xin gặp Bác sĩ Dương Mùi lần cuối, khi được hỏi tên tuổi thì đều nói:
“Tôi tên là Trực Đêm!”.
4. HỌA PHÚC KHÔN LƯỜNG
Có một nhà văn cấp Tỉnh nọ vì mâu
thuẫn với ông Chủ tịch Hội Văn nghệ Tỉnh mà bị khai trừ khỏi Hội. Khi
nhận được tin này, bạn bè thân hữu khắp nơi rất bức xúc, tỏ thái độ bất
bình và chia sẻ ưu tư với nhà văn nọ, có một nhóm “chiến hữu” xúm vào
bàn mưu tính kế giúp nhà văn “đánh” lại ông Chủ tịch Hội… Có một nhà
thơ già thấy vậy thì Mail cho nhà văn nọ: ”Cậu chớ nên tính chuyện phục
thù rửa hận! Oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt! Giờ cậu đã là nhà
văn tự do trăm phần trăm, đây là cơ hội bằng vàng để cậu làm nên sự đột
biến trong sự nghiệp sáng tác của mình! Chúc cậu thành công!”. Nhà văn
nọ nhận được Mail thì tỉnh ngộ, đóng cửa cài then ngồi viết thâu
đêm!...Quả nhiên, hai năm sau, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn nọ xuất
hiện như một “quả bom tấn”!
5. MẸ VÀ CON
Cuộc thi “Hoa hậu miền duyên hải”
đã thành công rực rỡ với vương miện Hoa hậu thuộc về thí sinh Giàng Thị
Sơn Hải, mới có mười lăm tuổi…Nhà Doanh nghiệp Hoàng Trường Ngân, vừa
là nhà tài trợ chính, vừa là trưởng Ban giám khảo, sau khi đã hoàn toàn
mãn nguyện cuộc "mây mưa” với Tân Hoa hậu thì còn thòm thèm mà
nói: ”Thực đáng đồng tiền bát gạo!...Ta đã “kinh qua” nhiều loại kiểu
Hoa hậu nhưng chưa bao giờ thấy diệu kỳ như lần này!...Nàng có thể cho
ta thêm một lần “Tái ngộ” được chăng? Tiền bạc không thành vấn đề, Nàng
muốn ta hái sao trên trời cũng được!” Tân Hoa hậu chưa kịp trả lời thì
điện thoại của Nàng đổ chuông…Thì ra là mẫu thân của Nàng gọi. Hai mẹ
con rì rầm một phút rồi Nàng đưa điện thoại cho nhà doanh nghiệp nghe
và nhà doanh nghiệp nghe được những lời sau: ”Là nhà Doanh nghiệp lớn
thì phải thực hiện đúng hợp đồng, hành binh thần tốc, đánh nhanh rút
nhanh, không để lại dấu vết! Ông quên là mười lăm năm trước ông cũng
nói những lời hoa mỹ ấy với tôi à? Để con bé về ngay kẻo lộ “Bem” thì
mất cả chì lẫn chài đấy!”.
6. CHIÊU HIỀN ĐÃI SĨ
Huyện nọ, chỉ là một huyện nhỏ,
chậm phát triển, hàng năm vẫn phải xin “cứu trợ”…vậy mà bỗng treo biển
“Chiêu hiền, đãi sĩ” với mức lương cao ngất ngưởng khiến cho thiên hạ
đổ xô đến xin đầu quân. Chỉ một thời gian ngắn, đã có đúng 100 người
trúng tuyển, thấp nhất cũng tốt nghiệp Đại học Thủ khoa, còn Thạc sĩ,
Tiến sĩ thì nhiều như …lợn con! Một phong trào “Đại Đổ Mới” được tuyên
truyền rầm rộ, lấy con số 100 “Tân binh” làm nhan đề: ”Trăm hoa đua
nở!”…Các huyện khác, tỉnh khác biết chuyện cho là Huyện này “Chơi trội”
chắc chẳng nên cơm cháo gì, cho nên không hưởng ứng!
Nói về 100 “Tân binh” - tức toàn
các nhà khoa học, trí thức bằng cấp đầy người – được giao cho những
công việc mới thoạt nhìn tưởng là dễ nuốt nhưng thực ra khó hơn cả việc
lên Trời, đó là những công việc đại loại như “Tay không mà dựng cơ đồ
mới hay”, “Bắt sỏi đá phải thành lúa gạo”, “Hài nhi ba tuổi phải vụt
lớn lên thành tráng sĩ”, “Tát cạn Biển Đông”, “Ngu Công dời núi”, “Nữ
Oa vá trời”, v.v…Thực ra, đây là những chuyện chỉ có Phù Thủy, Nhà Ảo
thuật hoặc Thần Tiên trên trời mới làm được! Thực ra, 100 Người hiền,
Kẻ sĩ kia không hề biết rằng toàn bộ kế hoạch “Đại Đổi Mới” này là nội
dung chính yếu của Trường ca “Đất cằn hóa Rồng bay” của vị Tân
Chủ tịch Huyện, vốn là một nhà thơ chuyên làm thơ Tứ tuyệt (đã được
mấy nhà Phê bình văn học xếp cùng chiếu với thơ Tứ tuyệt của Chế Lan
Viên!) nay bỗng nổi hứng xuất thần viết Trường ca!...Trong khi 100
Người hiền, Kẻ sĩ đang vùi đầu vắt óc thiết kế các đề án cho sự nghiệp
“Đại Đổi mới” thì vị Tổng Tư lệnh ngày ngày đánh vật với bảng 24 chữ
cái Tiếng Việt để kết nối các con chữ vốn vô hồn thành những câu thơ
của bản Trường ca Đất cằn hóa Rồng bay dự kiến sẽ có 100 chương cho đúng với con số 100 đầy ý nghĩa!
Kết quả của chuyện này như thế nào, phải đợi sau 5 năm vì Hợp đồng được ký với 100 Người Hiền, Kẻ Sĩ có thời hạn là 5 năm!
7. TÌNH ĐẦU TÌNH CUỐI
Với chàng trai trẻ Tiến Dũng thì
đây là mối tình đầu: Lệ Mai là người con gái đầu tiên đã dắt Dũng vào
cõi thần tiên của ái tình, chàng trai trẻ có cảm giác như lạc vào một
hành tinh xa lạ, mọi điều đều như mơ như thực…và chàng thấy mình như
nhà thám hiểm mới đặt một bàn chân lên miền đất lạ! Vì thế, tối nay tuy
không được Nàng hẹn, nhưng chàng Tiến Dũng vẫn đến nhà Nàng, quyết đặt
tiếp bàn chân thứ hai vào miền đất lạ và sẽ đi đến tận cùng!..
Đang miên man với những ý nghĩ cứ
bay lượn loạn xạ như cánh bướm, Tiến Dũng bỗng giật mình khi thấy trước
cửa nhà Lệ Mai có một người đàn ông đang gọi cửa rất gấp!... Hai phút
sau thì Lệ Mai mở cửa ra kèm theo tiếng nói: ”Làm gì mà cuống lên thế!
Đã là Giáo sư Tiến sĩ thì phải đĩnh đạc, từ tốn chứ!” Người đàn ông
lách vội vào cùng với tiếng nói: ”Một tuần mới có một lần thì từ tốn sao
được!...” Sau khi cánh cửa nhà Lệ Mai khép lại, chàng trai trẻ Tiến
Dũng mới bừng tỉnh với ý nghĩ: ”Người đàn ông đó, vị giáo sư Tiến sĩ đó
chẳng phải là người cha đáng kính, là niềm tự hào của chàng đó sao?
Tuần trước, cha chàng có khoe với cả nhà là mới có “Mối tình cuối cùng”
rất lãng mạn! Chẳng lẽ lại chính là Lệ Mai – mối tình đầu của chàng!?
8. VẾT THƯƠNG ÁC NGHIỆT
Lưu Trọng Chiến là một thanh niên
khôi ngô, tuấn tú, thời đi học biết bao cô gái thầm yêu trộm nhớ. Thời
chiến tranh, Trọng Chiến là lính xung kích, đánh trăm trận mà không hề
trầy da! Song, sự đời lại nghiệt ngã , oái ăm làm sao: gần tới ngày kết
thúc chiến tranh thì Trong Chiến lại bị thương, mà vết thương lại quá ư
hiểm ác – cái “của qúy” bị “bay” mất tiêu!
Trở lại cuộc sống thời bình, Trọng
Chiến lao vào học tập rồi nghiên cứu khoa học như muốn quên đi sự phiền
muộn do vết thương ác nghiệt gây ra! Anh giành tất cả thời gian cho
các đề tài nghiên cứu khoa học, hầu như muốn quên đi mấy chữ “Tình
yêu”, “Vợ chồng”… Nhưng, “cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng”, Ái Liên -
một người bạn học cũ của Trọng Chiến, đang làm việc bên ngành Y đã âm
thầm “quan sát” Trọng Chiến và âm thầm nghiên cứu đề tài “Ghép nối các
bộ phận cơ thể người”. Khi Ái Liên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về
đề tài “Ghép nối các bộ phận cơ thể người” thì cũng là lúc Trọng Chiến
bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Xã hội học về đề tài “Những yếu tố
cấu thành của một mô hình gia đình hạnh phúc bền vững”. Tại một cuộc
“Họp lớp” của những bạn học cũ, tất cả đều ký Nghị quyết 001 về việc
tổ chức đám cưới cho đôi bạn Trọng Chiến – Ái Liên! Trước “sức ép” của
tập thể, Trọng Chiến đành phải “tâm phục khẩu phục” và anh nói riêng
với Ái Liên: ”Cho dù bạn ghép nối không thành công “cái ấy” cho tôi thì
tôi vẫn muốn chúng ta cưới nhau!”.…Năm năm sau, cái nhóm bạn kia lại “Họp lớp”. Trọng Chiến và Ái Liên đến “họp lớp” với ba đứa con sinh ba rất bụ bẫm, kháu khỉnh! Một người bạn thấy vậy thì trố mắt kinh ngạc và buột mồm nói:”Chắc chắn là anh chàng được ghép nối với “cái ấy” của Siêu Nhân!”.
9. NGƯỜI CUNG NỮ GIÀ
Thời tôi còn đi làm báo, có mấy năm
cùng cơ quan với một nhà nghiên cứu dân tộc học cỡ hàng đầu (xin được
giấu tên), nhưng rất nghèo…Chuyện về nhà nghiên cứu này có thể viết
thành tiểu thuyết. Sở dĩ tôi nói vậy bởi có một lý do “rất tiểu thuyết”
là nhà nghiên cứu này có người vợ vốn là cung nữ của Triều
Nguyễn…Chuyện này chỉ có thể giải thích bằng duyên số! …Lúc này, người
cung nữ đã già, phải “chăm sóc” nhà nghiên cứu già và nghèo nên quả là
không hề đơn giản. Chỉ nguyên cái chuyện nhà nghiên cứu này ăn rất khỏe
cũng đã khiến người cung nữ già khá vất vả. Mỗi sáng, bà phải lo bữa
ăn sáng tại nhà cho chồng và bữa ăn trưa mang theo đến cơ quan. Cơm,
canh, thức ăn mặn… được đựng đầy chặt trong 3 cái ngăn “cặp-lồng” loại
to nhất, đủ cho bốn người bình thường ăn no!...”Một năm đến lắm là
ngày”!...
Một lần, tôi và một người bạn nữa
đem rượu, thịt tới người bạn già nhâm nhi…Người cung nữ già chỉ ngồi
nhìn, nhìn hoài…Tôi thấy trong ánh mắt nhìn của người cung nữ già có ẩn
chứa nhiều điều kỳ lạ, bèn lại gần , hỏi:”Chị đang nghĩ gì vậy?” Người
cung nữ già giật mình buột miệng: ”Hoàng cung lộng lẫy của Triều Nguyễn
với ê hề sơn hào hải vị!...”10. PHẠM TỘI VÔ TƯ
Một ông già đã qua tuổi “Thất thập
cổ lai hi” bị ra Tòa về tội “giao cấu với trẻ vị thành niên”. Trong
suốt quá trình luận tội, ông già không nói gì, cứ mơ mơ màng màng như
người mộng du. Luật sư bào chữa nói ông già bị bệnh tâm thần, xin tha
bổng. Ông già nghe thấy vậy vội nói: ”Tôi không có bị bệnh tâm thần!
Một người đã kinh qua hai cuộc kháng chiến, đã từng là Huyện ủy viên,
phải là người có thần kinh thép, sao lại bị tâm thần được?”. Quan Tòa
hỏi: ”Vậy từ nãy tới giờ ông cứ mơ màng như người tâm thần là cớ làm
sao?” Trả lời: ”Đó là tôi đang được sống lại những giây phút tột đỉnh
của khoái cảm! Thật tuyệt vời!...Đó… đó …cái cảm giác ấy nó đang bay
tới với tôi đó!”. Cả phiên Tòa chết lặng!...
11. TIẾN CỬ HIỀN TÀI
Ông Tất Thắng Lợi làm quan hàng đầu Tỉnh N hơn 10 năm có lẻ, bỗng bị tai nạn giao thông, vết thương rất nghiêm trọng, xem chừng khó mà qua khỏi.
Sau khi đã gặp gỡ, dặn dò, nói lời
cuối với tất cả vợ con, anh em họ hàng, bạn bè thân hữu…ông Tất Thắng
Lợi mới cho gọi “Bộ Tứ” của Tỉnh tới, nói:”Các đồng chí đã sát cánh bên
tôi gần chục năm trời, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, tình cảm không khác
gì anh em cốt nhục!...” Một người sốt ruột cắt ngang: ”Điều đó rõ rồi,
anh khỏi phải nhắc hoài! Vấn đề số một bây giờ là anh sẽ tiến cử ai
trong “Bộ Tứ” sẽ thay thế vị trí của anh?” Ông Thắng Lợi: ”Người tôi tiến
cử sẽ không phải là ở trong “Bộ Tứ”, các anh có chịu không?” Bộ Tứ:” Vì
sao?...Thôi được, chúng tôi chịu! Vậy đó là ai?” Ông Thắng Lợi: ”Đó là
thằng cha Lực Điền ở Sở Nông Nghiệp…” Bộ Tứ: ”Trời, anh có lầm lẫn
không? Hắn khỏe như trâu và ngang bướng nhất tỉnh với biệt danh “Đầu
Bò”, dám ngang nhiên chống lại cả “Bộ Tứ” chúng tôi, và cả anh nữa?”
Ông Thắng Lợi: ”Đó là chuyện đã qua, nhưng hai ngày nằm trên giường bệnh,
tôi lại nghĩ thằng cha Lực Điền không hề sai như chúng ta đã gán cho
hắn…Nói tóm lại, tôi đề cử Lực Điền thay vị trí lãnh đạo cao nhất của
tôi! Hai anh ở lại nói chuyện tiếp với tôi, còn hai anh chịu khó đến
huyện biên ải mời hắn về, ai bảo các anh bày trò đày ải hắn!”.
…Khi Lực Điền tới bên giường bệnh
của ông Tất Thắng Lợi thì sức ông còn rất ít, ông chỉ kịp nở một nụ
cười vĩnh biệt người cán bộ sẽ kế nhiệm rồi thanh thản đi vào cõi vĩnh
hằng!
Đỗ Ngọc Thạch
CHỊ EM SONG SINH
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
...Đó là cái Tết thứ mười của những năm tháng lưu lạc. Và đêm giao thừa nào cũng vậy, tôi đi lang thang một mình khắp phố phường cho đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong một phòng cấp cứu của bệnh viện! Đêm giao thừa năm Hợi này cũng giống y chang những năm trước, tôi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm ở phòng hồi sức của Trung tâm cấp cứu S. Thấy tôi đã tỉnh táo, một cô gái áo blue trắng nhẹ nhàng đến bên tôi, làm mấy động tác nghiệp vụ rồi nói:
- Sao lại trông chờ tôi? Tôi giúp gì được cho em?
- Chuyện dài lắm, nhưng có thể nói vắn tắt thế này: Vết thương của anh hồi năm trước, bên cạnh vết dao đâm có vết mũi dao vạch một dấu thập bên trong một vòng tròn nhỏ. Vết thương của anh năm nay lại giống y chang như thế!
- Như vậy thì có liên quan gì đến việc tìm ra cô em gái ?
- Có đấy! Vì nhỏ gái em nó bỏ nhà theo một băng cướp đã hơn bốn năm nay!
- Băng cướp! Em gái cô ở trong một băng cướp?
- Không những thế, em còn nghe nói nó là thủ lĩnh của một băng cướp toàn con gái!
- Trời đất! Em gái cô là thủ lĩnh băng cướp… và nó đã đâm tôi bằng nhát dao có vẽ thêm cái vòng tròn có chữ thập kia?
- Đúng như vậy! Em nhớ hồi còn bé tí, nó đã ham chơi dao và thường vẽ một cái vòng tròn có chữ thập ở trong để tập phi dao! Nhát dao trên ngực anh là bị đâm trực tiếp hay là bị phóng dao từ xa?
Nghe câu hỏi ấy mà tôi gai cả người! Cuộc đụng độ trong đêm tối trở lại trong đầu: trong lúc hỗn chiến, tôi thấy vai tê tê và một lát sau thì một mũi dao không biết từ đâu phóng tới cắm vào ngực phải! Chẳng lẽ đối thủ vô hình kia lại là em gái của cô gái áo trắng dịu dàng, xinh đẹp này?
- Vậy thì đúng là tôi đã bị em gái cô phóng dao rồi! Và cả đêm giao thừa năm trước nữa, cũng y chang như vậy! Câu chuyện thật là li kỳ đấy vì tôi đang truy tìm người đã hai lần phóng dao trúng tôi! Chẳng lẽ lại là em gái cô?
- Chính vì vậy mà năm trước em rất mong anh quay lại kiếm em! Giờ thì anh phải giúp em.
- Cô phải giúp tôi chứ! Nhưng cô đã nói với tôi cụ thể về em gái cô đâu? Cả cô nữa? Tại sao lại có chuyện kỳ quặc như thế: Chị thì làm nghề chữa bệnh cứu người còn em lại làm nghề cướp của giết người?!
- Em nghĩ nhỏ gái em nó không phải là loại cướp của giết người đâu… Nó nhập băng cướp vì một lý do rất đặc biệt và hoàn toàn không phải vì cướp giật!
- Vậy thì cô hãy nói với tôi đi? Tại sao lại có chuyện kỳ quặc như vậy? Và tại sao mũi dao của em gái cô lại dính vào tôi tới hai lần?
- Chuyện dài lắm… Bây giờ anh còn chưa khỏe, để mai em sẽ nói anh nghe.
- Không, cô phải nói ngay bây giờ, nếu không tôi sẽ bỏ đi khỏi đây ngay tức khắc!
Lành giấu một tiếng thở dài, sửa lại dây truyền nước biển cho tôi rồi từ tốn nói :
- Nhỏ em em và em là hai chị em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước nên má em đặt tên cho chúng em là Long và Lanh. Sau này đi học, em tự thêm dấu huyền vào giấy khai sinh thành tên Lành. Long nó học kém và thường quậy phá nên má em bảo nó làm em, còn em làm chị.
- Vậy em cô nó có học võ ai không? Và nó nhập băng cướp từ bao giờ, vì sao?
- Từ từ em sẽ kể hết anh nghe. Hai chị em chúng em không những sinh đôi mà còn là sinh đôi đặc biệt!
- Sinh đôi đặc biệt là sao?
- Là song sinh!
- Song sinh? Thế thì kỳ lạ đấy! Hai chị em cô ắt không thể là người thường mà là dị nhân!
- Dị nhân là sao?
- Vậy hai người được mổ tách đôi từ bao giờ?
- Khi chúng em bốn tuổi. Lúc ấy cậu em đang làm việc ở Mỹ, chúng em được đưa sang đó để mổ tách đôi. Đã hơn hai mươi năm trôi qua vậy mà lúc nào em cũng như là cảm thấy hai chị em còn đang dính vào nhau… Vì thế, từ khi nhỏ Long bỏ nhà đi em thấy nhớ nó quá trời, cứ như là mình bị mất đi nửa người!
Lành ngừng nói, tròng mắt ngấn lệ. Lành đưa tay ra sau lưng, xoa xoa vết mổ tách đôi của mình rồi nói nghẹn ngào:
- Những lúc nhớ nhỏ Long chịu hết nổi, em lại thấy đau đau ở nơi vết mổ tách đôi này… Em nghĩ rằng, nhỏ Long mà không trở về ở với em thì em không thể sống nổi!
Thời gian đầu, ông này đưa cả một đàn vợ con ở quê ra ở. Nhưng bà vợ già khó tính và hay ghen đã quậy phá ầm ĩ những cô bồ của ông ta nên ông đã đuổi tất cả về quê! Từ đó, ông ta thường xuyên đưa bồ bịch về nhà ăn ngủ với nhau! Tưởng rằng chuyện chỉ có vậy, ai ngờ cái ông cán bộ dê này lại còn làm nhục cả má em! Đêm hôm ấy, ba em trực ca đêm ở bệnh viện, ông ta đã lẻn vào buồng má em… (Nói đến đây Lành bật khóc, nhưng chỉ một phút sau nước mắt cô lại ráo hoảnh). Ông ta thật là đê tiện! Cái đêm ấy, ông ta đã đặt máy ảnh tự động và chụp lại tất cả. Sau đó, ông ta đưa bộ ảnh cho má em và nói: “Những lúc nào tôi thích, em phải chiều tôi, nếu không tôi sẽ cho thằng chồng già của em coi bộ ảnh này!”. Lúc đó, hai chị em chúng em đang học lớp điều dưỡng, ba em lại thường đau yếu nên má em đã phải âm thầm chịu đựng. Khi chúng em ra trường thì ba mất. Sau ngày giỗ đầu ba thì má em chết đột ngột. Một tuần sau, chúng em mới tìm thấy bức thư của má để lại chỉ vẻn vẹn mấy dòng chữ: “Các con yêu thương của má! Má chết vì bị ông K.X làm nhục! Hãy trả thù cho má nhưng phải thận trọng! Má đau khổ của các con!”.
Đọc thư xong, chúng em bàng hoàng, ôm nhau khóc cạn nước mắt! Rồi nhỏ Long đòi cầm dao đi chém ông K.X! Nhớ lời má dặn, em phải đóng cửa nhốt nó lại! Đêm hôm ấy, cả hai chị em đều nằm mơ thấy má hiện về kể lại hết mọi chuyện.
Lúc này, ông K.X đã mua một cái vila lớn và lập một công ty liên doanh với nước ngoài. Nghe nói ông ta rất giàu và đi đâu cũng có ba bốn vệ sĩ đi kèm. Em cho nhỏ Long đi học võ và ngày đêm nghĩ cách trả thù! Em chưa nghĩ ra cách gì thì nhỏ Long biến mất!
*
Sau khi lành vết thương, tôi lại trở về làm công cho cái lò bánh mì ở quận 5 mà tôi đã làm cho họ năm năm qua. Ở lò bánh mì này tôi có một chiến hữu tên là Kha mà tôi gọi là Kinh Kha. Kinh Kha vốn là diễn viên nhào lộn của một đoàn xiếc ở miền Tây. Trong một lần cãi lộn với ông trưởng đoàn xiếc, Kinh Kha đã đánh ông ta ngất xỉu. Tưởng ông trưởng đoàn chết, Kha bỏ trốn lên Sài Gòn đi làm thuê và đã gặp tôi ở lò bánh mì. Cùng cảnh ngộ, tôi và Kha thân nhau và thường đi chinh chiến giang hồ những lúc ngứa chân ngứa tay. Cuộc đụng độ hỗn chiến đêm giao thừa vừa rồi là do ông chủ của lò bánh bị tấn công bất ngờ. Ông chủ lò bánh tổ chức một bữa tiệc đón giao thừa rất lớn và mời bạn bè, thân hữu tới dự. Trong số khách quý được mời có ông K.X. Bữa tiệc đang tới cao trào thì bị một tốp khoảng mười cô gái tấn công. Đám vệ sĩ của ông K.X xem chừng không chống nổi. Ông chủ lò bánh đã gọi điện cho Kinh Kha tới cứu. Tôi đang đi lang thang bên bờ sông Bạch Đằng thì gặp Kha tới kiếm. Khi chúng tôi chạy về tới nơi, cuộc hỗn chiến vẫn đang tiếp tục và tôi đã dính mũi dao của Long!
Trở về lò bánh mì, gặp Kinh Kha, tôi hỏi ngay:
- Mày có nhớ trong cuộc đụng độ đêm giao thừa có cô gái nào như trong tấm hình này không?
Long nhìn tấm hình chụp hai chị em Lành và Long thì nói ngay:
- Đúng tróc! Hai chị em sinh đôi hay sao mà giống nhau vậy?
- Sinh đôi đặc biệt!
- Sinh đôi đặc biệt là sao?
- Là song sinh!
- Song sinh? Kỳ quá ha! À, tại sao mày lại có tấm hình này?
- Tao quen nhỏ chị. Chuyện lạ lắm, rồi tao sẽ kể cho mà nghe. Còn bây giờ, mày xem có gặp ông này bao giờ chưa?- Tôi đưa Kha xem tấm hình ông K.X.
- Ông này là thượng khách của ông chủ lò bánh. Thi thoảng tao có thấy ông ta đi nhậu cùng với ông chủ… À, tao nhớ rồi, trong số khách đêm giao thừa, cũng có cả ông này. Hình như người bị chém đứt tai đêm giao thừa là ông này?
- Từ giờ anh đừng nhắc lại chuyện em kể đêm giao thừa nữa nha!
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
...Đó là cái Tết thứ mười của những năm tháng lưu lạc. Và đêm giao thừa nào cũng vậy, tôi đi lang thang một mình khắp phố phường cho đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong một phòng cấp cứu của bệnh viện! Đêm giao thừa năm Hợi này cũng giống y chang những năm trước, tôi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm ở phòng hồi sức của Trung tâm cấp cứu S. Thấy tôi đã tỉnh táo, một cô gái áo blue trắng nhẹ nhàng đến bên tôi, làm mấy động tác nghiệp vụ rồi nói:
- Lại gặp anh này! Em đã trực sáu ca giao thừa liên tiếp mà không hiểu sao năm nào cũng gặp anh!
Tôi định thần nhìn kỹ khuôn
mặt cô gái áo trắng và lờ mờ nhận ra. Khi nhìn vào ngực áo cô gái thấy
có dòng chữ ĐD LÀNH thì tôi tin là trí nhớ của mình đã chính xác. Quả
đúng là sáu cái giao thừa vừa qua, tôi đều được đưa đến Trung tâm cấp
cứu này đúng ca trực của Lành!
Lành mỉm cười, nụ cười sáng thêm khuôn mặt đoan trang, phúc hậu của cô. Lành kéo ghế ngồi kế bên giường bệnh của tôi, nói:
- Anh thấy đau đớn gì không? Ráng
chịu một hai ngày nữa là khỏi liền à! À, mà sao năm trước, anh nói là
sẽ quay lại kiếm em, làm em trông hoài?
- Tôi cũng tính tìm gặp lại em,
nhưng rồi công việc lu bu quá, nay đây mai đó chẳng có lúc nào rảnh cả!
Thế em đã tìm thấy cô em gái chưa?
- Dạ, chưa tìm thấy nhưng em đã tìm được dấu vết. Chính vì thế mà em cứ trông anh hoài.- Sao lại trông chờ tôi? Tôi giúp gì được cho em?
- Chuyện dài lắm, nhưng có thể nói vắn tắt thế này: Vết thương của anh hồi năm trước, bên cạnh vết dao đâm có vết mũi dao vạch một dấu thập bên trong một vòng tròn nhỏ. Vết thương của anh năm nay lại giống y chang như thế!
- Như vậy thì có liên quan gì đến việc tìm ra cô em gái ?
- Có đấy! Vì nhỏ gái em nó bỏ nhà theo một băng cướp đã hơn bốn năm nay!
- Băng cướp! Em gái cô ở trong một băng cướp?
- Không những thế, em còn nghe nói nó là thủ lĩnh của một băng cướp toàn con gái!
- Trời đất! Em gái cô là thủ lĩnh băng cướp… và nó đã đâm tôi bằng nhát dao có vẽ thêm cái vòng tròn có chữ thập kia?
- Đúng như vậy! Em nhớ hồi còn bé tí, nó đã ham chơi dao và thường vẽ một cái vòng tròn có chữ thập ở trong để tập phi dao! Nhát dao trên ngực anh là bị đâm trực tiếp hay là bị phóng dao từ xa?
Nghe câu hỏi ấy mà tôi gai cả người! Cuộc đụng độ trong đêm tối trở lại trong đầu: trong lúc hỗn chiến, tôi thấy vai tê tê và một lát sau thì một mũi dao không biết từ đâu phóng tới cắm vào ngực phải! Chẳng lẽ đối thủ vô hình kia lại là em gái của cô gái áo trắng dịu dàng, xinh đẹp này?
- Vậy thì đúng là tôi đã bị em gái cô phóng dao rồi! Và cả đêm giao thừa năm trước nữa, cũng y chang như vậy! Câu chuyện thật là li kỳ đấy vì tôi đang truy tìm người đã hai lần phóng dao trúng tôi! Chẳng lẽ lại là em gái cô?
- Chính vì vậy mà năm trước em rất mong anh quay lại kiếm em! Giờ thì anh phải giúp em.
- Cô phải giúp tôi chứ! Nhưng cô đã nói với tôi cụ thể về em gái cô đâu? Cả cô nữa? Tại sao lại có chuyện kỳ quặc như thế: Chị thì làm nghề chữa bệnh cứu người còn em lại làm nghề cướp của giết người?!
- Em nghĩ nhỏ gái em nó không phải là loại cướp của giết người đâu… Nó nhập băng cướp vì một lý do rất đặc biệt và hoàn toàn không phải vì cướp giật!
- Vậy thì cô hãy nói với tôi đi? Tại sao lại có chuyện kỳ quặc như vậy? Và tại sao mũi dao của em gái cô lại dính vào tôi tới hai lần?
- Chuyện dài lắm… Bây giờ anh còn chưa khỏe, để mai em sẽ nói anh nghe.
- Không, cô phải nói ngay bây giờ, nếu không tôi sẽ bỏ đi khỏi đây ngay tức khắc!
Lành giấu một tiếng thở dài, sửa lại dây truyền nước biển cho tôi rồi từ tốn nói :
- Nhỏ em em và em là hai chị em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước nên má em đặt tên cho chúng em là Long và Lanh. Sau này đi học, em tự thêm dấu huyền vào giấy khai sinh thành tên Lành. Long nó học kém và thường quậy phá nên má em bảo nó làm em, còn em làm chị.
- Vậy em cô nó có học võ ai không? Và nó nhập băng cướp từ bao giờ, vì sao?
- Từ từ em sẽ kể hết anh nghe. Hai chị em chúng em không những sinh đôi mà còn là sinh đôi đặc biệt!
- Sinh đôi đặc biệt là sao?
- Là song sinh!
- Song sinh? Thế thì kỳ lạ đấy! Hai chị em cô ắt không thể là người thường mà là dị nhân!
- Dị nhân là sao?
- Dị là kỳ dị, dị thường , khác thường… nghĩa là không giống ai cả!
- Vậy thì đúng rồi! Nhỏ Long nhà em,
ngay từ khi còn dính liền với em nó đã cực kỳ nhanh nhẹn, chơi cũng
khác thường. Anh có hình dung được không, hai chị em còn dính đôi với
nhau mà nó cứ thích leo trèo, chạy nhảy! Em đến là khổ với nó!- Vậy hai người được mổ tách đôi từ bao giờ?
- Khi chúng em bốn tuổi. Lúc ấy cậu em đang làm việc ở Mỹ, chúng em được đưa sang đó để mổ tách đôi. Đã hơn hai mươi năm trôi qua vậy mà lúc nào em cũng như là cảm thấy hai chị em còn đang dính vào nhau… Vì thế, từ khi nhỏ Long bỏ nhà đi em thấy nhớ nó quá trời, cứ như là mình bị mất đi nửa người!
Lành ngừng nói, tròng mắt ngấn lệ. Lành đưa tay ra sau lưng, xoa xoa vết mổ tách đôi của mình rồi nói nghẹn ngào:
- Những lúc nhớ nhỏ Long chịu hết nổi, em lại thấy đau đau ở nơi vết mổ tách đôi này… Em nghĩ rằng, nhỏ Long mà không trở về ở với em thì em không thể sống nổi!
Lành bật khóc nức nở khoảng năm phút rồi nín bặt. Cô đứng dậy, đi lại trong phòng khoảng năm phút nữa rồi kể một mạch:
Cả ba và má em đều làm
nghề y. Khi chúng em mổ tách đôi xong thì miền Nam giải phóng. Đáng lẽ
chúng em ở lại luôn bên Mỹ, nhưng ba má em lại quyết định trở về quê
hương, tức là chúng em đi ngược lại dòng người di tản lúc đó. Nghề y
của chúng em, thời nào, lúc nào cũng cần vả lại ba má em thuộc loại
lương y như từ mẫu nên việc trở lại bệnh viện tiếp tục làm việc cũng dễ
dàng. Nhưng, chuyện nhà cửa thì thật là lôi thôi. Ngôi nhà lầu của ba
má em bị trưng dụng mất hai phần ba và được phân cho một ông cán bộ của
quận.Thời gian đầu, ông này đưa cả một đàn vợ con ở quê ra ở. Nhưng bà vợ già khó tính và hay ghen đã quậy phá ầm ĩ những cô bồ của ông ta nên ông đã đuổi tất cả về quê! Từ đó, ông ta thường xuyên đưa bồ bịch về nhà ăn ngủ với nhau! Tưởng rằng chuyện chỉ có vậy, ai ngờ cái ông cán bộ dê này lại còn làm nhục cả má em! Đêm hôm ấy, ba em trực ca đêm ở bệnh viện, ông ta đã lẻn vào buồng má em… (Nói đến đây Lành bật khóc, nhưng chỉ một phút sau nước mắt cô lại ráo hoảnh). Ông ta thật là đê tiện! Cái đêm ấy, ông ta đã đặt máy ảnh tự động và chụp lại tất cả. Sau đó, ông ta đưa bộ ảnh cho má em và nói: “Những lúc nào tôi thích, em phải chiều tôi, nếu không tôi sẽ cho thằng chồng già của em coi bộ ảnh này!”. Lúc đó, hai chị em chúng em đang học lớp điều dưỡng, ba em lại thường đau yếu nên má em đã phải âm thầm chịu đựng. Khi chúng em ra trường thì ba mất. Sau ngày giỗ đầu ba thì má em chết đột ngột. Một tuần sau, chúng em mới tìm thấy bức thư của má để lại chỉ vẻn vẹn mấy dòng chữ: “Các con yêu thương của má! Má chết vì bị ông K.X làm nhục! Hãy trả thù cho má nhưng phải thận trọng! Má đau khổ của các con!”.
Đọc thư xong, chúng em bàng hoàng, ôm nhau khóc cạn nước mắt! Rồi nhỏ Long đòi cầm dao đi chém ông K.X! Nhớ lời má dặn, em phải đóng cửa nhốt nó lại! Đêm hôm ấy, cả hai chị em đều nằm mơ thấy má hiện về kể lại hết mọi chuyện.
Lúc này, ông K.X đã mua một cái vila lớn và lập một công ty liên doanh với nước ngoài. Nghe nói ông ta rất giàu và đi đâu cũng có ba bốn vệ sĩ đi kèm. Em cho nhỏ Long đi học võ và ngày đêm nghĩ cách trả thù! Em chưa nghĩ ra cách gì thì nhỏ Long biến mất!
*
Sau khi lành vết thương, tôi lại trở về làm công cho cái lò bánh mì ở quận 5 mà tôi đã làm cho họ năm năm qua. Ở lò bánh mì này tôi có một chiến hữu tên là Kha mà tôi gọi là Kinh Kha. Kinh Kha vốn là diễn viên nhào lộn của một đoàn xiếc ở miền Tây. Trong một lần cãi lộn với ông trưởng đoàn xiếc, Kinh Kha đã đánh ông ta ngất xỉu. Tưởng ông trưởng đoàn chết, Kha bỏ trốn lên Sài Gòn đi làm thuê và đã gặp tôi ở lò bánh mì. Cùng cảnh ngộ, tôi và Kha thân nhau và thường đi chinh chiến giang hồ những lúc ngứa chân ngứa tay. Cuộc đụng độ hỗn chiến đêm giao thừa vừa rồi là do ông chủ của lò bánh bị tấn công bất ngờ. Ông chủ lò bánh tổ chức một bữa tiệc đón giao thừa rất lớn và mời bạn bè, thân hữu tới dự. Trong số khách quý được mời có ông K.X. Bữa tiệc đang tới cao trào thì bị một tốp khoảng mười cô gái tấn công. Đám vệ sĩ của ông K.X xem chừng không chống nổi. Ông chủ lò bánh đã gọi điện cho Kinh Kha tới cứu. Tôi đang đi lang thang bên bờ sông Bạch Đằng thì gặp Kha tới kiếm. Khi chúng tôi chạy về tới nơi, cuộc hỗn chiến vẫn đang tiếp tục và tôi đã dính mũi dao của Long!
Trở về lò bánh mì, gặp Kinh Kha, tôi hỏi ngay:
- Mày có nhớ trong cuộc đụng độ đêm giao thừa có cô gái nào như trong tấm hình này không?
Long nhìn tấm hình chụp hai chị em Lành và Long thì nói ngay:
- Đúng tróc! Hai chị em sinh đôi hay sao mà giống nhau vậy?
- Sinh đôi đặc biệt!
- Sinh đôi đặc biệt là sao?
- Là song sinh!
- Song sinh? Kỳ quá ha! À, tại sao mày lại có tấm hình này?
- Tao quen nhỏ chị. Chuyện lạ lắm, rồi tao sẽ kể cho mà nghe. Còn bây giờ, mày xem có gặp ông này bao giờ chưa?- Tôi đưa Kha xem tấm hình ông K.X.
- Ông này là thượng khách của ông chủ lò bánh. Thi thoảng tao có thấy ông ta đi nhậu cùng với ông chủ… À, tao nhớ rồi, trong số khách đêm giao thừa, cũng có cả ông này. Hình như người bị chém đứt tai đêm giao thừa là ông này?
- Vậy thì tao với mày phải tìm cách tiếp cận ông này ngay!
- Tại sao lại phải như vậy?
- Rồi mày sẽ hiểu!
Sau đó, tôi và Kinh Kha bỏ ra
một tuần để điều tra hành tung của ông K.X. Được biết ông K.X sẽ tổ
chức một cuộc du ngoạn ở biển Nha Trang và sẽ ăn nhậu trên một hòn đảo,
tôi và Kinh Kha đã ra tận hòn đảo đó phục kích trước một ngày.
Ngày hôm ấy, một ngày trời
yên biển lặng, biển xanh biếc như chưa bao giờ đẹp như thế! Đúng giờ
Ngọ, hai chiếc thuyền chài chở mười người cập đảo. Từ trong hang đá,
chúng tôi nhìn rõ ông K.X cùng bốn thằng vệ sĩ và năm cô gái xinh đẹp
cỡ á hậu từ dưới thuyền bước lên đảo. Ăn nhậu hải sản cùng với các vũ
nữ trên đảo hoang là một trong những thú ăn chơi không thể thiếu hàng
tháng của ông K.X. Nhìn tốp người đang lục tục chuẩn bị cuộc vui chơi
trên bãi cát kế mặt biển, tôi và Kha cũng rót rượu ra nhâm nhi, vừa dán
mắt vào tốp người vừa thầm tính kế hoạch hành động. Chúng tôi dự tính
cuộc vui kia tới cao trào thì sẽ tấn công!
Trên một tấm vải bạt trải
rộng trên bãi cát, giữa ngổn ngang bia rượu, tôm cá là năm thằng đàn
ông và năm đứa đàn bà đang trần truồng như nhộng, vừa ăn uống vừa lăn
lộn quấn quýt lấy nhau như bầy người nguyên thủy quần hôn! Đúng lúc tôi
kéo Kinh Kha bật dậy thì tôi chợt nhìn thấy từ một hang đá gần đám
người kia hơn, có bốn người con gái lao ra như bốn mũi tên! Sự việc
diễn ra nhanh hơn cả sức tưởng tượng phóng túng nhất: Bốn cô gái kia
tiếp cận đám người lập tức tung ra bốn cái thòng lọng trói chặt bốn
thằng vệ sĩ rồi cuốn bốn thằng thành một cục! Trong khi năm cô gái vũ
nữ đang há hốc mồm kinh ngạc thì một trận mưa roi tới tấp phủ lên người
ông K.X! Chúng tôi không kịp hành động gì mà chỉ biết tròn mắt mà
nhìn!
*
Về lại Sài Gòn, tôi và Kinh Kha tới bệnh viện tìm gặp Lành ngay. Vừa nhìn thấy chúng tôi, Lành đã nói ngay:- Từ giờ anh đừng nhắc lại chuyện em kể đêm giao thừa nữa nha!
- Thế nhỏ Long đâu?- Tôi hỏi .
- Nhỏ Long đã trở lại làm việc rồi… Nó làm ở phòng bệnh kế bên ấy!
Chúng tôi sang phòng điều trị
bên cạnh phòng của Lành. Ngay lập tức, tôi nhìn thấy một cô gái giống
Lành như hai giọt nước, khuôn mặt cũng xinh đẹp và phúc hậu dưới cái mũ
vải trắng, đang điều chỉnh lại cái dây truyền đạm cho một bệnh nhân.
Và, nhìn xuống ngực cái áo blu trắng tinh của cô gái, tôi đọc thấy trên
cái biểu hiện nhỏ dòng chữ ĐD LONG!
TP.HCM, 1994 – 2009
Đỗ Ngọc Thạch