Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google...
Trích đăng:
newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội.
vi-vn.facebook.com/public/%25C4%2590%25E1%25BB%2597-Ng%...
Xem trang cá nhân của những người có tên Đỗ Ngọc Thạch trên Facebook.
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn).
nhavantphcm.com.vn/d%25E1%25BB%2597-ngoc-thach-nha-van-...
Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ.
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D645...
ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp ( Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...
www.trieuxuan.info/%3Fpg%3Dtgdetail%26id%3D495
Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội
Đỗ Ngọc Thạch - Zing Blog
Đỗ Ngọc Thạch - Zing Blog
blog.zing.vn/jb/u/dongocthach18
21 Tháng Giêng 2013 ... Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Ô ĐỐNG MÁC Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH
Zing Blog | Đỗ Ngọc Thạch | Ô Đống Mác - Truyện ngắn Đỗ Ngọc...
Zing Blog | Đỗ Ngọc Thạch | Ô Đống Mác - Truyện ngắn Đỗ Ngọc...
blog.zing.vn/jb/dt/dongocthach18/13853349%3Ffrom%3Dmy
21 Tháng Giêng 2013 ... Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH. Khi nhà tôi về ở khu Ô Đống Mác (*) là năm
Trích: 20 bài Phê Bình, Tiểu Luận trên Newvietart.com:
BA CÂY BÚT NỮ ĐẠI NÁO VĂN ĐÀN ĐẦU THẾ KỶ 21
ĐỖ NGỌC THẠCH
Người ta háo hức chờ đón năm 2000 với một dự cảm khác thường, có hẳn hai ca khúc chào đón năm 2000 là Hà nội năm 2000 của Nhạc sĩ Trần Tiến và Sài Gòn cô Tiên năm 2000 của nhạc sĩ - ca sĩ Phương Uyên, được hát hàng ngày trên tivi …
Và cuối cùng thì một thập niên của thế kỷ 21 sắp đi qua…Nhìn lại văn đàn thập niên qua, ta có gì nổi bật? Trong khi chờ các nhà nghiên cứu văn học sử công bố những công trình nghiên cứu lớn, tôi xin mạo muội đưa ra một phác thảo bức tranh văn đàn đầu thế kỷ: Các đại gia còn đang bày thế trận - Ba Tiên cô đã đại náo văn đàn! Ba Tiên cô ấy là ai vậy? Xin nói ngay: đó là Y Ban (1) với I am đàn bà, Nguyễn Ngọc Tư (2) với Cánh đồng bất tận và Đỗ Hoàng Diệu (3) với Bóng đè.
*
Tập truyện ngắn của nhà văn Y Ban I am đàn bà (NXB Phụ nữ, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản) bị Cục Xuất bản đình chỉ phát hành và thu hồi. Trước đó, tháng 11/2006, I am đàn bà đã được NXB Công an nhân dân phát hành và bán hết 1.500 bản in.
Sau đó, Nhã Nam xin tái bản ở NXB Phụ Nữ, thực tế Nhã Nam dùng lại bản can cũ của I am đàn bà bên NXB CAND, 2 bản in của 2 NXB là hoàn toàn giống nhau về nội dung. Tới lúc này, nhà văn Y Ban - tác giả tập sách - vẫn chưa hề nhận được một thông tin chính thức nào về lý do I am đàn bà bị thu hồi.
Sau “Sự kiện I am đàn bà”, Y Ban được rất nhiều báo chí tới phỏng vấn, sau đây là tóm lược những câu trả lời phỏng vấn của Y Ban, qua đó ta sẽ có được cái nhìn bao quát về cuộc sống cũng như quan niệm viết văn của Y Ban:
Nhưng tôi viết sex trong logic chứ không khêu gợi cố tình - nhà văn Y Ban khẳng định.
Tôi muốn nói là, đã đến lúc phải trả cho văn chương đúng vị trí của nó. Nó là bộ môn nghệ thuật và nhà văn được viết về mọi điều trong cuộc sống, miễn sao vẫn phải kiểm soát được mình không phạm pháp, không vi phạm các giá trị văn hóa và đạo đức.
- Tôi đã 46 tuổi, không còn bé dại nữa, tôi nhìn thấu tâm can mình rồi. Tôi đã có 15 đầu sách với hơn 100 truyện ngắn viết ra. Tôi tự chia được cuộc đời văn của mình. Thời gian đầu của “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” là hoàn toàn viết bằng bản năng.
Cho đến năm 1994 tôi chuyển qua làm báo, công việc ấy khiến tôi học được nhiều điều và ý thức hơn bao giờ hết về nghề văn. Tôi biết tôi là người thực dụng. Tôi tiết kiệm từng giấc mơ của mình, tôi đắn đo xem nó có mối liên hệ gì với đời sống của mình hàng ngày không. Nên khi đặt bút viết, tôi luôn tự hỏi, viết thế này có in ra được hay không? Đó là điều không hẳn đã hoàn toàn đúng với người viết.
Cho đến lúc này, tôi mới muốn viết một cách phóng bút, tôi không cắt xén chính mình cho vừa lòng người khác nữa. Tôi vẫn chưa buông thả hết. Tôi buông thả nhưng không buông tuồng.
- Chị nghĩ sao khi có nhiều người cho rằng, những trang viết, điển hình như trong truyện “Tự” quá đậm đặc về sex, khiến người ta cảm giác như Y Ban quá say mê với sex?
- Tôi học trường Y và tôi hiểu bản chất của vấn đề. Anh có thấy sex là xấu không? Sex là chuyện của đàn ông và đàn bà mà, ngàn năm nay như thế. Có điều, sex mà chúng ta đang nói đến khác với những bộ phim con heo ở chỗ, chúng ta đặt sex vào sự đối xử văn minh và có văn hóa của những con người có tri thức.
Tôi chỉ thắc mắc, đời sống bây giờ mỗi ngày rùng rùng biến động, nhà nghỉ mọc lên như nấm, sex tràn lan trên tivi, rạp chiếu phim mà không hề có bảng cấm nào với thiếu nhi cả. Mạng internet được mắc cả vào phòng ngủ của người ta mà không có tường lửa nào chặn nổi cả triệu trang web đen như thế. Tại sao lại cấm nhà văn viết về sex một cách logic và có văn hóa?
- Chị nói “sex một cách logic”? Sex là bản năng con người và sex thì không nên gắn cho nó quá nhiều nhãn mác chứ?
- Thì đó mới là vấn đề. Tôi nói sex một cách logic là như thế này, tôi không cố tình nhấn nhá vào sex như một cách khiêu dâm. Tôi không còn non tơ khờ dại như thế nữa. Tôi viết sex khi nhân vật cần phải như thế, câu chuyện nó đẩy nhân vật vào tình huống có sex. Hơn thế, sex phụ thuôc vào cao trào hormone chứ không phụ thuộc vào lý trí, nên nó diễn ra một cách tất yếu chứ không phải là một cuộc sắp đặt mây mưa như một số người chả hiểu gì về sex nhưng lại nói về nó quá nhiều.
- Tôi muốn quay lại một chút với “Tự”, chị nói rằng không cố tình khiêu khích bằng những trang sexy, nhưng giải thích thế nào với bạn đọc của chúng ta khi câu chữ của chị cứ như một sự mời gọi..., với những từ ngữ nóng bỏng...
- Tôi viết có chủ đích cụ thể. Truyện này với những người cùng lứa với tôi thì không có vấn đề gì đâu. Nhưng đừng đọc văn theo cách chặt khúc nó ra như thế. Tôi nói lại là viết sex rất khó. Tôi có hẳn dòng những truyện lãng mạn không có một chữ sex nào. Về sex, tôi không mới mẻ gì. Những câu chữ như “khu rừng rậm ẩm ướt” đâu mới mẻ gì, tôi mượn thơ của một vị tiền bối làng văn đấy chứ. Khi viết truyện này tôi đã đắn đo nhiều. Chồng tôi đọc và bảo, viết cái này mà in ra kiểu gì cũng bị đập cho tơi tả, rồi đeo mo vào mặt. Rồi giấu diếm các con…
- Chị có đọc trên mạng không? Nhiều bạn viết lên blog là họ thấy giống mục “truyện người lớn” trên các trang web khiêu dâm…
- Tôi đọc hết, cả ở diễn đàn, trên blog… Người ta nói tôi viết như “truyện người lớn”, rồi đủ thứ khác… Tôi đọc bằng sự bình tĩnh và hiểu vì sao họ nói thế. Tôi đã quên mất là tôi viết cho tuổi của tôi, nghĩa là những phụ nữ U40. Tôi quan niệm là trẻ viết cho trẻ, già viết cho già và cứ mặc định sách của mình chỉ có các phụ nữ chín chắn đọc thôi. Không ngờ các bạn trẻ quan tâm nhiều đến thế. Nên giờ thấy hơi ân hận, lẽ ra tôi cần có những dòng khuyến cáo trên sách, là sách này dành cho người lớn, như người ta phân loại phim cấm trẻ em ấy. Hoặc là tôi có thể lược bỏ những đoạn sexy trong “Tự” mà vẫn không ảnh hưởng gì đến nội dung. Nhưng khi cắt đi tôi nghĩ nó chẳng còn hấp dẫn nữa đâu.
Tôi đọc mọi thứ viết về mình và thật lòng tôi muốn bị đập một cái thật trúng vào mặt, để mình bớt ảo tưởng đi. Cái đập này tôi muốn nói đến phê bình văn học, từ sau 1975 là sự hời hợt và nửa vời với những bài phê bình nhợt nhạt để đăng báo chứ chưa có nhà phê bình nào mổ xẻ thật trúng các nhà văn xuất hiện sau 1975 như chúng tôi. Nên bạn đọc họ phê phán thì tôi tôn trọng quyền của họ, nhưng họ cũng chỉ là bạn đọc thôi. Cái tôi cần hơn là cái “cú đập” ấy, cú đập mang tính học thuật. Tôi chờ lâu quá mà chưa thấy...
Không đánh đu với... gái trẻ
- Nhiều người nói chị viết sexy bởi giờ đây những gì liên quan đến sex đều gây xôn xao. Chị nghĩ sao?
- Tôi không đánh đu với các cô trẻ. Như đã nói, tôi viết cho bạn đọc của mình. Tôi có đọc hết những tác phẩm mà được gọi là sexy, kể cả dòng văn học linglei như Miên Miên, Vệ Tuệ, Cửu Đan. Tôi thấy họ được tung hô là thế nhưng họ chưa chín một chút nào. Họ viết sex nhiều khi phi logique. Tôi nghĩ thế này nhé, ví như mỗi người Việt Nam thì đều có những niềm tin tâm linh và đều run rẩy trước bàn thờ tổ - một nơi linh thiêng, chứ trước bàn thờ tổ mà lại có thể làm tình hưng phấn thì quả là phi logic (ý nói đến truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - Đ.N.T).
- Thế thì phải chăng là làng văn quá trầm lắng nên chúng ta cần một scandal để tạo nên sự xôn xao? Và vì thế mà “I am đàn bà” mang sứ mệnh châm ngòi?
- Có người bảo tôi, sau vụ này thì Y Ban nổi tiếng hơn nhiều. Tôi trả lời, tôi đã và đang nổi tiếng rồi và ở cái xứ này thì cũng nổi tiếng đến thế mà thôi, chứ còn nổi đến đâu được nữa? Tôi chả cần scandal. Tất cả các cuốn sách của tôi khi in ra đều nhận được dư luận tốt, riêng cuốn “I am đàn bà” thì có một chút sự cố thế thôi.
- Nhưng người nổi tiếng thì rất sợ công chúng lãng quên mình. Scandal cũng là cách để tên chị “nóng” trở lại chứ…
- Tôi vẫn đang viết được, viết như đi câu ấy, trăm bó đuốc sẽ bắt được một con ếch, nhà văn tồn tại bằng tác phẩm mà. Tôi không sợ ai quên mình nếu tôi vẫn sống hàng ngày với trang viết.
Y Ban: “Cũng có lúc khóc rú lên một mình”
- Những niềm tự hào của chị trong cuộc sống là gì?
- Rất bình thường và giản dị. Hôm nay thì tự hào về những đứa con, mai thì về ông chồng... Còn khi ra được tác phẩm mới ư? Vui thì rất vui. Còn tự hào? Chả biết có được không. Vì chả có lúc đeo mo vào mặt đấy ư?
- Nếu một ngày nào đó Y Ban không thiết má đỏ, môi hồng, tóc highlight, cười nói xôn xao nữa, thì ngày đó phải là ngày như thế nào?
- Có chứ, mà thường xuyên nữa là khác. Nhưng chỉ rúc trong nhà. Khóc rú lên lúc không có ai bên cạnh hoặc lặng lẽ chui vào toilet để không ai nhìn thấy. Và khi bình tâm lại, lại highlight, lại môi đỏ...
- Năm 2009 với chị là một năm như thế nào và chị có những dự định gì cho năm tới?
- 2009 là năm tuổi của tôi nhưng vẫn làm ăn được. Con gái lớn đi học kiến trúc ở Pháp. Bán được một mảnh đất, tậu được thêm hai mảnh nữa. Ra được một tập truyện ngắn. Nhưng vẫn có những bất ngờ vào những ngày áp Tết. Đời thường vẫn vậy... Nắng lắm thì mưa nhiều. Tôi đang rất phải suy nghĩ và buồn chán. Tôi hy vọng tôi sẽ vượt qua.
'I am đàn bà' của Y Ban bị rút giải thưởng
Sau khi được công bố đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn báo Văn Nghệ, tác phẩm "I am đàn bà" của nhà văn Y Ban đã bị rút giải thưởng với lý do phạm quy.
Nhà văn Nguyễn Trí Huân, thành viên Hội đồng chung khảo, giải thích: "I am đàn bà của nhà văn Y Ban đã được Hội đồng chung khảo đề nghị tặng giải Nhì cuộc thi truyện ngắn. Tuy nhiên, bạn đọc phát hiện tác phẩm này đã vi phạm thể lệ của cuộc thi... Thể lệ ghi rõ: ‘Trong thời gian cuộc thi, tác phẩm dự thi không được gửi in sách, báo hay tạp chí nào khác’. Trong phiên họp bổ sung của Ban chung khảo cuộc thi truyện ngắn, I am đàn bà không còn nằm trong danh sách giải thưởng vì tác giả đã tập hợp in thành sách. Hội đồng giải thưởng cũng đã kịp thời trao đổi trực tiếp với nhà văn Y Ban và quyết định của Hội đồng được nhà văn chấp nhận”.
Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ trong đó có giải Nhì dành cho I am đàn bà của Y Ban được công bố lần đầu tiên vào cuối tháng 6-2006. Trước thời điểm đó, tập sách có sự góp mặt và lấy chính tác phẩm này làm tên tuyển tập đã gây xôn xao dư luận vì bị thu hồi. Nhưng trong cuốn Buổi sáng biến mất, tuyển tập truyện ngắn hay và đoạt giải cuộc thi báo Văn Nghệ 2006-2007 được cấp phép xuất bản vào ngày 9/7, I am đàn bà vẫn được lựa chọn và ghi rõ “Giải Nhì” mà không có kèm thêm đính chính gì. Quyết định rút giải thưởng chỉ bất ngờ được đưa ra tại lễ trao giải.
Hai giải Nhất truyện ngắn trị giá mỗi giải 10 triệu đồng thuộc về Buổi sáng biến mất, Cơm chiều của Ngô Phan Lưu và Thung Lam của Hồ Thị Ngọc Hoài. Ngô Phan Lưu, người Phú Yên là một nông dân đam mê viết lách. Còn Hồ Thị Ngọc Hoài là giáo viên dạy văn tại trường PTTH Tân Kỳ - Nghệ An. Ban chung khảo đánh giá: “Cuộc thi đã đem đến cho người đọc một hơi thở mới của sự sáng tạo - một sự sáng tạo đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc, cung bậc… Mặt bằng cuộc thi rộng nhưng thiếu các tác phẩm gây sốc, gây ấn tượng mạnh đối với người thẩm định…”. Đây là lần thứ 13 báo Văn Nghệ trao giải thưởng truyện ngắn. Cuộc thi nhận được hơn 1.700 tác phẩm của nhiều nhà văn trên cả nước.
Tôi không thấy nhục cảm là phi đạo đức
"Tôi đã là một người đàn bà 46 tuổi, tôi không thấy nhục cảm là phi đạo đức. Cái mà tôi lo lắng khi viết về sex, đó là làm sao tìm được cách diễn đạt, mô tả đúng hoàn cảnh và hợp lý”.
- "I am đàn bà" viết phóng túng hơn các tập truyện trước của chị, nhiều người cho rằng việc miêu tả sex khá tự nhiên và tỉ mỉ là lý do khiến cuốn sách này bị thu hồi. Bản thân chị nghĩ sao?
- Theo tôi, tình dục cổ xưa như loài người, bởi nó trước hết là con đường duy trì nòi giống cho nhân loại, nhưng nó cũng là văn hóa. Văn chương cần tôn trọng sex ở khía cạnh đó. Trước kia, tôi viết với lối thủ thỉ tâm tình về thân phận phụ nữ. Với I am đàn bà, tôi không tự biên tập mình nữa mà đã viết rất thoải mái và phóng túng. Nhưng đương nhiên tôi đủ chín chắn để làm chủ ngòi bút của mình. Việc miêu tả sex trần trụi nằm trong ý đồ của tôi.
Trong nghệ thuật, khái niệm sex như cái kính "chiếu yêu". Tiếp cận dưới khía cạnh nhân văn thì nó sẽ nhân văn, nếu nhìn nó với sự kinh tởm, dục tính thì nó sẽ là kinh tởm. Tôi chỉ buồn khi tác phẩm của mình rơi vào tay những người mà khi đọc sách họ chỉ thấy duy nhất sex thôi, còn bao nhiêu câu chữ, tầng ý họ hoàn toàn không thấy.
- Khi viết về sex, chị bị chi phối ra sao vì “mối lo trong sạch trước mắt mọi người”?
- Tôi không sợ điều ấy. Tôi đã là một người đàn bà 46 tuổi, tôi không thấy nhục cảm là phi đạo đức. Cái mà tôi lo lắng khi viết về sex, đó là làm sao tìm được cách diễn đạt, mô tả đúng hoàn cảnh và hợp lý. Viết xong những truyện trong I am đàn bà, tôi hài lòng. Nhiều độc giả ở tuổi tôi nói rằng, tôi đã nói thay họ những ẩn ức, thiếu thốn, những khát vọng hạnh phúc bị đè nén.
- Những sáng tác sắp tới của chị vẫn theo lối viết này hay có hướng đi khác?
- Với tôi viết là một nhu cầu tự thân, như tôi mang thai một đứa con, đến ngày đến tháng thì đẻ. Tôi không thể biết trước mặt mũi con tôi sẽ như thế nào. Vả lại, mỗi giai đoạn có một ám ảnh, một bức thúc về sáng tạo khác nhau. Tôi không bao giờ định trước rằng mình sẽ viết gì. Tôi đợi “cơn trở dạ” mới đến với mình.
Y Ban đôi khi muốn treo cổ tự tử
Chị là một trong số ít cây bút nữ luôn gặp hệ lụy từ những câu chuyện của mình. Chị viết về phụ nữ, nhưng ngay đến độc giả nữ cũng phải sượng sùng nhăn mặt vì cho là "thô lậu", còn các diễn đàn thì không ngớt công kích, mổ xẻ về cái gọi là ẩn ức và phức tạp của chị.
- Đàn ông trong truyện của chị đều là những kẻ tầm thường. Nhiều người nói chị săm soi họ bằng một lăng kính khá bi quan, chị thấy sao?
- Các cụ ta có câu "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Có lẽ vì tôi quá yêu họ nên tôi đòi hỏi ở họ cao hơn cái tầm họ có. Và khi họ không đáp ứng được sự đòi hỏi của tôi thì tôi thất vọng chăng? Và nữa, tôi phải nói thật điều này, đàn ông Việt Nam chán hơn phụ nữ Việt Nam rất nhiều.
- Vậy chị muốn tìm kiếm tình yêu nữa hay thôi?
- Tôi không kiếm tìm mà tôi nuôi dưỡng nó.
- Không ít người cho rằng, chị chỉ quanh quẩn ở những câu chuyện đàn ông - đàn bà vụn vặt chứ không đi xa hơn được. Chị cảm thấy thế nào?
- Đã có thời chúng ta tưởng "đường ra trận mùa này đẹp lắm" là tác phẩm có tầm thời đại. Tất nhiên mỗi tác phẩm văn học phải mang trên mình dấu ấn của thời đại nó đang sống. Và đôi khi nó phải gánh cả nhiệm vụ chính trị. Nhưng các tác phẩm còn lại với thời gian là những tác phẩm của con người nói về con người. Trong giới văn chương, không có cách để tôn vinh nhau nhưng lại có vô vàn cách để hạ bệ nhau. Nhiều người vỗ tay sung sướng khi một nhà văn nào đó không viết nữa. Còn nhà văn nào vẫn sung sức thì họ tìm cách bới lông tìm vết. Tôi không quan tâm đến những điều đó. Tôi không cần phải "đi xa", ai đi xa được thì cứ việc. Tôi cũng không cần ngồi chung chiếu với ai. Tôi đi một mình trên một con đường. Tôi là Y Ban.
- Đã bao giờ chị cảm thấy đời sống của mình và bản thân quá tẻ nhạt?
- Tôi là một người rất bình thường như mọi người, chỉ thỉnh thoảng viết ra một vài cái gì đấy, vậy thôi.
- Với người cầm bút, nhất là người nhạy cảm, trong những phút thức tỉnh của sự tri ngộ, không ít người cũng tự dày vò, tự dằn vặt, tự hổ thẹn với chính mình. Còn chị?
- Tôi có tất cả các cảm giác đó, đôi khi còn muốn treo cổ tự tử...
Y Ban: ‘Sex là giải trí và văn hóa’
Vẫn chuyện đàn ông, đàn bà, chuyện chồng, chuyện vợ... trong tập truyện ngắn mới, Y Ban tiếp tục theo đuổi mảng đề tài quen thuộc. Từ khi ra mắt đến nay, “I am đàn bà” khiến dư luận bàn tán khá sôi nổi, một phần vì yếu tố sex ở đây được miêu tả khá tự nhiên và tỉ mỉ..
- Điều gì khiến chị hài lòng nhất khi ra mắt tập truyện ngắn “I am đàn bà”?
- So với các tập truyện đã xuất bản trước đây của tôi thì I am đàn bà là sự cách tân mạnh mẽ. Tôi không dám nói là mình cách tân hơn so với người khác, tôi chỉ muốn nói, mình mới hơn so với chính mình. Bởi người ta đã viết về sex rất bùng nổ, với những hình thức thể hiện mới và táo bạo. Còn tôi vẫn trung thành với lối văn giản dị, dễ hiểu truyền thống, trung thành với những đề tài quen thuộc. Nhưng ở tập truyện này, tôi buông thả hơn. Tôi để ngòi bút của mình tự do khi viết về chuyện đàn ông, đàn bà, về những khát vọng và đam mê của người phụ nữ. Trước đây, tôi viết ra rồi tự biên tập, cắt gọt rất nhiều, còn bây giờ, tôi không biên tập nữa. Truyện Tự trong tập truyện này là một ví dụ của sự buông thả, giải phóng ngòi bút của tôi.
- Nhưng chính sự “buông thả” đó đã khiến cho những trang viết về sex của chị có phần trở nên trần trụi. Chị nghĩ sao khi gần đây, trong một bài viết, đồng nghiệp của chị đã dẫn lời của một độc giả thể hiện sự phản ứng khá gay gắt với tập truyện “I am đàn bà”?
- Đã là nhà văn, chúng tôi phải chấp nhận mọi phán xét của độc giả đối với sản phẩm của mình. Phản ứng đó, nếu có, là xuất phát từ truyện Tự, còn những truyện khác trong tập thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng nếu thận trọng hơn, tôi cũng muốn khuyến cáo các em, các cháu còn quá trẻ thì không nên đọc truyện ngắn này. Bởi lớp trẻ ngày nay có thể không hiểu nổi bối cảnh xã hội mà câu chuyện diễn ra. Tự là một truyện mang nhiều màu sắc sex. Tác phẩm kể về một người đàn bà, sau khi chồng mình mất đi khả năng tình dục, đã quyết liệt tìm mọi cách để có được tình yêu nhằm đảm bảo những nhu cầu bản năng chính đáng. Nhưng thất vọng trước thế giới đàn ông, chị phải tự sắm cho mình một liệu pháp công nghiệp là cái “chim” giả. Nghe qua như vậy, người ta có thể coi đó là một truyện ngắn tục tĩu, khoét sâu vào khía cạnh bản năng của con người. Nhưng đằng sau khát vọng của nhân vật chính là rất nhiều những ẩn ức bị dồn nén bởi hoàn cảnh xã hội. Tôi chỉ hy vọng, khi đọc truyện ngắn này, những ai sống trong thời đại đó có thể hiểu và thông cảm được phần nào với con người ở những nhu cầu sinh lý bình dị nhất. Người ta nói cách miêu tả về sex của tôi quá tỉ mỉ và tự nhiên, nhưng tôi lại nghĩ, cái “tục” của truyện, nếu có, không phải ở sự miêu tả mà ở ý tưởng: phụ nữ có thể dùng một cái “chim” giả để thay thế cả thế giới đàn ông.
- Sex rõ ràng không phải là một địa hạt cấm của văn chương. Vậy theo chị, căn cứ vào đâu để có thể coi một trang viết về sex là sạch hay bẩn?
- Theo tôi, tình dục cổ xưa như loài người vậy, bởi nó trước hết là con đường duy trì nòi giống cho nhân loại. Nhưng sex không chỉ dừng lại ở đó. Để có một em bé, người ta cần đến "x lần", hai em bé - "2x lần"… nhưng trong một đời người, có đến hàng trăm, hàng nghìn cái "x lần" như vậy. Đâu phải tất cả đều nhằm để duy trì nòi giống. Vậy thì sex còn là phương tiện giải trí và văn hóa. Văn chương, theo tôi cần tôn trọng sex ở khía cạnh đó.
Còn viết về sex tục hay không tục là do câu chữ. Nếu mình viết trực tiếp, thắng tuột về nó như một thứ nhu cầu bản năng, kích động ở người đọc những ý nghĩ không lành mạnh, không trong sáng thì tác phẩm sẽ trở nên phản cảm. Nhưng nếu tác giả khéo léo, thay thế những khái niệm về các bộ phận, các hành vi của con người bằng nhiều cách diễn đạt văn chương hơn, phủ lên chi tiết “tục” những ý nghĩa rất người, đưa trí tưởng tượng của độc giả đến các vấn đề nhân văn thì khi đó, người đọc sẽ không "lăn tăn" đến chuyện đề tài nữa.
- “I am đàn bà” - truyện ngắn được lấy tên đặt cho cả tập truyện - là tác phẩm giàu giá trị nhân văn nhưng quá đậm chất báo chí và ý tưởng hơi lộ. Chị nghĩ sao?
- Đúng là I am đàn bà được viết từ một mẩu tin tôi đọc được trên báo. Mẩu tin kể về một người phụ nữ Việt Nam đi lao động xuất khẩu và bị kiện ra tòa vì tội quấy rối tình dục ông chủ. Bằng chứng là một cuốn băng ghi được từ chiếc máy camera gắn trong phòng ông chủ - người đàn ông bị liệt mà chị vẫn phải chăm sóc hằng ngày. Tôi là người làm báo, tiếp xúc với không ít số phận đáng thương của những người đi lao động xuất khẩu nhưng tôi vẫn rất đau đớn khi đọc được tin này. Tại sao người phụ nữ Việt Nam lại có thể bị kiện vì tội “quấy rối tình dục”? Ngày xưa, tôi lớn lên ở quê. Tôi còn nhớ, các bà còn răn dạy con cháu trong nhà rằng, “đàn ông nhà mày đi xa, mày có thèm thì lấy gót chân mà dí vào, đừng có dại dột mà làng nước người ta chửi vào mặt”. Đấy, người phụ nữ Việt Nam nhẫn nhịn như thế cơ mà.
Nên khi triển khai tình huống này thành một truyện ngắn, tôi đã tìm mọi cách để cứu rỗi cho người phụ nữ. Tôi phác ra rất nhiều chi tiết để biện hộ cho hành động phạm tội của nhân vật. Có lẽ bởi tôi tham lam quá chăng, lo sợ truyện chưa đủ sức nặng để bào chữa cho nhân vật chăng mà tác phẩm có vẻ rườm rà, đậm màu sắc báo chí?
Y Ban chấp nhận dấn thân để sáng tạo
Y Ban viết từ nỗi đau thẳm sâu trong tâm hồn những người đàn bà luôn khao khát một tình yêu tuyệt mỹ. Đôi khi, cũng chống chếnh, chênh vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi chị lại thảng thốt giật mình quay về duy trì tổ ấm yên bình.
Khi được hỏi Tại sao chị thường chọn đề tài ngoại tình trong các truyện ngắn của mình, Y Ban đã nói:“Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ hiện đại. Tôi cũng rất thích mổ xẻ đến tận cùng tâm lý của người đàn bà hiện đại. Họ thông minh, giỏi giang nhưng vẫn luôn cần một cuộc sống tình cảm phong phú. Tôi không thích sự cực đoan và cô đơn. Tôi thích người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình, nhưng người đó cũng yêu và hiểu về tình yêu. Là phụ nữ, ai cũng vậy, đến chết vẫn mong chờ một tình yêu đẹp. Đó không chỉ đơn thuần là việc người phụ nữ đi tìm hạnh phúc mà đó còn là việc họ có khát vọng sống. Cuộc sống phát triển kéo theo sự xơ hóa trong tình cảm gia đình. Bước ra khỏi cửa thôi là sẽ thấy cả xã hội che chở cho việc ngoại tình. Tại sao khách sạn, nhà nghỉ lại mọc lên nhiều đến vậy? Trước tiên, phải nhìn lại xem gia đình có lỗi gì không để đẩy người ta đến việc ngoại tình. Một người phụ nữ trước mặt bạn trai sẽ trở nên duyên dáng, ý nhị biết bao, trong khi ở nhà với chồng thì đầu bù tóc rối. Người đàn ông có thể buông lời khen với cô đồng nghiệp hay bà hàng xóm nhưng về nhà lại cục cằn với vợ con. Tôi cũng lo cho chồng có bữa ăn ngon, chăm con học hành, nhưng với một nghệ sĩ như chồng tôi thì chưa chắc đó đã là sự hoàn hảo. Có một gia đình yên ấm, nhưng là một phụ nữ mở và đầy cảm xúc nên tôi vẫn luôn đi tìm cho mình sự hoàn thiện”. Còn trả lời cho câu hỏi“Người phụ nữ khao khát kiếm tìm tình yêu đẹp, nhưng trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc lại toàn gặp Sở Khanh”,Y Ban đã nói rất kỹ:“Tôi thích viết về những biến động tâm lý của người đàn bà sau những cuộc ngoại tình. Người đàn bà dù có học hay không có học, sau mỗi cuộc yêu, đều có những day dứt. Sau dâng hiến, nếu họ được người tình vuốt ve, động viên, dù chỉ là một cuộc điện thoại hỏi han, họ sẽ lại thăng hoa. Còn nếu sau đó là một khoảng lặng, thì đó là nỗi ê chề, bẽ bàng và cay đắng. Những người đàn ông trong câu chuyện của tôi luôn mang theo 2 bịch sữa tươi trong ca táp để “bồi dưỡng” cho mỗi lần yêu, hay người đàn ông sạch sẽ đến mức lấy khăn lau bàn để lau cho người tình… không hẳn là những người xấu. Nhưng cũng có thể họ cố tình bộc lộ cái xấu để dễ dàng “giãy” ra khỏi những vụ ngoại tình đó thì sao?”. Lại được hỏi “Tại sao các tác phẩm của chị thường đề cập rất nhiều tới chuyện quan hệ nam nữ và cả chuyện giống má của đàn ông”, Y Ban nói thẳng thắn là “dùng tình dục để thể hiện những ý đồ của mình”: “Trước khi là nhà văn, tôi là một nhà sinh học, tôi từng dạy ở trường Y nên nhìn vấn đề thoáng và cũng khoa học hơn. Bộ phận mắt, mũi hay các bộ phận khác trên cơ thể đều thực hiện chức năng đối với con người. Nhưng vấn đề ở đây là tôi viết đến những “thằng bé…” trong một tâm trạng thanh cao và thăng hoa. Viết về tình yêu thì không thể tránh được những chuyện quan hệ đàn ông, đàn bà. Trước đây tôi tự biên tập những phần đó và không động đến vấn đề tình dục. Nhưng bây giờ thì tôi không tự biên tập mình đi nữa. Có nhiều người bế tắc nên phải lôi chuyện đó ra để viết. Còn tôi, tôi không bế tắc, tôi có mục đích rõ ràng của mình. Những chi tiết tả chân ấy về một người đàn bà khỏe mạnh cả về thể xác và tâm hồn để độc giả nhìn thấy điều cao hơn, đó cả là tình yêu. Tôi thấy các nhà phê bình VN khen những trao lưu văn học mới của Trung Quốc, nhưng nếu thử so sánh thì những vấn đề đó, các nhà văn VN đã đi trước thời cuộc. Trong các tác phẩm, tôi dùng tình dục để thể hiện những ý đồ của mình. Tôi thích sự thách đố, thách thức đó và tôi cảm thấy mình viết “chín” hơn nhiều”. Khi chồng nói với Y Ban “ngày càng ghê gớm, viết thế thì đeo mo vào mặt”, Y Ban đã trả lời: “Là nhà văn phải chấp nhận”. Chấp nhận và dấn thân đến tận cùng, đó là tính cách Y Ban: “Tôi hay đặt mình vào nhân vật và đẩy tận cùng những tình huống của nhân vật”.
*
Muốn nói gì về Y Ban nữa thì xin hãy đọc một đoạn văn trong I am đàn bà, “đoạn cao trào”:
Thời gian quả là dài với thị. Bây giờ đã là thu rồi. Việc tắm rửa cho ông chủ cũng không phải ngày nào cũng cần. Lại nhờ có thị huấn luyện nên ông chủ đã đi tiểu đi tiện chủ động. Thành ra thị rỗi việc. Mà cái sự rỗi việc bây giờ nó khác cái lúc thị mới đến, là chỉ nhớ chồng nhớ con rồi khóc. Cái sự rỗi việc bây giờ nó lại làm thị nghĩ đến một cái. Một cái, nó đã như nỗi ám ảnh thị. Nó ám ảnh thị ghê gớm. Nó đẩy cảm giác của thị thành sự thèm khát. Thị thèm khát. Thời gian như kẻ đồng lõa với thị. Nó hối thúc thị.
Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ áo quần của thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào thị cần lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa mãn.
Thị không mộng mị nữa. Thị sợ hãi tột cùng. Thị vội vàng xả nước vào bồn. Thị mang ông chủ vào tắm rửa sạch sẽ, rồi thị cũng tắm rửa. Thị xả nước và xát rất nhiều xà phòng vào thân thị. Thị kỳ cọ thật mạnh. Thị muốn lột da thị. Xong xuôi thị nhìn đồng hồ. Còn phải 4 giờ nữa thì bọn trẻ mới về và bà chủ thì 6 tiếng nữa. Thị suy nghĩ về việc thị vừa làm. Đồi bại, thị rủa mình. Sao lại tệ hại đến vậy, cái thứ đàn bà xấu xa. Thị cũng chỉ biết rủa mình đến thế thôi. Thị ân hận vì mình đã làm cái việc xấu xa ấy, thị khóc. Thị khóc nhiều lắm. Khóc mụ mị cả người. Khóc đến muốn chết thì thị sợ. Thị sợ phải chết nơi đất khách quê người. Thị sợ chết thì không ai mang tiền về cho chồng thị xây nhà và các con thị không có ai chăm sóc. Thế là thị ngưng khóc nhưng tim thị vẫn đau ràn rạt. Thị muốn nói, thị muốn được chia sẻ, thị muốn thanh minh. ở cái đất này thì có ai nghe thị nói đây, vả người ta có nghe thì người ta có hiểu nổi thị nói gì không? Thị đã là người câm suốt từ khi đặt chân đến đất này. Chỉ có một người thị có thể trút bỏ những tâm sự. Người đấy có nghe được thị nói gì không, thị không cần biết. Thị cần phải nói với người ấy để trút bỏ nỗi lòng.
Ông chủ đang thức, ngửa mặt nhìn lên trần nhà. Thấy thị bước vào bèn hướng ánh mắt về phía thị. Lại cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn vào mắt ông chủ. Và chị đã nhận thấy mắt ông chủ trong veo như mắt trẻ con. Sao cái sự hớn hở kia nó lại giống cái ánh mắt của thằng Đức khi nó vén áo thị lên để bú thị. Trời ơi, sao mà nó giống vậy. Thị bật khóc nức nở. Thị úp mặt vào ngực ông chủ khóc ồi ồi: Cu ơi, chị có tội với cu quá. Chị còn mặt mũi nào mà nhìn các con chị, nhìn chồng chị nữa đây. Chị không muốn sống nữa, nhưng chị cũng không thể chết. Chị cũng không thể biết được tại sao chị lại hành động như thế. Cu có hiểu được cho chị không? Chị cũng là con người mà. Chị sợ bà chủ biết lắm. Bà chủ mà biết thì bà đuổi chị, không trả chị tiền nữa thì chị chết mất. Chị chỉ còn mấy tháng nữa là được về nhà rồi.
Cu ơi cu đừng khinh chị nhé. Chị đến nhà cu làm việc đã gần 20 tháng, là gần 600 ngày, chị chỉ có cu là bầu bạn. Vui sướng, buồn đau chị chỉ biết thổ lộ cho cu. Chị nói cười cũng là cho cu. Nếu không có cu chị không biết là chị sẽ như thế nào. Chị biết cu đang dần khỏi bệnh rồi đấy. Cứ yêu thương chăm sóc cu như chị đã yêu thương chăm sóc cu thì chỉ ít lâu nữa là cu sẽ khỏi bệnh thôi. Khi nào chị sắp về chị sẽ nói với trung tâm để họ nói lại với bà chủ.
- Cu ơi, cu tha lỗi cho chị nhé, chị lại phải đóng bỉm lại cho cu thôi, chứ cu cứ trêu chị thế thì chị lại khổ mất. Chị...
Đột nhiên thị ắng tạnh. Có cái gì đang bò trên tóc thị. Thị lặng im để nghe ngóng. Cái gì đang bò trên tóc thị. Cái gì? Thị đưa tay lên tóc để tóm con gì đang bò trên tóc thị. Thị đụng vào một bàn tay. Bàn tay đang ngọ nguậy trên tóc thị. Thị nắm chặt lấy bàn tay đó rồi ngửng đầu reo lên:
- Ôi, tay cu à? Tay cu cử động được rồi à? Đấy chị biết ngay mà, cu sẽ khỏi bệnh. Cu khỏi bệnh rồi. Tay cu cử động được rồi mà. Hay quá. Cu giỏi quá. Để chị thơm cu một cái nào.
Thị áp mặt thơm vào má ông chủ. Ông chủ đã cảm nhận được cái hôn của thị, người ông chủ run lên. Và điều kỳ diệu hơn tay ông chủ đã nắm được tay thị.
- Ô, cu nắm được tay chị đấy à? Tuyệt vời quá. Tuyệt vời quá. Thế thì chị thơm cu một cái nữa nào. Sao thế? Sao cu khóc. Nước mắt ướt cả má chị này. Để chị lau nước mắt cho nhé. À, cu cảm động đấy mà. Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi nhé. Quê chị toàn những người như chị thôi. Nhất mực vì chồng con nhưng cũng biết thương người. Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi. Tuyệt vời quá. Tuyệt vời quá.
Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ áo quần của thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào thị cần lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa mãn.
Thị không mộng mị nữa. Thị sợ hãi tột cùng. Thị vội vàng xả nước vào bồn. Thị mang ông chủ vào tắm rửa sạch sẽ, rồi thị cũng tắm rửa. Thị xả nước và xát rất nhiều xà phòng vào thân thị. Thị kỳ cọ thật mạnh. Thị muốn lột da thị. Xong xuôi thị nhìn đồng hồ. Còn phải 4 giờ nữa thì bọn trẻ mới về và bà chủ thì 6 tiếng nữa. Thị suy nghĩ về việc thị vừa làm. Đồi bại, thị rủa mình. Sao lại tệ hại đến vậy, cái thứ đàn bà xấu xa. Thị cũng chỉ biết rủa mình đến thế thôi. Thị ân hận vì mình đã làm cái việc xấu xa ấy, thị khóc. Thị khóc nhiều lắm. Khóc mụ mị cả người. Khóc đến muốn chết thì thị sợ. Thị sợ phải chết nơi đất khách quê người. Thị sợ chết thì không ai mang tiền về cho chồng thị xây nhà và các con thị không có ai chăm sóc. Thế là thị ngưng khóc nhưng tim thị vẫn đau ràn rạt. Thị muốn nói, thị muốn được chia sẻ, thị muốn thanh minh. ở cái đất này thì có ai nghe thị nói đây, vả người ta có nghe thì người ta có hiểu nổi thị nói gì không? Thị đã là người câm suốt từ khi đặt chân đến đất này. Chỉ có một người thị có thể trút bỏ những tâm sự. Người đấy có nghe được thị nói gì không, thị không cần biết. Thị cần phải nói với người ấy để trút bỏ nỗi lòng.
Ông chủ đang thức, ngửa mặt nhìn lên trần nhà. Thấy thị bước vào bèn hướng ánh mắt về phía thị. Lại cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn vào mắt ông chủ. Và chị đã nhận thấy mắt ông chủ trong veo như mắt trẻ con. Sao cái sự hớn hở kia nó lại giống cái ánh mắt của thằng Đức khi nó vén áo thị lên để bú thị. Trời ơi, sao mà nó giống vậy. Thị bật khóc nức nở. Thị úp mặt vào ngực ông chủ khóc ồi ồi: Cu ơi, chị có tội với cu quá. Chị còn mặt mũi nào mà nhìn các con chị, nhìn chồng chị nữa đây. Chị không muốn sống nữa, nhưng chị cũng không thể chết. Chị cũng không thể biết được tại sao chị lại hành động như thế. Cu có hiểu được cho chị không? Chị cũng là con người mà. Chị sợ bà chủ biết lắm. Bà chủ mà biết thì bà đuổi chị, không trả chị tiền nữa thì chị chết mất. Chị chỉ còn mấy tháng nữa là được về nhà rồi.
Cu ơi cu đừng khinh chị nhé. Chị đến nhà cu làm việc đã gần 20 tháng, là gần 600 ngày, chị chỉ có cu là bầu bạn. Vui sướng, buồn đau chị chỉ biết thổ lộ cho cu. Chị nói cười cũng là cho cu. Nếu không có cu chị không biết là chị sẽ như thế nào. Chị biết cu đang dần khỏi bệnh rồi đấy. Cứ yêu thương chăm sóc cu như chị đã yêu thương chăm sóc cu thì chỉ ít lâu nữa là cu sẽ khỏi bệnh thôi. Khi nào chị sắp về chị sẽ nói với trung tâm để họ nói lại với bà chủ.
- Cu ơi, cu tha lỗi cho chị nhé, chị lại phải đóng bỉm lại cho cu thôi, chứ cu cứ trêu chị thế thì chị lại khổ mất. Chị...
Đột nhiên thị ắng tạnh. Có cái gì đang bò trên tóc thị. Thị lặng im để nghe ngóng. Cái gì đang bò trên tóc thị. Cái gì? Thị đưa tay lên tóc để tóm con gì đang bò trên tóc thị. Thị đụng vào một bàn tay. Bàn tay đang ngọ nguậy trên tóc thị. Thị nắm chặt lấy bàn tay đó rồi ngửng đầu reo lên:
- Ôi, tay cu à? Tay cu cử động được rồi à? Đấy chị biết ngay mà, cu sẽ khỏi bệnh. Cu khỏi bệnh rồi. Tay cu cử động được rồi mà. Hay quá. Cu giỏi quá. Để chị thơm cu một cái nào.
Thị áp mặt thơm vào má ông chủ. Ông chủ đã cảm nhận được cái hôn của thị, người ông chủ run lên. Và điều kỳ diệu hơn tay ông chủ đã nắm được tay thị.
- Ô, cu nắm được tay chị đấy à? Tuyệt vời quá. Tuyệt vời quá. Thế thì chị thơm cu một cái nữa nào. Sao thế? Sao cu khóc. Nước mắt ướt cả má chị này. Để chị lau nước mắt cho nhé. À, cu cảm động đấy mà. Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi nhé. Quê chị toàn những người như chị thôi. Nhất mực vì chồng con nhưng cũng biết thương người. Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi. Tuyệt vời quá. Tuyệt vời quá.
*
Tuy kém Y Ban tới 15 tuổi nhưng về “văn nghiệp” thì cùng nổi đình đám vào năm 2006, mà về khía cạnh nào đó thì Nguyễn Ngọc Tư có vẻ nổi hơn với giải thưởng năm 2006 của Hội Nhà văn VN dành cho Cánh đồng bất tận. Nguyễn Ngọc Tư cũng suýt bị tai nạn văn chương khi phải đối mặt với luận tội của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng làm tốn nhiều giấy mực văn đàn và mới đây nhất cũng có bài phê phán Cánh đồng bất tận rất quyết liệt (4). Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Tư đã và đang tồn tại và viết khá nhiều với tư cách một cây bút xuất sắc của Đồng bằng sông Cửu Long. Ta hãy đọc lại một đoạn bài phê bình ngợi khen hết lời Cánh đồng bất tận ngay trên Tuần báo Văn Nghệ (5) sau khi Cánh đồng bất tận đăng tải hai kỳ trên báo này để trở lại cái không khí ngày chào đời của CĐBT:
“Cái tên Nguyễn Ngọc Tư gắn liền với tên truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” đầy ma lực in giữa trang 1 báo Văn nghệ số ra ngày 13/8/2005 buộc tôi phải đọc ngay. Sau 2 điệp khúc “Còn nữa” với cảm giác nóng lòng chờ số Văn nghệ tiếp theo, tiếp hàng chục lần trang nọ trang kia mới thấy truyện không ngắn, lên mạng đếm tới gần mười bảy ngàn chữ. Song có lẽ việc phân chia thể loại chẳng mấy quan trọng. Điều đáng nói là truyện quá hay. Và độc giả nào cũng thèm, cũng thiết tha cần cái sự hay ấy.
Vẫn bút pháp giản dị gọn ghẽ đầy ắp âm sắc Nam bộ, cách chọn lọc ngôn ngữ cử chỉ sống động như đẽo như tạc, trên bối cảnh tiêu sơ ruộng đồng sông nước Cửu Long vẫn là những mảnh đời nghèo khó xiêu dạt bơ phờ vì áo cơm. Nhưng không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết chặt chẽ bởi vô số chi tiết hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy tưởng của nhân vật xưng tôi, nhẫn nhịn lặng lẽ mà xuyên mỗi lúc một sâu phơi mở tận đáy tâm hồn, tính cách, số phận con người.
Vào truyện, những chấm phá đầu tiên đã báo hiệu chuỗi ngày khắc nghiệt phía trước. Cha con người chăn vịt trong mùa đồng cháy nước cạn vì hạn hán đã tình cờ cưu mang một người đàn bà bị đánh ghen tơi tả, không chốn nương thân. Triền miên chịu đựng thái độ lạt lẽo và những trận đòn vô cớ của người cha chất chứa đầy hận thù, hai đứa trẻ chăn vịt luôn khát khao được chia sẻ yêu thương dễ dàng chấp nhận người đàn bà lẳng lơ vừa gặp đã “Ba mấy cưng đẹp trai dễ sợ” sống bên mình. Khốn khổ cả vật chất lẫn tinh thần, hai đứa trẻ già trước tuổi chẳng ngạc nhiên khi nghe người đàn bà cười nhận mình làm đĩ, “mặt buồn như phủ một lớp sương giá” nhưng vẫn mong sự chung đụng với chị sẽ khiến cha mình trở lại “người” hơn. Ba nhân vật tội nghiệp cun cút chịu đựng mọi nỗi đau với hy vọng xoay chuyển tâm tính một gã đàn ông chai sạn tàn nhẫn. Không chút thành kiến, hai đứa trẻ đã hồn hậu công bằng nhìn ra vẻ đẹp đầy sức sống bản năng và nỗi buồn, lòng tự trọng che giấu sau lớp vỏ lơi lả của ả điếm lạc loài. Sau một đêm quyến rũ cha bọn trẻ thành công, “chị bước ra khỏi chòi, khoan khoái vươn vai. Sự ưng ý, mãn nguyện lấp lánh trên khóe mắt. Khuôn mặt chị tràn ngập ánh sáng, như chị vừa mở ra một cánh cửa mặt trời...”. Lập tức niềm hạnh phúc nhỏ nhoi bị chà đạp tan nát: Cha đưa chị một ít tiền ngay trong bữa cơm, khi nhà đủ mặt “Tôi trả cho hồi hôm”. Rồi cha điềm nhiên phủi đít đủng đỉnh đứng lên, sự khinh miệt và đắc thắng no nê trong mắt. Chị nhét tiền vào trong áo ngực, cười “Trời ơi, cha mấy cưng sộp quá chừng.” Truyện dài mà dung lượng vẫn dồn nén vì câu văn ngắn gọn, chuyển cảnh dứt khoát lạnh lùng, bỏ lại phía sau lớp lớp ngữ nghĩa ẩn chứa đầy mùi vị cay đắng.
Sông dài, đồng rộng với những xóm làng cặp bến giây lát rồi lại ra đi khiến hình ảnh hai đứa trẻ càng nhỏ nhoi cô độc. Nguyễn Ngọc Tư không sa đà tả cảnh, tả người. Chỉ miên man thao thức cùng nhân vật xưng Tôi để mổ xẻ căn nguyên của mỗi tính cách. Các nhân vật trong truyện đều đầy tính thiện, thế nhưng cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo dốt nát lam lũ và điều kiện sống tù túng ngột ngạt dần xô đẩy người này trở thành nạn nhân của người kia. Bà vợ nhẹ dạ nông nổi là nạn nhân của chiếc ghe đầy vải vóc. Ông chồng bị cắm sừng trả thù bằng cách chim vợ người khác rồi vứt bỏ họ giữa đường. Con cái là nạn nhân của cha ấy mẹ ấy phải sống vạ vật với đầy tàn tích trong tâm hồn. Sự báo ứng rơi vào hai đứa trẻ trong trắng đáng thương: Điền tự hủy hoại bản năng đàn ông của mình, vô vọng chạy theo người đàn bà bị sỉ nhục. Nương bị đám trai làng hãm hiếp ngay trước mặt người cha tội lỗi đang bị đè nghiến xuống bùn. Không lên gân bạo liệt, không tăm tối bi quan, những đoạn văn đầy tình tiết trắc ẩn như thủ thỉ dịu dàng mà đẩy dần số phận từng nhân vật tới tận cùng bi thảm. Đồng khô, lúa cháy, đàn vịt là nguồn sống cuối cùng cũng bị chôn sống! Đại diện hiếm hoi cho phía chính quyền trong suốt câu chuyện là 2 ông cán bộ ấp và xã, không chỉ vô cảm với nỗi khổ dân quê mà còn sẵn sàng vét nốt của họ cả mảnh tình rách nát. Bản lĩnh tác giả đã níu cảm xúc người đọc kịp dừng lại bên bờ tuyệt vọng, khi mầm thiện trong trái tim nhân vật xưng tôi ngập trong máu và nước mắt vẫn bừng xanh niềm hy vọng sâu sắc thiêng liêng: nếu như Nương “bị có con” sau cuộc bạo hành, thì “ đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường”, sẽ sống hạnh phúc “vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.
Hơn chục năm trước nếu đưa tới bất kỳ tòa soạn nào bản thảo Cánh Đồng Bất Tận, hầu hết các chủ bút sẽ dè dặt lắc đầu. Còn bây giờ, khi những nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước cũng đã thẳng thắn nhìn nhận nỗi nhục tụt hậu và đói nghèo, có lẽ gì nhà văn không dám lặn xuống đáy xã hội để soi rọi phản chiếu những cảnh đời cùng khổ! Bối cảnh xã hội thấp thoáng đan xen trong cốt truyện là rất thật, vốn đã và đang được phản ánh nhan nhản trên báo chí. Cũng bởi trong đời thực, Nguyễn Ngọc Tư còn là người viết báo. Vì vậy mà nỗi đau càng thật, càng ngấm như máu ứa trong lòng từng độc giả. Nhìn từ khía cạnh khác, thay vào cố tật chụp mũ chính trị, ta cũng có thể nói về trách nhiệm công dân, Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh Đồng Bất Tận đã góp lời giục giã chính quyền phải thấm thía hơn về trách nhiệm nâng cao mức sống người dân, có nhiều hơn nữa những xoay chuyển thiết thực để giảm tỉ lệ dân nghèo rất đáng kể ở nông thôn, cụ thể là ngay tại đồng bằng sông Cửu Long”.
Có lẽ chuyện về Cánh đồng bất tận còn kéo dài bất tận, chưa thể có lời phán xét cuối cùng…
*
Sự xuất hiện của Đỗ Hoàng Diệu bất ngờ và sôi động hơn cả Y Ban và Nguyễn Ngọc Tư. Hãy trở lại giây lát với ngày ra mắt của Bóng đè - ngày giông bão: 27-9-2005 (Dương Phương Vinh: Đỗ Hoàng Diệu và “Bóng đè” trong ngày giông bão):
“27/9, trời giông gió ầm ầm, cây đổ ở một vài con phố. Có cuộc họp báo quan trọng nhưng tòa soạn phải báo hoãn với cộng tác viên. Thế mà đầu giờ chiều, gọi điện cho anh Thắng “Sách”, tức Dương Thắng- một người làm sách quen mặt ở Hà Nội, hỏi “Cuộc ra mắt của Đỗ Hoàng Diệu có hoãn không anh” thấy đáp tỉnh queo “Hoãn là thế nào? Tất cả đều đến”.
Anh Thắng chủ trò cuộc gặp này - cây bút trẻ Đỗ Hoàng Diệu với những độc giả quan tâm, nhân dịp NXB Đà Nẵng ấn hành tập truyện ngắn “Bóng đè” của cô.
Thông tin của đầu mối Phạm Xuân Nguyên chiều 27/9: Vừa xuất hiện trên tạp chí H.L, “Bóng đè” đã gây kinh ngạc cho nhiều người, xôn xao văn giới hải ngoại và rồi trong nước, nhất là khi truyện được đưa vào tuyển “Văn Mới 2005”- NXB Hội Nhà văn.
Hơn 5 chục nhà báo, nhà văn... có mặt ở Cà phê Sách Intello 59 Văn Miếu đều đã đọc ít nhất một truyện “Bóng đè”, rồi tò mò mà đến, nhiệt tình mà đến.
Đi xe máy thì trùm áo mưa, đi taxi vẫn phải “tăng bo”- lội bộ một đoạn do đường bị ngập - vào một cuộc trao đổi kéo dài hơn 2 tiếng không một khoảng lặng, mà phần lớn thời gian diễn ra trong ánh nến leo lắt do điện bị cắt, người trong phòng không trông rõ mặt nhau- kể cũng là niềm hạnh phúc cho người viết chưa đầy 30 tuổi này.
Đỗ Hoàng Diệu váy trắng, tóc xoăn nhẹ ôm lấy gương mặt mà cô tự tả “góc cạnh, không giống Vệ Tuệ như có người nhận xét- cô ấy xinh hơn tôi” (các nhân vật nữ xưng tôi trong truyện của Diệu đều xinh đẹp quyến rũ), đôi mắt khá đẹp với hàng mi cong và giọng nói cũng nhẹ.
Ẩn hiện trên nền tường nhà là những bức ảnh khổ khá lớn Xuân Bình chụp Diệu trong tư thế gợi cảm: cúi mặt trầm tư, cười hết cỡ... Có cái cô hơi nghiêng đầu, trên nền một phụ nữ khỏa thân đang xây lưng. Tất cả số ảnh này, cuối buổi bị người dự bóc hết chẳng còn một chiếc.
Cuộc thăm dò thế giới quan nhân sinh quan nhà văn trẻ có lúc biến thành cuộc luận chiến (hiền lành thôi) giữa những người dự với nhau. Ngô Thảo sau khi tranh thủ khoe thương vụ lặn lội Cà Mau mua được bản quyền truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư (15 triệu+ 2 triệu thuế, có người trả ngay 80 triệu), chê người Việt nói chung nhát sợ, sợ đủ thứ, sợ quá khứ, sợ sex.
Ông còn dùng từ “mân mó” để chỉ những người đọc cố chấp, thích “soi”. Cũng nhờ Ngô Thảo tung tin mà cử tọa biết cô gái gốc xứ Thanh Đỗ Hoàng Diệu đang có người yêu “Tây”.
Trước đó dù ngồi riêng với báo giới cô cũng chỉ tiết lộ đang làm tư vấn luật cho một hãng của Canada mà thôi, và đã từng đoạt giải Tác phẩm Tuổi xanh (do báo TP tổ chức) năm 14 tuổi với truyện “Ông lão hàng xóm”.
Độc giả đàn ông dễ mê truyện của một cô gái giàu bản năng? Dương Tường cho biết không chỉ đàn ông như ông mới thích Đỗ Hoàng Diệu, vợ ông đã mua liền 20 cuốn “Bóng đè” tặng bạn bè.
Có người hỏi Diệu chị có sợ bị tương lai bắn đại bác vào mình (vì tội đã rút súng lục với quá khứ?) Trước chị đã có nhiều tác giả viết về sex- tình dục trong giới trẻ, còn chị vì sao lại tiếp tục chọn đề tài này và thậm chí còn viết một cách rất oái oăm (con dâu- bố chồng)?...
Hơn một lần, Diệu làm cái việc phân trần: “Tôi không viết về tình dục. Tôi viết về những điều khác và tôi mượn tình dục để đề cập những vấn đề đó”; “Đó là nhân vật yêu chứ không phải tôi”.
Cả khi viết “Đàn ông Việt Nam không biết đánh vần từ chung thủy trôi chảy” cũng là nhân vật của tôi thốt, và họ có quyền làm điều đó”. Gốc gác Trung Hoa của các nhân vật trong các truyện cũng được người đọc quan tâm “tra hỏi”.
Trên bìa 4 tập truyện “Bóng đè”, nhà văn Nguyên Ngọc biểu dương nồng nhiệt: “Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà”.
Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những người phụ nữ phải gánh chịu “cả một quá khứ phi phàm”, bị đeo đuổi vì một thứ “tội tổ tông”, “quá thông minh nhưng quá cả tin”… Mặc dù vậy chính Nguyên Ngọc cũng cho rằng Diệu không đều tay, khiến ông đang phải để tâm đọc thêm.
Đọc “Bóng đè” lần đầu dễ mà độc giả bị choáng! Nhưng sang đến “Hoa máu”, “Huyền thoại về lời hứa”, “Căn bệnh”... thì có một khoảng cách xa, tưởng như người khác viết vậy.
Nguyên Ngọc cũng khen “Vu quy”, trong khi một độc giả có nickname Le- Matador trên mạng ttvnol.com “báng”: “Nếu các bạn đọc thêm “Vu quy” nữa thì muốn ọe”, còn độc giả có nickname quynho 123 viết về “Bóng đè”: “ấn tượng đầu tiên là quái dị và ghê rợn. Sau đó là sexy”.
Quả thực là ấn tượng, đọc rất hút, và không dứt ra được cho đến những từ cuối cùng. Nếu chỉ cần có thế thì coi như truyện đã thành công. Nhưng cái vỏ bọc sex quá lộ liễu để che bọc cho những thông điệp còn lộ liễu hơn”.
Số đông độc giả (kể cả người viết bài này) coi “Bóng đè” là truyện mạnh nhất của Diệu, cả về ý tứ lẫn văn phong, xứng đáng là hiện tượng.
“Người Việt nói chung, và người viết văn vẫn quá nặng mặc cảm quá khứ”, nhận xét của anh được cây bút ở báo Người Việt ở hải ngoại là Hoàng Hạc, cựu phóng viên báo Tiền Phong đồng tình. Đỗ Hoàng Diệu: “Tôi không thể thoát khỏi quá khứ, khi mà ở nhà tôi, chỉ cần bước vào đến cửa, đập vào mắt là một gian thờ lớn. Nhưng tôi mô tả quá khứ là để thoát ra khỏi quá khứ đó, thoát khỏi nỗi ám ảnh”.
Nguyên Ngọc khuynh loát: “Tôi không thích những gì hơn hớn. Khi nói “Bóng đè” là muốn thoát ra khỏi bóng đè, ra khỏi quá khứ hướng tới tương lai. Giải phóng cá nhân, giải phóng”...
*
Bóng đè có cái gì mà um xùm vậy? Có nhân vật nữ biệt danh là “hổ cái” khiến anh chồng sợ mỗi khi “quan hệ”: “Thụ véo mũi tôi: sao trên giường em chẳng ngoan hiền như thế cho anh được yên thân? Tôi lơ đãng trước câu nói đầy hàm ý. Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay chồm lên ngýời Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ýa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt ðôi tay Thụ bóp nắn liên tục. Tôi muốn ðã cơn khát thèm từ buổi trưa ấy, một buổi trưa nắng bình thường như bất kỳ một ngày hè nào nhưng với tôi là bỏng rát, là bước ngoặt. Tôi cất giữ bí mật riêng mình. Thụ nào biết. Thụ cứ hay van xin tôi đừng hực lên như hổ cái. Tôi chẳng thể đặng đừng. Anh bị tôi co rút lôi đi. Đôi lúc thấy anh kinh khiếp tôi đành phải dè dặt. Nhưng rồi đến cơn khát tôi vung vấp hết. Mỗi sáng thức giấc trông Thụ thật tội nghiệp”.
Sau đó là bốn lần nhân vật “Hổ cái” đó bị “bóng đè” ngay trên tấm phản gỗ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Điều đáng chú ý là “bóng đen tới cưỡng hiếp” người vợ đang nằm cạnh chồng lại có hình thù giống khuôn mặt bố chồng, và tác giả đã miêu tả khá kỹ cái cảm giác vừa kinh ngạc vừa thích thú của nhân vật khi bị “Bóng đè”…
Có không ít ý kiến phê phán Bóng đè, chẳng hạn như tác giả Trần Bá Giao: “Điều đáng nói là nhân vật tôi không ngần ngại đưa vào câu chuyện những suy nghĩ, những xúc cảm và kể cả những hành động, cử chỉ của người đàn bà trong sinh hoạt tình dục dù đó, chỉ là sinh hoạt tình dục - bóng đè). Không thể biện minh rằng đấy chỉ là miêu tả tình dục trong mơ. Cách viết của tác giả quả là táo tợn, bất chấp! Sự miêu tả trần trụi những dấu vết để lại sau những lần bị bóng đè (trang 272 - lần đầu bị bóng đè, trang 278 - lần hai bị bóng đè, trang 286 - 287 - 288 - lần ba bị bóng đè, trang 290 - lần thứ tư bị bóng đè - Sđd) đã khiến người đọc cảm thấy bị xúc phạm...
Tôi xin miễn được nhắc lại những trang viết đầy chất nhục dục trong truyện ngắn “Bóng đè”. Mượn lối viết có những tình tiết kỳ dị, đi sâu vào miêu tả sinh hoạt tình dục không cần che đậy, không cảm thấy hổ thẹn có phải là cách viết đổi mới, có hợp với thuần phong mỹ tục không?...”.
Hoặc như tác giả Nguyễn Thanh Sơn (Nguyễn Thanh Sơn - Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu) cũng phê phán gay gắt:
Đỗ Hoàng Diệu viết về tình dục, trong cái nghĩa thấp kém của từ này. Đừng gán cho nhân vật của Diệu những tính từ to tát như “ám ảnh vì một thứ tội tổ tông”, hay “vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số phận đàn bà”, v.v… Đỗ Hoàng Diệu mạnh bạo hơn nhiều nhà văn khi đề cập đến tình dục, nhưng ngoài việc mô tả những “cú thúc từ phía sau”, những “bóp nát, bục vỡ, khoan sâu”, những bộ ngực cương cứng vì thèm khát, những cào cấu cắn xé, cô còn có gì? Những “âm thanh ập è sin sít”, “hơi thở đều đều vung vãi” của Thụ (“Bóng đè”), “mùi phù sa sông Hồng… sắp sửa trương thối” của chàng trai (“Vu quy”) “đầu cúi thấp, như con chó mới bị đánh đòn” của Trí (“Dòng sông hủi”)?… Trong những trang viết của chị, những người đàn ông nếu không đểu giả tàn ác (Công trong “Dòng sông hủi”), nham hiểm (người đàn ông Trung Hoa trong “Vu quy”) thì cũng đớn hèn (Trí trong “Dòng sông hủi”) hay nhạt nhẽo (Thụ trong “Bóng đè”) - hoàn toàn đối lập với một nhân vật nữ, trong truyện ngắn nào cũng được mô tả với cặp đùi dài miên man, bộ ngực căng tràn và sự “thông minh, nhạy cảm vô bờ” - (thứ mà thực ra nhà văn không hề chứng minh được trong các truyện ngắn của mình). Ngoài những dục vọng được mô tả một cách sống sượng và sự huyễn hoặc về mình, các nhân vật của Diệu hoàn toàn không có một cuộc sống tinh thần và tình yêu thương với con người - những thứ tạo nên độ sâu cho văn học”.
Nguyễn Thanh Sơn cho rằng trong sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu không hề có chất feminist (nữ quyền) như nhiều người nói, mà những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hóa lẫn tình cảm.
Tôi xin miễn được nhắc lại những trang viết đầy chất nhục dục trong truyện ngắn “Bóng đè”. Mượn lối viết có những tình tiết kỳ dị, đi sâu vào miêu tả sinh hoạt tình dục không cần che đậy, không cảm thấy hổ thẹn có phải là cách viết đổi mới, có hợp với thuần phong mỹ tục không?...”.
Hoặc như tác giả Nguyễn Thanh Sơn (Nguyễn Thanh Sơn - Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu) cũng phê phán gay gắt:
Đỗ Hoàng Diệu viết về tình dục, trong cái nghĩa thấp kém của từ này. Đừng gán cho nhân vật của Diệu những tính từ to tát như “ám ảnh vì một thứ tội tổ tông”, hay “vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số phận đàn bà”, v.v… Đỗ Hoàng Diệu mạnh bạo hơn nhiều nhà văn khi đề cập đến tình dục, nhưng ngoài việc mô tả những “cú thúc từ phía sau”, những “bóp nát, bục vỡ, khoan sâu”, những bộ ngực cương cứng vì thèm khát, những cào cấu cắn xé, cô còn có gì? Những “âm thanh ập è sin sít”, “hơi thở đều đều vung vãi” của Thụ (“Bóng đè”), “mùi phù sa sông Hồng… sắp sửa trương thối” của chàng trai (“Vu quy”) “đầu cúi thấp, như con chó mới bị đánh đòn” của Trí (“Dòng sông hủi”)?… Trong những trang viết của chị, những người đàn ông nếu không đểu giả tàn ác (Công trong “Dòng sông hủi”), nham hiểm (người đàn ông Trung Hoa trong “Vu quy”) thì cũng đớn hèn (Trí trong “Dòng sông hủi”) hay nhạt nhẽo (Thụ trong “Bóng đè”) - hoàn toàn đối lập với một nhân vật nữ, trong truyện ngắn nào cũng được mô tả với cặp đùi dài miên man, bộ ngực căng tràn và sự “thông minh, nhạy cảm vô bờ” - (thứ mà thực ra nhà văn không hề chứng minh được trong các truyện ngắn của mình). Ngoài những dục vọng được mô tả một cách sống sượng và sự huyễn hoặc về mình, các nhân vật của Diệu hoàn toàn không có một cuộc sống tinh thần và tình yêu thương với con người - những thứ tạo nên độ sâu cho văn học”.
Nguyễn Thanh Sơn cho rằng trong sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu không hề có chất feminist (nữ quyền) như nhiều người nói, mà những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hóa lẫn tình cảm.
Còn Đỗ Hoàng Diệu phản ứng như thế nào trước dư luận của xã hội đối với Bóng đè?
“Có chồng và con nhỏ, tôi ít dành thời gian cho viết văn. Với tôi, trước sau, viết văn không phải là một cái nghề. Vì mình không phải là người viết chuyên nghiệp và không kiếm tiền bằng nghề viết. Nhiều lúc ngồi tôi không biết mình sẽ viết gì và từng viết như thế nào. Cho đến khi ngồi vào bàn và các thứ cứ thi nhau tuôn ra. Tôi ngoài đời rất yếu đuối. Những gì mình thiếu thì thường hay tìm. Tôi tống sự mạnh mẽ bản năng vào trong tác phẩm. Những tác phẩm cũng chứa đựng những giấc mơ, thường là ác mộng.
Rắn và tôi - tác phẩm thứ hai nhưng là cuốn tiểu thuyết đầu tay chứa những ám ảnh của tôi về loài rắn. Ám ảnh thủa nhỏ tôi bị con rắn hổ mang rất to đuổi ở vườn cà. Chị gái tôi cũng từng bị trăn đuổi. Xuyên suốt tác phẩm là rắn. Rắn trong ý nghĩ, rắn ở ngoài vườn, rắn thành người, người thành rắn. Với tôi, rắn là loài vật thiêng, thông minh, bí ẩn và có mối liên hệ với những đấng siêu nhiên. Nhân vật chính là một cô luật sư sống trong ngôi nhà có vườn rộng, với một người giúp việc bí ẩn. Ngôi nhà trước đây hình như từng là dinh cơ của loài rắn.
Có người nói, tôi đưa mình vào nhân vật chính, thực ra không phải. Việc chuyển nhân vật cô luật sư từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất chỉ để cảm giác chuyện có vẻ thật hơn và việc tôi cũng từng là một cô luật sư là để đưa những kiến thức nghề nghiệp mà tôi đã có vào giúp chuyện vững vàng hơn mà thôi. Tôi không đi sâu vào nghề nghiệp nhân vật, không quan tâm họ giỏi hay dốt, xấu hay đẹp, giàu hay nghèo, những hiện thực “sờ sờ” mà đi sâu vào đời sống tâm linh, cái hố thẳm trong tâm hồn họ, thứ mà người ngoài không thể thấy cho đến khi chính người trong cuộc tự bật nắp ra.
Với tôi, sex là một điều tự nhiên
Câu chuyện này có cướp, giết, hiếp. Nhiều người nói tại sao tôi lại tiếp tục chọn sex, phải chăng để câu khách? Tôi không nghĩ thế vì ngay lần đầu tiên viết Bóng đè, tôi đã không nghĩ sẽ xuất bản ở Việt Nam. Bản thân tôi, nếu đứng ở địa vị độc giả cũng không nghĩ sex là điều quan trọng. Đó chỉ là một cái tự nhiên. Tôi cũng không hiểu tại sao mình lại chọn sex để chuyển tải câu chuyện, có lẽ vì đó là một con đường. Giống như ta vào Sài Gòn có thể đi máy bay, tàu hỏa, ôtô, thậm chí cả xe đạp, xe máy nhưng sang Mỹ chỉ có thể bằng máy bay, tàu thủy. Cái nào cảm thấy tiện nhất, phù hợp nhất để chuyển tải thông điệp của bản thân thì mình dùng thôi.
Có lẽ những câu chuyện của tôi quá bản năng nên đã chia độc giả của tôi thành hai thái cực. Nghệ sĩ Trần Bình, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, nói với tôi: “Cô đã chia đôi đàn ông Việt Nam thành hai nửa, một nửa khen cô lên tận trời, một nửa coi cô như quỷ dưới địa ngục”. Tôi thì luôn tự nhủ mình, khen quá đừng tự thỏa mãn, chê quá đừng chùn bước. Tôi rút được kinh nghiệm từ Bóng đè luôn luôn bình tĩnh và sống cuộc sống đời thường.
Cuốn sách mới của tôi hiện được rất nhiều nhà xuất bản đặt vấn đề. Nhưng tôi cũng đã cảnh báo trước với họ, đừng hy vọng lập lại kỳ tích của Bóng đè.
Hiện tôi chuyên tâm cho gia đình. Có lần tôi cho Asa vào xe đẩy đi chơi, một chị từ đằng sau cố vượt lên hỏi “Cô trông con cho người Tây à? Có được nhiều tiền không?”, tôi cười: “Vâng, cũng đủ”.(Phỏng vấn của Ngọc Trâm).
*
Xem ra, cả ba nhân vật Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu đều đang bị “Lên đồng” với đề tài “khát khao tình dục” nên sự đại náo chưa phải đã đến hồi chót. Đành phải chờ xem hồi sau phân giải!
___________
Sài Gòn, tháng 10-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Chú thích:
(1) Y Ban, tên thật là Phạm Thị Xuân Ban; sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, hiện đang ngụ tại Hà Nội. Y Ban tốt nghiệp Đại học Y khoa, đã từng dạy học tại Trường Cao đẳng Y tại Nam Định. Hiện là phóng viên báo Giáo dục và Thời đại (chị gia nhập làng báo từ năm 1994, sau 3 năm, chị tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du khóa 4).Y Ban thực sự được chú ý khi xuất bản cuốn I am đàn bà, một cuốn sách bày tỏ những khao khát về tình dục của phụ nữ và bị Cục Xuất bản thu hồi.
Tác phẩm: tính đến tháng 8-2007 đã có 15 đầu sách với hơn 100 truyện ngắn đã viết. Tác phẩm gần đây nhất: I am đàn bà (truyện ngắn, 2006); Xuân từ chiều (tiểu thuyết, 2007); Hành trình tờ tiền giả (truyện ngắn, 2009). Giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 - 1990) cho truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và truyện ngắn Chuyện một người đàn bà.Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của NXB Hà Nội năm 1993 (tập truyện Người đàn bà có ma lực).
Những Câu nói rất…Y Ban:
- Sex là một đề tài, sao lại kỳ thị hay tung hô nó?
- Tôi viết sex trong logic chứ không khêu gợi cố tình.
- Nhà văn được viết về mọi điều trong cuộc sống, miễn sao vẫn phải kiểm soát được mình không phạm pháp, không vi phạm các giá trị văn hóa và đạo đức.
- Tôi vẫn chưa buông thả hết. Tôi buông thả nhưng không buông tuồng
- Tôi muốn bị đập một cái thật trúng vào mặt, để mình bớt ảo tưởng đi. Cái đập này tôi muốn nói đến phê bình văn học… cú đập mang tính học thuật. Tôi chờ lâu quá mà chưa thấy...
- Tôi không thấy nhục cảm là phi đạo đức
-Phụ nữ có thể dùng một cái “chim” giả để thay thế cả thế giới đàn ông.
(2) Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Tác phẩm nổi tiếng nhất là Cánh đồng bất tận, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
Cánh đồng bất tận (2005)
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Ngày mai của những ngày mai (2007)
Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008)
Biển của mỗi người (2008)
Giải thưởng:
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II
2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ Thuật Việt Nam
2003: Một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"
2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
(3) Đỗ Hoàng Diệu: sinh năm 1976 tại Hà Nội, học Luật, đã lấy chồng quốc tịch Mỹ, đã có một con trai. Tập truyện ngắn Bóng đè do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2005, sau đó truyện ngắn Bóng đè được đưa vào tuyển “Văn Mới 2005”- NXB Hội Nhà văn.
(4 " NHỮNG NHÂN VẬT XA LẠ TRONG CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN – Khuất Đẩu
(5)Văn Nghệ, Số 39 ngày 24-9-2005: Hoàng Thiên Nga : Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét