Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

truyện ngắn Đ.N.T trên phongdiep.net - trích: Em ở Tây Hồ




Hồ Tây hoàng hôn

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net - trích: Em ở Tây Hồ




 Đường Văn:: 
Sau kháng chiến, tất cả chúng tôi đều về sống ở Hà Nội, cùng thuê chung một căn nhà. Lúc đầu, cả mẹ tôi và mẹ Hiền Lương đều không đi làm ở cơ quan Nhà nước mà mẹ Hiền Lương thì bán xôi đậu xanh, còn mẹ tôi thì bán xôi gấc (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) Ngày đăng: 26/02/2010. Lần đọc: 1397 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Trần Văn Luật được điều về Tổ Trọng án, nhưng là lính mới nên anh chưa được tham gia vào việc phá án mà đang ở thời kỳ tập sự. Việc tập sự này có nhiều hình thức, với Văn Luật là nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã xử và các vụ án còn tồn đọng (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 11/02/2010. Lần đọc: 1233 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Khi đã đạp một mạch để thoát khỏi cái “mùi Hồ Ly” của bà khách, ông Hàn mới thấy hú vía! Ông lại “thả lỏng dây cương” mà đầu óc vẫn chưa ổn định! Chẳng lẽ ngày hôm nay mình lại bị Hồ Ly quấy nhiễu? (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 08/02/2010. Lần đọc: 1127 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Ông thầy Lê Hiền Nhân đã hơn tám mươi tuổi, sức khỏe còn tốt, còn đi lại và làm những việc vặt bình thường, song trí nhớ chỉ còn sáu, bảy phần, lúc nhớ lúc quên, lúc nhớ thì nhớ cả ngày đầu tiên làm thầy giáo như thế nào (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 16/02/2010. Lần đọc: 1070 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Có bốn người thường xuất hiện ở Ô Quan Chưởng, khá đều đặn, ngày ngày, có khi vào buổi sáng, có khi vào lúc xế chiều. Đó là một ông già, khoảng ngoài sáu mươi tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng từ khuôn mặt đến dáng người đều thấy rõ sự rắn chắc của người đã kinh qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 30/03/2010. Lần đọc: 2503 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Trần Mai trở thành Băng nhân chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch) Ngày đăng: 23/03/2010. Lần đọc: 2472 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Sáng ngày Rằm tháng Giêng, Vi Vi cùng cô bạn cùng lớp đi chơi Vũng Tàu, nói là ngày hôm sau sẽ trở về. Nhưng đã hết ngày 16, vợ chồng ông Trần chờ mãi mà không thấy cô con gái về, gọi vào máy điện thoại di động của Vi Vi thì chỉ có câu “…không liên lạc được!”. (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 06/03/2010. Lần đọc: 2452 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch Ngày đăng: 11/01/2010. Lần đọc: 1393 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Lần nào về quê, Thùy Trang cũng đến bên bờ sông ở ấp Bà Thoại để thắp nhang tưởng nhớ đến những người đã khuất. Lần này cũng vậy, Thùy Trang và Út Em cho xe chạy thẳng ra bờ sông (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 02/01/2010. Lần đọc: 925 . Cập nhật bởi: DiepAnh




Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! (Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 13/12/2009. Lần đọc: 1854 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) Ngày đăng: 09/12/2009. Lần đọc: 1345 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Cô gái Tây Hồ đích thực đó ở ngay chỗ đổ dốc từ đường đê Yên Phụ xuống Làng Tây Hồ. Chính vì nhà cô gái ở lưng chừng dốc cho nên dù đi xe đạp hay đi bộ thì cũng khó mà có thể ngó nghiêng bóng hồng cho dù cô có đứng ngay trước cổng(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 02/12/2009. Lần đọc: 1129 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích Ngày đăng: 27/11/2009. Lần đọc: 1350 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Ngắm thiếu nữ Hà Thành duyên dáng bên sen Hồ Tây đầu mùa 14



EM Ở TÂY HỒ - Đỗ Ngọc Thạch

EM   Ở  TÂY  HỒ 
 
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch   
Tôi có bà chị hơn tôi hai tuổi (sinh năm 1946), lấy chồng ở ngay kề sát Hồ Tây, là dân Hồ Tây chính cống. Khi bà chị tôi sinh cháu trai, tôi còn đang rảnh rỗi nên thường đến nhà chị chăm sóc cháu bé, cứ hai ba ngày lại đi một lần. Lúc đó tôi đang ở nhà bố mẹ trên đường Giảng Võ (khu tập thể Bộ Y  Tế), nên lộ trình của tôi qua ba đoạn đường quan trọng: 1/ Quảng Trường Ba Đình có Lăng Bác; 2/ Đường Thanh Niên bên bờ Hồ Tây; 3/ Đê Yên Phụ cũng men theo bờ Hồ Tây, đổ một cái dốc là tới nơi – làng Tây Hồ  

Khi bà chị tôi sinh cậu con trai thứ hai, sự việc như trên lại tiếp diễn! Nói như vậy để thấy rằng Quảng Trường Ba Đình và Hồ Tây là hai hình ảnh in rất đậm trong trí nhớ của tôi! Và cũng vì khi tôi đi trên đoạn đường Thanh Niên qua Đê Yên Phụ bên bờ Hồ Tây đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện…trong đó có những chuyện quyết định đến vận mạng của đời tôi! 

Khi tôi đi trên con đường Thanh Niên và Đê Yên Phụ ven Hồ Tây, lần nào cũng vậy, trong tay tôi “lăm lăm vũ khí” là bài thơ hỏi cô gái bán chiếu của Đại Thi Hào Nguyễn Trãi: Em ở Tây Hồ bán chiếu gon /chẳng hay chiếu đã hết hay còn xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi / đã có chồng chưa, được mấy con?  Theo tôi nghĩ, với tuyệt tác thi ca này là quá đủ để có thể đánh bại bất cứ đối thủ nào khi giáp mặt! Tuy nhiên, ròng rã gần tháng trời mà tôi chẳng gặp cô gái bán chiếu nào để “xuất độc chiêu” cả! Người đi dạo trên đường Thanh Niên thường là đã thành đôi, thành cặp, không có ai đơn lẻ để tôi “xuất chiêu”! Song, đúng lúc tôi “cất vũ khí”, không có ý định “chiến đấu” thì thật bất ngờ: đối thủ đã xuất hiện! 

Hôm đó là một ngày thật đẹp trời! Tôi đang thả bộ trên đường Thanh Niên thì nghe có tiếng ai đó ngâm câu thơ ở phía sau : “Trời Thu xanh ngắt mấy tầng cao / Cành liễu lơ thơ gió hắt hiu!...” Tôi quay lại, định nói với người đọc thơ rằng Cành trúc chứ không phải Cành Liễu thì giật mình khi nhận ra đó là một cô gái đẹp như Trầm Ngư Điêu Thuyền. Và điều kỳ lạ là người con gái này rất giống với nhân vật Điêu Thuyền như các họa sĩ đã vẽ trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa! Hình như tôi cứ đứng ngây người ra như thế khá lâu nên khi định thần lại thì bóng người con gái đã thấp thoáng phía xa! Tôi đuổi theo và lại kinh ngạc lần nữa khi thấy người con gái đang đó đang cầm khoảng chục cái chiếu nhỏ (loại cho trẻ con nằm ngủ), vừa đi vừa rao: “Trẻ nhỏ nằm chiếu nhỏ / Lớn lên nằm chiếu lớn / Không nằm lên bãi cỏ / Kiến cắn con thì khốn !”. Chỉ khoảng nửa giờ, cô gái đã bán gần hết số chiếu, chắc chỉ còn hai, ba cái. Tôi lại gần cô gái, chưa kịp nói gì thì cô gái đã nói: “Anh theo tôi từ nãy đến giờ chắc không phải để mua chiếu chứ? Nếu anh định đọc thơ ghẹo cô gái bán chiếu thì đọc đi, tôi đang thích nghe mà không thấy ai đọc cả!”. Tức thì tôi thay chữ von trong nguyên tác bằng chữ con và đọc liền một mạch:Em ở Tây Hồ bán chiếu con / Chẳng hay chiếu đã hết hay còn…”.  Tôi chưa kịp đọc hết thì cô gái chen ngang: Em ở Tây Hồ bán chiếu con / Chẳng cần biết chiếu hết hay còn / Cũng chẳng cần biết bao nhiêu tuổi / Càng không nên hỏi chuyện chồng con! Đọc xong mấy câu thơ đó, cô gái tiến sát lại gần tôi nói nhỏ: “Nếu anh thích cô bán chiếu thì hãy đi theo nha!”… 

Nói rồi cô gái đi rất nhanh, như gió lướt trên thảm cỏ! Vượt dốc qua mặt đê rồi lại tụt dốc xuống bên kia đường đê. Mỗi khi đi trên mặt đê Yên Phụ ở quãng này, tôi chỉ nhìn xuống mà chưa bao giờ đi xuống cái xóm ven đê này, cho nên khi theo cô gái đi vào, tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự xanh tốt của cây cối các loại ở cái xóm ven đê này. Đúng là cây cối và cả con người ở đây đều sống nhờ vào phù sa sông Hồng từ ngàn năm nay!...Mải suy nghĩ về phù sa, tôi đã đứng trước một căn nhà đúng kiểu nơi thôn dã, xung quanh cây cối um tùm! Có lẽ tại hôm qua, tôi vừa mới đọc Liêu Trai Chí Dị của ông Bồ Tùng Linh cho nên lập tức, trong đầu tôi hiện lên cảnh vui đùa nô giỡn của một gia đình Hồ Ly tinh! Tôi trố mắt ngạc nhiên khi nhìn vào trong nhà thì thấy giống y như cảnh vừa hiện ra trong đầu về một gia đình Hồ Ly tinh!...
Nếu theo như Liêu Trai thì Hồ Ly tinh giả làm người đẹp rất giống: từ ánh mắt nụ cười cho đến tiếng ho, cái hắt xì hơi, và đặc biệt là rất giỏi: cầm kỳ thi họa, văn hóa cổ kim đông tây cái gì cũng rành rẽ như lòng bàn tay! Và những chàng thư sinh tài hoa kia chỉ nhận ra được mỹ nhân mà mình đang xây mộng tưởng là Hồ Ly sau khi đã thân tàn ma dại! Song, rất may là tôi đã được cuốn Liêu Trai của Bồ Tùng Linh “cảnh báo” nên đã thoát khỏi “Hang Cáo” ấy một cách nhẹ nhàng! Song, nếu không có sự trợ giúp của một cô gái Tây Hồ đích thực, tên là Hằng Nga, thì chưa chắc tôi đã thoát khỏi “Hang Cáo” một cách lành lặn! 

Cô gái Tây Hồ đích thực đó ở ngay chỗ đổ dốc từ đường đê Yên Phụ xuống Làng Tây Hồ. Chính vì nhà cô gái ở lưng chừng dốc cho nên dù đi xe đạp hay đi bộ thì cũng khó mà có thể ngó nghiêng bóng hồng cho dù cô có đứng ngay trước cổng! Mặt khác, chỗ đổ dốc này lại rất nguy hiểm, tức rất dễ xảy ra tai nạn nếu “thả phanh” vô tư, bởi tới chân dốc lại phải quẹo trái một chút thì mới ăn vào đường dẫn xuống Làng Tây Hồ. Một lần, tôi đang từ trên dốc dắt cái xe đạp xuống dốc, khi đi ngang qua cổng nhà Hằng Nga thì bất ngờ có một cái xe máy phóng từ dưới chân dốc lên, với tốc độ như tia chớp! Tôi chỉ kịp nhảy vọt vào cổng nhà Hằng Nga để tránh cái xe máy! Khi kịp định thần thì thấy mình nằm còng queo giữa sân nhà Hằng Nga và khắp người đau ê ẩm. Lúc đó, Hằng Nga và người mẹ đang ở nhà, hai mẹ con đã nhiệt tình sơ cứu cho tôi và chỉ sau hai mươi phút, tôi đã có thể đi lại bình thường. Hỏi ra mới biết, Hằng Nga đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm, khi ra trường phải đi dạy ở miền núi, nhưng khi người anh đi bộ đội hy sinh, bố mẹ cô đều thương nhớ con trai mà thành bệnh, cô phải bỏ nghề dạy học về chăm sóc cha mẹ. Hiện sức khỏe mẹ cô đã hồi phục, hai mẹ con làm nghề gói bánh chưng kiếm sống đạm bạc!...
Trở lại chuyện tôi đã gặp Hồ Ly tinh bán chiếu con ở đường Thanh Niên. Thực ra tôi chỉ phát hiện ra cô gái bán chiếu và cả nhà cô ta (gồm cáo bố, cáo mẹ và chín cáo con) là Hồ Ly khi ngồi uống rượu với cáo bố lúc mới vào “Hang Cáo”. Tôi uống rượu tuy chưa phải loại sành điệu nhưng với những loại rượu kém chất lượng, nôm na là rượu rỏm thì tôi có phản ứng ngay: thấy đau đầu và muốn ói! Cứ như là một phản ứng tự nhiên của cơ thể! Và cũng như thế, khi ngửi phải “mùi lạ” mà ngược với mùi thơm, tức “xú khí” là cơ thể tôi cũng có phản ứng tương tự! Vì thế, vừa uống xong ly rượu đầu tiên là tôi có cảm giác thấy mùi “xú khí” và lập tức xây xẩm mặt mày, muốn ói, muốn té ngửa xuống đất! Cô gái bán chiếu con thấy vậy thì dìu tôi vào buồng, vừa đi vừa lẩm bẩm: “Hôm nay Hồ nhiều gió, chắc anh chàng bị trúng gió rồi!” Tôi đi được ba bước thì như là sực tỉnh vì cô gái bán chiếu ôm lấy người tôi rất mạnh, khiến tôi cảm thấy hơi đau và đưa tay đẩy vào lưng cô ta, tính thoát khỏi vòng tay đang siết mạnh. Nhưng cú đẩy không có tác dụng và tay tôi trượt xuống mông cô ta, và tôi bàng hoàng khi bàn tay nắm trọn phải một cái đuôi cáo! Như trên đã nói, vì tôi đã đọc nhiều chuyện Hồ Ly tinh trong Liêu Trai, nên thay vì la toáng lên do hoảng sợ, tôi lại giả bộ ôm chặt lấy Hồ Ly và tìm thời cơ điểm huyệt để hạ gục Hồ Ly đặng thoát thân!
Đúng lúc đó, có tiếng rao “Bánh chưng nóng đây!...”, và có tiếng của Cáo bố: “Con Tư đưa tiền bán chiếu cho cha mua bánh chưng nóng nào!”. Cô gái bán chiếu nghe thấy vậy thì đặt tôi xuống giường và vọt ra ngoài. Nghe có tiếng cãi lộn của cô gái bán chiếu với ai đó và tiếng cãi lộn đi xa dần, tôi vùng chạy ra ngoài, thấy cáo bố và mấy cáo con đang quây quanh người bán bánh chưng. Thoáng nhìn thấy tôi, người bán bánh – mà tôi kịp nhận ra chính là Hằng Nga, - đưa hết bánh cho cáo bố và mấy cáo con rồi đuổi theo tôi. Khi đuổi kịp tôi, Hằng Nga nắm lấy cánh tay nói: “Là anh à? Đi theo tôi!...” Tôi đi theo Hằng Nga, đúng ra là chạy. Không ngờ Hằng Nga khỏe thế, vừa chạy vừa kéo tôi đi khiến chân tôi như là không chạm đất. Lúc vượt dốc lên mặt đê cũng nhẹ nhàng như không! Vượt dốc qua bờ đê rồi lại tụt dốc xuống mặt đường, Hằng Nga mới dừng lại hỏi: “Anh có uống rượu với ông già trong nhà không?” Tôi ngạc nhiên trả lời: “Có! Sao cô biết?”. Hằng Nga đưa tôi một viên thuốc nhỏ bảo nuốt và nói: “Tôi đã vào đó cứu anh trai tôi và người bạn nên biết đó là Hang ổ của Hồ Ly tinh! Anh nôn ra đi là thấy nhẹ người ngay!”. Hằng Nga vừa nói thì tôi ngồi thụp xuống ói ra một bãi nước bọt! Chúng tôi vào một quán nước trà bên đường, uống một ly trà nóng mới thật sự “hoàn hồn”! Hằng Nga nói thêm: “Mấy con Hồ Ly ở bãi sông đó đã thành tinh từ lâu, chúng đã hại không biết bao nhiêu chàng trai háo sắc, nhẹ dạ cả tin!”. Tôi nói: “Thế không có vị Cao tăng đắc đạo nào ra tay diệt trừ yêu nghiệt trừ hại cho dân hay sao?”. Hằng Nga nén một tiếng thở dài rồi nói: “Phải chi em học ở trường Cảnh sát thì thích hợp quá!...Bố em đã từng là cảnh sát song ông lại bị “tai nạn nghề nghiệp” nên không muốn em lại như vậy nên nhất định muốn em thành cô giáo! Đúng là sự đời dâu bể, cuối cùng lại là người bán bánh chưng!”. Tôi định nói gì đó với Hằng Nga mà không biết diễn đạt như thế nào bởi rất nhiều ý nghĩ cứ như chuyển động Brao ở trong đầu! 
Mấy ngày sau, khi tôi đi qua đoạn đường Thanh Niên bên Hồ Tây, lại gặp cô gái bán chiếu lượn lờ trên đường, mà không phải chỉ một mình cô ta, còn hai, ba người nữa cũng cầm những cái chiếu nhỏ bán dạo trên đường!... 
Chỉ một lúc sau, có mấy chàng trai, dáng vẻ thư sinh, lẽo đẽo bám theo mấy cô gái bán chiếu, mồm thì lẩm nhẩm cái gì đó, lại gần sát thì ra là họ đang đọc thầm bài thơ hỏi ghẹo cô gái bán chiếu: “Em ở Tây Hồ bán chiếu gon / Chẳng hay chiếu đã hết hay còn …”. Tôi định chặn mấy chàng trai đó lại mà nói rằng, đó là mấy con Hồ Ly tinh cải trang thành cô gái bán chiếu đó, hãy tránh xa nó ra! Nhưng lại nghĩ, họ đang say sưa “khám phá” thì làm sao mà tin những gì tôi nói? Lòng buồn vô hạn, tôi đạp xe thật nhanh đến nhà Hằng Nga nhưng bà mẹ Hằng Nga nói cô đang đi giao bánh chưng!...

Tôi dắt xe vào nhà bà chị, nhưng đi được một lúc lại thấy mình đứng trước mặt hồ cuộn sóng, những con sâm cầm chao liệng cũng không khác chi chim Hải Âu trên biển! Và tôi thoáng thấy mấy chàng thanh niên ban nãy đang đi theo mấy cô gái bán chiếu, mồm thì đọc: “Em ở Tây Hồ…”!

Sài Gòn, 1-12- 2009
Đỗ Ngọc Thạch


Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này


Nguồn: phongdiep.net

BỘ SƯU TẬP ẢNH KHÁC
nguồn: 24h.com.vn

Món mới , kk
http://www.quancauxanh.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét