Ba ngày liền, anh Thanh nhận được hơn chục lá thư, chắc của bạn bè trong lớp học cũ. Từ ngày thứ 5 trở đi, thư ít dần và cuối cùng thì chỉ còn lại một lá thư của cô gái có tên là Ánh Nguyệt (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 04/03/2009. Lần đọc: 1010 . Cập nhật bởi: DiepAn
|
Thị xã này cũng như bao thị xã tỉnh lẻ khác, có một quán nước trà nhỏ nép mình dưới một bóng cây đa cổ thụ bên con đường ra bến xe liên tỉnh. Chủ quán nước trà là một người đàn bà có khuôn mặt phúc hậu, ngoài sáu mươi tuổi. (ĐỖ NGỌC THẠCH ) - Ngày đăng: 01/03/2009. Lần đọc: 1219 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại bên tai: “Anh và tất cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu ! Anh biết vì sao không?(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 28/02/2009. Lần đọc: 1324 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Hứa Tam Giang cùng tiểu đội trắc thủ ra đa với tôi gần một năm .Sau khi Trung đoàn gọi đi học về kỹ thuật rađa nhưng lại hoãn, bèn giữ tôi ở lại Trung đoàn bộ làm giáo viên văn hóa, thế là tôi xa anh bạn Hứa Tam Giang từ đó. Cuối năm l970 tôi trở về trường tiếp tục đời sinh viên…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 25/02/2009. Lần đọc: 1753 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Nhung nằm đó, bất động…Tay Nhung đang cầm miếng ngọc bội mà tôi đã tặng Nhung ở Hồ Tây năm xưa… - Ngày đăng: 21/02/2009. Lần đọc: 1445 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 17/02/2009. Lần đọc: 1817 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một kíp trực ban chiến đấu của máy Rađar P. 40 gồm có ba người thì ở vị trí máy số Một là Duy Nhất, ở máy số Hai là Song Nhị và ở máy số Ba là Thanh Ba (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 01/02/2009. Lần đọc: 2824 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 29/01/2009. Lần đọc: 2403 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường.(Đô Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 16/09/2009. Lần đọc: 1319 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Nhà Tiểu Hà ở ngay trên đường Quốc Tử Giám, phía bên phải nếu tính cho người đang đi vào Văn Miếu. Dãy phố này trước đây yên tĩnh dưới những tán cây bàng mát vào mùa hè, buồn về mùa đông, sau này người ta mới mở hàng quán buôn bán ì xèo và nhiều nhất là những đại lý vé số.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 12/09/2009. Lần đọc: 2493 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Ngay ngày hôm sau, O Việt đã đến các xã lân cận và chỉ sau một ngày, đã huy động được hơn 100 học sinh thiếu niên tới và chỉ sau một ngày làm việc, trận địa Ra-đa của chúng tôi đã hoàn thành, trước thời gian dự kiến hai ngày! - Ngày đăng: 08/10/2009. Lần đọc: 1495 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Tôi và Rơmah Tơ đi lang thang hồi lâu trong rừng mặc cho bàn chân chỉ huy cái đầu. Chúng tôi đến trước thác Ya Li từ lúc nào. Nhìn dòng nước tung bọt trắng xóa, mù mịt cả một vùng rừng xanh ngút ngàn, tôi đoán Hiên có lẽ đã được Thần Bến nước của anh ta mang đi... - Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1598 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Bà Thiện làm việc ở nhà bếp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh X từ sau ngày Hòa bình ở Miền Bắc, đến năm 1965 là tròn 10 năm. Tính đến lúc đó, bà có một căn hộ ở trong khu tập thể của Bệnh viện, một người chồng là thương binh chống Mỹ và 9 đứa con - Ngày đăng: 16/10/2009. Lần đọc: 1137 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Quan Lãnh binh đứng dậy vái ông ông Bầu Đê và nói: “Xin bái phục!...Thật là bài học ngàn vàng, xin hết sức cảm ơn ông. Tôi về theo đó luyện tập thêm, sang khóa sau xin trình bày lại ông chấm.” - Ngày đăng: 13/10/2009. Lần đọc: 1605 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Mùi hương quyến rũ đặc biệt đó mấy ông thầy tướng bảo đó là Quý tướng: Lan nhi chi tự hương! Còn bốn đứa em của Tý thì đều như là hiện thân của Con Giáp mà chúng nó cầm tinh: thằng Sửu thì to khỏe như trâu mộng, ai cũng gọi nó là Trâu Vàng... - Ngày đăng: 25/10/2009. Lần đọc: 1426 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Bảo Bối (B.B), tên khai sinh đầy đủ là Trần Bảo Bối, Tiểu đội trưởng (TĐT) của tôi nhập ngũ năm 1964, trước tôi hai năm. Lính 64 còn là lính thời bình, tiêu chuẩn thể lực rất tốt và được huấn luyện kỹ hơn lính thời chiến chúng tôi - Ngày đăng: 20/10/2009. Lần đọc: 1256 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Ông Hữu Thiết tới tuổi Tam thập nhi lập mới lấy vợ, vợ ông đoản mệnh, đẻ cho ông một thằng con trai thì qua đời. Ông Hữu Thiết cảm thương vợ vô cùng nên đã giữ trọn chữ thủy chung với người vợ đã khuất - Ngày đăng: 04/11/2009. Lần đọc: 1183 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... - Ngày đăng: 30/10/2009. Lần đọc: 1224 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Hôm ấy, gần trưa thì hai cô gái đi tới chỗ căn nhà của Trạm Liên lạc. Nhìn vào thấy có hai anh lính đang đi lại trước cửa căn nhà, cô tên Vân nói: “Ta vào chơi với mấy anh lính này một lúc, xin ngụm nước, khát nước quá!”. Cô tên Sơn nói: “Em cũng mỏi chân rồi! Chúng ta vào chơi lâu lâu nhé!”. - Ngày đăng: 28/10/2009. Lần đọc: 1247 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Đinh Nhân là một chàng trai người Ba-na khỏe mạnh, cao gần một mét tám, nước da nâu bóng, mái tóc đen rậm trở thành cái phông nền tuyệt vời cho khuôn mặt cháy nắng nhưng đẹp một cách rất…”Cao nguyên”: - Ngày đăng: 13/11/2009. Lần đọc: 1298 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Anh bạn Thời của tôi không theo dõi thời gian bằng lịch. Nhà anh treo rất nhiều lịch, đủ các loại, nhưng anh không bao giờ xé lịch, nếu thỉnh thoảng có xé thì xé cả tệp! Những tờ lịch tháng, lịch năm cũng không thấy khớp với thời gian đang tồn tại! - Ngày đăng: 09/11/2009. Lần đọc: 1283 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Lật lại Bản Tự bạch của mình viết khi còn là sinh viên có những điểm chính như:1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore - Ngày đăng: 19/11/2009. Lần đọc: 2352 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Cô gái Tây Hồ đích thực đó ở ngay chỗ đổ dốc từ đường đê Yên Phụ xuống Làng Tây Hồ. Chính vì nhà cô gái ở lưng chừng dốc cho nên dù đi xe đạp hay đi bộ thì cũng khó mà có thể ngó nghiêng bóng hồng cho dù cô có đứng ngay trước cổng(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 02/12/2009. Lần đọc: 1178 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích - Ngày đăng: 27/11/2009. Lần đọc: 1396 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! (Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 13/12/2009. Lần đọc: 1929 . Cập nhật bởi: DiepAnh
|
|
|
Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 09/12/2009. Lần đọc: 1379 . Cập nhật bởi: DiepAnh
KÝ ỨC BINH NHÌ - Đỗ Ngọc Thạch
KÝ ỨC BINH NHÌ
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học tại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy…
*
Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! Quả thật chúng tôi đã “Lột xác”, từ anh học trò “dài lưng tốn vải” trở thành người chiến sĩ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Cái cảm xúc thiêng liêng ấy khiến chúng tôi rất hãnh diện, từng tốp dăm ba người đi dạo khắp làng (khi mới nhập ngũ, tân binh chúng tôi ở nhờ trong nhà dân, cạnh Đại đội Ra-đa “đăng cai” đợt tuyển quân này). Lúc ấy đã gần trưa, trời đã hửng nắng và đúng là những nụ cười rạng rỡ của những chàng trai lính trẻ chúng tôi đã làm sáng rực cả xóm làng vốn rất tĩnh mịch mỗi khi mùa Đông đến. Đang cao hứng nói cười bi bô, bỗng tôi sững người khi thấy một tốp các thôn nữ đang đứng dưới một gốc cây lớn, cất tiếng hò lảnh lót: “Ai ơi chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con!...”. Có lẽ những người bạn lính của tôi cũng như tôi, lần đầu tiên được nghe câu ca dân gian đó, cho nên phản ứng của chúng tôi là đứng như trời trồng!
Ngày hôm sau, tôi hỏi ngay cô chủ nhà (đang ở nhờ): “Chị có biết ai đặt ra câu ca ấy không? Tài thật đấy!”. Chị chủ nhà cười: “Bây giờ chú mới biết à? Câu ca ấy có từ lâu rồi! …Chồng tôi nhập ngũ đã được một năm, giờ đã lên Binh Nhất, tức sáu đồng một tháng, làm sao mà nuôi con? Không những thế còn xin tiền vợ tiêu vặt, mỗi tháng tôi phải gửi cho mười ngàn!...”. Nghe chị chủ nhà nói vậy, tôi chỉ biết…nghe và ngao ngán!...
Thấy tôi có vẻ thất vọng, chị chủ nhà cười nói: “Nói là nói thế nhưng chị em chúng tôi rất thích lấy chồng Binh Nhì, bởi Binh Nhì là những anh lính trẻ nhất, vô tư nhất và…đáng yêu nhất!”. Tôi trút một tiếng thở dài, nói: “Thôi, chị khỏi động viên tôi! Tôi rất ghét những lời động viên, an ủi!”. Chị chủ nhà nói ngay: “Chú không tin à? Vậy tôi sẽ gọi cô em tôi tới đây xem chú có tin hay không!”. Và không đợi tôi kịp phản ứng gì, chị chủ nhà đặt đứa con chưa đầy tuổi vào tay tôi rồi đi nhanh hơn làn gió! Chưa tới năm phút, chị chủ nhà đã trở về cùng với một cô gái khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, hao hao giống chị chủ nhà, chắc đúng là em gái. Cô em gái nhìn tôi bằng ánh mắt lung linh, tôi tưởng như đang nhìn thấy những giọt sương mai. Cô gái nhoẻn miệng cười như chào tôi, tôi tưởng như lạc lối khi nhìn vào đôi môi mọng ướt và hàm răng lóe sáng của cô! …Chị chủ nhà đón lấy đứa con và nói: “Cô Mận em tôi sẽ nói lại cho chú biết con gái có thích lấy chồng Binh Nhì hay không?”. Khi chỉ còn lại tôi và cô gái tên Mận, tôi thật sự lúng túng không biết nói gì, làm gì thì cô Mận nói: “Anh hãy hỏi em rằng cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Tôi làm theo như cái máy, lặp lại nguyên văn câu hỏi: “Cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Cô gái nói ngay: “Có! Anh hãy cưới em đi!”. Vì tôi chưa hề nghĩ tới hai chữ “cưới vợ” nên buột mồm nói: “Làm sao để cưới được em?”. Tức thì cô gái cầm lấy tay tôi nói: “Anh hãy hôn em đi thì sẽ biết làm thế nào!”. Và khi tôi còn đang ngỡ ngàng trước tình huống bất ngờ thì cô gái nép vào ngực tôi rồi bất thình lình hôn túi bụi vào mặt tôi!...
*
Nhờ cô gái tên Mận mà tôi biết giá trị của anh lính Binh Nhi và những niềm vui rất…Binh Nhì! Nhưng chỉ ba ngày sau thì Chính trị viên Đại đội đã cho tôi biết thân phận thực sự của anh lính Binh Nhì là như thế nào!
Trưa hôm ấy, đáng lẽ ngủ trưa như tất cả mọi người thì tôi lại nghe có tiếng gọi thoang thoảng trong gió từ đầu hồi, chỗ để cối xay lúa của chị chủ nhà. Tôi nhẹ nhàng đi ra thì thấy cô Mận đang ngồi cạnh cái cối xay, bên phải là một thúng thóc vàng! Vừa nhìn thấy tôi, Mận ngoắc lại và nói khẽ: “Anh chưa ngủ à? Hôn em đi, nhớ anh quá!”. Binh Nhì chúng tôi là phải biết “tuân lệnh một cách nhanh chóng và chính xác”, cho nên tôi đã thực hiện “mệnh lệnh” của Mận một cách xuất sắc!...Có lẽ cái hôn của tôi sẽ dài vô tận nếu như Chính trị viên Đại đội không đột ngột xuất hiện! Thì ra CTV đi “kiểm tra” đột xuất khu tân binh chúng tôi! Chính trị viên chưa kịp nói gì thì cô Mận đã đẩy nhẹ tôi ra và nói: “Binh Nhì Thạch! Thừa lệnh Tiểu đội trưởng, tôi ra lệnh cho đồng chí chạy bộ ba mươi vòng quanh nhà!”. Tôi liền hô rõ rồi chạy vút đi khiến CTV ngớ người một lúc! Nhưng chỉ hai phút sau, CTV đã lấy lại bình tĩnh và cười cười rồi nói: “Cô Mận, cô giỏi thật đấy, xứng đáng được đề bạt Tiểu đội trưởng chứ không phải thừa lệnh nữa!”. Lúc đó, tôi chạy được một vòng, khi quay lại nhìn Mận thì cô ra hiệu cho tôi vào trong nhà mà ngủ tiếp, tôi liền nhẹ nhàng chui vào nhà! Vừa vào thì nghe tiếng CTV nói: “Tôi đã biết phong thanh chuyện “luyến ái” của cô với anh lính Binh Nhì vừa rồi! Tôi sẽ kỷ luật anh lính thật nặng vì đã vi phạm lời thề thứ 9 của QĐND VN!”.
Tiếng cô Mận nói: “Thôi, tôi xin CTV, là tại tôi cả, tôi thích anh ta! Muốn kỷ luật thì kỷ luật tôi đây này!”. Tiếng CTV: “Ai lại kỷ luật một cô gái xinh đẹp và đáng yêu như cô Mận được!...”. Tiếng cô Mận: “Đừng, buông tôi ra không tôi la lên bây giờ!”. Tiếng CTV: “Cô mà la lên thì tôi sẽ kỷ luật anh chàng Binh Nhì của cô!...”. Tiếng Mận: “Thôi được, tôi chịu thua CTV!...Nhưng bây giờ tôi phải xay lúa, để đến tối, tôi sẽ chiều!”. Tiếng CTV: “Nhớ đấy nhé! Tối đúng bảy giờ, tôi chờ ở trên mặt đê, sẽ ra hiệu bằng đèn pin!”…Có tiếng đổ thóc vào cối xay, rồi tiếng cối xay rào rào, ù ù…Đoán chừng CTV đã đi xa, tôi đi ra đầu hồi thì thấy Mận đang xay lúa, vẻ mặt thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra! Tôi không sao hiểu được tại sao Mận lại đồng ý hẹn CTV, liền tới gần Mận, định hỏi “cho ra lẽ” thì Mận như là đã biết ý nghĩ của tôi, vừa cười vừa nói: “Anh không phải lo cho Mận! CTV không thể “ăn tươi nuốt sống” được Mận đâu!”. Nói xong, Mận lại xay lúa rào rào, ù ù!... Tuy thế, tôi vẫn thấy không yên tâm và nghĩ tối nay sẽ ra mặt đê “chi viện”!
Đúng bảy giờ tối, tôi lặng lẽ đi ra con đê. Trong bóng đêm mờ ảo, con đê như một con trăn khổng lồ! Vừa bước lên mặt đê, tôi đã nhìn thấy có ánh sáng đèn pin nhấp nháy như đánh “Mooc”! Rồi có ánh đèn pin khác đáp lại. Tôi đang băn khoăn không hiểu chuyện gì đã xảy ra thì thấy một mùi hương rất quen thuộc bao phủ quanh người! Thì ra là Mận đã đứng cạnh tôi từ bao giờ. Mận cười rúc rích và nói: “Phen này Kẻ cắp Bà già gặp nhau! Em đã nhường cho Bà Ba Béo “xuất hẹn” với CTV rồi!...Thưởng gì cho em đi chứ?”. Tôi chưa kịp hỏi “Bà Ba Béo” là ai thì như là đã bị lạc trong hương bưởi, hương chanh kỳ ảo!...
*
Đối với số lính tân binh sinh viên chúng tôi lúc đó, có một vấn đề đặc biệt “nghiêm trọng” là chữ “Đói”. Sau ba tháng ở nơi sơ tán, ăn không đủ no (bữa nào cũng chỉ có lưng cơm và chậu canh măng lõng bõng…) nên ai cũng “gày đen như quỷ đói” và ghẻ lở đầy người (do lạ nước - ở nơi sơ tán toàn tắm suối). Vì thế, khi được Bộ đội nuôi, chữ “Đói” đã hạn chế cơ bản. Tuy nhiên, do đều đang ở “tuổi ăn” nên với chế độ ăn uống có “khẩu phần” của quân đội, không phải là được ăn “căng rốn”. Sáu người một mâm, một chậu cơm không phải là đầy có ngọn, nếu nhanh tay thì sới được ba lần, còn chậm chạp thì chỉ có hai lần mà thôi! Mỗi lần ăn cơm, chúng tôi xếp thành hàng, một Trung sĩ Trực ban của Đại đội đứng chỉ huy, đếm đúng sáu người thì ngắt ra, đi tới chỗ có ba cái bàn để nhận sáu suất ăn gồm một chậu cơm, một chậu canh và một cái khay có nhiều ngăn đựng thức ăn mặn. Chỗ ăn không có bàn ghế gì, chỉ là một bãi đất trống cạnh nhà bếp của Đại đội, lính ta chỉ việc “hạ thổ” rồi ăn uống rào rào. Nhìn cảnh gần một trăm lính tân binh ăn uống ồn ào trên bãi đất, tôi thật…ngao ngán! Vì thế, không như mọi người đến giờ ăn là nhanh chân đi trước, xếp hàng đầu để sớm được thỏa mãn cơn đói, tôi và Thao (cùng ở một nhà) thường đứng ở cuối hàng, chờ cho “bãi ăn” (chứ không phải “Nhà ăn”) vãn người, mới túc tắc đến nhận suất ăn và thong thả ngồi nhai và…ngẫm sự đời! Cái sự “Ngẫm sự đời” này đã giúp tôi phát hiện ra một điều thú vị: Thì ra cái câu thành ngữ “Ăn uống đi trước, lội nước đi sau” chỉ đúng ở vế thứ hai!
Tức là những người nhận cơm trước chỉ được gần đủ định lượng, vì người phát cơm luôn lo sẽ bị thiếu ở phía sau, cho nên luôn để chừa lại một số lượng “dự phòng”, hoặc giả có thêm “khách đột xuất” (mà thời chiến thì chuyện này thường xảy ra). Vì thế, khi chúng tôi đến nhận suất cơm thì đã là nhóm người ăn cuối cùng, mà nhìn vào “Kho lương” thì thấy còn ê hề! Vì thế, các anh nuôi sau khi “trách yêu” rằng “Làm gì mà đi ăn muộn thế?” đã xúc cho khá là nặng tay! Lúc đó thường là chỉ còn ba, bốn người, chưa đủ một mâm sáu, nhưng chúng tôi được nhận phần cơm còn nhiều hơn cả mâm sáu lúc mới bắt đầu bữa ăn! Mỗi lần bưng cơm canh về một chỗ cao ráo, sạch sẽ nhất của “Bãi ăn”, Thao lại tủm tỉm cười nói: “Chúng ta là trâu chậm uống đục! Có lẽ phải sửa chữ “Đục” thành chữ “Đậm”!” Tôi lại bảo: “Khỏi phải sửa, bởi chữ “Đục” ấy rất hay, “Đục nước béo cò”! Thao lại cười hồn nhiên: “Ờ nhỉ!...”.
Một lần, chỉ có tôi và Thao là người ăn sau cùng trên “bãi ăn” thì thấy có hai đứa bé, đứa chị gần mười tuổi, thằng em khoảng năm, sáu tuổi, quần áo rách rưới, cứ đứng ở góc sân nhìn chúng tôi ăn. Đứa em hai lần định nhào tới chỗ chúng tôi nhưng đều bị chị nó kéo lại. Thấy vậy, tôi nói với Thao: “Đem cho hai chị em chúng nó hai bát cơm, hết cả thịt vào!”. Thao nhất trí ngay, dùng hai cái bát sắt của chúng tôi, xới đầy bát, đem lại cho hai chị em. Hai đứa nhận hai bát cơm thì đi ngay!... Ăn xong, chúng tôi còn lại giúp mấy người Anh nuôi thu dọn “Chiến trường”. Thượng sĩ Sùng, Tiểu đội trưởng nuôi quân thấy chúng tôi làm động tác “Binh vận” như thế thì thích lắm, cười hở hết hàm răngbàn cuốc, nói: “Người ta cứ bảo đám học trò các cậu lười nhác nhưng hóa ra không phải! Hôm nay mà hai cậu rửa hết cho tớ đống khay chậu này thì sẽ có phần thưởng xứng đáng!”. Đương nhiên là chúng tôi rửa hết, chỉ mất khoảng nửa giờ, mà cũng không phải vì “phần thưởng” như Thượng sĩ Sùng đã hứa mà chỉ là làm cho biết Anh nuôi là thế nào!...
Khi chúng tôi về đến nhà thì thấy hai chị em hai đứa bé ban nãy đứng chờ ở góc sân, tay cầm hai cái bát sắt. Thì ra chúng đợi trả chúng tôi hai cái bát sắt (đó cũng là một “vũ khí” quan trọng của người lính, vì mỗi ngày phải dùng tới ba lần sáng, trưa và chiều tối). Chị chủ nhà bước ra sân nói: “Chúng nó chờ các chú gần nửa giờ rồi đấy. Bảo cứ đưa chị trả giùm nhưng nhất định không chịu, đòi phải gặp hai chú để cám ơn!”. Đứa chị nói lí nhí cái gì mà tôi nghe không rõ, nhưng trong lòng dâng lên một cảm giác kỳ lạ, như là …muốn khóc, bởi nhìn kỹ mới thấy đứa chị thật xanh xao, gày gò, hai cánh tay như hai cuống lá đu đủ!...Thì ra chúng là hàng xóm của chị chủ nhà. Bố mẹ chúng đều bệnh tật liên miên nên nhà rất nghèo túng và chúng thường xuyên bị đói! Sau khi nghe chuyện hai đứa bé hàng xóm, Thao cũng xúc động lắm, nói với tôi: “Từ hôm nhận năm đồng tiền lương Binh Nhì đến giờ, chúng ta chưa tiêu pha gì. Vậy ta nên góp lại thành mười đồng, mua gạo đem cho hai chị em chúng nó!”. Nghe Thao nói mà tôi lại muốn… khóc (tôi vốn là đứa trẻ dễ mềm lòng từ khi thường bị bố phạt…nhịn đói!). Tờ năm đồng ấy tôi vẫn cất dưới đáy ba-lô, định giữ làm kỷ niệm của anh lính Binh Nhì, nhưng giờ thỉ kỷ niệm về những đứa bé đói rét này còn quan trọng hơn nhiều!...
Nói là làm, chúng tôi gộp hai tờ năm đồng lại, đi tới ngay nhà bếp Đại đội, tìm gặp Thượng sỹ Sùng. Lúc đó, Thượng sỹ Sùng đang ngồi uống trà cùng với ba Anh nuôi nữa. Khi nghe chúng tôi nói ý định muốn dùng mười đồng lương Binh Nhì của hai người mua gạo giúp gia đình hai đứa bé nghèo đói, Thượng sỹ Sùng nhìn chúng tôi lừ lừ rồi nói: “Cất ngay mười đồng Binh Nhì đó đi! Chẳng lẽ lão Thượng sỹ tái ngũ (nhập ngũ lần thứ hai) này lại để các cậu qua mặt như thế!”. Nói rồi Thượng sỹ Sùng bảo một Anh nuôi ngồi cạnh: “Cậu đi cân cho hai anh Binh Nhì này mười ký gạo, ghi vào người nhận là Thượng sỹ Sùng!”… Khi đã cầm mười ký gạo trên tay, tôi vẫn chưa tin nổi câu chuyện lại “Kết thúc có hậu” như thế!...
*
Những ngày tháng huấn luyện Tân binh trôi qua nhanh vun vút, nhưng thực ra nó chuyển động với vận tốc không đổi, tôi thấy nó nhanh bởi ngày nào tôi cũng vạch một vạch phấn lên cái cột nhà ngay sát chỗ giường ngủ. Khi tôi vừa vạch xong vạch phấn thứ hai mươi, thì lại có cảm giác tràn ngập trong mùi hương chanh, hương bưởi kỳ ảo. Quả nhiên là Mận đã tới từ bao giờ, cảm giác không bao giờ đánh lừa chúng ta!...Tôi nói với Mận: “Chúng ta quen nhau đã mười bảy ngày rồi, đúng bằng số tuổi của Mận! Vậy phải “Liên hoan” ăn mừng đi chứ!’. Mận cười nói: “Lúc nào Mận cũng sẵn sàng “Liên hoan” với anh!”. Những lúc “nói chuyện” như thế này, tôi thường cảm thấy thiếu vốn ngôn từ vô cùng! Thì lại là lúc Mận “gỡ thế bí” cho tôi, bảo tôi đừng nói gì cả, và thế là chúng tôi cùng bay vào một thế giới thật kỳ lạ, có đủ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông!... Sau này, khi tôi biết đến câu nói nổi tiếng “Khởi thủy là hành động” của nhà viết kịch bậc thầy Gớt thì tôi nghĩ ngay tới cô gái quê tên Mận: Mận mà được học hành đàng hoàng thì chắc chắn chẳng thua gì tác giả Phaux-tơ này!...
Đợt huấn luyện Tân binh của chúng tôi chỉ kéo dài đúng ba mươi ngày. Ngày kết thúc khóa huấn luyện Tân binh, tôi bị xếp hạng chót vì có hai môn không đạt: đó là đi đều bước và thuộc lòng mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi cũng không hiểu sao, khi bước đi một mình, tôi bước rất đúng nhịp hô của người chỉ huy, nhưng khi đứng vào trong hàng ngũ, thì chân tôi cứ bị lạc nhịp! Còn chuyện vì sao không thuộc lòng được mười lời thề, cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên với chính mình bởi bao nhiêu công thức, định lý, tiên đề Toán học rất khó nhớ đã khiến cho hầu hết người đi học phải đau đầu, thì tôi lại nhớ rất nhanh, và còn thuộc lòng cho đến tận bây giờ, còn mười lời thề ngắn gọn như thế tại sao lại không nhớ nổi?
Sài Gòn, 12-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: phongdiep.net
BẠN HỌC LỚP HAI- Đỗ Ngọc Thạch
BẠN HỌC LỚP HAI
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
1.
Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác định nhất. Nếu muốn so sánh với một cái gì đó trong cuộc sống hiện đại thì có thể nghĩ tới Thế giới Mạng (Internet) – thực và ảo lẫn lộn, biến hóa khôn lường!...
Trong các “loại hình” bằng hữu thì bạn thả diều chăn trâu (bạn tuổi thơ), bạn tuổi hoa phượng (bạn học – đồng học, đồng môn), bạn chiến đấu trong cùng chiến hào (bạn lính -đồng đội) là ba mối quan hệ đẹp nhất! Có thể mọi người suy nghĩ khác, nhưng tôi tin rằng sau khi đọc xong cái Truyện ngắn này, sẽ đồng cảm với tác giả…
Trong ba loại hình bằng hữu vừa nói trên, đối với tôi, Bạn học để lại nhiều kỷ niệm nhớ đời , và tôi nghĩ rằng rất hiếm có người có hoàn cảnh rất đặc biệt như tôi:
-Thời gian đi học dài kéo dài từ 10 năm phổ thông qua 4 năm đại học, xen kẽ vào 4 năm đi chiến đấu ở binh chủng Ra-đa, với tôi lại thêm 1 năm đại học vì tôi học xong năm thứ nhất Khoa Toán thì chuyển sang Khoa Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội);
- Do 10 năm phổ thông tôi học ở Mười trường (lớp 1 ở Hà Nội học kỳ 1 và học kỳ 2 ở trường Nam Tiểu học Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Đông; lớp 2 ở trường Tiểu học Thị xã VĩnhYên – tỉnh Vĩnh Yên; lớp 3 ở trường Tiểu học Ô Đông Mác – Hà Nội; lớp 4 ở trường Gia Sàng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; lớp 5 ở trường Lương Ngọc Quyến, tỉnh Thái Nguyên; lớp 6 ở trường Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; lớp 7 ở trường Đằng Giang, huyện Hải An, TP. Hải Phòng; lớp 8 ở trường Thái Phiên, TP. Hải Phòng; lớp 9 ở trường Ngô Quyền, TP.HP; lớp 10 ở trường Hải An, TP. Hải Phòng) nên số bạn học là rất nhiều!
Khi đã lùi xa cái tuổi học trò, nhiều lúc nhìn lại, hầu như không ai là không thấy nó đẹp kỳ lạ và đều muốn “thời gian quay trở lại”!... Và với tôi, thật là ngẫu nhiên, cứ vào dịp mùa hoa phượng nở đỏ rực cả trời xanh, tôi lại gặp một người bạn học cũ, ngay giữa cuộc đời chứ không phải chỉ trong những giấc mơ!... Truyện ngắn này nói về việc gặp lại hai người bạn học từ lớp 2 !...
2.
Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường. Thầy giáo của lớp tôi tên là Tảo. Tôi còn nhớ thầy có dáng cao gày, tóc đã điểm bạc… Cuối năm, thầy Tảo gọi tôi tới nhà giúp thầy cộng điểm cho lớp. Cách xếp hạng là cộng tất cả các điểm của học kỳ 2 (học kỳ 1 đã làm khi kết thúc học kỳ 1) rồi chia ra số lần có điểm lấy bình quân, số điểm bình quân của học kỳ 2 lại cộng với số điểm bình quân của học kỳ 1 rồi chia 2 lấy điểm bình quân cả năm. Đây là điểm để xếp hạng cả năm. Điểm bình quân của tôi cao nhất là 4,8 (thời đó cho điểm theo hệ số 5), thứ nhì là em trai tôi, được 4,5, thứ ba là một bạn tên Bản, được 4,2. Đúng quy định thì ba người này sẽ xếp thứ nhất, nhì và ba. Nhưng thầy Tảo nói: “Hai anh em cậu lấy hết phần thưởng thì không công bằng. Bây giờ xếp 2 anh em Thứ Nhất, Bản thứ nhì và lấy thêm Lan, được 4,0 xếp thứ ba!” Tưởng thầy nói đùa, ai ngờ đến hôm tổng kết năm học, kết quả đó là chính thức. Mỗi hạng Nhất, nhì, ba có một giấy khen và một gói phần thưởng. Đọc quyết định xong, gọi chúng tôi lên nhận thưởng và giấy khen, hạng nhất của 2 anh em tôi chỉ có 1 tờ giấy khen (viết tên cả hai) và 1 gói phần thưởng!
Tôi bảo em tôi nhận rồi chạy một mạch ra con đường ngoằn nghoèo!...Con đường ngoằn nghoèo này có nhiều lối rẽ đi vào các khu dân cư (nay chắc là đã thay đổi nhiều), các lối rẽ này chỉ là đường đất, trời mưa thì đi lại khó khăn do trơn trượt, nhưng lúc nắng ráo thì là chỗ chơi đáo lỗ tuyệt vời…Trong trường cấm chơi đáo nên tôi thường ra đây chơi với đám trẻ con dân phố và tôi chơi vào loại “mả” ( từ dùng chỉ người chơi giỏi). Hôm đó, tôi đã đại thắng, chọi bách phát bách trúng và thả lỗ đáo thì không trượt lần nào! Khi em tôi ra kiếm tôi để đi về thì “chiến lợi phẩm” đã đựng căng phồng trong cái cặp da! Tôi dẫn người em vào một cửa hàng Ăn uống (lúc đó chủ yếu là của Mậu dịch, tức Nhà nước chứ chưa có hàng ăn tư nhân đầy nhóc như bây giờ) và gọi những món ngon nhất, bày kín mặt bàn như trong phim Tàu, đó là phần thưởng xứng đáng cho người xếp thứ Nhất, vừa ăn tôi vừa nghĩ như vậy!...
(Nói qua vài dòng về cái trò chơi đáo lỗ này. Cách chơi phổ biến là khoét một cái lỗ có đường kính bằng đồng tiền Bảo Đại, vạch một đường sát lỗ đáo và vạch một đường cách khoảng 2 mét để cho người chơi đứng. Khi người chơi tung một nắm khoảng chục đồng tiền (thường là tiền nhôm, gọi là hào, không có lỗ) lên trên vạch có lỗ đáo, nếu có dính đôi, hoặc ba, bốn, thì được chọi, bằng một đồng cái, thường là ghép 2 đồng tiền loại nặng (hoặc đổ chì lấy từ ống đựng thuốc đánh răng đã dùng hết). Người chọi mà chọi trúng cái dính đôi cho tách ra là thắng. Nếu không có dính đôi thì đối phương sẽ thách chọi một đồng hào nào đó hoặc thả đồng cái trúng vào lỗ đáo!...Có một câu thành ngữ “Mắt như lỗ đáo” là nói về những người có đôi hốc mắt to và sâu như cái lỗ đáo! Một cách nói thông dụng của cuộc sống được hình thành từ một trò chơi con trẻ thì trò chơi đó phải rất phổ biến, rất hấp dẫn, rất thịnh trong cuộc sống!)…
Năm học đã hết, mùa hè đã về từ bao giờ, hoa phượng đỏ rực khắp nơi. Chắc là các bạn học của tôi đang Nghỉ Hè tại gia hoặc đi về quê ngoại, nội, hoặc đi tắm biển, tùy người…Nhưng tôi không đượcNghỉ Hè mà ngày mai, gia đình tôi lại làm một cuộc di chuyển nữa: về Hà Nội! (Cho đến lúc này, gia đình tôi đã chuyển nhà ba lần: sau giải phóng Thủ đô chuyển từ quê về Hà Nội- bố tôi là BS Quân Y, làm việc ở BV l08, rồi chuyển từ Hà Nội về Hà Đông- BV 103, từ Hà Đông chuyển tới Vĩnh Yên- Quân Y viện 9). Cứ như là bàn chân tự tìm đường mà đi, tôi đã đứng giữa sân trường từ lúc nào! Các phòng học cứ quay vun vút trước mặt tôi như là cái đèn cù, rồi tất cả những hình ảnh của năm học vừa qua vụt hiện về rồi lại quay vun vút như đèn cù!...Rồi đột ngột như trong truyện cổ tích, có một Nàng Tiên hào quang rực rỡ xuất hiện trước mặt tôi! Khi tôi dụi mắt nhìn cho rõ thì hóa ra là cô bạn học cùng lớp tên Lan, người được lấy bổ sung vào danh sách khen thưởng cuối năm vừa rồi! Lan nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, cộng với cái lúm đồng tiền làm cho nụ cười trở nên tuyệt đẹp.
Hình như chúng tôi cứ đứng nhìn nhau như thế vì một lúc sau mới thấy Lan nói: “Tớ nghe thầy Tảo nói cậu đã làm thủ tục chuyển trường về Hà Nội! Tớ tính tới nhà cậu nhưng nhìn thấy cái cổng Bệnh viện to tướng, lại có cả lính gác, nhìn vào bên trong thấy rộng mênh mông, không biết cậu ở đâu mà tìm, nên không vào nữa! Thì ra đến trường lại tóm được cậu!” Tôi hỏi lại: “Làm sao cậu biết tớ ở đây?” Lan ra vẻ bí hiểm, nói nhỏ: “Thế mới giỏi, đây là bí quyết không thể tiết lộ!” Tôi lại nói: “Không tiết lộ thì thôi! Vậy cậu tìm tớ làm gì?” Lan nói rất rõ ràng, giọng có vẻ nghiêm trang: “Về cái chuyện phần thưởng cuối năm vừa rồi! Tớ hơi bất ngờ khi mình được khen thưởng. Tớ và mẹ đã cộng điểm lại thì thấy tớ chỉ được 3,8 chứ không phải 4,0 như công bố trên lớp. Có thể cậu hoặc thầy Tảo đã cộng nhầm!...” Tôi ngắt lời: “Thôi, chuyện đã qua rồi, nhắc lại làm gì?” Lan nói ngay: “Tớ chưa đủ 4,0 không xứng đáng nhận phần thưởng, còn hai anh em cậu phải nhận hai phần thưởng mới đúng! Vì thế tớ trả lại phần thưởng này cho cậu!” Nói rồi Lan lấy trong túi xách ra một gói giấy báo, dúi vào tay tôi, nhưng tôi không nhận mà nói ngay: “Tớ không thể nhận như thế! Phải có giấy quyết định của thầy Hiệu Trưởng mới hợp lệ! Hơn nữa, đây là phần thưởng cho người xếp thứ ba, còn của tớ là xếp thứ nhất cơ mà!” Nghe tôi nói vậy, Lan ngớ người rồi nói: “Ừ nhỉ! Muốn làm lại thì rất phức tạp! Nhưng không làm gì thì tớ không thấy yên tâm!...
Hay là thế này nhé, nhân chuyện chuyển trường của cậu, tớ sẽ chiêu đãi cậu một chầu túy lúy, ăn uống tùy thích! Được không?” Tôi thoáng ngần ngừ rồi nói: “Không được, chúng mình đi cùng nhau ăn uống như thế, chúng nó mà nhìn thấy thì ngượng lắm! Mà cậu lấy tiền đâu mà chiêu đãi?” Lan nói ngay: “Cậu khỏi lo, tớ có “ngân quỹ” riêng hai năm nay rồi, còn chuyện chúng nó nhìn thấy thì mặc kệ, cười hở mười cái răng!” Tôi thoáng nghĩ, nếu đi cùng Lan sẽ lâu, mà tôi thì phải về để thu xếp đồ đạc, ngày mai đã đi rồi, liền nói: “Thời gian không có nhiều, làm như thế thì vui nhưng rềnh ràng quá. Theo tớ chỉ cần trao đổi kỷ vật là đủ!” Lan đồng ý ngay và hẹn tám giờ tối sẽ chờ tôi ở cổng Bệnh viện để trao đổi kỷ vật!...Đúng 8 giờ tối, tôi đi ra cổng Bệnh viện thì nhìn thấy ở bên gốc cây cổ thụ bên kia đường, Lan đang đứng cạnh cái xe đạp lấp loáng ánh điện. Tôi chạy qua đường và đưa ra món đồ của mình trước: đó là một cuốn sổ loại nhỏ mà bố tôi mua cho tôi để tôi viết Nhật ký (bố tôi bắt anh chị em chúng tôi viết hàng ngày), chưa viết Nhật Ký mà tôi chỉ chép tặng Lan một bài thơ ghép tên các bộ phim hay đang chiếu thời đó, bài thơ do các chú bộ đội thuyết minh phim đọc trong các buổi chiếu phim, bài thơ rất dài, mở đầu như sau: “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim ?
Ngày mai anh sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Lan cũng đưa tôi một gói nhỏ, cầm lấy, tôi đoán chừng cũng là một quyển sổ, vì lúc đó vật được dùng để làm quà tặng, phần thưởng thường là sổ và bút máy, ở nông thôn thì là khăn tay, khăn mặt!... Chúng tôi vừa trao đổi vật kỷ niệm xong thì tôi thoáng thấy hình như bố tôi xuất hiện ở cổng bệnh viện, đang nói chuyện gì đó với người gác cổng. Linh tính báo cho tôi biết bố tôi đang tìm tôi, tôi liền nói với Lan: “Cậu về đi, bố tớ đang gọi tớ đấy!” Lan liền kéo tôi về phía bên kia gốc cây, không bị ánh đèn của cổng bệnh viện chiếu sáng, nói sát vào tai tôi: “Tạm biệt cậu nhé! Cậu hôn tớ đi, như trong phim ấy!” Tôi lúng túng chưa biết làm gì thì Lan ôm chặt lấy tôi, hôn vào mỗi má tôi một cái! Theo phản xạ, tôi cũng làm như Lan, hôn vào hai má Lan, nhưng hôn rất lâu!...Bỗng có tiếng “rầm”, một cành cây khô rất lớn rơi xuống bên kia gốc cây, chỗ tôi và Lan vừa đứng! Chúng tôi cùng giật thót, buông nhau ra! Tôi nhìn về cổng bệnh viện, thấy bố tôi đứng chống nạnh ngay giữa cổng! Tôi nói với Lan: “Cậu lên xe phóng về ngay đi!” Lan ngồi lên xe, phóng vút đi! Tôi liền kéo cành củi khô đi thẳng vào cổng bệnh viện, vừa đi vừa nghĩ, sáng mai sẽ có củi cho mẹ tôi nấu bữa cơm cuối cùng, nhà đang hết củi, đúng là Trời cho!...
3.
Lúc tôi và Lan chia tay nhau ở trước cổng Quân Y Viện 9 thị xã Vĩnh Yên là vào năm 1956, và phải đến năm 1988, tức 32 năm sau mới gặp lại. Lúc đó, không biết “ma dẫn lối, quỷ đưa đường” thế nào mà tôi bỏ nhiệm sở Nhà nước, nhận “một cục” 22 tháng lương (tính từ năm 1966, năm tôi nhập ngũ) rồi “phiêu bạt giang hồ”, nôm na là lang thang kiếm sống ở Sài Gòn, làm đủ mọi việc, thượng vàng hạ cám!...Một hôm, tôi đang lang thang ở quận 5 thì thấy có một phòng mạch tư rất đông người ra vào, nhìn biển hiệu thì thấy dòng chữ rất lạ: Phòng Mạch Lã Bố: chuyên trị phụ khoa và nam khoa với 2 bác sĩ lành nghề. Tò mò, với lại dạo này cảm thấy như là trong người có “bệnh lạ”, tôi đi vào. Nhưng phải chờ chừng nửa tiếng mới tới lượt. Đang ngồi trong phòng khám là một nữ Bác sĩ, dáng người cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt khả ái. Câu hỏi đầu tiên của Nữ BS là: “Xin ông cho biết tên, tuổi, nghề nghiệp và tình trạng bệnh tật?”
Nghe tôi nói họ tên, nữ BS định viết vào một cuốn sổ to trước mặt, thì ngừng lại, nhìn tôi một phút rồi nói: “Ông trùng tên với một người bạn học cũ của tôi”, vừa nói nữ BS vừa viết tên tôi vào cuốn sổ to. Tôi nói: “Thỉnh thoảng tôi cũng gặp người trùng tên, nhưng cả họ và chữ đệm thì rất hiếm!” Nữ BS nói ngay: “Đúng vậy! Vì thế tôi ngờ ngợ…Ông có thể cho biết hồi học lớp 2 ông học ở đâu không?” Tôi thoáng suy nghĩ rồi nói: “Lớp 2 à, thế thì tôi nhớ ra rồi! Lớp 2 tôi học ở thị xã Vĩnh Yên, thầy giáo là thầy Tảo, còn bạn học thì nhiều quá làm sao nhớ nổi?” Nữ BS nhìn tôi chăm chú rồi nói: “Ông thử cố nhớ một, hai cái tên xem sao?
Chẳng lẽ sau một năm học lại không có cái tên nào được lưu trong bộ nhớ?” Như một ánh chớp, những hình ảnh ở trước cổng Quân Y viện 9 vụt hiện ra, tôi nói ngay: “Có rồi! Đó là Lan!...” Nữ BS nói tiếp: “Có phải ông đã tặng cô bé cuốn sổ tay có chép bài thơ ghép tên các bô phim “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim…” Nữ BS ngừng lại, nhìn tôi chăm chú. Còn tôi thì bàng hoàng, bâng khuâng, ngơ ngác, bồi hồi… nói tóm lại là không thể dùng một khái niệm nào bằng ngôn từ để diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, và tôi đọc tiếp bài thơ ghép tên các bộ phim mà nữ BS vừa đọc: “Ngày mai tôi sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Người Nữ BS nhìn tôi không chớp mắt, rồi những giọt lệ lung linh lăn ra như những viên ngọc trai! Trong đầu tôi vang lên tiếng nói :”Đúng là Lan rồi!...Lan ơi!...”, nhưng mồm tôi như bị á khẩu, ngồi nghệt như tượng! Nữ Bác sĩ đứng bật dậy, lấy khăn lau mấy giọt nước mắt, rồi nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, nhưng má lúm đồng tiền thì không còn nữa, song tôi vẫn khẳng định đó đúng là Lan! Lan hít một hơi dài, rồi nói: “Khi cậu vừa nói tên là tớ biết chính là cậu chứ chẳng thế là ai khác! Giờ cậu nói thêm một cái tên nữa xem sao, vì nó rất quan trọng?”
Hình ảnh buổi lễ Tổng kết cuối năm vụt hiện về, tôi nói ngay: “Bản!...Đó là cái tên thứ hai tôi nhớ sau Lan!” Lan nghe nói vậy thì nói: “Cậu chờ chút nhé!”, rồi lấy tấm biển nhỏ có chữ “Nghỉ khám bệnh” treo ra trước cửa rồi đi sang một căn phòng khác. Lúc trở lại có thêm một người cũng mặc Blu trắng, dáng mập mạp, trắng trẻo. Lan đẩy người đó ra trước mặt tôi rồi nói: “Cậu nhìn xem có đúng là Bản đây không?” Vì đã nói trước cái tên Bản nên những hình ảnh từ 32 năm trước bay vùn vụt về đậu lên người đàn ông đứng trước mặt tôi, khiến tôi như là nhìn thấy cậu học trò Bản lớp 2 ngày nào! Tôi chưa kịp nói gì thì người đàn ông kia đã nhào tới chụp lấy tay tôi mà nói: “Thạch! Đúng là cậu rồi! Tuần vừa rồi, chúng mình có về thăm lại Vĩnh Yên và vợ chồng mình nhắc tới cậu hoài!...”
Đêm hôm đó, ba người bạn học từ lớp 2 đã ngồi với nhau thâu đêm tới sáng, họ như được sống lại cái thời bảy, tám tuổi!...
Thời gian của những cuộc hội ngộ thường trôi qua nhanh như sóng thác, nhìn đồng hồ đã 5 giờ, Lan nói: “Bây giờ chúng ta qua bên kia làm tô phở cho vợ chồng mình chuẩn bị đến Bệnh viện. Còn cậu thì về làm giấc ngủ bù kẻo mệt. Năm giờ Chiều lại tới nhé, hôm nay phòng mạch nghỉ, tớ sẽ chiêu đãi cậu một bữa đại tiệc túy lúy, trả cái món nợ mà 32 năm trước không thực hiện được!” Tôi giật mình nghĩ, cô bạn này nhớ dai thật, và lại nghĩ, giá như hồi đó mình nhận lời đi chiêu đãi với Lan thì biết đâu “số phận” sẽ khác?
Lúc ba chúng tôi vừa bước qua cổng nhà Lan thì một cành cây khô to tướng rơi bịch xuống chỗ chúng tôi vừa bước qua! Ba người cùng giật mình! Lan bỗng bật cười hỏi tôi: “Thế cái cành cây khô rơi trước cổng Bệnh viện hôm ấy cậu xử lý thế nào?” Tôi nói một mạch như là đang sống lại cái thời điểm ấy: “Nhờ kéo cái cành cây khô ấy về nhà mà khi đi qua cổng bố tôi không hỏi han gì, vì tôi vẫn thường đi kiếm củi như thế mỗi khi nhà hết củi đun và sáng hôm sau mới có củi cho mẹ tôi nấu cơm! Đó là bữa cơm cuối cùng ở Vĩnh Yên, trong bát cơm có mùi nụ hôn của Lan!...”
4.
Bữa đại tiệc mà vợ chồng Lan chiêu đãi tôi rất thịnh soạn, có đủ các món ăn đặc sản của cả Bắc và Nam, tuy nhiên, chúng tôi ăn ít mà nói chuyện nhiều, đủ mọi đề tài nhưng nhiều nhất vẫn là đề tài ngành Y. Lan nói: “Cuộc chia tay với cậu ở cổng bệnh viện đã khiến cho tớ quyết theo học ngành Y với ý nghĩ: cậu sẽ vào học Trường Y nối nghiệp bố và chúng ta sẽ gặp nhau ở đó!” Tôi chỉ biết nói kiểu “vuốt đuôi” : “Ôi, tớ thấy tiếc thật sự vì khi có giấy gọi vào Khoa Toán ĐH Tổng hợp, bố tớ đã dẫn tớ đến gặp ông hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, đưa giấy gọi cho ông để nhờ ông đổi giấy gọi vào Trường Y, ông Hiệu trưởng đã đồng ý. Nhưng lúc ấy tớ còn trẻ người non dạ nên cứ mơ thành nhà Toán học và không nghe lời bố mà đi một mạch tới Khoa Toán!...Giá như lúc ấy gặp cậu thì…” Bản nói: “Bàn tay Tạo hóa đã xếp đặt như thế, làm gì có chuyện giá như!” Lan cười , nói: “Đúng là tài ba không qua số phận, nhưng ta cứ thử chống lại định mệnh xem, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” mà!” Tôi hỏi: “Chống lại bằng cách nào?” Lan nói luôn: “Tớ sẽ giúp cậu làm lại từ đầu! Giờ cậu mới 40 tuổi, so với ông Bành vẫn là con nít! Tớ định thế này: cậu đến phòng mạch này phụ giúp vợ chồng tớ, tớ sẽ cung cấp sách vở, tài liệu cho cậu, cậu thi vào một lớp tại chức Đại học Y, không hề khó, chỉ dăm năm là cậu có cái bằng Bác sĩ!” …Tôi thầm nghĩ, đó cũng là một ý tưởng luôn đeo bám tôi từ khi tôi phát hiện ra rằng trong cái “trường văn trận bút” mà tôi đã lao vào hơn chục năm qua, đầy bất trắc, rủi ro …Thế là tôi theo sự sắp đặt của bàn tay “Tạo hóa Lan”, ngày ngày đến phòng mạch của Lan và Bản làm việc!...
Cái tên “Phòng mạch Lã Bố” có là do ghép chữ cái tên của hai người Lan và Bản, còn tại sao lại là Lã Bố thì chỉ vì Bản có hoa tay đặc biệt: vẽ lại hình ảnh các nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa rất giống và Bản đặc biệt thích nhân vật Lã Bố: ba anh em Lưu, Quan, Trương không đánh nổi Lã Bố thì phải gọi Lã Bố là Ba lần anh hùng!...
Phòng mạch Lã Bố rất đông người tới khám bệnh, phải thuê thêm 4 diều dưỡng Trung cấp mà nhiều lúc không giải quyết hết bệnh, phải hẹn hôm sau, hôm sau lại tồn đọng nhiều hơn! Cứ thế, số bệnh nhân tồn đọng tăng dần lên theo thời gian! Tôi hỏi Lan: “Bệnh nhân nhiều thế sao không tăng thêm phòng khám, hoặc có thể nâng lên thành Bệnh viện?” Lan cười nói: “Bố tớ bảo không nên phình to giống như con ếch muốn phình bụng bằng con bò! Cứ làm nhỏ gọn mới bền, mới hiệu quả!” Nghe Lan trả lời, tôi không ngờ cô bạn bé nhỏ ngày xưa lại có suy nghĩ sâu sắc như vậy!
Loại bệnh đến phòng mạch Lã Bố chủ yếu liên quan đến tình dục, vì thế vừa dễ lại vừa khó. Dễ là không phải loại bệnh nguy hiểm chết người, không bao giờ xảy ra chết chóc. Khó là do các loại bệnh này rất lâu thấy hiệu quả. Chẳng hạn như bệnh “không thấy ham muốn”, “yếu sinh lý” (lãnh cảm , khó tiết ra chất dịch làm trơn khi “quan hệ” ở phụ nữ, liệt dương đàn ông) thì phải “trường kỳ kháng chiến” mới mong thắng lợi!... Tôi hỏi Bản: “Sao lại chọn loại bệnh khó nói, tế nhị như thế này? Lúc khám bệnh, bệnh nhân người ta “mắc cỡ” thì làm sao nói hết tình trạng bệnh tật?” Bản cười nói: “Chỉ những người “sách vở”, cao đạo thì mới mắc cỡ, còn phần đông dân chúng người ta cũng coi như đau răng, đau mắt mà thôi! Khi ta đứng ở xa thì nhìn vấn đề tình dục hơi “khó coi”, nhưng khi là “người trong cuộc” thì không có vấn đề gì?” Tôi định hỏi lại “Có thật là không có vấn đề gì không?”, nhưng lại nghĩ ở những khu vực vấn đề có liên quan đến tình dục thì mọi tranh luận đều không đi đến đâu cả, nên lại thôi!
Tôi làm việc ở phòng mạch Lã Bố bước đầu chủ yếu là công việc văn phòng, chẳng hạn như trực điện thoại, ghi sổ sách, giải quyết các việc không tên ở phòng chờ…Công việc nhẹ nhàng, lại được vợ chồng Lan và Bản rất “cưng chiều” (chắc 2 người thấy tôi trải qua quá nhiều gian khổ, bị thiệt thòi nhiều nên giờ muốn “bù đắp”) nên chỉ lo tập trung vào việc đọc sách, chuẩn bị thi vào trường Đại học Y theo hệ chính quy đàng hoàng chứ không phải là hệ tại chức, vì Lan và Bản đều nói đã mất công làm lại thì làm đàng hoàng, vả lại tôi có chức gì đâu mà học tại chức?
Những tưởng mọi việc sẽ êm trôi theo sự sắp đặt của “Bàn tay Tạo hóa Lan”, ai ngờ có một chuyện đã làm đảo lộn tất cả!...
5.
Phòng mạch Lã Bố của Lan và Bản hành nghề đã được hơn chục năm và uy tín của phòng mạch cứ tăng dần theo năm tháng. Đặc biệt nhất là chuyện chữa bệnh Vô sinh. Những ca vô sinh do bên người vợ thì có nhiều khó khăn, nhưng vô sinh do người chồng (tinh trùng yếu hoặc cụt đuôi…) thì chỉ sau đúng chín tháng mười ngày là có kết quả rất mỹ mãn: một đứa con kháu khỉnh, bụ bẫm cất tiếng khóc oe oe chào đời…
Một ngày kia, có tới chục người mẹ từ nhiều tỉnh khác nhau, từ miền Trung xứ Quảng, Tây Nguyên cho tới chót Mũi Cà Mau, cùng dắt những đứa con của mình là kết quả chữa vô sinh ở phòng mạch Lã Bố, tới thăm ông chủ phòng mạch Bản. Những đứa trẻ, tuổi sàn sàn từ bốn, năm tuổi cho tới tám, chín tuổi có một đặc điểm là đều khỏe mạnh và rất giống nhau, và điểm này mới là quan trọng: rất giống ông chủ phòng mạch Lã Bố, tức Bác sĩ Bản! Không hẹn mà gặp, chục bà mẹ và chục đứa con kia đều đến vào buổi sáng, tức lúc đó phòng mạch chưa làm việc, cả Lan và Bản đều đang làm việc ở Bệnh viện, đến 4 giờ chiều mới về phòng mạch. Lúc đó chỉ có tôi đang ngồi đọc mấy cuốn sách Y học ờ phòng mạch. Lần nhấn chuông gọi cửa đầu tiên là một người, lần thứ hai là ba người, rồi từ từ đủ cả chục người mẹ và chục đứa con đã tới phòng mạch! Ngay từ lần gọi cửa thứ hai, tôi đã hình dung ra chuyện gì đã xảy ra, liền gọi điện thoại cho Lan, nói rõ sự tình. Mười phút sau, Lan tới phòng mạch . Tôi những tưởng sẽ có động đất hoặc sóng thần xảy ra ở phòng mạch Lã Bố nhưng sự việc lại khác hẳn: Khi vừa nhìn thấy mười bà mẹ và mười đứa con giống Bản như cùng một khuôn đúc ra, Lan đã ngất xỉu!...
6.
Lan và Bản giải quyết vụ những đứa trẻ giống nhau và giống Bản như thế nào, tôi không muốn hỏi vì nghĩ rằng những cái gì đến thì nó sẽ đến! Nhân có một người bạn học khác cần có bạn cùng đi chơi Vũng Tàu rồi Côn Đảo rủ tôi đi cùng, tôi liền đi Vũng Tàu, Côn Đảo khoảng một tuần. Khi trở về, vụ “mười đứa trẻ giống Bản” vẫn chưa suy chuyển. Lan vừa thấy tôi về thì nói ngay: “Tớ muốn chờ ý kiến của cậu mới quyết định có li hôn Bản hay không?” Tôi ngạc nhiên hết sức, hỏi ngay: “Ý kiến của tôi về cái gì? Về mười đứa trẻ này thì tôi không có ý kiến!” Lan nói ngay: “Không phải chuyện mười đứa trẻ mà là chuyện của tớ và cậu!...Tớ nói ngay, cậu có thích cưới tớ không? Nếu cậu cưới tớ thì tớ sẽ li dị Bản. Bản sẽ cưới một người trong số mười người mẹ có con với Bản!” Trời đất ơi, tại sao Lan lại đặt tôi vào tình huống khó xử như vậy? Không biết Bản đang ở đâu, tôi phải đi gặp Bản. Dường như Lan đọc được ý nghĩ đó của tôi, liền nói: “Cậu không cần phải hỏi lại Bản mà hãy hình dung ra rằng chúng ta đang đứng dưới gốc cây cổ thụ trước cổng Bệnh viện hôm ấy!...” Lần này thì tôi không kinh ngạc nữa vì cũng đúng lúc Lan nói như vậy, tôi như vụt trở lại 32 năm trước!...
Sài Gòn, 1989-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: phongdiep.net
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|