newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...
vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html
Chi tiết: Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 115. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát ...
nhavantphcm.com.vn/d%25E1%25BB%2597-ngoc-thach-nha-van-...
Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ...
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D645...
ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp ( Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...
4phuong.net/index.php%3Faction%3Dsearch%26mode%3Dauthor...
Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch. 1. KHÔNG QUA CẦU Ông Lê Quá Hải và ông Lý Quá Giang là đôi bạn già rất đẹp đôi, đẹp lão. Người biết chuyện nói hai ông đều đã ...
www.trieuxuan.info/%3Fpg%3Dtgdetail%26id%3D495
Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...
BẠN HỌC LỚP HAI- Đỗ Ngọc Thạch
BẠN HỌC LỚP HAI
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
1.
Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác định nhất. Nếu muốn so sánh với một cái gì đó trong cuộc sống hiện đại thì có thể nghĩ tới Thế giới Mạng (Internet) – thực và ảo lẫn lộn, biến hóa khôn lường!...
Trong các “loại hình” bằng hữu thì bạn thả diều chăn trâu (bạn tuổi thơ), bạn tuổi hoa phượng (bạn học – đồng học, đồng môn), bạn chiến đấu trong cùng chiến hào (bạn lính -đồng đội) là ba mối quan hệ đẹp nhất! Có thể mọi người suy nghĩ khác, nhưng tôi tin rằng sau khi đọc xong cái Truyện ngắn này, sẽ đồng cảm với tác giả…
Trong ba loại hình bằng hữu vừa nói trên, đối với tôi, Bạn học để lại nhiều kỷ niệm nhớ đời , và tôi nghĩ rằng rất hiếm có người có hoàn cảnh rất đặc biệt như tôi:
-Thời gian đi học dài kéo dài từ 10 năm phổ thông qua 4 năm đại học, xen kẽ vào 4 năm đi chiến đấu ở binh chủng Ra-đa, với tôi lại thêm 1 năm đại học vì tôi học xong năm thứ nhất Khoa Toán thì chuyển sang Khoa Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội);
- Do 10 năm phổ thông tôi học ở Mười trường (lớp 1 ở Hà Nội học kỳ 1 và học kỳ 2 ở trường Nam Tiểu học Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Đông; lớp 2 ở trường Tiểu học Thị xã VĩnhYên – tỉnh Vĩnh Yên; lớp 3 ở trường Tiểu học Ô Đông Mác – Hà Nội; lớp 4 ở trường Gia Sàng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; lớp 5 ở trường Lương Ngọc Quyến, tỉnh Thái Nguyên; lớp 6 ở trường Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; lớp 7 ở trường Đằng Giang, huyện Hải An, TP. Hải Phòng; lớp 8 ở trường Thái Phiên, TP. Hải Phòng; lớp 9 ở trường Ngô Quyền, TP.HP; lớp 10 ở trường Hải An, TP. Hải Phòng) nên số bạn học là rất nhiều!
Khi đã lùi xa cái tuổi học trò, nhiều lúc nhìn lại, hầu như không ai là không thấy nó đẹp kỳ lạ và đều muốn “thời gian quay trở lại”!... Và với tôi, thật là ngẫu nhiên, cứ vào dịp mùa hoa phượng nở đỏ rực cả trời xanh, tôi lại gặp một người bạn học cũ, ngay giữa cuộc đời chứ không phải chỉ trong những giấc mơ!... Truyện ngắn này nói về việc gặp lại hai người bạn học từ lớp 2 !...
2.
Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường. Thầy giáo của lớp tôi tên là Tảo. Tôi còn nhớ thầy có dáng cao gày, tóc đã điểm bạc… Cuối năm, thầy Tảo gọi tôi tới nhà giúp thầy cộng điểm cho lớp. Cách xếp hạng là cộng tất cả các điểm của học kỳ 2 (học kỳ 1 đã làm khi kết thúc học kỳ 1) rồi chia ra số lần có điểm lấy bình quân, số điểm bình quân của học kỳ 2 lại cộng với số điểm bình quân của học kỳ 1 rồi chia 2 lấy điểm bình quân cả năm. Đây là điểm để xếp hạng cả năm. Điểm bình quân của tôi cao nhất là 4,8 (thời đó cho điểm theo hệ số 5), thứ nhì là em trai tôi, được 4,5, thứ ba là một bạn tên Bản, được 4,2. Đúng quy định thì ba người này sẽ xếp thứ nhất, nhì và ba. Nhưng thầy Tảo nói: “Hai anh em cậu lấy hết phần thưởng thì không công bằng. Bây giờ xếp 2 anh em Thứ Nhất, Bản thứ nhì và lấy thêm Lan, được 4,0 xếp thứ ba!” Tưởng thầy nói đùa, ai ngờ đến hôm tổng kết năm học, kết quả đó là chính thức. Mỗi hạng Nhất, nhì, ba có một giấy khen và một gói phần thưởng. Đọc quyết định xong, gọi chúng tôi lên nhận thưởng và giấy khen, hạng nhất của 2 anh em tôi chỉ có 1 tờ giấy khen (viết tên cả hai) và 1 gói phần thưởng!
Tôi bảo em tôi nhận rồi chạy một mạch ra con đường ngoằn nghoèo!...Con đường ngoằn nghoèo này có nhiều lối rẽ đi vào các khu dân cư (nay chắc là đã thay đổi nhiều), các lối rẽ này chỉ là đường đất, trời mưa thì đi lại khó khăn do trơn trượt, nhưng lúc nắng ráo thì là chỗ chơi đáo lỗ tuyệt vời…Trong trường cấm chơi đáo nên tôi thường ra đây chơi với đám trẻ con dân phố và tôi chơi vào loại “mả” ( từ dùng chỉ người chơi giỏi). Hôm đó, tôi đã đại thắng, chọi bách phát bách trúng và thả lỗ đáo thì không trượt lần nào! Khi em tôi ra kiếm tôi để đi về thì “chiến lợi phẩm” đã đựng căng phồng trong cái cặp da! Tôi dẫn người em vào một cửa hàng Ăn uống (lúc đó chủ yếu là của Mậu dịch, tức Nhà nước chứ chưa có hàng ăn tư nhân đầy nhóc như bây giờ) và gọi những món ngon nhất, bày kín mặt bàn như trong phim Tàu, đó là phần thưởng xứng đáng cho người xếp thứ Nhất, vừa ăn tôi vừa nghĩ như vậy!...
(Nói qua vài dòng về cái trò chơi đáo lỗ này. Cách chơi phổ biến là khoét một cái lỗ có đường kính bằng đồng tiền Bảo Đại, vạch một đường sát lỗ đáo và vạch một đường cách khoảng 2 mét để cho người chơi đứng. Khi người chơi tung một nắm khoảng chục đồng tiền (thường là tiền nhôm, gọi là hào, không có lỗ) lên trên vạch có lỗ đáo, nếu có dính đôi, hoặc ba, bốn, thì được chọi, bằng một đồng cái, thường là ghép 2 đồng tiền loại nặng (hoặc đổ chì lấy từ ống đựng thuốc đánh răng đã dùng hết). Người chọi mà chọi trúng cái dính đôi cho tách ra là thắng. Nếu không có dính đôi thì đối phương sẽ thách chọi một đồng hào nào đó hoặc thả đồng cái trúng vào lỗ đáo!...Có một câu thành ngữ “Mắt như lỗ đáo” là nói về những người có đôi hốc mắt to và sâu như cái lỗ đáo! Một cách nói thông dụng của cuộc sống được hình thành từ một trò chơi con trẻ thì trò chơi đó phải rất phổ biến, rất hấp dẫn, rất thịnh trong cuộc sống!)…
Năm học đã hết, mùa hè đã về từ bao giờ, hoa phượng đỏ rực khắp nơi. Chắc là các bạn học của tôi đang Nghỉ Hè tại gia hoặc đi về quê ngoại, nội, hoặc đi tắm biển, tùy người…Nhưng tôi không đượcNghỉ Hè mà ngày mai, gia đình tôi lại làm một cuộc di chuyển nữa: về Hà Nội! (Cho đến lúc này, gia đình tôi đã chuyển nhà ba lần: sau giải phóng Thủ đô chuyển từ quê về Hà Nội- bố tôi là BS Quân Y, làm việc ở BV l08, rồi chuyển từ Hà Nội về Hà Đông- BV 103, từ Hà Đông chuyển tới Vĩnh Yên- Quân Y viện 9). Cứ như là bàn chân tự tìm đường mà đi, tôi đã đứng giữa sân trường từ lúc nào! Các phòng học cứ quay vun vút trước mặt tôi như là cái đèn cù, rồi tất cả những hình ảnh của năm học vừa qua vụt hiện về rồi lại quay vun vút như đèn cù!...Rồi đột ngột như trong truyện cổ tích, có một Nàng Tiên hào quang rực rỡ xuất hiện trước mặt tôi! Khi tôi dụi mắt nhìn cho rõ thì hóa ra là cô bạn học cùng lớp tên Lan, người được lấy bổ sung vào danh sách khen thưởng cuối năm vừa rồi! Lan nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, cộng với cái lúm đồng tiền làm cho nụ cười trở nên tuyệt đẹp.
Hình như chúng tôi cứ đứng nhìn nhau như thế vì một lúc sau mới thấy Lan nói: “Tớ nghe thầy Tảo nói cậu đã làm thủ tục chuyển trường về Hà Nội! Tớ tính tới nhà cậu nhưng nhìn thấy cái cổng Bệnh viện to tướng, lại có cả lính gác, nhìn vào bên trong thấy rộng mênh mông, không biết cậu ở đâu mà tìm, nên không vào nữa! Thì ra đến trường lại tóm được cậu!” Tôi hỏi lại: “Làm sao cậu biết tớ ở đây?” Lan ra vẻ bí hiểm, nói nhỏ: “Thế mới giỏi, đây là bí quyết không thể tiết lộ!” Tôi lại nói: “Không tiết lộ thì thôi! Vậy cậu tìm tớ làm gì?” Lan nói rất rõ ràng, giọng có vẻ nghiêm trang: “Về cái chuyện phần thưởng cuối năm vừa rồi! Tớ hơi bất ngờ khi mình được khen thưởng. Tớ và mẹ đã cộng điểm lại thì thấy tớ chỉ được 3,8 chứ không phải 4,0 như công bố trên lớp. Có thể cậu hoặc thầy Tảo đã cộng nhầm!...” Tôi ngắt lời: “Thôi, chuyện đã qua rồi, nhắc lại làm gì?” Lan nói ngay: “Tớ chưa đủ 4,0 không xứng đáng nhận phần thưởng, còn hai anh em cậu phải nhận hai phần thưởng mới đúng! Vì thế tớ trả lại phần thưởng này cho cậu!” Nói rồi Lan lấy trong túi xách ra một gói giấy báo, dúi vào tay tôi, nhưng tôi không nhận mà nói ngay: “Tớ không thể nhận như thế! Phải có giấy quyết định của thầy Hiệu Trưởng mới hợp lệ! Hơn nữa, đây là phần thưởng cho người xếp thứ ba, còn của tớ là xếp thứ nhất cơ mà!” Nghe tôi nói vậy, Lan ngớ người rồi nói: “Ừ nhỉ! Muốn làm lại thì rất phức tạp! Nhưng không làm gì thì tớ không thấy yên tâm!...Hay là thế này nhé, nhân chuyện chuyển trường của cậu, tớ sẽ chiêu đãi cậu một chầu túy lúy, ăn uống tùy thích! Được không?”
Tôi thoáng ngần ngừ rồi nói: “Không được, chúng mình đi cùng nhau ăn uống như thế, chúng nó mà nhìn thấy thì ngượng lắm! Mà cậu lấy tiền đâu mà chiêu đãi?” Lan nói ngay: “Cậu khỏi lo, tớ có “ngân quỹ” riêng hai năm nay rồi, còn chuyện chúng nó nhìn thấy thì mặc kệ, cười hở mười cái răng!” Tôi thoáng nghĩ, nếu đi cùng Lan sẽ lâu, mà tôi thì phải về để thu xếp đồ đạc, ngày mai đã đi rồi, liền nói: “Thời gian không có nhiều, làm như thế thì vui nhưng rềnh ràng quá. Theo tớ chỉ cần trao đổi kỷ vật là đủ!” Lan đồng ý ngay và hẹn tám giờ tối sẽ chờ tôi ở cổng Bệnh viện để trao đổi kỷ vật!...Đúng 8 giờ tối, tôi đi ra cổng Bệnh viện thì nhìn thấy ở bên gốc cây cổ thụ bên kia đường, Lan đang đứng cạnh cái xe đạp lấp loáng ánh điện. Tôi chạy qua đường và đưa ra món đồ của mình trước: đó là một cuốn sổ loại nhỏ mà bố tôi mua cho tôi để tôi viết Nhật ký (bố tôi bắt anh chị em chúng tôi viết hàng ngày), chưa viết Nhật Ký mà tôi chỉ chép tặng Lan một bài thơ ghép tên các bộ phim hay đang chiếu thời đó, bài thơ do các chú bộ đội thuyết minh phim đọc trong các buổi chiếu phim, bài thơ rất dài, mở đầu như sau: “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim ?
Ngày mai anh sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Lan cũng đưa tôi một gói nhỏ, cầm lấy, tôi đoán chừng cũng là một quyển sổ, vì lúc đó vật được dùng để làm quà tặng, phần thưởng thường là sổ và bút máy, ở nông thôn thì là khăn tay, khăn mặt!... Chúng tôi vừa trao đổi vật kỷ niệm xong thì tôi thoáng thấy hình như bố tôi xuất hiện ở cổng bệnh viện, đang nói chuyện gì đó với người gác cổng. Linh tính báo cho tôi biết bố tôi đang tìm tôi, tôi liền nói với Lan: “Cậu về đi, bố tớ đang gọi tớ đấy!” Lan liền kéo tôi về phía bên kia gốc cây, không bị ánh đèn của cổng bệnh viện chiếu sáng, nói sát vào tai tôi: “Tạm biệt cậu nhé! Cậu hôn tớ đi, như trong phim ấy!” Tôi lúng túng chưa biết làm gì thì Lan ôm chặt lấy tôi, hôn vào mỗi má tôi một cái! Theo phản xạ, tôi cũng làm như Lan, hôn vào hai má Lan, nhưng hôn rất lâu!...Bỗng có tiếng “rầm”, một cành cây khô rất lớn rơi xuống bên kia gốc cây, chỗ tôi và Lan vừa đứng! Chúng tôi cùng giật thót, buông nhau ra! Tôi nhìn về cổng bệnh viện, thấy bố tôi đứng chống nạnh ngay giữa cổng! Tôi nói với Lan: “Cậu lên xe phóng về ngay đi!” Lan ngồi lên xe, phóng vút đi! Tôi liền kéo cành củi khô đi thẳng vào cổng bệnh viện, vừa đi vừa nghĩ, sáng mai sẽ có củi cho mẹ tôi nấu bữa cơm cuối cùng, nhà đang hết củi, đúng là Trời cho!...
3.
Lúc tôi và Lan chia tay nhau ở trước cổng Quân Y Viện 9 thị xã Vĩnh Yên là vào năm 1956, và phải đến năm 1988, tức 32 năm sau mới gặp lại. Lúc đó, không biết “ma dẫn lối, quỷ đưa đường” thế nào mà tôi bỏ nhiệm sở Nhà nước, nhận “một cục” 22 tháng lương (tính từ năm 1966, năm tôi nhập ngũ) rồi “phiêu bạt giang hồ”, nôm na là lang thang kiếm sống ở Sài Gòn, làm đủ mọi việc, thượng vàng hạ cám!...Một hôm, tôi đang lang thang ở quận 5 thì thấy có một phòng mạch tư rất đông người ra vào, nhìn biển hiệu thì thấy dòng chữ rất lạ: Phòng Mạch Lã Bố: chuyên trị phụ khoa và nam khoa với 2 bác sĩ lành nghề. Tò mò, với lại dạo này cảm thấy như là trong người có “bệnh lạ”, tôi đi vào. Nhưng phải chờ chừng nửa tiếng mới tới lượt. Đang ngồi trong phòng khám là một nữ Bác sĩ, dáng người cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt khả ái. Câu hỏi đầu tiên của Nữ BS là: “Xin ông cho biết tên, tuổi, nghề nghiệp và tình trạng bệnh tật?”
Nghe tôi nói họ tên, nữ BS định viết vào một cuốn sổ to trước mặt, thì ngừng lại, nhìn tôi một phút rồi nói: “Ông trùng tên với một người bạn học cũ của tôi”, vừa nói nữ BS vừa viết tên tôi vào cuốn sổ to. Tôi nói: “Thỉnh thoảng tôi cũng gặp người trùng tên, nhưng cả họ và chữ đệm thì rất hiếm!” Nữ BS nói ngay: “Đúng vậy! Vì thế tôi ngờ ngợ…Ông có thể cho biết hồi học lớp 2 ông học ở đâu không?” Tôi thoáng suy nghĩ rồi nói: “Lớp 2 à, thế thì tôi nhớ ra rồi! Lớp 2 tôi học ở thị xã Vĩnh Yên, thầy giáo là thầy Tảo, còn bạn học thì nhiều quá làm sao nhớ nổi?” Nữ BS nhìn tôi chăm chú rồi nói: “Ông thử cố nhớ một, hai cái tên xem sao?
Chẳng lẽ sau một năm học lại không có cái tên nào được lưu trong bộ nhớ?” Như một ánh chớp, những hình ảnh ở trước cổng Quân Y viện 9 vụt hiện ra, tôi nói ngay: “Có rồi! Đó là Lan!...” Nữ BS nói tiếp: “Có phải ông đã tặng cô bé cuốn sổ tay có chép bài thơ ghép tên các bô phim “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim…” Nữ BS ngừng lại, nhìn tôi chăm chú. Còn tôi thì bàng hoàng, bâng khuâng, ngơ ngác, bồi hồi… nói tóm lại là không thể dùng một khái niệm nào bằng ngôn từ để diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, và tôi đọc tiếp bài thơ ghép tên các bộ phim mà nữ BS vừa đọc: “Ngày mai tôi sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Người Nữ BS nhìn tôi không chớp mắt, rồi những giọt lệ lung linh lăn ra như những viên ngọc trai! Trong đầu tôi vang lên tiếng nói :”Đúng là Lan rồi!...Lan ơi!...”, nhưng mồm tôi như bị á khẩu, ngồi nghệt như tượng! Nữ Bác sĩ đứng bật dậy, lấy khăn lau mấy giọt nước mắt, rồi nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, nhưng má lúm đồng tiền thì không còn nữa, song tôi vẫn khẳng định đó đúng là Lan! Lan hít một hơi dài, rồi nói: “Khi cậu vừa nói tên là tớ biết chính là cậu chứ chẳng thế là ai khác! Giờ cậu nói thêm một cái tên nữa xem sao, vì nó rất quan trọng?”
Hình ảnh buổi lễ Tổng kết cuối năm vụt hiện về, tôi nói ngay: “Bản!...Đó là cái tên thứ hai tôi nhớ sau Lan!” Lan nghe nói vậy thì nói: “Cậu chờ chút nhé!”, rồi lấy tấm biển nhỏ có chữ “Nghỉ khám bệnh” treo ra trước cửa rồi đi sang một căn phòng khác. Lúc trở lại có thêm một người cũng mặc Blu trắng, dáng mập mạp, trắng trẻo. Lan đẩy người đó ra trước mặt tôi rồi nói: “Cậu nhìn xem có đúng là Bản đây không?” Vì đã nói trước cái tên Bản nên những hình ảnh từ 32 năm trước bay vùn vụt về đậu lên người đàn ông đứng trước mặt tôi, khiến tôi như là nhìn thấy cậu học trò Bản lớp 2 ngày nào! Tôi chưa kịp nói gì thì người đàn ông kia đã nhào tới chụp lấy tay tôi mà nói: “Thạch! Đúng là cậu rồi! Tuần vừa rồi, chúng mình có về thăm lại Vĩnh Yên và vợ chồng mình nhắc tới cậu hoài!...”
Đêm hôm đó, ba người bạn học từ lớp 2 đã ngồi với nhau thâu đêm tới sáng, họ như được sống lại cái thời bảy, tám tuổi!...
Thời gian của những cuộc hội ngộ thường trôi qua nhanh như sóng thác, nhìn đồng hồ đã 5 giờ, Lan nói: “Bây giờ chúng ta qua bên kia làm tô phở cho vợ chồng mình chuẩn bị đến Bệnh viện. Còn cậu thì về làm giấc ngủ bù kẻo mệt. Năm giờ Chiều lại tới nhé, hôm nay phòng mạch nghỉ, tớ sẽ chiêu đãi cậu một bữa đại tiệc túy lúy, trả cái món nợ mà 32 năm trước không thực hiện được!” Tôi giật mình nghĩ, cô bạn này nhớ dai thật, và lại nghĩ, giá như hồi đó mình nhận lời đi chiêu đãi với Lan thì biết đâu “số phận” sẽ khác?
Lúc ba chúng tôi vừa bước qua cổng nhà Lan thì một cành cây khô to tướng rơi bịch xuống chỗ chúng tôi vừa bước qua! Ba người cùng giật mình! Lan bỗng bật cười hỏi tôi: “Thế cái cành cây khô rơi trước cổng Bệnh viện hôm ấy cậu xử lý thế nào?” Tôi nói một mạch như là đang sống lại cái thời điểm ấy: “Nhờ kéo cái cành cây khô ấy về nhà mà khi đi qua cổng bố tôi không hỏi han gì, vì tôi vẫn thường đi kiếm củi như thế mỗi khi nhà hết củi đun và sáng hôm sau mới có củi cho mẹ tôi nấu cơm! Đó là bữa cơm cuối cùng ở Vĩnh Yên, trong bát cơm có mùi nụ hôn của Lan!...”
4.
Bữa đại tiệc mà vợ chồng Lan chiêu đãi tôi rất thịnh soạn, có đủ các món ăn đặc sản của cả Bắc và Nam, tuy nhiên, chúng tôi ăn ít mà nói chuyện nhiều, đủ mọi đề tài nhưng nhiều nhất vẫn là đề tài ngành Y. Lan nói: “Cuộc chia tay với cậu ở cổng bệnh viện đã khiến cho tớ quyết theo học ngành Y với ý nghĩ: cậu sẽ vào học Trường Y nối nghiệp bố và chúng ta sẽ gặp nhau ở đó!” Tôi chỉ biết nói kiểu “vuốt đuôi” : “Ôi, tớ thấy tiếc thật sự vì khi có giấy gọi vào Khoa Toán ĐH Tổng hợp, bố tớ đã dẫn tớ đến gặp ông hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, đưa giấy gọi cho ông để nhờ ông đổi giấy gọi vào Trường Y, ông Hiệu trưởng đã đồng ý. Nhưng lúc ấy tớ còn trẻ người non dạ nên cứ mơ thành nhà Toán học và không nghe lời bố mà đi một mạch tới Khoa Toán!...Giá như lúc ấy gặp cậu thì…” Bản nói: “Bàn tay Tạo hóa đã xếp đặt như thế, làm gì có chuyện giá như!” Lan cười , nói: “Đúng là tài ba không qua số phận, nhưng ta cứ thử chống lại định mệnh xem, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” mà!” Tôi hỏi: “Chống lại bằng cách nào?” Lan nói luôn: “Tớ sẽ giúp cậu làm lại từ đầu! Giờ cậu mới 40 tuổi, so với ông Bành vẫn là con nít! Tớ định thế này: cậu đến phòng mạch này phụ giúp vợ chồng tớ, tớ sẽ cung cấp sách vở, tài liệu cho cậu, cậu thi vào một lớp tại chức Đại học Y, không hề khó, chỉ dăm năm là cậu có cái bằng Bác sĩ!” …Tôi thầm nghĩ, đó cũng là một ý tưởng luôn đeo bám tôi từ khi tôi phát hiện ra rằng trong cái “trường văn trận bút” mà tôi đã lao vào hơn chục năm qua, đầy bất trắc, rủi ro …Thế là tôi theo sự sắp đặt của bàn tay “Tạo hóa Lan”, ngày ngày đến phòng mạch của Lan và Bản làm việc!...
Cái tên “Phòng mạch Lã Bố” có là do ghép chữ cái tên của hai người Lan và Bản, còn tại sao lại là Lã Bố thì chỉ vì Bản có hoa tay đặc biệt: vẽ lại hình ảnh các nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa rất giống và Bản đặc biệt thích nhân vật Lã Bố: ba anh em Lưu, Quan, Trương không đánh nổi Lã Bố thì phải gọi Lã Bố là Ba lần anh hùng!...
Phòng mạch Lã Bố rất đông người tới khám bệnh, phải thuê thêm 4 diều dưỡng Trung cấp mà nhiều lúc không giải quyết hết bệnh, phải hẹn hôm sau, hôm sau lại tồn đọng nhiều hơn! Cứ thế, số bệnh nhân tồn đọng tăng dần lên theo thời gian! Tôi hỏi Lan: “Bệnh nhân nhiều thế sao không tăng thêm phòng khám, hoặc có thể nâng lên thành Bệnh viện?” Lan cười nói: “Bố tớ bảo không nên phình to giống như con ếch muốn phình bụng bằng con bò! Cứ làm nhỏ gọn mới bền, mới hiệu quả!” Nghe Lan trả lời, tôi không ngờ cô bạn bé nhỏ ngày xưa lại có suy nghĩ sâu sắc như vậy!
Loại bệnh đến phòng mạch Lã Bố chủ yếu liên quan đến tình dục, vì thế vừa dễ lại vừa khó. Dễ là không phải loại bệnh nguy hiểm chết người, không bao giờ xảy ra chết chóc. Khó là do các loại bệnh này rất lâu thấy hiệu quả. Chẳng hạn như bệnh “không thấy ham muốn”, “yếu sinh lý” (lãnh cảm , khó tiết ra chất dịch làm trơn khi “quan hệ” ở phụ nữ, liệt dương đàn ông) thì phải “trường kỳ kháng chiến” mới mong thắng lợi!... Tôi hỏi Bản: “Sao lại chọn loại bệnh khó nói, tế nhị như thế này? Lúc khám bệnh, bệnh nhân người ta “mắc cỡ” thì làm sao nói hết tình trạng bệnh tật?” Bản cười nói: “Chỉ những người “sách vở”, cao đạo thì mới mắc cỡ, còn phần đông dân chúng người ta cũng coi như đau răng, đau mắt mà thôi! Khi ta đứng ở xa thì nhìn vấn đề tình dục hơi “khó coi”, nhưng khi là “người trong cuộc” thì không có vấn đề gì?” Tôi định hỏi lại “Có thật là không có vấn đề gì không?”, nhưng lại nghĩ ở những khu vực vấn đề có liên quan đến tình dục thì mọi tranh luận đều không đi đến đâu cả, nên lại thôi!
Tôi làm việc ở phòng mạch Lã Bố bước đầu chủ yếu là công việc văn phòng, chẳng hạn như trực điện thoại, ghi sổ sách, giải quyết các việc không tên ở phòng chờ…Công việc nhẹ nhàng, lại được vợ chồng Lan và Bản rất “cưng chiều” (chắc 2 người thấy tôi trải qua quá nhiều gian khổ, bị thiệt thòi nhiều nên giờ muốn “bù đắp”) nên chỉ lo tập trung vào việc đọc sách, chuẩn bị thi vào trường Đại học Y theo hệ chính quy đàng hoàng chứ không phải là hệ tại chức, vì Lan và Bản đều nói đã mất công làm lại thì làm đàng hoàng, vả lại tôi có chức gì đâu mà học tại chức?
Những tưởng mọi việc sẽ êm trôi theo sự sắp đặt của “Bàn tay Tạo hóa Lan”, ai ngờ có một chuyện đã làm đảo lộn tất cả!...
5.
Phòng mạch Lã Bố của Lan và Bản hành nghề đã được hơn chục năm và uy tín của phòng mạch cứ tăng dần theo năm tháng. Đặc biệt nhất là chuyện chữa bệnh Vô sinh. Những ca vô sinh do bên người vợ thì có nhiều khó khăn, nhưng vô sinh do người chồng (tinh trùng yếu hoặc cụt đuôi…) thì chỉ sau đúng chín tháng mười ngày là có kết quả rất mỹ mãn: một đứa con kháu khỉnh, bụ bẫm cất tiếng khóc oe oe chào đời…
Một ngày kia, có tới chục người mẹ từ nhiều tỉnh khác nhau, từ miền Trung xứ Quảng, Tây Nguyên cho tới chót Mũi Cà Mau, cùng dắt những đứa con của mình là kết quả chữa vô sinh ở phòng mạch Lã Bố, tới thăm ông chủ phòng mạch Bản. Những đứa trẻ, tuổi sàn sàn từ bốn, năm tuổi cho tới tám, chín tuổi có một đặc điểm là đều khỏe mạnh và rất giống nhau, và điểm này mới là quan trọng: rất giống ông chủ phòng mạch Lã Bố, tức Bác sĩ Bản! Không hẹn mà gặp, chục bà mẹ và chục đứa con kia đều đến vào buổi sáng, tức lúc đó phòng mạch chưa làm việc, cả Lan và Bản đều đang làm việc ở Bệnh viện, đến 4 giờ chiều mới về phòng mạch. Lúc đó chỉ có tôi đang ngồi đọc mấy cuốn sách Y học ờ phòng mạch. Lần nhấn chuông gọi cửa đầu tiên là một người, lần thứ hai là ba người, rồi từ từ đủ cả chục người mẹ và chục đứa con đã tới phòng mạch! Ngay từ lần gọi cửa thứ hai, tôi đã hình dung ra chuyện gì đã xảy ra, liền gọi điện thoại cho Lan, nói rõ sự tình. Mười phút sau, Lan tới phòng mạch . Tôi những tưởng sẽ có động đất hoặc sóng thần xảy ra ở phòng mạch Lã Bố nhưng sự việc lại khác hẳn: Khi vừa nhìn thấy mười bà mẹ và mười đứa con giống Bản như cùng một khuôn đúc ra, Lan đã ngất xỉu!...
6.
Lan và Bản giải quyết vụ những đứa trẻ giống nhau và giống Bản như thế nào, tôi không muốn hỏi vì nghĩ rằng những cái gì đến thì nó sẽ đến! Nhân có một người bạn học khác cần có bạn cùng đi chơi Vũng Tàu rồi Côn Đảo rủ tôi đi cùng, tôi liền đi Vũng Tàu, Côn Đảo khoảng một tuần. Khi trở về, vụ “mười đứa trẻ giống Bản” vẫn chưa suy chuyển. Lan vừa thấy tôi về thì nói ngay: “Tớ muốn chờ ý kiến của cậu mới quyết định có li hôn Bản hay không?” Tôi ngạc nhiên hết sức, hỏi ngay: “Ý kiến của tôi về cái gì? Về mười đứa trẻ này thì tôi không có ý kiến!” Lan nói ngay: “Không phải chuyện mười đứa trẻ mà là chuyện của tớ và cậu!...Tớ nói ngay, cậu có thích cưới tớ không? Nếu cậu cưới tớ thì tớ sẽ li dị Bản. Bản sẽ cưới một người trong số mười người mẹ có con với Bản!” Trời đất ơi, tại sao Lan lại đặt tôi vào tình huống khó xử như vậy? Không biết Bản đang ở đâu, tôi phải đi gặp Bản. Dường như Lan đọc được ý nghĩ đó của tôi, liền nói: “Cậu không cần phải hỏi lại Bản mà hãy hình dung ra rằng chúng ta đang đứng dưới gốc cây cổ thụ trước cổng Bệnh viện hôm ấy!...” Lần này thì tôi không kinh ngạc nữa vì cũng đúng lúc Lan nói như vậy, tôi như vụt trở lại 32 năm trước!...
Sài Gòn, 1989-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: phongdiep.net
BẠN HỌC ĐẠI HỌC
Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH
Khi con người ta bước qua tuổi 60, tức ở tuổi “lên lão”, tức bước vào nhóm “Người cao tuổi” VN thì coi như đã hết hi vọng “Hồi xuân”, hết hi vọng “Làm lại cuộc đời”! Lúc ấy, người ta thường không sống với thực tại mà sống với ký ức, nhất là đối với những người có nhiều biến động thời tuổi trẻ! Chính sự hoạt động của ký ức đã giúp cho những người “Lên Lão” được thực hiện những chuyến du hành vào quá khứ, những chuyến tốc hành đi ngược thời gian, sống lại những quãng thời gian tưởng chừng như chẳng bao giờ trở lại! Sở dĩ tôi không bị “Lão hóa”, tức mắc những căn bệnh của người già bởi tôi luôn luôn thực hiện những chuyến du hành vào quá khứ và nhiều khi ở lại đó khá lâu nhất là quãng thời gian cắp sách đến trường!
Tôi đã viết nhiều truyện ngắn về thời kỳ học Trung học Phổ thông mà chưa có cái nào về thời gian học đại học khiến cho mấy người bạn học đại học của tôi trách cứ: “Đó mới là giai đoạn có nhiều ý nghĩa quan trọng quyết định số phận cả đời người. Còn những chuyện thời đánh bi đánh đáo, những người bạn thời cởi truồng là chuyện con nít, chẳng có trọng lượng gì cả, người ta quên hết rồi, Delete khỏi bộ nhớ rồi!”. Tôi nghĩ chưa vội tranh luận với bạn mà mở “kho lưu trữ” của thời kỳ này xem thế nào đã vì dù sao cũng đã trên dưới 40 năm, làm sao nhất thời nhớ hết!
Tôi đã viết nhiều truyện ngắn về thời kỳ học Trung học Phổ thông mà chưa có cái nào về thời gian học đại học khiến cho mấy người bạn học đại học của tôi trách cứ: “Đó mới là giai đoạn có nhiều ý nghĩa quan trọng quyết định số phận cả đời người. Còn những chuyện thời đánh bi đánh đáo, những người bạn thời cởi truồng là chuyện con nít, chẳng có trọng lượng gì cả, người ta quên hết rồi, Delete khỏi bộ nhớ rồi!”. Tôi nghĩ chưa vội tranh luận với bạn mà mở “kho lưu trữ” của thời kỳ này xem thế nào đã vì dù sao cũng đã trên dưới 40 năm, làm sao nhất thời nhớ hết!
**
Khi nhớ về bạn học đại học, tôi cứ bị ám ảnh bởi hai điều: 1/ Tại sao tôi đã học qua hơn mười trường Trung học Phổ thông mà khi lên học Đại học không gặp lại một ai cùng học thời Trung học, mà ở Đại học, tôi học ở những ba lớp (năm 1966 học tại Lớp Toán Cơ, Khoa Toán, Trường ĐHTH HN, năm 1970 tiếp tục học tại Khoa Toán sau 4 năm đi lính, từ 1971 đến 1975 học tại Lớp Văn, Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHTH HN) khác nhau chứ đâu chỉ một lớp một trường? 2/ Ở cả ba lớp Đại học, tôi đều phải chứng kiến (hoặc nghe tin) những cái chết thương tâm của những người bạn học và điều lạ lùng là những người bạn này đều là những người bạn rất tốt? (Những người bạn đã chết đó là:1- Khoa Toán 1966: Phan Xuân Vỹ; 2-Khoa Toán 1970: Nguyễn Văn Thạc; 3-Khoa Văn 1971-1975: Lê Văn Thụy, Nguyễn Huy Cừ, Nguyễn Quốc Minh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Thế Hùng).
Ngày đầu tiên trên chuyến tàu tốc hành trở về quá khứ 40 năm trước (chính xác là 44 năm trước, tức năm 1966, khi tôi rời Hải Phòng tới Khoa Toán sơ tán tận huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên), người đầu tiên tôi gặp là Phan Xuân Vỹ. Không phải là cậu trai trẻ Vỹ vừa mới rời trường Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng huyện Đức Thọ mà là anh chàng Vỹ đang là Cán bộ giảng dạy tại Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa nhìn thấy Vỹ mặt mày tươi tỉnh, đầu chải rẽ ngôi, áo sơ mi trắng cổ cồn bỏ trong cái quần simili mới may xanh biếc để đến chỗ hẹn với người yêu…, tôi ào tới toan ôm chầm lấy Vỹ thì thoắt cái đã thấy Vỹ thay đổi y phục như trong tiết mục ảo thuật: Vỹ đang dơ tay chào tôi theo kiểu quân sự và toàn thân xanh màu lá trong bộ quân phục mới toanh! Đây cũng chính là những hình ảnh quen thuộc đối với tôi trong 4 năm tại ngũ nên theo phản xạ tự nhiên, tôi dơ tay chào lại. Chào xong, tôi định tiến lại nắm lấy hai cánh tay Vỹ thì cũng như là phép ảo thuật: anh tân binh Vỹ biến mất mà thay vào đó là xác Vỹ nằm bất động trên cái cáng, toàn thân mọng nước và những cửa ngõ đi vào bên trong cơ thể đều đang rỉ máu! Vĩ đã nằm dưới cái hút nước ấy làm gì suốt một ngày một đêm? Và trong tư thế đang nằm bất động đó, Vỹ đột ngột biến mất như lúc xuất hiện! Rút cục, tôi không nói được gì với Vỹ và Vỹ cũng chưa nói gì!
Ngày thứ hai, rút kinh nghiệm ngày thứ nhất, tôi viết sẵn cái địa chỉ mà tôi muốn tới rồi để lên mặt bàn: Xã Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Song, khi tôi ấn nút con tàu ngược thời gian thì lại không phải là Đầm Mây, có căn nhà tranh nhỏ nhắn, yên bình nơi tôi trọ học mà lại tới đúng lúc trên một đoạn đường đổ dốc của vùng đồi huyện Đại Từ, tôi đang ngồi trên cái xe thiếu nhi Liên Xô, chở anh bạn Nguyễn Vũ Sơn, và cả hai đang xuống dốc…không phanh! Kết quả là cả hai cánh tay tôi, cả hai đầu gối tôi đều tóe máu vì bị chà sát xuống đường rất mạnh! Vũ Sơn cũng không nhẹ hơn tôi và chúng tôi nhìn nhau không nói nên lời! Tuy nhiên, chính vì có vết thương đó mà cô bạn cùng lớp có cái tên rất hay là Thanh Thanh đã chăm sóc vết thương cho tôi rất tận tình! Đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự mềm mại của bàn tay con gái!
Ngày đầu tiên trên chuyến tàu tốc hành trở về quá khứ 40 năm trước (chính xác là 44 năm trước, tức năm 1966, khi tôi rời Hải Phòng tới Khoa Toán sơ tán tận huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên), người đầu tiên tôi gặp là Phan Xuân Vỹ. Không phải là cậu trai trẻ Vỹ vừa mới rời trường Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng huyện Đức Thọ mà là anh chàng Vỹ đang là Cán bộ giảng dạy tại Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa nhìn thấy Vỹ mặt mày tươi tỉnh, đầu chải rẽ ngôi, áo sơ mi trắng cổ cồn bỏ trong cái quần simili mới may xanh biếc để đến chỗ hẹn với người yêu…, tôi ào tới toan ôm chầm lấy Vỹ thì thoắt cái đã thấy Vỹ thay đổi y phục như trong tiết mục ảo thuật: Vỹ đang dơ tay chào tôi theo kiểu quân sự và toàn thân xanh màu lá trong bộ quân phục mới toanh! Đây cũng chính là những hình ảnh quen thuộc đối với tôi trong 4 năm tại ngũ nên theo phản xạ tự nhiên, tôi dơ tay chào lại. Chào xong, tôi định tiến lại nắm lấy hai cánh tay Vỹ thì cũng như là phép ảo thuật: anh tân binh Vỹ biến mất mà thay vào đó là xác Vỹ nằm bất động trên cái cáng, toàn thân mọng nước và những cửa ngõ đi vào bên trong cơ thể đều đang rỉ máu! Vĩ đã nằm dưới cái hút nước ấy làm gì suốt một ngày một đêm? Và trong tư thế đang nằm bất động đó, Vỹ đột ngột biến mất như lúc xuất hiện! Rút cục, tôi không nói được gì với Vỹ và Vỹ cũng chưa nói gì!
Ngày thứ hai, rút kinh nghiệm ngày thứ nhất, tôi viết sẵn cái địa chỉ mà tôi muốn tới rồi để lên mặt bàn: Xã Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Song, khi tôi ấn nút con tàu ngược thời gian thì lại không phải là Đầm Mây, có căn nhà tranh nhỏ nhắn, yên bình nơi tôi trọ học mà lại tới đúng lúc trên một đoạn đường đổ dốc của vùng đồi huyện Đại Từ, tôi đang ngồi trên cái xe thiếu nhi Liên Xô, chở anh bạn Nguyễn Vũ Sơn, và cả hai đang xuống dốc…không phanh! Kết quả là cả hai cánh tay tôi, cả hai đầu gối tôi đều tóe máu vì bị chà sát xuống đường rất mạnh! Vũ Sơn cũng không nhẹ hơn tôi và chúng tôi nhìn nhau không nói nên lời! Tuy nhiên, chính vì có vết thương đó mà cô bạn cùng lớp có cái tên rất hay là Thanh Thanh đã chăm sóc vết thương cho tôi rất tận tình! Đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự mềm mại của bàn tay con gái!
Những ngày tiếp theo sau đó, “con tàu tốc hành ngược thời gian” đều đưa tôi về địa chỉ Đầm Mây. Tôi và Nguyễn Vũ Sơn cùng trọ ở trong nhà một người dân “bản địa”. Chủ nhà đang tại ngũ, là Hải Quân, đang đóng quân ở Hải Phòng. Ở nhà chỉ có người vợ gần ba mươi tuổi và hai đứa con, một gái, là chị mới 10 tuổi, một trai, là em mới 8 tuổi. Người mẹ và hai đứa con sống bằng nghề hái măng, là một công việc khá phổ biến ở vùng rừng núi này. Trước đây, hái măng giỏi cũng không đủ ăn mà phải làm thêm những việc khác như như trồng khoai sắn, rau cải, bầu bí trên nương rẫy hoặc chăn nuôi gia cầm. Nhưng, từ khi có trường Đại học sơ tán về đây, măng trở thành món hàng có giá bởi bao nhiêu măng ở chợ đều không đủ cho các bếp ăn sinh viên, bởi canh măng (thứ đến là canh rau cải, canh bầu bí, canh củ sắn) là món ăn chủ lực và phải công nhận rằng đó cũng là một món ăn khoái khẩu của người Việt ở mọi nơi!
Khi chúng tôi nhập học là tháng 9, tức cuối Thu, đầu Đông, trời đã bắt đầu lạnh. Mà nói đến mùa Đông giá lạnh không thể không nói đến câu thơ “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế / Gió qua rừng đèo Khế gió sang…”. Cái rét tuy thế cũng không đáng ngại: chỉ cần mặc quần áo ấm và quá rét thì đốt đống lửa giữa nhà là ổn. Người miền núi thường đốt lửa suốt ngày trong nhà chính là để chống rét. Cái rét có người bạn đồng hành rất nguy hiểm là cái đói. Hai từ “Đói rét” thường đi liền nhau: đã rét thì thấy đói và đã đói thì càng rét! Có lẽ chính vì thế mà “cơm no áo ấm” là ước nguyện muôn đời của người lao động và đó cũng chính là mục tiêu đầu tiên và chính yếu của mọi cuộc cách mạng xóa bỏ sự áp bức, bóc lột!
Nếu có ai hỏi bất kỳ một người nào đã từng qua cuộc đời sinh viên rằng điều gì để lại ấn tượng mạnh nhất thì sẽ nhận được câu trả lời ngắn gọn chỉ có một từ: Đói! Chỉ một từ này thôi nhưng nó chứa đựng tất cả mọi vấn đề của cuộc sống sinh viên và nó sẽ có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thời gian và địa điểm nó tồn tại! Chẳng hạn như khi ở khu sơ tán Đầm Mây này, “hình hài” đặc trưng của nó là chén cơm vơi vơi và tô canh măng lõng bõng (hoặc được thay đổi luân phiên là canh rau cải, canh bầu bí, canh củ sắn…như đã nói trên). Hoặc như sau này, vào năm 1972, khi tôi trở lại cuộc đời sinh viên và lại đi sơ tán (ở Hà Bắc rồi Hà Nam), thì “hình hài” phổ biến của nó có màu sắc “miền xuôi” là lưng cơm “gạo Mậu” (đã hôi, chớm mốc và còn độn khoai, sắn) và tô canh mồng tơi bơi giữa bí bầu và mấy quả cà muối không thể mặn hơn! Các chàng trai, cô gái đang ở độ “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” mà ăn uống như thế thì làm sao mà “vực được đạo”?
Song, muốn nói gì thì nói, cuối cùng thì mọi chuyện cũng sẽ trôi qua bởi bánh xe thời gian không bao giờ ngừng quay! Vấn đề là ở chỗ người ta vượt qua mọi sự ấy như thế nào? Mỗi người theo cách riêng của mình, song chung qui lại đều gặp nhau ở chữ “Nhẫn”: “Kiên trì và nhẫn nại / Không chịu lùi một phân / Vật chất tuy đau khổ / Không nao núng tinh thần”. Lúc đó, lúc ở Khoa Toán Đầm Mây, tuy tôi còn rất “xa lạ” với văn chương nhưng tôi đã học được sự chịu đựng qua những câu thơ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và tôi còn học được ở cả ca dao thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà tôi không bao giờ quên: “Thằng Tây chớ cậy chân dài / Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày / Thằng Tây chớ cậy béo quay / Chạy ba cây số là mày bở hơi / Chúng tao thức bốn đêm rồi / Ăn cháo ba bữa chạy mười tám cây / Bây giờ tao gặp mày đây / Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao!”… Quả là phi thường!
Song, nếu thiếu một thứ, rất quan trọng, thì chúng ta sẽ không thể qua nổi cái sự “thử thách” đó của Tạo hóa: đó là Tình bạn! Khi ta thấy giá lạnh, Tình bạn sưởi ấm. Khi ta thấy đói lòng, Tình bạn là chén rượu tình không bao giờ vơi cạn!
Mỗi sáng thức dậy, lúc còn nhỏ sống ở nhà với gia đình, tôi được giao nhiệm vụ dậy sớm làm bữa ăn sáng cho cả nhà. Thường là luộc khoai, sắn hoặc rang cơm nguội, nấu cơm mới. Bữa ăn sáng là một nhu cầu không thể thiếu. Vì thế, tới khu sơ tán Đầm Mây này, tôi phải làm quen với cách sống mới: sáng sáng lên lớp với cái bụng rỗng! Quả là rất khó thích nghi với cung cách này: chỉ ngồi khoảng gần nửa giờ là cái bụng bắt đầu réo sôi! Hình như là tôi nghe thấy cả tiếng réo sôi của những người khác! Và sau đó thì mắt hoa, đầu váng, tai ù…cố định thần cũng không biết là thầy giáo đang nói gì! Và, hết buổi học thì mọi người ngơ ngác nhìn nhau không hiểu chuyện gì đã xảy ra! Có lẽ chỉ có gần chục người là vẫn hoàn toàn tỉnh táo, chắc chắn là buổi sáng đã ăn gì đó hoặc có “tài nhịn đói bẩm sinh”! Tình trạng như vậy diễn ra khoảng ba ngày, thì sang buổi sáng thứ tư, vừa tỉnh dậy, tôi thấy có mùi gì thơm thơm như lạ như quen. Nhìn lên đống sách vở (để trên một cái chõng tre tự tạo) tôi thấy một đĩa khoai luộc, có hai củ khá to, còn đang bốc hơi nóng! Tôi vừa định gọi Vũ Sơn dậy thì anh chàng dường như đã đánh hơi thấy “mùi lạ” và bật ngay dậy, vươn cánh tay vượn ra cầm lấy một củ khoai rồi…ăn ngon lành! Tôi thì phải đi đánh răng xúc miệng xong mới có thể ăn gì được. Khi quay vào thì Vũ Sơn đã ăn xong một củ khoai luộc và nói: “Chắc mày ăn không hết củ khoai kia đâu, bẻ cho tao một nửa, sao hôm nay đói quá mà khoai ai luộc ngon thế?”. Tôi bẻ cho anh chàng háu đói non nửa củ khoai và nói: “Không biết bà Tiên nào đã để đĩa khoai ở đây? Ăn mà không biết ai cho thì thật khó nuốt!”. Vũ Sơn lấy cái điếu thuốc lào, rít một hơi “tụt nõ”, khoan khoái nhả khói rồi mới nói: “Tao với mày có số quý nhân phù trợ, cứ ăn đi, khỏi phải nghĩ ngợi gì cả!”. Nghe Sơn nói vậy, tôi cũng yên tâm, nhưng liên tục sau đó vẫn có những đĩa khoai luộc (có hôm thì là ngô, sắn, lại có cả bánh chưng bánh giò nữa) xuất hiện thì tôi quyết định phải tìm cho ra “Quý nhân phù trợ” kia là ai? Thực ra thì tôi không thể phát hiện ra vì lúc đĩa khoai luộc xuất hiện là lúc chúng tôi ngủ say nhất! Chỉ tình cờ một buổi sáng chủ nhật, tôi và hai người bạn khác là Trúc và Kiên đi chơi chợ Ký Phú thì nhìn thấy Thanh Thanh và Vượng đang ngồi chọn mua khoai với số lượng lớn! Không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn hai cô bạn này đã thường đem những đĩa khoai luộc sang cho chúng tôi!
Ngay tối hôm chủ nhật đó, tôi qua nhà trọ của hai cô bạn gái thì thấy Thanh Thanh đang rửa khoai. Tôi nói ngay: “Thì ra những đĩa khoai từ đây mà bay qua chỗ chúng tớ!”. Thanh Thanh cười rất duyên, nói như gió thoảng: “Cậu thật là kém, ăn khoai mà không biết ai luộc khoai sao?”. Tôi tròn mắt ngạc nhiên: “Làm sao mà biết được?”. Thanh Thanh lại cười và nói như đùa như thật: “Cậu nhìn cho kỹ nhé, tớ đang phải dùng cả hai bàn tay để chà sát rất mạnh vào củ khoai, như thế mùi bàn tay tớ sẽ còn lại mãi ở củ khoai và khi cậu ăn khoai thì phải nhận ra chứ?”. Tôi ngớ người và thầm nghĩ: “Có thế mà không biết, thật là ngốc”. Và sáng hôm sau, khi vừa nhìn thấy đĩa khoai, hít một hơi thật mạnh, tôi đã nhận ra ngay ở bên trong cái mùi thơm của củ khoai luộc là mùi bàn tay kỳ ảo của cô bạn gái!
Sau đó, tôi và Vũ Sơn quyết định vào rừng kiếm củi để bán cho nhà bếp lấy tiền góp vào “kho khoai sắn” của hai người bạn gái, không thể để cho họ cứ nuôi mình như…nuôi con vậy! Khi tôi và Vũ Sơn vừa tới cửa rừng thì bất ngờ thấy Thanh Thanh hiện ra y hệt như Nàng Tiên hiện ra như trong chuyện cổ tích! Vũ Sơn hỏi: “Cậu đi đâu đấy? Không sợ rắn cắn hổ vồ à?”. Thanh Thanh cười khanh khách: “Người sợ rắn cắn hổ vồ phải là các cậu chứ: người thì chân què, người thì bạch diện thư sinh trói gà không chặt! Tớ đi bảo vệ các cậu đấy!”. Tôi và Sơn đều không tự ái vì câu nói của Thanh Thanh vì…nghe đã quen! Ngược lại, chúng tôi cảm thấy vui vì được bạn gái “quan tâm” đặc biệt như thế! Chúng tôi tiến sâu vào rừng và lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe một cô gái xinh đẹp hát trong rừng và hát rất hay! Dường như không phải Thanh Thanh hát mà những bản nhạc rừng đang ngân lên khi trầm khi bổng, khi êm đềm khi réo rắt! Những bài hát được chúng tôi yêu cầu hát lại liên tục hôm đó là “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, “Chiếc khăn Piêu”, “Bóng cây Kơ-nia”, “Bài ca trong hang đá”… nhất là bài “Bài ca trong hang đá” viết cho phim “Vợ chồng A Phủ”: …Rừng núi kia có…hai người yêu nhau!... Dường như tiếng hát kỳ diệu của Thanh Thanh đã biến tôi từ một anh chàng bạch diện thư sinh “trói gà không chặt” trở thành một tiều phu thực thụ: tôi chặt củi như điên và khi bó lại được những năm bó, phải để lại trong rừng hai bó, ngày mai vào vác về!
Khi chúng tôi nhập học là tháng 9, tức cuối Thu, đầu Đông, trời đã bắt đầu lạnh. Mà nói đến mùa Đông giá lạnh không thể không nói đến câu thơ “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế / Gió qua rừng đèo Khế gió sang…”. Cái rét tuy thế cũng không đáng ngại: chỉ cần mặc quần áo ấm và quá rét thì đốt đống lửa giữa nhà là ổn. Người miền núi thường đốt lửa suốt ngày trong nhà chính là để chống rét. Cái rét có người bạn đồng hành rất nguy hiểm là cái đói. Hai từ “Đói rét” thường đi liền nhau: đã rét thì thấy đói và đã đói thì càng rét! Có lẽ chính vì thế mà “cơm no áo ấm” là ước nguyện muôn đời của người lao động và đó cũng chính là mục tiêu đầu tiên và chính yếu của mọi cuộc cách mạng xóa bỏ sự áp bức, bóc lột!
Nếu có ai hỏi bất kỳ một người nào đã từng qua cuộc đời sinh viên rằng điều gì để lại ấn tượng mạnh nhất thì sẽ nhận được câu trả lời ngắn gọn chỉ có một từ: Đói! Chỉ một từ này thôi nhưng nó chứa đựng tất cả mọi vấn đề của cuộc sống sinh viên và nó sẽ có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thời gian và địa điểm nó tồn tại! Chẳng hạn như khi ở khu sơ tán Đầm Mây này, “hình hài” đặc trưng của nó là chén cơm vơi vơi và tô canh măng lõng bõng (hoặc được thay đổi luân phiên là canh rau cải, canh bầu bí, canh củ sắn…như đã nói trên). Hoặc như sau này, vào năm 1972, khi tôi trở lại cuộc đời sinh viên và lại đi sơ tán (ở Hà Bắc rồi Hà Nam), thì “hình hài” phổ biến của nó có màu sắc “miền xuôi” là lưng cơm “gạo Mậu” (đã hôi, chớm mốc và còn độn khoai, sắn) và tô canh mồng tơi bơi giữa bí bầu và mấy quả cà muối không thể mặn hơn! Các chàng trai, cô gái đang ở độ “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” mà ăn uống như thế thì làm sao mà “vực được đạo”?
Song, muốn nói gì thì nói, cuối cùng thì mọi chuyện cũng sẽ trôi qua bởi bánh xe thời gian không bao giờ ngừng quay! Vấn đề là ở chỗ người ta vượt qua mọi sự ấy như thế nào? Mỗi người theo cách riêng của mình, song chung qui lại đều gặp nhau ở chữ “Nhẫn”: “Kiên trì và nhẫn nại / Không chịu lùi một phân / Vật chất tuy đau khổ / Không nao núng tinh thần”. Lúc đó, lúc ở Khoa Toán Đầm Mây, tuy tôi còn rất “xa lạ” với văn chương nhưng tôi đã học được sự chịu đựng qua những câu thơ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và tôi còn học được ở cả ca dao thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà tôi không bao giờ quên: “Thằng Tây chớ cậy chân dài / Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày / Thằng Tây chớ cậy béo quay / Chạy ba cây số là mày bở hơi / Chúng tao thức bốn đêm rồi / Ăn cháo ba bữa chạy mười tám cây / Bây giờ tao gặp mày đây / Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao!”… Quả là phi thường!
Song, nếu thiếu một thứ, rất quan trọng, thì chúng ta sẽ không thể qua nổi cái sự “thử thách” đó của Tạo hóa: đó là Tình bạn! Khi ta thấy giá lạnh, Tình bạn sưởi ấm. Khi ta thấy đói lòng, Tình bạn là chén rượu tình không bao giờ vơi cạn!
Mỗi sáng thức dậy, lúc còn nhỏ sống ở nhà với gia đình, tôi được giao nhiệm vụ dậy sớm làm bữa ăn sáng cho cả nhà. Thường là luộc khoai, sắn hoặc rang cơm nguội, nấu cơm mới. Bữa ăn sáng là một nhu cầu không thể thiếu. Vì thế, tới khu sơ tán Đầm Mây này, tôi phải làm quen với cách sống mới: sáng sáng lên lớp với cái bụng rỗng! Quả là rất khó thích nghi với cung cách này: chỉ ngồi khoảng gần nửa giờ là cái bụng bắt đầu réo sôi! Hình như là tôi nghe thấy cả tiếng réo sôi của những người khác! Và sau đó thì mắt hoa, đầu váng, tai ù…cố định thần cũng không biết là thầy giáo đang nói gì! Và, hết buổi học thì mọi người ngơ ngác nhìn nhau không hiểu chuyện gì đã xảy ra! Có lẽ chỉ có gần chục người là vẫn hoàn toàn tỉnh táo, chắc chắn là buổi sáng đã ăn gì đó hoặc có “tài nhịn đói bẩm sinh”! Tình trạng như vậy diễn ra khoảng ba ngày, thì sang buổi sáng thứ tư, vừa tỉnh dậy, tôi thấy có mùi gì thơm thơm như lạ như quen. Nhìn lên đống sách vở (để trên một cái chõng tre tự tạo) tôi thấy một đĩa khoai luộc, có hai củ khá to, còn đang bốc hơi nóng! Tôi vừa định gọi Vũ Sơn dậy thì anh chàng dường như đã đánh hơi thấy “mùi lạ” và bật ngay dậy, vươn cánh tay vượn ra cầm lấy một củ khoai rồi…ăn ngon lành! Tôi thì phải đi đánh răng xúc miệng xong mới có thể ăn gì được. Khi quay vào thì Vũ Sơn đã ăn xong một củ khoai luộc và nói: “Chắc mày ăn không hết củ khoai kia đâu, bẻ cho tao một nửa, sao hôm nay đói quá mà khoai ai luộc ngon thế?”. Tôi bẻ cho anh chàng háu đói non nửa củ khoai và nói: “Không biết bà Tiên nào đã để đĩa khoai ở đây? Ăn mà không biết ai cho thì thật khó nuốt!”. Vũ Sơn lấy cái điếu thuốc lào, rít một hơi “tụt nõ”, khoan khoái nhả khói rồi mới nói: “Tao với mày có số quý nhân phù trợ, cứ ăn đi, khỏi phải nghĩ ngợi gì cả!”. Nghe Sơn nói vậy, tôi cũng yên tâm, nhưng liên tục sau đó vẫn có những đĩa khoai luộc (có hôm thì là ngô, sắn, lại có cả bánh chưng bánh giò nữa) xuất hiện thì tôi quyết định phải tìm cho ra “Quý nhân phù trợ” kia là ai? Thực ra thì tôi không thể phát hiện ra vì lúc đĩa khoai luộc xuất hiện là lúc chúng tôi ngủ say nhất! Chỉ tình cờ một buổi sáng chủ nhật, tôi và hai người bạn khác là Trúc và Kiên đi chơi chợ Ký Phú thì nhìn thấy Thanh Thanh và Vượng đang ngồi chọn mua khoai với số lượng lớn! Không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn hai cô bạn này đã thường đem những đĩa khoai luộc sang cho chúng tôi!
Ngay tối hôm chủ nhật đó, tôi qua nhà trọ của hai cô bạn gái thì thấy Thanh Thanh đang rửa khoai. Tôi nói ngay: “Thì ra những đĩa khoai từ đây mà bay qua chỗ chúng tớ!”. Thanh Thanh cười rất duyên, nói như gió thoảng: “Cậu thật là kém, ăn khoai mà không biết ai luộc khoai sao?”. Tôi tròn mắt ngạc nhiên: “Làm sao mà biết được?”. Thanh Thanh lại cười và nói như đùa như thật: “Cậu nhìn cho kỹ nhé, tớ đang phải dùng cả hai bàn tay để chà sát rất mạnh vào củ khoai, như thế mùi bàn tay tớ sẽ còn lại mãi ở củ khoai và khi cậu ăn khoai thì phải nhận ra chứ?”. Tôi ngớ người và thầm nghĩ: “Có thế mà không biết, thật là ngốc”. Và sáng hôm sau, khi vừa nhìn thấy đĩa khoai, hít một hơi thật mạnh, tôi đã nhận ra ngay ở bên trong cái mùi thơm của củ khoai luộc là mùi bàn tay kỳ ảo của cô bạn gái!
Sau đó, tôi và Vũ Sơn quyết định vào rừng kiếm củi để bán cho nhà bếp lấy tiền góp vào “kho khoai sắn” của hai người bạn gái, không thể để cho họ cứ nuôi mình như…nuôi con vậy! Khi tôi và Vũ Sơn vừa tới cửa rừng thì bất ngờ thấy Thanh Thanh hiện ra y hệt như Nàng Tiên hiện ra như trong chuyện cổ tích! Vũ Sơn hỏi: “Cậu đi đâu đấy? Không sợ rắn cắn hổ vồ à?”. Thanh Thanh cười khanh khách: “Người sợ rắn cắn hổ vồ phải là các cậu chứ: người thì chân què, người thì bạch diện thư sinh trói gà không chặt! Tớ đi bảo vệ các cậu đấy!”. Tôi và Sơn đều không tự ái vì câu nói của Thanh Thanh vì…nghe đã quen! Ngược lại, chúng tôi cảm thấy vui vì được bạn gái “quan tâm” đặc biệt như thế! Chúng tôi tiến sâu vào rừng và lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe một cô gái xinh đẹp hát trong rừng và hát rất hay! Dường như không phải Thanh Thanh hát mà những bản nhạc rừng đang ngân lên khi trầm khi bổng, khi êm đềm khi réo rắt! Những bài hát được chúng tôi yêu cầu hát lại liên tục hôm đó là “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, “Chiếc khăn Piêu”, “Bóng cây Kơ-nia”, “Bài ca trong hang đá”… nhất là bài “Bài ca trong hang đá” viết cho phim “Vợ chồng A Phủ”: …Rừng núi kia có…hai người yêu nhau!... Dường như tiếng hát kỳ diệu của Thanh Thanh đã biến tôi từ một anh chàng bạch diện thư sinh “trói gà không chặt” trở thành một tiều phu thực thụ: tôi chặt củi như điên và khi bó lại được những năm bó, phải để lại trong rừng hai bó, ngày mai vào vác về!
Thực ra, tôi và Vũ Sơn không hề yếu đuối như cô bạn Thanh Thanh lầm tưởng. Tôi và Vũ Sơn còn đi kiếm củi ba lần nữa và chỉ ngừng khi anh bạn tên Vàng, quản lý nhà bếp nói: “Từ từ thôi, nhà bếp không có tiền mua củi nữa đâu! Sắp tới có khi phải bắt buộc mỗi người đóng góp một bó củi mỗi tuần!”. Trời ơi, thế là hết đường kiếm ăn rồi sao?
Tôi và Vũ Sơn còn có một kỷ niệm khá mạo hiểm nữa là đi bộ, tất nhiên là băng rừng vượt suối như người vùng cao bản địa, từ huyện Đại Từ qua huyện Phú Lương, vừa đi vừa về gần trăm cây số! Trường Đại học Y Dược Hà Nội đang sơ tán ở huyện Phú Lương. Vũ Sơn có cô bạn gái đang học năm thứ nhất, còn tôi có người chị cả đang học năm thứ ba. Thế là vào một ngày chủ nhật, chúng tôi rủ nhau băng rừng vượt suối qua huyện Phú Lương. Khi hai người đã lọt vào đại ngàn ngút mắt không một bóng người, tôi thoáng thấy ớn lạnh và nói với Vũ Sơn: “Rừng sâu kể cũng đáng sợ đấy chứ? Kể chuyện gì hay hay cho đỡ sợ đi? Hay là kể chuyện về ông bố mày đã viết “Bỉ vỏ” như thế nào, chuyện có thật hay bịa?”. Vũ Sơn làm ra vẻ như đang suy nghĩ gì đó rồi nói: “Tao cũng dự định sẽ viết truyện phiêu lưu mạo hiểm kiểu như “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ấy nhưng là chuyện về núi rừng, lấy núi rừng Yên Thế làm bối cảnh! Cái huyện Tiên Sơn nơi tao ở cũng đẹp lắm, thật là sơn thủy hữu tình!”. Nói rồi Vũ Sơn kể tôi nghe câu chuyện về một chàng trai là kỹ sư địa chất, bị lạc trong rừng sâu và gặp chín chín tám mốt kiếp nạn như thầy trò Đường Tam Tạng trong Tây Du ký!... Khi tới đoạn chàng kỹ sư địa chất gặp một bản làng toàn đàn bà con gái thì thật là bất ngờ, chúng tôi đã tới khu sơ tán của trường Đại học Y Dược từ lúc nào! Chúng tôi như lạc giữa một rừng Tiên nữ vì ở trường Đại học Y Dược, sinh viên chủ yếu là nữ chứ không như ở Khoa Toán của chúng tôi chỉ có năm cô gái mà thôi. Đó là Vượng, Thanh, Lan, Hải và Mậu – Ngũ Long công chúa!
Tôi và Vũ Sơn còn có một kỷ niệm khá mạo hiểm nữa là đi bộ, tất nhiên là băng rừng vượt suối như người vùng cao bản địa, từ huyện Đại Từ qua huyện Phú Lương, vừa đi vừa về gần trăm cây số! Trường Đại học Y Dược Hà Nội đang sơ tán ở huyện Phú Lương. Vũ Sơn có cô bạn gái đang học năm thứ nhất, còn tôi có người chị cả đang học năm thứ ba. Thế là vào một ngày chủ nhật, chúng tôi rủ nhau băng rừng vượt suối qua huyện Phú Lương. Khi hai người đã lọt vào đại ngàn ngút mắt không một bóng người, tôi thoáng thấy ớn lạnh và nói với Vũ Sơn: “Rừng sâu kể cũng đáng sợ đấy chứ? Kể chuyện gì hay hay cho đỡ sợ đi? Hay là kể chuyện về ông bố mày đã viết “Bỉ vỏ” như thế nào, chuyện có thật hay bịa?”. Vũ Sơn làm ra vẻ như đang suy nghĩ gì đó rồi nói: “Tao cũng dự định sẽ viết truyện phiêu lưu mạo hiểm kiểu như “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ấy nhưng là chuyện về núi rừng, lấy núi rừng Yên Thế làm bối cảnh! Cái huyện Tiên Sơn nơi tao ở cũng đẹp lắm, thật là sơn thủy hữu tình!”. Nói rồi Vũ Sơn kể tôi nghe câu chuyện về một chàng trai là kỹ sư địa chất, bị lạc trong rừng sâu và gặp chín chín tám mốt kiếp nạn như thầy trò Đường Tam Tạng trong Tây Du ký!... Khi tới đoạn chàng kỹ sư địa chất gặp một bản làng toàn đàn bà con gái thì thật là bất ngờ, chúng tôi đã tới khu sơ tán của trường Đại học Y Dược từ lúc nào! Chúng tôi như lạc giữa một rừng Tiên nữ vì ở trường Đại học Y Dược, sinh viên chủ yếu là nữ chứ không như ở Khoa Toán của chúng tôi chỉ có năm cô gái mà thôi. Đó là Vượng, Thanh, Lan, Hải và Mậu – Ngũ Long công chúa!
Sau này, khi tôi từ quân ngũ trở về tiếp tục học tại Khoa Toán (năm 1971) thì các bạn của tôi ở Đầm Mây dạo ấy đã ra trường. Vũ Sơn về làm việc ở một Đoàn Địa chất thuộc Liên Đoàn Địa chất VN, cứ như là có điềm báo trước khi ở trong rừng hôm ấy, Vũ Sơn đã kể cho tôi nghe chuyện về anh chàng Kỹ sư địa chất bị lạc trong rừng! Không biết sau này Vũ Sơn có viết truyện đường rừng không, tôi cũng chưa hỏi lại!
Ở lại Khoa Toán làm cán bộ giảng dạy có Lê Tiến Tam và Phan Xuân Vỹ. Hai người ở trong khu tập thể giáo viên Khoa Toán trong khu Mễ Trì. Sau này, tôi có đến ở cùng phòng với Vỹ một thời gian cho vui. Và cái chết oan nghiệt đã đến với Vỹ khi Vỹ nhập ngũ và bị chết đuối ở nơi huấn luyện tân binh!...Bộ môn Toán học Xác suất mất đi một nhà Toán học trẻ có nhiều triển vọng, gia đình Vỹ mất đi một người con hiếu thảo, những người bạn chúng tôi mất đi một người bạn rất trung thực, nhiệt tình!
Ở lại Khoa Toán làm cán bộ giảng dạy có Lê Tiến Tam và Phan Xuân Vỹ. Hai người ở trong khu tập thể giáo viên Khoa Toán trong khu Mễ Trì. Sau này, tôi có đến ở cùng phòng với Vỹ một thời gian cho vui. Và cái chết oan nghiệt đã đến với Vỹ khi Vỹ nhập ngũ và bị chết đuối ở nơi huấn luyện tân binh!...Bộ môn Toán học Xác suất mất đi một nhà Toán học trẻ có nhiều triển vọng, gia đình Vỹ mất đi một người con hiếu thảo, những người bạn chúng tôi mất đi một người bạn rất trung thực, nhiệt tình!
Tuy sau này tôi chuyển sang học ở Khoa Văn và làm công tác nghiên cứu về văn học, nghệ thuật, rồi làm báo, chẳng còn dính dáng gì đến Toán học nhưng những ký ức về Khoa Toán và những người bạn ở Khoa Toán luôn trở đi trở lại trong ký ức của tôi, cứ như là vừa mới xảy ra, thậm chí như là đang xảy ra. Một lần, một người bạn già thấy tôi hay nói tới Khoa Toán và những người bạn Khoa Toán thì nói: “Lá số Tử vi của cậu rất giống với lá số Tử vi của cái anh bạn Phan Xuân Vỹ ấy! Cậu thoát chết trong gang tấc tới ba lần chính vì cậu đã hoán cải được số mệnh bằng việc chuyển từ Khoa Toán sang Khoa Văn đó!”. Nghe ông bạn già nói mà giật mình! Tuy nhiên, tôi vẫn thấy ân hận vì đã chuyển từ Khoa Toán sang Khoa Văn, vẫn thấy rằng, sai lầm lớn nhất của tôi trong đời là bỏ Khoa Toán sang Khoa Văn!
Sài Gòn, tháng 3-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Nguồn: Newvietart.com
1 trong 2
nguồn: Yahoo!Nàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét