Truyện ngắn của ĐỖ NGỌC THẠCH
Không thể không thừa nhận rằng bài
thơ “Hương thầm” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn(*) là một “Tuyệt tác
Thi ca”. Người ta cũng đã khen bài thơ “Hương thầm” nhiều nhưng chỉ mới
ở mức “Thơ hay” chứ chưa tới mức “Tuyệt hay” tức “Tuyệt tác Thi ca”.
Người bạn vừa là đồng ngũ (đồng đội cũ) vừa là đồng nghiệp (cùng làm
nghề viết văn, viết báo) vừa là đồng hương, gọi là “Bạn Ba đồng”, ngay
lần đầu đọc bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn đã reo lên:
“Đây mới gọi là thơ ca!”. Lúc đó, tôi cũng có mặt ở bên cạnh và cũng đã
biết bài thơ này trước người bạn khoảng một tháng, thấy thế thì nói:
“Này, bình tâm lại một chút rồi hãy phát ngôn! Và nên nhớ rằng những
kiểu khen thơ như thế thường chỉ dành cho các đại thi hào cỡ Puskin,
Exenhin, hoặc Rimbaud (**)…”. Người bạn ra hiệu ngăn tôi lại và nói:
“Cậu thẩm định thơ ca theo kiểu “kinh viện” ấy thì chẳng bao giờ thấy
được cái chất “nhựa sống” của thơ ca, cái chất “kết dính” của thơ ca mà
nhờ nó ta mới thấy được cuộc sống đang vận động trong bài thơ đó! Tớ
muốn chứng minh điều này bằng hành động cụ thể sau đây: Tớ sẽ về lại
trường cũ, tìm lại “cô bạn ngày xưa học chung một lớp” và…”. Tôi nghĩ
là bạn mình có biểu hiện tâm thần liền nói tiếp: “Cầu hôn cô bạn ngày
xưa cùng chung một lớp chứ gì?” – “Đúng rồi! Lâu lắm cậu mới nói được
một câu trúng với ý nghĩ của tớ!...Cậu hãy nghe tiếp đây: Nếu cô bạn
ngày xưa học chung một lớp ấy nhận lời cầu hôn của tớ thì có nghĩa là,
cô gái đã yêu và tỏ tình yêu với anh chàng chính từ cái hôm chia tay
đó:
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Và nhạc sĩ Vũ Hoàng đã rất giỏi khi biến câu thơ giản dị ấy thành tiếng hát tha thiết của trái tim:
… Nào ai đã một lần dám nói/ Hương bưởi thơm cho lòng bối rối/ Anh không dám xin/ Cô gái chẳng dám trao/ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao/ Không giấu được cứ bay dịu nhẹ/ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…”.
Người bạn tôi say sưa như người thuyết trình luận án Tiến sĩ Khoa học (quả thực, tôi có đi dự bảo vệ vài cái Luận án Tiến sĩ của bên ngành Tâm lý học, Mỹ học thì nó cũng chỉ na ná như thế mà thôi!) rồi nói tôi ngồi chờ tin! Tưởng là anh bạn đùa giỡn để “chống sự tẻ nhạt của cuộc sống viên chức”, ai ngờ anh ta đi về trường cũ để tìm lại cô bạn ngày xưa học chung một lớp thật! Một ngày sau, tôi đang ngồi uống trà với mấy người bạn đồng nghiệp khác thì nhận được điện thoại của anh bạn “ba đồng”: “Thành công, thành công, đại thành công! Ngày mai sẽ làm lễ ăn hỏi. Cậu tới ngay nhà tớ rồi đi cùng ông bố tớ tới đây làm đại diện Nhà Trai! Cả bố và mẹ tớ đều rất vui và đồng ý ngay!”. Thì ra, anh bạn “Ba đồng” của tôi đã gặp lại đúng cô bạn học cùng lớp Mười ngày xưa. Gần hết năm học thì anh chàng lên đường ra trận và trong buổi tiễn đưa chia tay chung cả lớp, cô bạn này chính là cô hàng xóm, đã làm đúng như trong bài thơ “Hương thầm” mô tả: gói một chùm hoa bưởi vào trong chiếc khăn tay tặng người đi xa!...
Mấy người bạn đồng nghiệp kia sau khi nghe tôi nói lại cái kết quả của “Mối tình đẹp như thơ ca” của anh bạn “Ba đồng” thì cùng rất kinh ngạc và nói là khi nào đám cưới nhất định sẽ đến dự. Trong số những người bạn đồng nghiệp chứng kiến câu chuyện lúc đó, có anh bạn tên Được Mùa (nhưng thực ra quê anh bạn này ở Thanh Hóa, quanh năm mất mùa) gặp riêng tôi và nói: “Tôi muốn nhờ ông giúp một chuyện!” – “Chuyện gì thì nói ra đi, sao cứ ngập ngừng mãi thế?” – “Thì là chuyện “Hương thầm” đó! Tôi cũng có một cô bạn ngày xưa học chung một lớp, khi tôi lên đường ra trận cô gái cũng tặng tôi một chùm hoa bưởi gói trong chiếc khăn tay có thêu hai con chim đang “gù nhau”! Nhưng khi tôi trở về, tìm gặp với bao hi vọng thì cậu biết sao không? Cô ấy nói là chưa hề tặng ai khăn tay có gói chùm hoa bưởi!” – “Vô lý! Mới chỉ sau năm năm mà đã “trở mặt” như thế thì chỉ có ở “Xã hội đen” chứ cái thời tuổi hoa phượng của chúng ta nó đẹp lắm, thiêng liêng lắm, chỉ một cái nhìn, một lời hẹn bâng quơ cũng trân trọng suốt đời!” – “Đúng vậy! Vì thế tôi nghi là có kẻ xấu muốn hại tôi nên đã tung tin đồn nhảm nói xấu tôi về quê để đến nỗi mối tình đầu trong mơ của tôi đã ruồng bỏ tôi! Vì thế, tôi muốn ông về làm chứng cho tôi: từ lúc ở chiến trường về tiếp tục đi học, rồi ra làm việc không hề có một khuyết điểm dù chỉ nhỏ bằng con kiến!” – “Ai cần nối mối tình dang dở / Đây trái tim tôi hiến nhịp cầu! Tôi sẽ giúp ông hết mình dù có phải nhảy vào biển lửa!”. Thế là sau đó, tôi thu xếp công việc đi Thanh Hóa với anh bạn Được Mùa. Tôi đang làm nhiệm vụ nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu nên chuyến đi được “hợp thức hóa” bằng việc tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Tuồng đã tồn tại và phát triển ở vùng đất của Vua Lê này như thế nào?
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thầm nói hộ tình yêu
Anh vô tình, anh chẳng biết điều!
Tôi đã đến với anh rồi đấy…
Và theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường hương sẽ theo đi khắp
Họ chia tay, vẫn chẳng nói điều chi
Mà hương thầm theo mãi bước người đi.
Và nhạc sĩ Vũ Hoàng đã rất giỏi khi biến câu thơ giản dị ấy thành tiếng hát tha thiết của trái tim:… Nào ai đã một lần dám nói/ Hương bưởi thơm cho lòng bối rối/ Anh không dám xin/ Cô gái chẳng dám trao/ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao/ Không giấu được cứ bay dịu nhẹ/ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…”.
Người bạn tôi say sưa như người thuyết trình luận án Tiến sĩ Khoa học (quả thực, tôi có đi dự bảo vệ vài cái Luận án Tiến sĩ của bên ngành Tâm lý học, Mỹ học thì nó cũng chỉ na ná như thế mà thôi!) rồi nói tôi ngồi chờ tin! Tưởng là anh bạn đùa giỡn để “chống sự tẻ nhạt của cuộc sống viên chức”, ai ngờ anh ta đi về trường cũ để tìm lại cô bạn ngày xưa học chung một lớp thật! Một ngày sau, tôi đang ngồi uống trà với mấy người bạn đồng nghiệp khác thì nhận được điện thoại của anh bạn “ba đồng”: “Thành công, thành công, đại thành công! Ngày mai sẽ làm lễ ăn hỏi. Cậu tới ngay nhà tớ rồi đi cùng ông bố tớ tới đây làm đại diện Nhà Trai! Cả bố và mẹ tớ đều rất vui và đồng ý ngay!”. Thì ra, anh bạn “Ba đồng” của tôi đã gặp lại đúng cô bạn học cùng lớp Mười ngày xưa. Gần hết năm học thì anh chàng lên đường ra trận và trong buổi tiễn đưa chia tay chung cả lớp, cô bạn này chính là cô hàng xóm, đã làm đúng như trong bài thơ “Hương thầm” mô tả: gói một chùm hoa bưởi vào trong chiếc khăn tay tặng người đi xa!...
Mấy người bạn đồng nghiệp kia sau khi nghe tôi nói lại cái kết quả của “Mối tình đẹp như thơ ca” của anh bạn “Ba đồng” thì cùng rất kinh ngạc và nói là khi nào đám cưới nhất định sẽ đến dự. Trong số những người bạn đồng nghiệp chứng kiến câu chuyện lúc đó, có anh bạn tên Được Mùa (nhưng thực ra quê anh bạn này ở Thanh Hóa, quanh năm mất mùa) gặp riêng tôi và nói: “Tôi muốn nhờ ông giúp một chuyện!” – “Chuyện gì thì nói ra đi, sao cứ ngập ngừng mãi thế?” – “Thì là chuyện “Hương thầm” đó! Tôi cũng có một cô bạn ngày xưa học chung một lớp, khi tôi lên đường ra trận cô gái cũng tặng tôi một chùm hoa bưởi gói trong chiếc khăn tay có thêu hai con chim đang “gù nhau”! Nhưng khi tôi trở về, tìm gặp với bao hi vọng thì cậu biết sao không? Cô ấy nói là chưa hề tặng ai khăn tay có gói chùm hoa bưởi!” – “Vô lý! Mới chỉ sau năm năm mà đã “trở mặt” như thế thì chỉ có ở “Xã hội đen” chứ cái thời tuổi hoa phượng của chúng ta nó đẹp lắm, thiêng liêng lắm, chỉ một cái nhìn, một lời hẹn bâng quơ cũng trân trọng suốt đời!” – “Đúng vậy! Vì thế tôi nghi là có kẻ xấu muốn hại tôi nên đã tung tin đồn nhảm nói xấu tôi về quê để đến nỗi mối tình đầu trong mơ của tôi đã ruồng bỏ tôi! Vì thế, tôi muốn ông về làm chứng cho tôi: từ lúc ở chiến trường về tiếp tục đi học, rồi ra làm việc không hề có một khuyết điểm dù chỉ nhỏ bằng con kiến!” – “Ai cần nối mối tình dang dở / Đây trái tim tôi hiến nhịp cầu! Tôi sẽ giúp ông hết mình dù có phải nhảy vào biển lửa!”. Thế là sau đó, tôi thu xếp công việc đi Thanh Hóa với anh bạn Được Mùa. Tôi đang làm nhiệm vụ nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu nên chuyến đi được “hợp thức hóa” bằng việc tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Tuồng đã tồn tại và phát triển ở vùng đất của Vua Lê này như thế nào?
*
Khi về đến quê nhà của anh bạn Được
Mùa, tôi đi tìm ngay cô bạn ngày xưa học chung một lớp với anh bạn
Được Mùa thì được người ta dẫn đến găp một bà Chủ tịch Xã, có thân hình
cao lớn, khỏe mạnh như hình ảnh các cô gái trong đại đội Nữ dân quân
bắn máy bay Mỹ ở cầu hàm Rồng năm xưa. Sau khi biết tôi là bạn đồng
nghiệp của anh bạn Được Mùa, bà Chủ tịch Xã, đúng là cô bạn ngày xưa
học chung một lớp với anh bạn Được Mùa, thong thả pha trà mời tôi uống
rồi từ tốn nói liền một mạch tới hơn mười phút, đại ý là: “Chuyện giấu
một chùm hoa trong chiếc khăn tay rồi tặng cho người lên đường ra trận
là có thật. Nhưng không phải chỉ mình tôi làm như vậy mà lúc đó, cô
gái nào cũng làm như vậy! Và làm như vậy không có nghĩa là yêu anh
chàng nào đó trong số những người sẽ ra trận kia! Thực ra, chúng tôi
làm như vậy vì theo “phong trào”, thanh niên thời đó có nhiều “phong
trào” lắm, “phong trào” nào cũng tham gia và làm sao nhớ hết mình đã
làm những gì?” – “Vậy khi anh bạn Được Mùa của tôi từ chiến trường trở
về gặp lại chị, cảm xúc đầu tiên của chị là gì?” – “Thực tình tôi cũng
không nhận ra ngay đó là người bạn ngày xưa học chung một lớp! Chỉ có
những người theo “Chủ nghĩa Lãng mạn” các anh mới hay làm to chuyện mọi
vấn đề, chứ những người theo chủ nghĩa “ăn no vác nặng” chúng tôi
không thể đứng hàng giờ nhìn chiếc lá lìa cành như thế nào rồi còn làm
thơ về chiếc lá lìa cành! Đó là một hiện tượng rất bình thường của tự
nhiên! Cũng giống như chuyện cái anh bạn Được Mùa kia đi bộ đội, cả xã
tiễn đưa, cả trường, cả lớp tiễn đưa chứ đâu chỉ mình tôi? Tôi cũng có
biết bài thơ “Hương thầm” kia nhưng không thi vị hóa như các anh! Tại
sao cái anh bạn Được Mùa kia cứ muốn bắt tôi phải giống như cô gái
trong bài thơ “Hương thầm”, trong khi tôi còn phải làm hàng núi công
việc? Nói thực với anh, làm cái chức Chủ tịch xã ở vùng đã từng là đất
lửa, đất thép này còn khó hơn là làm Chủ tịch Nước!”. Kết thúc buổi gặp
tôi, chỉ được gói gọn trong nửa giờ, bà Chủ tịch xã cười rất tươi
nói: “Thực ra tôi cũng rất thích nghe ngâm thơ, nhưng phải là lúc rảnh
rang, thư thả! Ngay cả chuyện Tình yêu cũng vậy, tôi cũng không có
nhiều thời gian nghĩ về nó. Bây giờ có đến năm người muốn cầu hôn tôi,
vì thế tôi không thể đem “trái tim dại khờ” ra để chọn người yêu mà
phải nhờ mấy người bạn ở Ban Tổ chức Huyện ủy chọn dùm mới đảm bảo có
được người chồng đủ tiêu chuẩn!” – “Vậy tôi sẽ phải nói với anh bạn
Được Mùa như thế nào về cô bạn ngày xưa học chung một lớp là chị Chủ
tịch xã bây giờ?” – “Thì các anh thường nói Thời gian là vị Quan Tòa
công minh nhất đó thôi? Cứ để Thời gian giải quyết tất tần tật mọi
chuyện!”. Quả là tôi thích kiểu nói như thế nhưng trong bụng thì lại
không mấy tin vào vị Quan Tòa Thời gian kia bởi Nó không công minh như
chúng ta tưởng: với người này thì Thời gian xoa dịu vết thương đau,
nhưng với người khác thì Thời gian càng ngày càng tích tụ nỗi đau
thành cục, thành khối nhiều khi to nhanh như trái Núi!...
*
Sau khi nghe tôi tường thuật lại
rất tỉ mỉ cuộc gặp với cô bạn ngày xưa học chung một lớp, anh bạn Được
Mùa bàng hoàng sửng sốt như bị dội một thùng nước lạnh lên đầu! Tôi
tưởng anh ta sẽ ngất xỉu như bao người khác khi lâm vào tình cảnh này,
nhưng chỉ sau năm phút Được Mùa mặt mũi lạnh như băng, ánh mắt cũng như
thế và tiếng nói thì cứ như những tảng băng đang vỡ vụn: “Tôi nhờ ông
dắt tôi vào Chùa Quán Sứ! Khi nào thấy tôi tu thành chính quả thì lại
phiền ông tới đón tôi về nhà! Chứ nói thực với ông, bây giờ đầu óc tôi
rối loạn không thể nhận biết được thế giới xung quanh mình nó thế nào,
đen hay trắng, cao hay thấp, vuông hay tròn, nặng hay nhẹ?”. Nghe anh
bạn Được Mùa nói vậy, tôi nghĩ có lẽ đó là biểu hiện ban đầu của bệnh
Tâm thần nên gọi ngay Taxi chở anh ta đến Nhà thương Điên Trâu Quỳ.
Nhưng khi xe vừa dừng ở cổng Bệnh viện, và vừa nhìn thấy chữ Bệnh viện
Tâm thần thì anh ta la toáng lên: “Không phải là Bệnh viện Tâm thần mà
là Chùa Quán Sứ!”. Tôi liên nói: “Thì cứ vào đây khám kiểm tra đã vì ở
Chùa Quán Sứ đã có thông báo: Chùa chỉ thu nhận đệ tử khi đã có chứng
thực của Bệnh viện Tâm thần là không có dấu hiệu của bệnh Tâm thần!”.
Người bạn Được Mùa nghe tôi nói vậy thì không la hét nữa và tôi bảo lái
xe chạy thẳng vào “phòng chăm sóc đặc biệt”!
*
Thỉnh thoảng tôi vẫn đến Bệnh viện
Tâm thần Trâu Quỳ để xem tình hình của anh bạn Được Mùa như thế nào.
Tháng đầu tiên thì người Bệnh viện nói anh ta suốt ngày la hét và nói
đủ thứ chuyện trên trời dưới biển chẳng ai hiểu gì cả. Nhưng khi anh
ta hát bài hát “Hương thầm” thì cứ như là ca sĩ chuyên nghiệp, mà còn
xúc động hơn ca sĩ chuyện nghiệp rất nhiều, nghe anh ta hát đến lần thứ
ba thì ai cũng rưng rưng ngấn lệ! Tháng thứ hai thì xuất hiện một
người đàn bà trạc tuổi anh ta, cứ lầm lì như người câm nhưng khi thấy
anh chàng Được Mùa hát bài “Hương thầm” thì cũng hát theo và đến lần
thứ hai, thứ ba thì hai người cứ như là một đôi song ca chuyên nghiệp:
… Nào ai đã một lần dám nói/ Hương bưởi thơm cho lòng bối rối/ Anh không dám xin/ Cô gái chẳng dám trao/ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao/ Không giấu được cứ bay dịu nhẹ/ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…”.
Tháng thứ ba, tôi lại đến Bệnh viện Tâm thần Trâu Quỳ thì người Bác sĩ trực nói: “Anh chàng Được Mùa và cô gái Hương Quê đã làm đám cưới ở Bệnh viện và sau đó thì về quê của cô gái ở một tỉnh miền núi phía Bắc, hình như Cao Bằng hay Lạng Sơn gì đó, mà có lẽ là Lạng Sơn!”. Nghe nói vậy, tôi liền phóng đi Lạng Sơn ngay…
Từ nhỏ, tôi đã nghe và thuộc câu ca:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh..
Vì thế, tôi đã tranh thủ đi hết những địa danh có trong câu ca dao đó, vừa đi vừa nghĩ thế nào cũng gặp anh bạn Được Mùa và cô vợ Hương Quê. Quả nhiên, chỉ sau ba ngày, tôi dã gặp hai người đang xì xụp cúng vái trước tượng Phật A-di-đà trong động Tam Thanh. Vừa nhìn thấy tôi, anh bạn Được Mùa đã nói ngay: “Cầu được ước thấy! Tôi thành tâm cầu Bồ Tát cho tôi gặp lại người bạn ngày xưa học chung một lớp thì tôi đã gặp được rồi đây này! – Rồi Được Mùa kéo Hương Quê tới trước mặt tôi nói: “Đây là Hương Quê, cô bạn học cùng lớp Một với tôi ngày xưa!”. Tôi nhìn kỹ cô gái được anh bạn Được Mùa giới thiệu là Hương Quê, và chỉ sau ba phút tôi đã nhận ra người con gái này là Bác sĩ Tam Ly, người cách đây gần ba tháng đã tiếp nhận anh bạn Được Mùa của tôi vào Bệnh viện điều trị! Chẳng lẽ lại có người con gái tên là Hương Quê có diện mạo giống hệt Bác sĩ Tam Ly?
----
(*) Phan Thị Thanh Nhàn: sinh năm 1943 tại Hà Nội. Bà làm thơ từ sớm, đầu những năm 1960 đã có thơ đăng báo. Năm 1969, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN, năm 1984 nhạc sĩ Vũ Hoàng đã phổ nhạc thành bài hát Hương thầm
và ngay lập tức được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Hiện nay, bà đang
sống cùng con gái duy nhất tại Hà Nội. Phan Thị Thanh Nhàn được tặng
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
… Nào ai đã một lần dám nói/ Hương bưởi thơm cho lòng bối rối/ Anh không dám xin/ Cô gái chẳng dám trao/ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao/ Không giấu được cứ bay dịu nhẹ/ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…”.
Tháng thứ ba, tôi lại đến Bệnh viện Tâm thần Trâu Quỳ thì người Bác sĩ trực nói: “Anh chàng Được Mùa và cô gái Hương Quê đã làm đám cưới ở Bệnh viện và sau đó thì về quê của cô gái ở một tỉnh miền núi phía Bắc, hình như Cao Bằng hay Lạng Sơn gì đó, mà có lẽ là Lạng Sơn!”. Nghe nói vậy, tôi liền phóng đi Lạng Sơn ngay…
Từ nhỏ, tôi đã nghe và thuộc câu ca:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh..
Vì thế, tôi đã tranh thủ đi hết những địa danh có trong câu ca dao đó, vừa đi vừa nghĩ thế nào cũng gặp anh bạn Được Mùa và cô vợ Hương Quê. Quả nhiên, chỉ sau ba ngày, tôi dã gặp hai người đang xì xụp cúng vái trước tượng Phật A-di-đà trong động Tam Thanh. Vừa nhìn thấy tôi, anh bạn Được Mùa đã nói ngay: “Cầu được ước thấy! Tôi thành tâm cầu Bồ Tát cho tôi gặp lại người bạn ngày xưa học chung một lớp thì tôi đã gặp được rồi đây này! – Rồi Được Mùa kéo Hương Quê tới trước mặt tôi nói: “Đây là Hương Quê, cô bạn học cùng lớp Một với tôi ngày xưa!”. Tôi nhìn kỹ cô gái được anh bạn Được Mùa giới thiệu là Hương Quê, và chỉ sau ba phút tôi đã nhận ra người con gái này là Bác sĩ Tam Ly, người cách đây gần ba tháng đã tiếp nhận anh bạn Được Mùa của tôi vào Bệnh viện điều trị! Chẳng lẽ lại có người con gái tên là Hương Quê có diện mạo giống hệt Bác sĩ Tam Ly?
----
Chú thích:
(*) Phan Thị Thanh Nhàn: sinh năm 1943 tại Hà Nội. Bà làm thơ từ sớm, đầu những năm 1960 đã có thơ đăng báo. Năm 1969, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN, năm 1984 nhạc sĩ Vũ Hoàng đã phổ nhạc thành bài hát Hương thầm
và ngay lập tức được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Hiện nay, bà đang
sống cùng con gái duy nhất tại Hà Nội. Phan Thị Thanh Nhàn được tặng
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
(**) Arthur Rimbaud :
Arthur Rimbaud (1854 - 1891): là con phượng hoàng của thi ca Pháp và
thế giới mà ảnh hưởng đã bao trùm gần một phần tư thế kỷ 19, suốt thế
kỷ 20 cho tới tận hôm nay. Nguyên do chính khiến người ta phải kính nể
Rimbaud là thi tài của chàng được rèn đúc trong khối óc sáng suốt muốn
tạo cho thơ những giá trị mới. Rimbaud chủ trương nhà thơ cần phải mở
những cuộc mạo hiểm vào những vùng tăm tối u uẩn của tâm linh: nhà thơ
phải trở thành kẻ thấu thị (un voyant). Đó là kẻ có khả năng nhìn bao
quát tất cả ý thức, vô thức, tiềm thức hoặc những địa hạt nào khác nữa
chưa được đặt tên trong tâm hồn con người. Đó cũng là kẻ có thể phát
biểu những điều mà
từ trước
người ta coi như không thể phát biểu được, có thể biết những cái vốn
được xem là bất khả tri. Nhà thơ phải biết khai thác những ảo giác, và
phải bắt giác quan đi chệch ra ngoài những lối mòn mà ông gọi là "sự
hỗn loạn của các giác quan" (dérèglement des sens) để khám phá cái mới.
Rimbaud chỉ thực sự đến với thơ trong vỏn vẹn ba năm từ năm 16 đến năm
19 tuổi với vài bài thơ đăng báo và một tập thơ duy nhất xuất bản để
không bao giờ ra mắt người đọc trừ mấy ấn bản gửi cho bạn bè.
(***) Đồng Đăng: là thị trấn giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm trên quốc lộ 1A. Thị trấn này thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Chợ Kỳ Lừa
hiện nay thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng
Sơn, chợ này đã có từ hàng trăm năm nay, là nơi mua bán sản vật, hàng
hoá của nhân dân trong vùng và nhân nhân các nơi khác đến buôn bán.
Chợ Kỳ Lừa mỗi tháng họp sáu phiên vào các ngày mồng hai, ngày mồng bảy âm lịch.
Ðộng Tam Thanh nằm
sát thị xã Lạng Sơn gồm có 3 động là: Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam
Thanh. Nổi tiếng nhất là động Tam Thanh ở phía tây phố Kỳ Lừa, trong
một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao
chừng 8 m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um
tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì
Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên
nhiên hùng vĩ. Ý của bài thõ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm
mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước
thấy hòn Vọng Phu". Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ
đá ngoạn mục.
Ngô Thì
Sĩ còn là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành
nơi du ngoạn. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ
đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Ðộng Nhị Thanh ở gần động Tam Thanh.
Sài Gòn, tháng 7-2010
Đỗ Ngọc Thạch
***Chùm Truyện Mini
Đỗ Ngọc Thạch
Ông Văn Trọng Giáo là một nhà sư phạm có tiếng, khi về hưu ông nhận dạy kèm-luyện thi đại học, khoảng chục đệ tử, chủ yếu là con cháu bạn bè thân hữu. Trong số học sinh của ông có Thân Trọng Nhân là con của người bạn ở xa, nên ông cho ăn ở tại nhà như con cháu…
Sau một năm ông thường kiểm tra chất lượng của các học trò, hầu như ai cũng trả lời vanh vách, không chút ngắc ngứ dù gặp phải những vấn đề hóc búa! Đến lượt trò Trọng Nhân, ông Giáo ngập ngừng hỏi : “Ta thấy trò không chăm chỉ như các trò khác, liệu con có vượt qua được sự sát hạch như các trò khác không?”Trọng Nhân từ tốn nói: “Con thấy họ chăm chỉ thật, họ cũng giỏi và có thể đỗ cao kỳ thi tới, nhưng …” Ông Giáo nói:” Thôi , ta biết con định nói gì rồi! Bây giờ con hãy trả lời những câu hỏi của ta trong nửa thời gian quy định!” Ông Giáo đưa ra một loạt câu hỏi thì quả nhiên Trọng Nhân trả lời chưa hết nửa thời gian và được trình bày hết sức ngắn gọn, súc tích! Ông Giáo ngạc nhiên hỏi tiếp: “Còn nửa thời gian con có định nói gì với ta không?” Trọng Nhân từ tốn trả lời : “Gần một năm học với thầy, điều con học được không chỉ là kiến thức mà cả cách sống của thầy: Đó là một nhân cách sáng trong không gợn một chút tỳ vết!” Ông Trọng Giáo sững sờ giây lát rồi nói: “Rồi con sẽ tiến xa hơn ta rất nhiều! Từ hôm nay con không phải dự những buổi lên lớp của ta nữa!” Trọng Nhân bối rối nói: “Con vẫn muốn làm học trò của thầy và sẽ là học trò của thầy suốt đời!...”
Quả nhiên, đúng như dự đoán của ông Trọng Giáo, học trò Trọng Nhân đã đỗ đầu kỳ thi đại học năm đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, Trọng Nhân làm tiếp luận án Thạc Sĩ rồi Tiến Sĩ. Hiện nay, Trọng Nhân lại nối nghiệp ông thầy Trọng Giáo của mình và nếu có ai hỏi những người quen biết, gần gụi Trọng Nhân thì không thấy họ nói nhiều về đủ loại bằng cấp, kiến thức uyên bác của Trọng Nhân mà chỉ thấy họ nói về nhân cách sáng trong của Trọng Nhân mà thôi!...
2. KIỆN NHAU VÌ CÁI XÁC CHẾT
Nhà ông Khai có người bị chết đuối dưới sông, lặn tìm mãi hai ngày vẫn không thấy. Đến ngày thứ ba thì nhận được tin nhắn của một người ở đoạn dưới khúc sông nói đã vớt được xác. Ông Khai đến xin nhận xác thì người vớt được xác đòi một khoản tiền lớn, bèn đi kiện. Gặp luật sư, luật sư nói:”Họ thua kiện là chắc, xác không phải người nhà họ, chẳng lẽ họ giữ mãi!” Người vớt được xác thấy vậy cũng đi kiện. Gặp luật sư, luật sư nói:”Họ thua kiện là cái chắc, xác là người nhà họ, họ không đến đây chuộc thì đi đâu?” Hai người của hai nhà tới tấp gửi đơn kiện , nâng mức bồi thường lên rất cao! Trong khi đó thì xác chết đang phân hủy rất nhanh!...
3. CHUYỆN BA CON GIẬN
Chủ nhà nọ mới mua về một con chó rất đẹp, tức thì có ba con Giận cùng chui vào đám lông chó để kiếm ăn. Chúng đánh nhau để tranh giành lãnh địa, để giành quyền bá chủ. Nhưng đánh nhau hoài mà không phân thắng bại, xem chừng phải kéo dài như Tam Quốc thời Hậu Hán bên Tàu.
Có con Rệp thấy vậy bèn nói:”Ba ngươi chỉ lo chuyện đánh nhau, tất sẽ suy kiệt mà chết! Sao không bắt tay nhau đoàn kết, cùng ra sức mà hút máu con chó, ai hút giỏi thì kẻ đó sẽ là bá chủ!” Ba con Giận nghe nói đều cho là phải, bèn không đánh nhau nữa mà ra sức hút máu con chó! Chẳng mấy chốc, con chó gày sọp đi, nhìn rất xấu xí, liền bị chủ nhà đuổi đi thành chó hoang, còn ba con Giận thì trở nên to béo kềnh càng, sinh con đẻ cháu nhiều vô kể!...
4. TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH
Ông Kim ở làng Thượng có mối thâm thù với ông Mộc ở làng Hạ từ hai đời trước. Mối thù ấy tưởng đã bị cả hai bên quên đi theo thời gian, ai ngờ lại có nguy cơ bùng phát khi đứa con ông Kim sang làng Hạ chơi rồi xảy ra xô xát với đám con nhà ông Mộc. Nhìn thấy con bị thâm tím mình mẩy, ông Kim nuốt hận tính tìm dịp sang làng Hạ “trả đũa”!...
Hôm ấy, nhà ông Mộc có đám cưới, ông Kim liền dẫn theo gần chục người kéo đến tính quậy phá một trận tơi bời. Có một người bạn của ông Kim vừa đi vừa cười khanh khách mãi không thôi. Ông Kim thấy vậy thì ngạc nhiên hỏi:”Ông cười cái gì vậy?” Người bạn nói:”Tôi cười thằng cháu tôi, sao mà nó khờ thế: Nó đang ngồi nói chuyện với người yêu trên bờ đê thì chợt nhìn thấy dưới bãi ngô có một cô gái rất xinh đẹp đang bẻ ngô. Nó liền nói dối người yêu xuống bãi ngô đi tiểu…Xuống ruộng ngô, nó mới giật mình khi thấy cùng bẻ ngô với cô gái còn có một người đàn ông cao lớn khác thường! Nó vội “rút quân” thì không thấy người yêu của mình đâu cả! Chỉ thấy xa xa có một đôi nam nữ đang cầm tay nhau líu ríu bước đi, người con gái rất giống với người yêu của nó! …Đó, câu chuyện chỉ có thế, càng nghĩ càng không nhịn được cười!”
Ông Kim nghe xong thì giật mình, tỉnh ngộ, ra lệnh “rút quân”, vừa về đến nhà thì nhận được điện thoại của ông bạn làm công an xã báo tin: có một băng trộm đang lảng vảng ở khu vực nhà ông!
5. THÀNH NGƯỜI DA ĐEN
Lê Vi Tính là tên do người cha mê vi tính đặt cho, và quả nhiên khi lớn lên, chưa tới chục tuổi, Vi Tính đã rất giỏi vi tính, trình độ ngang ngửa các chuyên gia vi tính tầm cỡ quốc tế. Cũng nhờ giỏi vi tính mà chàng Vi Tính lấy được một cô vợ đẹp như người mẫu chân dài, khiến cho anh em của Vi Tính không thể kiềm chế được lòng thèm muốn!...Vừa mới qua tuần trăng mật, Vi Tính phải đi một chuyến nước ngoài dài ngày để tham dự mấy cuộc hội thảo và thi đấu về vi tính. Trước khi đi, Vi tính thiết kế một chương trình đặc biệt và dặn người vợ trẻ:”Ở nhà, nếu có ai chọc ghẹo, cợt nhả với em thì em gõ chữ “vòng 1”, nếu có ai đụng chạm, sờ mó vào em thì em gõ chữ “vòng 2”, còn nếu có ai cưỡng đoạt em thì em gõ chữ “vòng 3”. Trong máy, hình ảnh của em sẽ nhận được những thông tin này và nó sẽ lưu giữ để báo cho anh biết!”
Lê Vi Tính trở về sau đúng một tháng, liền mở máy ra cho vợ xem thì hình ảnh nõn nà, trắng hồng của vợ không còn nữa mà thay vào đó là một người da đen như châu Phi, bởi mỗi khi nhận được tín hiệu, trên hình ảnh của người vợ sẽ xuất hiện một chấm đen!... Người vợ lúng túng một lát rồi nói:”Biết thế này thì sao anh không lấy vợ người da đen luôn đi!”
6. TRỞ LẠI NGHỀ NÔNG
Ông Nông Văn Điền tốt nghiệp khoa trồng trọt trường Đại học Nông Nghiệp, trở thành kỹ sư nông nghiệp…Nhưng sau 5 năm, không biết “Ma dẫn lối quỷ đưa đường” thế nào mà ông Điền lại viết được một tập thơ, một tập ký sự và một tập truyện ngắn (toàn về chuyện nhà nông, nghề nông, nông dân –tức “Tam Nông” như hiện nay người ta thường nói). Khi ba tập sách của ông Điền được in ra, ai đọc cũng thích, và Hội văn nghệ tỉnh nhà quyết định kết nạp ông vào Hội thật lẹ kẻo Hội trung ương họ cuỗm mất! Điều kiện để một người được kết nạp vào Hội, ngoài những yêu cầu chung như các tỉnh bạn thì ở tỉnh của ông Điền còn phải vượt qua một cửa ải khó khăn không kém “Vượt vũ môn”. Đó là phải viết một bài Bình Luận về mười tập sách (đủ các thể loại) của ông Chủ tịch Hội!...
Sau khi đọc xong mười tập sách của ông Chủ tịch Hội, ông Nông Văn Điền liền rút đơn xin vào Hội Văn Nghệ và trở về Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận chức Phó Giám Đốc với sự công bố ba giống lúa mới vừa kháng rầy vừa có thể sống chung với lũ và cho năng suất cao! Trong lễ nhậm chức và công bố ba giống lúa mới, có mấy nhà báo không quên chuyện vào Hội Văn Nghệ của ông Điền và tranh nhau phỏng vấn. Sau đây là lược ghi cuộc phỏng vấn chớp nhoáng của mấy nhà báo trên. Hỏi: “Tại sao ông lại không vào Hội Văn Nghệ nữa?” Trả lời: “Bà con nông dân, cánh đồng cần tôi hơn!” Hỏi: “Nghe nói ở Hội Văn Nghệ ông rất được ca ngợi và có thể “phất” lên rất nhanh. Tại sao ông lại bỏ lỡ cơ hội?” Trả lời: “Câu hỏi này không thể nói ngắn gọn vài từ, xin khất!” Lại hỏi: “Vậy ông có thể nói ngắn gọn về mười tập sách của ông Chủ tịch Hội được không?” Trả lời: “Câu này có thể trả lời ngắn gọn bằng ba từ, nói theo kiểu nhà nông, nhưng đề nghị không đăng báo, chỉ cho vào mục “chuyện bên lề” cho vui thì được!...” Hỏi: “Ba chữ gì nói lẹ đi, sao cứ vòng vo Tam quốc mãi thế?” Trả lời: “Ừ thì nói: Thối như cứt!” Mấy nhà báo nghe xong thì té xỉu!
7. GIẢ ĐIẾC
Có một người tên gọi Giả Hư, có tham gia chiến trường, chỉ bị thương nhẹ nhưng lại chạy được giấy chứng thương bị thương nặng (bị điếc 100 % và còn một viên bi ở trong phổi) để hưởng chế độ thương binh! “Người thương binh” giả ấy lại thực hiện “Liên hoàn kế”: vượt qua số phận để đạt được thành công, cụ thể là anh ta sáng tác văn học. Những sáng tác của “người tàn tật” lập tức được báo chí ca ngợi hết lời, anh ta trở nên nổi tiếng! Nhờ nổi tiếng, anh ta lao vào thương trường-tiếp tục triển khai “Liên hoàn kế”! Anh ta lại trở thành một doanh nhân “vượt qua số phận” nổi tiếng!
Nhờ nổi tiếng “người giả điếc”- Nhà văn vượt qua số phận, nhà doanh nghiệp vượt qua số phận-lấy được một cô vợ Hoa hậu chân dài đẹp mê hồn! Chính vì anh ta bị mê hồn mà trong một lần ân ái với vợ, anh ta đã để lộ là mình không điếc! Anh ta liền nói với vợ: “Bây giờ anh sẽ bày cho em thực hiện tiếp “Liên hoàn kế”: “Em sẽ là một lương y tài ba chữa được bệnh điếc, còn anh sẽ khỏi phải giả điếc nữa! Cứ gọi là hốt bạc!” Người chồng giả điếc vừa dứt lời thì người vợ nói: “Này thì hốt bạc!”, và cùng với câu nói đó là một cú đấm mạnh ngang võ sĩ quyền anh vào tai của người chồng giả điếc!
Và kết quả là thế nào thì chúng ta đã rõ: đúng là anh chồng khỏi phải giả điếc, bởi anh ta đã điếc thật sau cú đấm trừng phạt!...
8. VỢ VÀ NGƯỜI TÌNH
Ông Hoàng Văn Doanh Nghiệp nhờ giỏi kinh doanh mà lấy được hai người vợ đẹp ngang ngửa với hoa hậu, khiến cho người hàng xóm là Lê Binh Nghiệp không kiềm chế được lòng ham muốn. Ông Doanh Nghiệp thường phải đi làm ăn xa nhà nên ông Binh Nghiệp có cơ hội thả lời ong bướm, tán tỉnh hai người vợ của ông Doanh Nghiệp. Người vợ cả nhất quyết giữ tròn danh tiết, bỏ ngoài tai mọi lời ong bướm của người hàng xóm. Còn người vợ thứ hai của ông Doanh Nghiệp thì thuận đúng theo cái sự đời “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”: xiêu lòng trước những lời ong bướm của người hàng xóm và thành “người tình” đắm say!...
Trong một lần đi làm ăn ở nước ngoài, ông Doanh Nghiệp không may bị tai nạn máy bay, tuy không chết nhưng bị thương nặng, trở thành bán thân bất toại, chỉ nằm một đống suốt ngày suốt đêm, sống mà như chết, tức “sống dở chết dở”! Người vợ thứ hai nhân cơ hội này muốn li hôn với ông Doanh Nghiệp để “danh chính ngôn thuận” làm vợ ông Binh Nghiệp, nhưng ông Binh Nghiệp không thuận theo mà lại ngỏ lời cầu hôn với người vợ cả!...Mọi người lấy làm lạ, hỏi tại sao lại như vậy thì ông Binh Nghiệp nói:”Người vợ hai chỉ có thể làm Người tình, chứ không thể làm Vợ! Còn người vợ Cả thì mới đúng là Người Vợ vẹn toàn !” …
Một thời gian ngắn sau, ông Doanh Nghiệp qua đời, người hàng xóm lại ngỏ lời cầu hôn người vợ Cả. Nói phải đợi mãn tang, người hàng xóm cũng đợi. Quả nhiên sau khi mãn tang, họ trở thành vợ chồng và sống với nhau thật hạnh phúc !
9. NHÀ PHÊ BÌNH DŨNG CẢM
Ở tỉnh K, khi ông Hoàng Quan Thi nhậm chức Chủ tịch tỉnh thì không hiểu tại sao, “Thi hứng” cứ trào dâng như sóng thác, mỗi ngày ông thường có vài ba lần “Thi hứng” và mỗi lần “Thi hứng” là ông làm được vài ba bài thơ, dài ngắn đủ kiểu, cổ kim đủ loại…Giới văn nghệ mừng lắm bởi họ nghĩ từ đây văn nghệ tỉnh nhà sẽ bước sang trang mới, vào vận hội mới,và lập tức giới thiệu một chùm 5 bài trên Tạp chí Văn nghệ của tỉnh, trước khi chạy máy in Tạp chí, lại bổ sung 7 bài thành 12 bài, tức đủ số 12 con giáp theo ý thích của tác giả!... Sự vui mừng của giới văn nghệ mới ở “Hồi 1” thì họ bị sốc thực sự khi số lượng thơ của ông Quan Thi bùng phát ngoài sức tưởng tượng và nếu muốn tìm hiện tượng thiên nhiên để so sánh thì chỉ có thể so sánh với châu chấu ở nạn châu chấu!...
Chỉ sau nửa năm, số lượng thơ của ông Quan Thi “xuất thần” đã lên đến ba trăm bài và được in thành ba tập dày dặn, giấy láng, bìa cứng có “áo khoác”, không khác gì kiệt tác của các đại thi hào! Sau khi sách được in ra, xuất hiện gần chục “Nhà bình thơ” ăn theo ba tập thơ và họ “ăn đậm” chứ không phải như kiểu “húp cháo” hoặc “chấm mút” như vẫn thường thấy: lên lương, lên chức, có khi vượt cấp!...
Tuy nhiên, cuộc vui nào cũng có lúc tàn: sau nửa năm nữa thì người ta không thấy ông Quan Thi “xuất thần” làm thơ nữa! Người ta không biết đó là do “Nàng Thơ” đã bỏ đi hay là ông Quan Thi đã “rửa tay gác kiếm”? Nhưng có một điều người ta biết chắc chắn rằng: Thơ của ông Quan Thi không hề “Thần Quan, Thánh Thi” như đã quá “bốc thơm” mà có thể nói một cách nghiêm khắc rằng thơ của ông chưa “đạt chuẩn”, thậm chí còn có thể nói ông đã “đạo thơ” vì thơ ông rất giống hoặc “na ná” như Thơ Bút Tre, ca dao tục ngữ vẫn lưu hành trong dân gian. Người đầu tiên phát ra điều này là “Nhà Bình thơ” – Phó chủ tịch Hội VN tỉnh: ông đã “tự phê” những bài “Bình thơ” “ Hiện tượng Thơ ca Quan Thi” trước đó của mình bằng những lời tâm huyết:”Sai lầm của những bài Bình thơ Quan Thi không chỉ ở chỗ đã đề cao quá đáng nhà thơ Quan Thi. Có thể nói, toàn bộ sự đánh giá ở đây là sai, vì sai từ gốc sai đi. Ngay cả những đoạn có vẻ đúng, thực ra vẫn là sai và sai về căn bản!”. Nối tiếp sự dũng cảm nhận sai lầm đó của ông Phó chủ tịch Hội VN là sáu nhà bình thơ “tài hoa” khác mà trước đó họ đã cùng nhau làm thành “Thất tinh” trên “Bầu trời Thi ca” của tỉnh nhà!... Có nhà báo đã phỏng vấn về sự phê bình dũng cảm đó thì cả “Thất tinh” cùng nói đại ý: Trước đây do đói rách quá nên “nhìn gà hóa cuốc” mà “theo đóm ăn tàn” , nay no bụng rồi nên mắt sáng ra mà thôi!…
10. HIỆN TƯỢNG LẠI GIỐNG
Anh chàng Lê Chân Chất có cô vợ khá xinh và điều hấp dẫn nhất của cô vợ là thân hình rất chuẩn và trắng như trứng gà bóc! Vì thế, khi thằng con đầu lòng chào đời lại đen như Phi Châu thì chàng Chất thất kinh và té xỉu! Mãi tới khi người bác tới thăm nói ông ngoại của thằng bé lai châu Phi và thằng bé có da đen là do hiện tượng “lại giống”, thì chàng Chất mới trở lại bình thường!...
Song, sự việc không dừng lại ở đó. Người vợ chàng Chất, sau giai đoạn kinh ngạc là tới giai đoạn “tò mò”: muốn tìm hiểu xem người da đen là như thế nào? Hầu như có ai đẻ ra con da đen, người mẹ trẻ đều tiếp xúc và đều nhận được một thông tin:”quan hệ” với người da đen đã lắm bởi họ khỏe… như trâu!...
Sau đó, người vợ chàng Chất còn đẻ
cho Chất hai đứa con da đen nữa làm cho anh chàng cứ đem cái câu hỏi
này đi hỏi khắp nơi: Tại sao hiện tượng “Lại giống” nó phát triển dữ
thế?
11. TỰ HỦY DIỆT
Ông Trần Tham Chính và ông Lê Tham
Tài cùng là hàng cấp phó trong “bộ sậu” lãnh đạo của tỉnh X, cùng chạy
đua vào chức “Chánh” nên cùng ráo riết tuyển mộ nhân tài, bày binh bố
trận để “đấu” với tình địch. Trong đám “mưu sĩ” của ông Lê Tham Tài có
người tên gọi Giả Đa Mưu hiến kế rằng:”Ông Trần Tham Chính có ba điều
chết, tự mình làm cho mình chết, tức tự hủy diệt, ta chỉ việc ngồi chờ
kết quả mà không phải khó nhọc bày chuyện “đấu đá” làm gì!” Hỏi ba điều
chết ấy là thế nào thì Giả Tiên sinh nói:”Ông ta ăn uống không có
chừng mực, thức ngủ không có điều độ, “chơi bời” quá chớn…Người như thế
tất chết về bệnh tật! Đó là cái chết thứ nhất. Phàm là người cấp dưới
mà can phạm vào người trên, tham vọng không có giới hạn, người như thế
tất chết về hình pháp. Đó là cái chết thứ hai. Người ngu mà kình địch
người khôn, yếu mà coi thường người mạnh, không biết lượng sức mình,
người như thế tất chết khi trực diện “giao đấu” cả về trí và lực, có
khi chết dưới tay của một đứa con nít! Đó là cái chết thứ ba. Ông Trần
Tham Chính hội đủ cả ba cái chết ấy, chỉ đợi “Giờ G” nữa mà thôi!” Nghe
Giả Tiên sinh nói vậy, ông Lê Tham Tài “kê cao gối ngủ kỹ” đợi giờ G.
Quả nhiên, trong khi các “Quan bạn” ai cũng mẻ đầu sứt trán vì đấu đá
tơi bời thì ông Lê Tham Tài “tranh thủ” “kiếm thêm” được mấy cái bằng
Thạc sĩ rất thời thượng, vì thế, chỉ sau nửa năm “qui hoạch cán bộ”,
ông Tham Chính “tử trận”, các vị đồng cấp ai cũng thương tích đầy mình
thì ông Lê Tham Tài hiện ra giữa công đường rực rỡ như Hoa hậu đăng
quang!.../.
Đỗ Ngọc Thạch
Đỗ Ngọc Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét