Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên 4phuong.net
Trích: Giai điệu mùa hè...
-
-
Sartre Và Văn Học. 2 - Đỗ Ngọc Thạch - Sartre Và Văn Học. 2 ...
4phuong.net/ebook/47161967/sartre-va-van-hoc-2.htmlĐỗ Ngọc Thạch. Thứ đến, lý thuyết này là lý thuyết duy nhất ban cho con người một phẩm giá, đó là lý thuyết duy nhất không lấy con người làm đối tượng. -
Truyện ngắn ngắn-1 - Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn ngắn-1 ...
4phuong.net/ebook/38965607/truyen-ngan-ngan-1.htmlTruyện ngắn ngắn-1. Đỗ Ngọc Thạch. 1. KHÔNG QUA CẦU. Ông Lê Quá Hải và ông Lý Quá Giang là đôi bạn già rất đẹp đôi, đẹp lão. Người biết chuyện nói hai ... -
Nhà Văn Và Lịch Sử - Đỗ Ngọc Thạch
4phuong.net/ebook/48725087/nha-van-va-lich-su.htmlĐỗ Ngọc Thạch. (Đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, Nhà xuất bản Văn Học, 2005). Có một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn ... -
Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu - Đỗ Ngọc Thạch - Đổi Mới ...
4phuong.net/ebook/.../doi-moi-quyet-liet-nguyen-minh-chau.htmlĐỗ Ngọc Thạch. Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh – (Nguyễn Minh Châu). Nguyễn Minh Châu là một hiện ...Ký ức làm báo - Đỗ Ngọc Thạch - Thư viện
4phuong.net/ebook/40638947/ky-uc-lam-bao.htmlĐỗ Ngọc Thạch. Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi đã qua nhiều chủng loại, đẳng cấp: Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (hai tháng một kỳ, trực thuộc Bộ Văn ...Tương tác trên net - Đỗ Ngọc Thạch
4phuong.net/ebook/46387922/tuong-tac-tren-net.htmlĐỗ Ngọc Thạch. (Tác giả đối thoại với Bạn đọc về Truyện ngắn). Bạn đọc: Tôi là “Cư dân Mạng” đã 9 năm nay, tôi đọc trên nhiều lĩnh vực nhưng khu vực văn ...Làng nói trạng - Đỗ Ngọc Thạch - Làng nói trạng - 4phuong.net
4phuong.net/ebook/40205582/lang-noi-trang.htmlĐỗ Ngọc Thạch. Nếu có ai hỏi ông Đồ Tiếu, một trong số những người cao tuổi nhất Làng Hạ, rằng tại sao Làng Hạ có “biệt danh” là “Làng nói Trạng” thì ông ...Giai Điệu Mùa Hè - Đỗ Ngọc Thạch - Giai Điệu Mùa Hè - 4phuong.net
4phuong.net/ebook/40746662/giai-dieu-mua-he.htmlĐỗ Ngọc Thạch. Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra ...Sự tích chim đa đa - Đỗ Ngọc Thạch
4phuong.net/ebook/40085342/su-tich-chim-da-da.htmlĐỗ Ngọc Thạch. Tiểu Ngũ là con trai út trong một gia đình có năm anh chị em: anh cả, tên là Công Nhất, anh sinh ra lúc người bố, tên là Quan Gia, lập được ...
-
|
Giai Điệu Mùa Hè
Đỗ Ngọc Thạch
Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không
phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như
vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi
đã gặp em…
*
Sau
bốn năm tại ngũ, quân lực Trung đoàn gọi tôi lên và nói: “Cho cậu lựa
chọn một trong hai : đi học trường sĩ quan Ra-đa hoặc trở về trường
Đại học cũ! Tôi chọn ngay cái thứ hai, thế là tôi được trở về trường
cũ. Nhưng lúc đầu, những người ở Bộ Đại học bắt chúng tôi phải tham
gia thi như những thí sinh tự do khác (lúc này khối học sinh Trung học
Phổ thông đã thi xong) bởi chuyện này chưa có tiền lệ và lúc chúng
tôi nhập ngũ thì những người hứa là sau này, khi xuất ngũ sẽ được trở
về lớp cũ, trường cũ, tức nơi ra đi lên đường chiến đấu, là những thầy
giáo ở Trường chứ không phải mấy người trên Văn phòng Bộ Đại học!
(Sau này, sát tới ngày khai giảng năm học mới, Bộ Trưởng Tạ Quang Bửu
mới ký quyết định là tất cả sinh viên nhập ngũ, khi xuất ngũ đều được
về tiếp tục học tại lớp cũ, trường cũ mà không phải thi lại nữa – lúc
đó chúng tôi đã thi xong được một tuần).
Khi
Bộ Đại học nói chúng tôi phải tham gia dự thi như những thí sinh tự
do thì tuy bực mình vì thấy người ta thất hứa, nhưng chúng tôi cũng
không lo ngại gì vì mặc dù đã bốn năm không rờ đến đèn sách, nhưng khi
lật mở đống tài liệu ôn thi ra thì thấy như là mới xa những chuyện
học hành này vài ba ngày mà thôi! Và chúng tôi lao vào chuyện học hành
rất hăm hở, tràn đầy cảm
hứng! (Khi nói “Chúng tôi” là tôi và hai người bạn nữa, ở Khoa Lý,
cùng nhập ngũ và cùng trở về đợt này, là Sơn Lộ và Xuân Hùng, gia đình
đều đang ở Hà Nội).
Khi
ôn thi, tôi, Hùng và Lộ thường đến thư Viện Quốc gia ở phố Tràng Thi.
Chúng tôi chọn cái bàn ở góc trong cùng phía bên phải, và ngồi ở ba
cái ghế phía cuối bàn. Ngồi ở đây sẽ yên tĩnh tuyệt đối vì không có ai
đi lại sau lưng. Ngồi đọc sách mà chốc chốc lại có người đi qua, đi
lại
sau lưng thì thật là bất ổn! Tuy nhiên, có điều “bất ổn” khác ở ngay
trước mặt. Ba cái ghế cuối bàn phía đối diện với chúng tôi, bỗng xuất
hiện ba cô gái, chỉ sau chúng tôi nửa ngày. Có hai điều đặc biệt: Thứ
nhất, ba cô gái đều mặc quân phục, một cô quân phục hải quân, một cô
quân phục bộ binh còn cô thứ ba là quân phục bộ đội biên phòng, song
phù hiệu trên ve áo đều là binh chủng thông tin, chắc hẳn các cô đều là
lính báo vụ (VTĐ). Điều đặc biệt thứ hai là cả ba cô gái đều hao hao
giống nhau: khuôn mặt trái xoan, mắt biếc môi hồng, má lúm đồng tiền,
nụ cười rất duyên cùng mái tóc dài đen nhánh khiến cho ai mới nhìn đều
tưởng đó là ba nàng Tiên hạ giới!
Mới
nhìn qua tài liệu sách vở mà ba cô gái đang đọc thì có thể đoán rằng
các cô cũng đang ôn thi đại học, không phải khối A như chúng tôi mà là
khối C. Kỷ luật trong Thư viện là tuyệt đối im lặng nên cả ba chúng
tôi cùng im lặng quan sát ba cô gái và tất nhiên là phải làm việc của
mình. Song, dường như không hẹn mà gặp, cả ba chúng tôi đều bị các cô
gái thu hút và làm việc của mình thì ít mà mải mê quan sát các cô gái
thì nhiều! Sau khoảng một giờ, chúng tôi cùng ra ngoài giải lao. Khi
ngó vào, chúng tôi vẫn thấy các cô gái miệt mài đọc sách thì lấy làm
lạ và cùng trở vào. Khi ngồi xuống ghế, tôi thấy một mảnh giấy trước
mặt có ghi mấy chữ: “Học thi thì phải tập trung / Đừng có mơ tưởng lung tung làm gì / Hẹn ngày bái tổ vinh qui / Muốn gì được nấy, thích gì cũng cho!”.
Tôi nhìn sang cô gái đối diện, cô ta vẫn im lặng đọc sách, nhìn vào
khuôn mặt cô gái thì thấy bình lặng như mặt hồ thu, nhưng nhìn xuống cổ
áo của bộ quân phục hải quân thì thấy như có sóng biển dâng trào! Tôi
nhìn qua hai người bạn của mình thì không thấy động tĩnh gì, không
biết hai người có nhận được mảnh giấy như của tôi hay không? Tôi lẳng
lặng gập mảnh giấy lại và cho vào túi áo, định bụng lúc ra về sẽ hỏi.
Nhưng khoảng nửa giờ sau thì hai người bạn của tôi về trước, nói là có
việc quan trọng…
*
Ba
bốn ngày nữa trôi qua, vẫn chưa có gì mới, tức chúng tôi vẫn chưa có
dịp để nói chuyện với ba cô gái ngồi đối diện. Hùng và Lộ đã tìm mọi
cách để tiếp cận đối tượng nhưng đã ba lần đứng trước mặt ba cô gái mà
lúng búng không biết nói gì! Tôi nghĩ có lẽ chỉ có cách “viết thư” là
dễ dàng thực hiện nhất. Song Hùng và Lộ nhất quyết sẽ “nói chuyện”
bằng được nên chỉ có tôi là chọn phương án viết thư! Nhưng khi nghĩ sẽ
viết gì thì quả là khó! Qua hai ngày nữa mà tôi chưa nghĩ ra nội dung
của bức “tình thư”! Đến cuối ngày thứ hai, tôi qua phòng đọc báo.
Liếc qua tờ Văn Nghệ thì thấy giới thiệu một chùm thơ tình của nhà thơ
Đức Henric Hainơ, đó là những bài thơ ngắn gọn, súc tích nhưng chan
chứa cảm xúc. Tôi liền chép ngay bài thơ Tháng Năm của Henric Hainơ
với bản dịch của nhà thơ Hoàng Trung Thông: Trong tháng năm kỳ
diệu / Khi mầm cây nẩy ra / Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở
hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình
tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.
Ngày
hôm sau, tôi đã cài được tờ giấy có bài thơ “Trong tháng Năm kỳ diệu”
vào chồng sách vở của cô gái Hải quân. Tôi hồi hộp quan sát “đối
tượng” thì thấy kín như bưng, có vẻ như cô gái chưa đọc bài thơ do
chưa nhìn thấy tờ giấy? Song, đến cuối giờ chiều thì tôi đã nhận được
sự “phản hồi”: khi giải lao trở vào, trước mặt tôi là một tờ giấy có mấy câu lục bát: Học Toán mà lại mê thơ / Hàm số sẽ hóa giây tơ có ngày / Toán thì có đáp số ngay / Còn thơ thì sẽ lơ mơ suốt đời!...Có
vẻ như cô gái muốn nói đừng có thơ thẩn làm gì, hãy chính xác như
Toán học? Tôi nghĩ có lẽ cô gái không thích thơ nên đành “án binh bất
động”, song cứ băn khoăn tự hỏi: chẳng lẽ một cô gái có dáng vẻ thơ
mộng như thế mà lại không thích thơ? Không lẽ nào?
Song,
ngay ngày hôm sau, tôi đã có đáp án. Lúc ra nghỉ giải lao ở vườn cây
của Thư viện, chúng tôi thấy ba cô gái đang ngồi trên một băng ghế đá,
cùng xúm vào đọc một tờ báo. Chúng tôi liền ngồi xuống một băng ghế
cạnh đó và nghe thấy một cô nói: “Nga Nga sao mà mau lẹ thế, mới có
thấy mặt mà đã phải lòng người ta rồi. Lại còn làm thơ tặng người ta
nữa chứ! Mà sao không gửi thẳng cho người ta lại gửi đăng báo?”. Cô
thứ hai nói: “Thiên Nga nói người thì phải nhìn lại mình chứ, em còn
le nặng lẹ hơn ấy chứ! Ngay hôm đầu tiên đã viết tên cái anh chàng
Xuân Hùng ấy vào hết mấy cuốn vở rồi phải không? Trong Nhật ký của em
mấy hôm nay thế nào cũng viết về anh ta?”. Cô gái Thiên Nga định nói
thì cô gái tên Nga Nga nói át đi: “Thôi, các chị đừng châm chọc nhau
nữa. Mà hãy cầu mong cho tất cả chúng ta gặp được người tình trong
mộng. Em thấy cái anh chàng Sơn Lộ của chị Hằng Nga muốn nói gì đó với
chị, sao chị không bật đèn xanh đi? Chúng ta đều đã gần tới tuổi
“Băm” rồi chứ đâu còn trẻ con!”. Hình như cái câu cuối nói về tuổi
“Băm” của cô gái có tên Nga Nga đã khiến cho cả ba người cùng lặng đi,
đến nỗi có vẻ như chúng tôi đều nghe thấy tiếng đập của ba trái tim
ba cô gái!
Không
hiểu sao, tôi lại rất bạo dạn, bước tới chào hỏi rất nhã nhặn ba cô
gái đều có tên Nga đó và hỏi mượn tờ báo. Thì ra đó là tờ báo Phụ Nữ, ở
trang giữa có đăng bài thơ “Trở lại mùa thi – mùa hoa phượng” của tác
giả Nga Nga. Trên bài thơ có lời đề tặng “Tặng những người lính từ
chiến trường trở về và tặng riêng Ua!”. Tôi giật mình nghĩ, sao cô gái
lại biết tên mình? Và tôi lại phải giật mình tiếp khi cô gái đến sát
bên tôi, hỏi: “Em định hỏi tại sao tên anh lại là Ua mà không có dịp!
Vậy anh hãy nói đi, cái tên Ua có ý nghĩa gì?”. Rõ ràng đây là lần đầu
tiên chúng tôi nói chuyện với nhau mà cô gái nói với cung cách như là
chúng tôi đã từng nói chuyện với nhau từ lâu! Tôi quay sang ngó nhanh
hai người bạn thì ra họ và hai cô gái kia cũng đã đang nói chuyện với
nhau từ bao giờ! Tôi thấy tự tin và bình tĩnh nói: “Bài thơ của Nga
Nga rất hay, tôi rất thích! Cô có thể tặng tôi luôn tờ báo này nhé?”.
Cô gái mỉm cười, nói bằng cái giọng thật là êm ái: “Được thôi, nhưng
anh phải trả lời câu hỏi vừa rồi đi đã?”. Tôi nói như máy vì câu hỏi
này đã có tới hàng ngàn người hỏi: “Mới đọc lên thì cái tên Ua chẳng
có nghĩa gì cả, lại khó phát âm vì tôi họ Uông, Uông Ua, nghe cứ như
tiếng ễnh ương, ếch nhái lúc trời mưa! Nhưng xuất xứ của cái tên Ua
thì lại không đơn giản. Ông nội tôi nói thích tôi làm Vua nên đặt tên
là Vua. Nhưng khi làm giấy khai sinh, Ủy ban Xã không cho đặt tên như
vậy nên bắt bỏ chữ “V” đi. Khi đi học, cô giáo bảo cho mượn tạm chữ
“C” thành ra Cua cho dễ đọc. Có thầy giáo khác lại bảo cho mượn chữ
“Đ” thành ra Đua, tức thi đua học giỏi!...”. Tôi còn định nói nữa thì
Nga Nga nói: “Từ giờ Nga sẽ cho anh mượn tạm hai chữ “N” để đọc thành
Nu Na, tức là chữ mở đầu một bài đồng dao “Nu Na nu nống…”,
anh có thích không?”. Chút xíu nữa thì tôi reo lên vì tôi đã có một
cái tên thật là hay: Uông Nu Na! Tôi đang đầu óc lãng đãng mây trôi
thì Nga Nga đưa tôi một cuốn sổ loại nhỏ và nói: “Cho anh mượn cuốn sổ
những bài thơ yêu thích này của Nga Nga, trong đó có cả thơ của
Henric Hainơ, Becton Brest, Sanđo Petôphi, Byrơn, A. Puskin,
Lecmôntôp, L.Aragôn,v.v…Còn nếu anh thích những nhà thơ Việt Nam thì
Nga Nga sẽ đưa cho cuốn sổ khác!”. Thì ra Nga Nga rất mê thơ và đã đọc
rất nhiều thơ, chẳng như tôi, chỉ biết mấy nhà thơ trong sách giáo
khoa đã học!
*
Một
tuần liền sau đó, cứ đến giờ giải lao là sáu người chúng tôi lại ra
hai băng ghế đá của vườn cây của Thư viện để trò chuyện. Chúng tôi nói
đủ thứ chuyện trên trời dưới biển nhưng không bao giờ nói chuyện học
thi như thế nào vì bên nam thì thi khối A (Toán Lý Hóa), còn bên nữ thì
thi khối C (Văn Sử Địa), làm sao mà giúp gì được cho nhau. Tôi chắc
ba cô gái học rất giỏi và sẽ thi đỗ, quả nhiên cả ba đều là học sinh
giỏi văn hồi Phổ thông Trung học. Còn với chúng tôi, chuyện thi cử còn
dễ hơn lấy đồ trong túi. Mặt khác, chúng tôi đã là sinh viên rồi thì
việc phải thi lại như thế này thật trái lẽ thường, thế nào cũng sẽ có
quyết định không phải thi nữa. Song quyết định đó phải một tuần sau
khi chúng tôi thi xong mới có! Sao không để năm sau hãy ra quyết định
ấy bởi vì cả ba người chúng tôi đều đạt điểm tối đa! Cũng như thế, cả
ba cô gái tên Nga đều đậu thủ khoa vào trường Đại học Sư phạm: Nga Nga
vào Khoa Văn, Thiên Nga vào khoa Sử,
còn Hằng Nga lại vào Khoa Địa! (Ba cô gái tên Nga là ba chị em con dì,
con già, tức ba người mẹ là ba chị em ruột, thảo nào giống nhau như
thế).
Còn
một tuần nữa thì tới ngày nhập học, sáu người chúng tôi hẹn nhau sáu
giờ tối đến Thư viện Quốc gia rồi sẽ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, rồi sẽ bơi
thuyền trên Hồ Tây, như thế thì tha hồ mà bày tỏ tình yêu, nhất là
khi chỉ có hai người trên thuyền giữa Hồ Tây mênh mông bát ngát! Nhưng
khi đến Thư Viện Quốc Gia thì Hằng Nga lại bị trẹo chân (do đi guốc
cao gót) nên chúng tôi lại ra chỗ mấy băng ghế đá ở vườn cây ngồi nói
chuyện. Chúng tôi nói chuyện gì không nhớ hết nhưng khi tôi nhìn đồng
hồ thì đã chín giờ tối. Lúc đó, Thư viện đã vãn người, trong vườn cây
chẳng còn ai ngoài sáu người chúng tôi. Rất tự nhiên, chúng tôi tách
ra thành ba đôi, ngồi ở ba băng ghế khác nhau. Cái băng ghế của tôi
chỉ cách băng ghế của Hằng Nga và anh bạn Sơn Lộ hai mét, cho nên tôi
nghe khá rõ hai người đã nói với nhau những lời yêu tha thiết và đã
hôn nhau nồng nàn, rất nhiều, rất lâu… Vậy mà không hiểu sao, tôi và
Nga Nga vẫn ngồi cách nhau tới một mét và tôi đang nghe Nga Nga đọc
những bài thơ mới viết của cô. Hình như Hằng Nga thấy rõ “tình trạng
xa cách” của chúng tôi nên cô đã tới bên tôi nói nhỏ: “Ngồi gần vào,
cầm tay rồi hôn đi, kẻo sau này sẽ không bao giờ được gặp nó nữa
đâu!”. Nghe Hằng Nga nói vậy, tôi hoảng sợ và có cảm giác như Nga Nga
của tôi sẽ bay đi mất! Thế là tôi ngồi xích lại gần và cầm lấy tay Nga
Nga. Khi tôi và Nga Nga đã tay trong tay thì tôi nghe Nga Nga nói
nhỏ: “Anh hôn em đi, nhưng phải thật nhẹ nhàng!”. Nghe Nga Nga nói
xong nửa câu tôi đã tai ù mắt hoa nên đâu còn nghe rõ phần sau của câu
nói, liền ôm chặt lấy cô gái mà hôn như điên dại. Song, trong lúc
cuồng si đó, tôi cũng còn khá tỉnh táo để nghe thấy tiếng kêu của Nga
Nga “Ối!...”, rồi Nga Nga ngất lịm đi trong tay tôi! Hình như tiếng
kêu đó của Nga Nga cũng đến tai Hằng Nga, lập tức cô này chạy sang chỗ
tôi, đỡ Nga Nga nằm xuống băng ghế, nhẹ nhàng xoa bóp vùng ngực Nga
Nga và nói với tôi: “Được rồi, chỉ lát nữa là nó sẽ bình thường thôi.
Sao nó chưa nói với anh à, trong ngực nó còn hai viên bom bi, một viên
nằm sát kề tim, không lấy ra được. Nếu vận động mạnh sẽ bi đau vùng
ngực!”. Nghe Hằng Nga nói mà tôi choáng váng! Ôi, sao tôi lại ngốc
thế, người mình yêu bị những vết thương hiểm nghèo như thế mà không
hay biết gì? Chỉ khoảng ba phút sau, Nga Nga đã trở lại bình thường,
nhìn tôi cười nói: “Nga làm cho anh sợ phải không? Yên tâm đi, Nga
không sao đâu!”. Nga nói xong thì nép vào ngực tôi, bàn tay cô mân mê
những ngón tay tôi, khiến tôi như bị tan ra thành sương khói!
*
Cách
ngày nhập học ba ngày, tôi tới nhà hai người bạn lính nhưng đều không
có nhà. Tôi đi lòng vòng quanh Hồ Gươm không biết mấy vòng rồi chui
vào Thư Viện. Tới chỗ chúng tôi vẫn ngồi học thi mọi khi thì đã có ba
người đang ngồi đọc sách . Chỗ ba cô gái tên Nga vẫn còn trống. Tôi
sang ngồi trên cái ghế Nga Nga vẫn ngồi, suy nghĩ mông lung. Chợt hai
cô gái Hằng Nga và Thiên Nga xuất hiện, đi nhanh đến bên tôi nói nhỏ:
“Đến bệnh viện thăm Nga Nga ngay!”. Trên đường đi, hai cô gái tên Nga
không nói gì, vì quãng đường từ Thư viện đến Bệnh viện Việt Đức cũng
rất ngắn. Khi chúng tôi vào tới phòng điều trị thì Nga Nga đang thiếp
ngủ, khuôn mặt cô gái như một đám mây nhỏ, mỏng manh, kỳ ảo!... Thì ra
Nga Nga mới thực hiện xong ca mổ ghép thận cho người bố! Khi tỉnh ngủ,
nhìn thấy tôi, Nga Nga bỗng cười rất tươi và khẽ nói: “Nu Na đọc cho
em nghe bài thơ “Trong tháng năm kỳ diệu” của Hainơ đi! Em rất thích
bài thơ đó và thực ra, em đã bị Nu Na chinh phục ngay từ khi tặng em
bài thơ đó!”. Tôi nhẹ nắm bàn tay Nga Nga (từ sau lần Nga Nga bị ngất
xỉu vì tôi hôn quá mạnh, tôi luôn nhẹ nhàng hết sức mỗi khi chạm vào
người Nga Nga), rồi đọc khẽ: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra / Trong
tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu /
Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha…
…Trong
khi tôi đọc, tôi thấy đôi mắt Nga Nga thật đẹp, lung linh ánh sáng và
không hiểu sao, khi tôi đọc xong thì từ đôi mắt ấy, nhẹ nhàng lăn ra
hai giọt lệ, như hai viên ngọc trai!
Đôi
mắt của Nga Nga cứ ám ảnh tôi suốt một tuần liền và tôi có cảm giác
như sẽ có điều gì đó bất an! Và cái cảm giác bất an kia đã thành sự
thật khi một hôm, lại là cả hai cô gái Hằng Nga và Thiên Nga, đến báo
cho tôi biết: Đến Viện Mắt thăm Nga Nga đi, nó vừa làm phẫu thuật ghép
giác mạc cho bà mẹ nó rồi!... Lần này thì tôi quả là bị ù tai hoa mắt
thật sự, xem chừng còn dữ dội hơn cái lần đơn vị tôi bị bọn máy bay
cường kích hải quân Mỹ AD-4, AD-6 oanh tạc trúng trận địa!
Khi
tôi đến Viện Mắt thì Nga Nga đã tỉnh táo hoàn toàn, đang cười nói gì
đó với mấy cô Y tá. Thấy tôi tới, sau khi nắm nhẹ lấy bàn tay tôi, Nga
Nga nói: “Mấy hôm nay em bỗng muốn đọc thơ mà không đọc được, lại
chẳng có ai có thể đọc cho em nghe!”. Tôi thấy như có ai bóp mạnh tim
mình, đau nhói, mắt tôi bỗng nhòa lệ mà sao thấy khô khốc, nóng bỏng.
Tôi nhẹ nhàng cầm lấy các ngón tay mềm mại của Nga Nga và đọc: …Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha….
*
Trở
lên trên là toàn bộ câu chuyện của anh bạn Uông Ua kể cho tôi nghe.
Câu chuyện của Uông Ua có nhiều điểm giống với chuyện trở về đi học của
tôi, chỉ khác là thời gian của tôi là vào tháng Mười, đang đỉnh điểm
mùa mưa lũ, nước sông Hồng lên cao chưa từng thấy và có khả năng Hà
Nội sẽ thành biển nước. Còn chuyện của Uông Ua là vào tháng Năm –
Tháng năm kỳ diệu! Song, Uông Ua lại nhờ tôi viết và đứng tên tác giả
chứ nhất định không chịu đứng tên. Hỏi mãi thì Uông Ua mới nói: “Nếu
tôi viết và đứng tên thì tôi phải lấy lại cái tên ông Nội đặt cho là
Vua. Chắc là bây giờ người ta vẫn chưa chịu cho đặt tên như thế!”. Tôi
lại hỏi ba cô gái tên Nga, đặc biệt là Nga Nga hiện nay thế nào, thì
Uông Ua nói, không nên truy hỏi đến cùng như thế!./.
Sài Gòn, tháng 6-2010
Làng nói trạng
Đỗ Ngọc Thạch
Nếu
có ai hỏi ông Đồ Tiếu, một trong số những người cao tuổi nhất Làng
Hạ, rằng tại sao Làng Hạ có “biệt danh” là “Làng nói Trạng” thì ông
đều kể bằng một câu chuyện rất dài và chỉ có thể tóm tắt như sau:
Ngày
xưa, có lần ông Thầy Địa lý khét tiếng Tả Ao trên đường đi ngao du
bốn phương, khi tới Làng đã năm lần bảy lượt bỏ đi rồi lại quay lại
Làng, đi tới đi lui, định nói gì rồi lại thôi. Cứ như thế suốt hai
ngày, khiến cho những nhà Nho trong Làng hồi hộp lo âu không biết Làng
mình có điều gì bí ẩn mà đến bậc đã khiến cho Quỷ khốc Thần sầu như
Tả Ao Tiên sinh phải đắn đo nhiều như vậy? Đến ngày thứ ba, dường như
đành bất lực trước những bí ẩn của Thiên cơ, Thầy Tả Ao đến chào bái
biệt Trưởng Làng. Trưởng Làng cố gặng hỏi để thầy Tả Ao nói cho vài
câu nhưng thầy đều nói mãi ba chữ: “Bất khả tri!”. Đến khi Trưởng
Làng bảo người vợ ra chào thì thầy Tả Ao giật mình kinh ngạc chú mục
nhìn người vợ Trưởng Làng rồi ngồi phịch xuống ghế, mắt nhắm nghiền
rồi nói: “Kỳ nhân dị tướng! Ngàn năm mới có một người!”. Trưởng Làng
thấy vậy thì bảo người nhà lui hết đoạn vái thầy Tả Ao ba vái mà nói:
“Xin thầy cho biết! Xin thầy cho biết!”. Thầy Tả Ao lúc ấy mới thong
thả nói: “Vợ ông mới tắm xong, cho nên tôi thấy Con Ô Long còn dính
nước và nó bò tới mắt cá chân bà nhà! Còn bình thường thì nó xoắn lại,
cuốn xung quanh cái chân ngọc ngà của bà nhà, nên không ai nhìn thấy
con Ô Long đó! Đó gọi là Tướng cách Đại Quý Ô Long quấn ngọc trụ!”.
Thầy Tả Ao nói vậy nhưng Trưởng Làng còn chưa hiểu ra sao, thầy Tả Ao
phải giải thích cặn kẽ: “Âm mao của bà nhà cực kỳ xum xuê như lau
sậy, trong đó có một sợi đen nhánh, to bằng ba sợi khác, bình thường
thì sợi âm mao này xoắn lại quấn lấy bắp đùi, bắp vế bà nhà, cho nên
gọi là Ô Long quấn ngọc trụ, tức Con Rồng đen quấn cột ngọc!
Ban nãy bà nhà tắm, dội nước nên con Ô Long mới duỗi ra, dài tới mắt
cá chân, nên tôi đã nhìn thấy đuôi con Rồng đen đó!”. Trưởng Làng ngẩn
ngơ một lúc rồi như hiểu ra, song vẫn cố hỏi cho cặn kẽ: “Vậy con Ô
Long của bà nhà tôi có liên quan gì tới vận số của Làng này nói
chung?”. Thầy Tả Ao nói: “Sao lại không liên quan! Làng ông là vùng
đất Địa linh Nhân kiệt, nhân tài xuất chúng có nhiều nhưng do
hướng Đình đặt sai cho nên bị ma quỷ quậy phá, kẻ xấu hãm hại mà
không đạt tới kết quả mỹ mãn, đáng đỗ Trạng mà không thấy tên trong
bảng Vàng, bia đá!... Song nhờ có Ô Long phò trợ mà tai qua nạn khỏi”.
Trưởng Làng nghe nói vậy thì muốn nhờ thầy Tả Ao chọn lại hướng Đình,
nhưng thầy Tả Ao nói: “Vận số của Làng đã được định đoạt cho tới vài
trăm năm nữa, tôi sao dám sửa lại sổ sách của Nhà Trời. Song tôi có
thể giúp cách khắc chế tai ương, giảm thiểu điều xấu, bảo lưu điều
tốt!”. Hỏi làm như thế nào thì Thầy Tả Ao nói: “Cần làm ngay cái miếu
thờ Thần Ô Long, đặt ở hướng chính Tây của Đình Làng, khoảng cách là
năm đến mười dặm. Thêm nữa, trong Làng, phàm chỗ nào đất đã trũng thì
cho đào thành ao hồ, thả hoa sen, hoa súng. Cần có ít nhất chín cái ao
hồ lớn để làm chỗ cho Thần Ô Long giáng hạ. Điểm cuối cùng, nên đổi
tên Làng Hạ thành Làng Hạ Long!”…
Trưởng
Làng lắng nghe như nuốt từng chữ, từng lời của thầy Tả Ao. Nghe xong,
Trưởng Làng định hỏi thêm thì đã không thấy thầy Tả Ao đâu nữa!
Từ
khi Làng mang tên mới là Làng Hạ Long, cảnh sắc của Làng trở nên tươi
đẹp như tranh vẽ. Làng có chín cái hồ lớn và chín cái ao nhỏ lúc nào
cũng ngào ngạt hương hoa sen, hoa súng gợi cảnh thanh bình, an lạc.
Duy chỉ có điều lạ là trẻ con trong Làng đều được cho ăn học từ nhỏ,
nhưng đến những nấc thang cuối cùng của chuyện thi cử thì đều rơi rụng
hết, không có ai đỗ đạt cao, chẳng hạn như ngày xưa thì có ba kỳ thi
Hương, thi Hội và thi Đình, thì chỉ qua được kỳ thi Hương, vài người
qua được kỳ thi Hội, còn tới kỳ thi Đình thì không bao giờ có người
đỗ; còn như ngày nay thì chỉ qua được kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ
thông, tới thi Đại học thì rụng gần hết, chỉ còn được vài người đỗ vớt
hoặc được cộng thêm điểm ưu tiên!...Tuy nhiên, những người cao tuổi
không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Hội Bảo trợ học đường ra đời rất
sớm, sau này là Hội Khuyến học, hoạt động cũng rất mạnh. Và để khích
lệ tinh thần sĩ tử, khóa nào có ai đỗ Trạng Nguyên, Làng cùng mời cho
được Quan Trạng về Làng rồi chọn lấy vài người học trò xuất sắc nhất,
thi tài họa thơ, đối chữ với Quan Trạng, thực ra là để đánh đổ uy danh
của Quan Trạng, tôn vinh tài học của người Làng, song đa phần cũng
chỉ một chín một mười mà thôi. Tuy nhiên, trong những cuộc so tài đó,
ai có thể đối đáp ngang ngửa với Quan Trạng đều được Làng phong danh
hiệu Trạng Nguyên, cũng có nghi thức đón rước Trạng Nguyên về…tận nhà
và điều quan trọng nhất là cũng được cưới “Công Chúa của Làng” mà
không tốn kém một đồng bạc nào! Việc chọn ra “Công Chúa của Làng” được
tiến hành hàng năm nên lúc nào cũng có sẵn Công chúa ngọc ngà đế Tân
khoa Trạng Nguyên đón Nàng về dinh động phòng hoa chúc!
Trải
qua thời gian, số Trạng Nguyên được Làng phong tặng ngày càng nhiều
và hầu hết những Trạng Nguyên này đều mãn nguyện với cuộc sống của
mình: vợ đẹp con khôn và không bao giờ lo đói bởi đó sẽ là những ông
Đồ đắt giá (sau này là Gia sư) vĩnh viễn của Làng, thậm chí các làng
khác trong vùng cũng đem con em tới nhờ dạy bảo! Và, như một tất yếu
khách quan, những Ông Trạng không sắc phong này “coi Trời bằng vung”,
nói một tấc đến Trời, tức nói khoác không ai bằng! Vì thế, người trong
vùng gọi Làng Hạ Long này là Làng Nói Trạng! Hàng năm, Làng đều có tổ
chức thi nói Trạng và ai đoạt giải nhất cũng được Làng phong danh
hiệu Trạng Nguyên!
*
Chúng
ta đã được biết một số Làng nói Trạng do những nhà sưu tầm văn hóa
dân gian, nhà báo sưu tầm và kể lại trên một số báo chí như Quảng Cư
(Quảng Bình),Vĩnh Hoàng (tỉnh Quảng Trị), Đồng Sài (tỉnh Bắc Ninh),
Trúc Ổ (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Văn Lang (huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ),v.v… Song, Làng nói Trạng Hạ Long sẽ khiến cho người tiếp
xúc lần đầu tiên phải thốt lên: “Không thể nói khoác hơn!”…
Những
nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folkllore) có quê gốc là
Làng Nói Trạng Hạ Long đang khẩn trương sưu tập những câu chuyện Nói
Trạng của Làng để in thành ba tập sách, mỗi tập khoảng một ngàn trang,
dự kiến hết năm 2010 sẽ xong mọi vấn đề và sẽ được in ấn, phát hành
vào quý một năm 2011. Đến lúc ấy, bạn đọc có thể “no sôi chán chè” về
Truyện Nói Trạng. Những gì tiếp dưới đây là được rút từ bộ sách nói
trên.
*
Làng Nói Trạng có rất nhiều nhân vật thuộc loại Kỳ nhân dị tướng,
tất nhiên. Nhân vật có nhiều huyền thoại bao quanh nhất là ông Song
Long. Ông Song Long chính là con trai trưởng của ông Trưởng Làng với bà
vợ có tướng cách Đại quý Ô Long quấn ngọc trụ, người đã từng
được tiếp kiến Tả Ao Tiên sinh đã nói trên. Năm nay, ông Song Long đã
hơn trăm tuổi, song sức khỏe còn rất tốt, có thể nói là đẹp Lão,
không thua gì các vị Đại Tiên trên Thượng giới. Khi ông được sinh ra,
rất đặc biệt, không như người thường. Theo lệ thường, khi người mẹ ra
nước ối thì đứa con sẽ chui ra ngay, nhưng ông Song Long thì không
chịu ra ngay mà phải một ngày sau. Lúc ông chui ra, bà đỡ thấy tay ông
cứ nắm chặt “con Ô Long” của người mẹ thì không biết làm thế nào, bởi
nếu làm đứt “con Ô Long” của người mẹ thì rất nguy hiểm bởi người mẹ
sẽ mất đi cái Tướng cách Đại quý Ô Long quấn ngọc trụ! Bà đỡ
bèn nói rõ tình hình với người mẹ, lập tức người mẹ quát lớn: “Thả tay
ra ngay! Mẹ đã cho con những hai con Ô Long rồi còn muốn gì? Sờ tay
lên đầu xem!”. Ông Song Long, tức thằng bé vừa chui ra từ bụng mẹ liền
sờ tay lên đỉnh đầu, quả nhiên ngay giữa huyệt Bách hội, có
hai sợi tóc đen nhánh, to gấp ba lần những sợi khác, dài tới mười
phân! Từ đó, đứa bé được đặt tên là Song Long. Hai sợi tóc đó của
thằng bé dài ra không ngờ, khi năm tuổi thì có thể quấn kín người như
cái áo giáp, dao chém không đứt, dáo đâm không thủng. Bình thường phải
cuộn hai sợi tóc đó lại, cho vào một cái túi vải, đeo dưới nách!
Khi
mới mười tuổi, cậu bé Song Long đã đỗ đầu kỳ thi Hương, kỳ thi Hội
cũng đỗ Á khoa, nhưng đến kỳ thi Đình thì bị đánh trượt vì chê con gái
yêu của Quan Chủ khảo là xấu xí, không chịu thành thân. Thực ra, cậu
bé Song Long đã được ông Trưởng Làng chọn cho người vợ ở cùng Làng có
Tướng cách cực quý là Song Long nhiễu nguyệt, hai vợ chồng đều có quý tướng thì còn mơ tưởng gì nữa!
Sau
lần hỏng thi đó, cậu bé Song Long ở nhà, cưới vợ rồi vui thú chuyện
vợ con, chẳng thiết gì chuyện thi cử lập công danh nữa! Tuy thế, tài
học cũng như tài nói khoác của Song Long đã bay tứ phương, nhiều Đại
Nho quanh vùng phải tâm phục khẩu phục!
Lần
ấy, có một vị quan Thượng Thư người miền trong, từng đậu Trạng
Nguyên, đi kinh lý qua Làng Hạ Long, đã nghe đồn nhiều về Song Long,
bèn vào Làng tìm Song Long xem thực hư thế nào. Quan Thượng Thư vốn
ghét những người không đỗ đạt mà lại nói khoác nên muốn tìm cách dồn
Song Long vào chỗ chết. Lúc đó, Song Long mới gần hai mươi tuổi, đang
sức trai tràn trề, mà chỉ loanh quanh ở nhà, không mấy khi đi ra khỏi
lũy tre làng, nên quả là có nhiều quả ngon vật lạ ở tứ phương mà chưa
biết tới. Quan Thượng Thư muốn khai thác chỗ yếu đó của Song Long, bèn
nói: “Ta có người thiếp, tuổi chỉ xấp xỉ bằng ngươi, nhưng đã đi khắp
nơi trong Nam ngoài Bắc, món ngon vật lạ gì cũng đã nếm qua. Vậy
ngươi có món ăn gì khiến cho Nàng thích như là mới biết lần đầu thì
được thưởng ngàn lạng bạc, bằng không sẽ bị chém đầu. Ngươi có dám
nhận lời thách đố không?”. Song Long chấp nhận ngay và yêu cầu Quan
Thượng Thư quây vải thành cái buồng giữa sân để dâng đặc sản!
Khi
Song Long dâng đặc sản, mọi người chỉ nhìn thấy Song Long bưng cái
mâm đồng trên úp lồng bàn nên không thể biết trong mâm là món gì?
Nhưng chỉ năm phút sau thì người thiếp của Quan Thượng Thư bước ra
nói: “Quả là Thiếp chưa từng được nếm món này!... Cực ngon!...”. Lúc
ấy Song Long bưng cái mâm ra, Quan Thượng Thư vội lật lồng bàn ra xem
thì không thấy gì, tròn mắt hỏi: “Món ấy đâu?”. Người Thiếp nói:
“Thiếp đã ăn hết ngay!”… Đám đông xì xào bàn tán hồi lâu mà không biết
Song Long đã dâng món gì? Hỏi mấy ông già lão làng thì chỉ nói kiểu
gợi ý: Nhìn tạng người Quan Thượng Thư hom hem như thế, tất khi “hành
sự” chỉ như “đuôi chuột ngoáy lọ mỡ”, như thế người Thiếp trẻ đẹp kia
tất sẽ nuốt chửng cái “món ấy” của chàng trai trẻ!...
*
Có
một cao thủ nói khoác ở một Làng nói Trạng khác của tỉnh nọ, nghe đồn
Làng nói Trạng Hạ Long có nhân vật huyền thoại Song Long, liền tìm
đến thách đấu. Cao thủ nói khoác này có người vợ yêu cực kỳ sung mãn,
đặc biệt là đôi nhũ hoa đẹp không thể tả, với số đo vòng một theo kiểu
đo bây giờ phải tới hơn chín mươi phân. Người này cũng dò hỏi và biết
Song Long có người vợ có quý tướng Song Long nhiễu nguyệt thì háo hức muốn biết Song Long nhiễu nguyệt có hơn Nhũ hoa điểm son
của vợ mình hay không, liền đưa ra điều kiện thách đố là “Được hoặc mất
vợ với đối phương”. Khi người kia tới thách đấu, Song Long nhận lời
ngay. Người vợ Song Long thấy vậy thì nói: “Sao chàng lại đem thiếp ra
nhận thách đấu? Lỡ Chàng thua thì làm sao Thiếp sống nổi với người
ta?”. Song Long bình thản nói: “Người này thách đấu như thế là đã tự
hại mình, thua là cái chắc bởi ba điều: 1/ Mới vào cuộc anh ta đã chăm
chăm muốn chiếm đoạt vợ người, không biết có chiếm được vợ người hay
không nhưng mất vợ mình là không tránh khỏi; 2/ Vợ anh ta mạnh về đôi
nhũ hoa, mà đôi nhũ hoa là tài sản của con cái chứ không phải của
người chồng, vậy là anh ta đã cầm lộn vũ khí, con cái sẽ phản đối,
chưa đánh đã thua; 3/ Có câu “Thái quá bất cập”, tức đôi nhũ hoa của
vợ anh ta to đến như thế là hết cỡ. Anh ta nói khoác ắt nói về đôi nhũ
hoa vô địch của vợ, ắt nói nó sẽ to nhất thế giới, phình to đến như
thế ắt sẽ nổ tung, anh ta thua cuộc là cái chắc!”. Vợ Song Long nghe
nói vậy thì yên tâm và thầm nghĩ, nếu chồng mình biết dùng vũ khí đặc
biệt là “Đôi Rồng đang ấp mặt trăng” của mình thì thế nào cũng bắt
trói được cô nàng có “Nhũ hoa điểm son” về làm vợ bé cho mình có người
sai khiến! Quả nhiên, khi vào cuộc thi nói khoác, tay cao thủ kia cứ bơm mãi cho đôi nhũ hoa của vợ mình lớn đến cực đại
để đến nỗi đối thủ chỉ khẽ chọc cũng nổ tung. Còn Song Long cứ tha hồ
kéo dài cặp “Song Long nhiễu nguyệt” ra tới vô cực!... Người vợ của kẻ
nói khoác bại trận có đôi nhũ hoa điểm son sau đó thành vợ bé của Song
Long, khiến cho gia thế thêm thịnh vượng!
*
Khoảng
nửa Thế kỷ thứ 21 trở lại đây, “phong trào nói khoác” ở Làng Hạ Long
cũng như ở các Làng Nói Trạng khác có phần im ắng, bởi có thời gian,
chính quyền địa phương cho chuyện nói Trạng, nói khoác là không tốt,
thậm chí có hại cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước! Song, khoảng
chục năm trở lại đây, vấn đề tìm về cội nguồn dân tộc để xác định bản
sắc văn hóa của dân tộc được chú ý nên chuyện Nói Trạng lại được chú ý
khai thác, bảo tồn bởi đó là một trong những nét độc đáo của bản sắc
văn hóa dân tộc!...
Một
ngày kia, Làng nói Trạng Hạ Long lại tổ chức Hội Thi Nói khoác, có
mời các Làng nói Trạng ở các nơi tham dự, giải thưởng được treo cực
lớn, có mơ như kiểu nói khoác cũng không thể ngờ!... Song, người bị
bất ngờ lại chính là Ban Giám khảo của Hội Thi Nói Trạng, trong đó có
dị nhân Song Long đã thọ hơn trăm tuổi! Họ bị bất ngờ vì nhận được
chín bài dự thi được đóng xén rất đẹp thành chín cuốn sách khổ lớn như
Lịch treo tường, dày hơn ngàn trang! Nội dung của chín tập sách đó là
gì? Đó là những bản Báo cáo Tổng kết hàng năm (chỉ tập hợp
các Báo cáo điển hình trong khoảng mười năm gần đây) của các cơ quan
cấp Bộ như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Giáo dục,
Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, v.v… và một số Tỉnh, Thành phố nổi tiếng về
“Báo cáo láo” để phô trương thành tích {mà báo chí gọi là “Bệnh thành
tích”)… Hỏi tác giả của những “Bài thi” đó thì toàn là chuyên viên cao
cấp chuyên ngành viết Báo Cáo của các Bộ, Tỉnh thành nói trên!
Ban
Giám khảo họp một ngày và quyết định trao giải Nhất đồng hạng cho cả
chín cuốn Bài thi nói Khoác! Sau Tết năm con Cọp sẽ làm lễ phát
thưởng, chưa biết ngày chính xác là ngày nào? Có lẽ sẽ phải là một ngày
dài hơn Thế kỷ!.../.
Sài Gòn, những ngày đầu năm 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét