1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … [06.11.2011 04:05] CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Sau cuộc hội ngộ bất ngờ đó, đoàn sưu tầm của chúng tôi sáp nhập với đoàn thăm dò địa chất của Đông, cứ như là có bàn tay sắp đặt của Bồ Tát vậy! Gặp lại bạn cũ, lai có thêm người quen mới, đúng là niềm vui nhân đôi. Trong đoàn thăm dò Địa chất của Đông có cô gái rất xinh đẹp và có cái tên rất ấn tượng: Phan Thị Kỷ Băng Hà! Hỏi ra thì cô gái Băng Hà là con của một nhà Địa chất lão thành! Cô gái Phan Thị Kỷ Băng Hà của đoàn địa chất khiến cho các chàng trai của đoàn sưu tầm chú ý như thế nào thì cô gái Hoàng Thị Truyện Cổ Tích của đoàn sưu tầm cũng khiến cho các chàng trai địa chất ngắm nhìn mỏi mắt bởi Cổ Tích có khuôn mặt và hình thể như một siêu người mẫu thời trang! Các chàng trai địa chất hình như quên mất nhiệm vụ đi tìm Mỏ và tập trung vào việc “khám phá” những vẻ đẹp của Cổ Tích bởi cô nàng Cổ Tích đẹp trên từng xăng-ti-mét! Cũng tương tự, các chàng trai của đoàn sưu tầm văn học dân gian bị cô gái Kỷ Băng Hà dắt tay lôi về tận những kỷ nguyên rất xa của Trái Đất, chắc chắn là không thể nào tìm được lối về!... Chúng tôi nhằm những cánh rừng xanh ngút mắt mà đi. Sau bốn ngày len lỏi trong rừng, băng qua suối rộng, sông dài, chúng tôi đã tới và hạ trại tại một khu dân cư của người Giẻ Triêng, một tộc người không lớn lắm, sinh sống chủ yếu phía Bắc Tây Nguyên…Chuyện về người Giẻ Triêng thì có rất nhiều điều thú vị, song tôi sẽ viết trong tập “Bút ký Folklore”… 2. Nếu cứ nói theo kiểu “diễn xướng dân gian” thì cái truyện ngắn này sẽ biến thành tiểu thuyết. Vì vậy, cái truyện ngắn này sẽ mượn cách nói bằng những mũi khoan của đoàn địa chất, tức người kể chuyện sẽ là anh bạn Đông của đoàn địa chất, còn tác giả chỉ là người thư ký trung thành! Nói nôm na, đây là chuyện của Đông! Năm ấy Đông học năm cuối trường Đại học Mỏ - Địa chất, mọi việc tưởng như sẽ tuần tự như tiến, sẽ chẳng có biến động gì với cái anh chàng Đông lành như đất. Ấy vậy mà “động đất 8 độ Richter” đã xảy ra!...Một buổi chiều thứ Bảy, giáo sư Địa tìm Đông và nói: “Mình có việc muốn nhờ cậu, hoàn toàn là chuyện riêng tư, không biết cậu có sẵn lòng không?” Đông nói ngay: “Thày cứ nói, nếu làm được em xin cố gắng hết sức!” Thày Địa nói rành mạch như là đã chuẩn bị từ trước: “Tôi chỉ có một đứa con gái, mới học lớp Tám, mười sáu tuổi. Tôi “gà trống nuôi con” đã ba năm nay . Ba ngày nay, nó bị bạn bè rủ rê, bỏ học đi hoang, nghe nói nó về Hải Phòng, chắc đang ở Đồ Sơn vì con bé rất thích ra biển, hè nào hai bố con cũng ra Đồ Sơn tắm biển mà…Tôi được biết cậu là người Hải Phòng, lại có sức khỏe vô địch, nên muốn nhờ cậu tranh thủ ngày chủ nhật, đi cùng tôi về Hải Phòng tìm con bé dại dột, đưa nó về tiếp tục đi học!...Nếu không tìm được nó, đưa nó về thì tôi thật vô dụng trước lời ủy thác, tin tưởng của bà vợ tôi trước lúc ra đi!...” Nói đến đây, thầy Địa không ngăn được những giọt nước mắt trào ra như suối! … Đông không nói nhiều mà chỉ có một từ: “Đi!...” Thế là ngay sau đó, hai thầy trò đi ra ga, nhảy chuyến tàu đêm về Hải Phòng!... 3.Tờ mờ sáng chủ nhật, hai thầy trò đã có mặt ở Đồ Sơn. Bình minh ở bãi biển thật là đẹp, bãi cát trải rộng tưởng như tới tít khơi xa, những tia sáng mong manh đang run rẩy ló lên từ phía chân trời – xa khơi…Nhưng hai thầy trò Đông không còn tâm trí đâu mà ngắm cảnh biển khi bình minh ló rạng. Hai người đi như chạy trên bãi cát phẳng lì. Bỗng Đông la to: “Đằng kia có người!”. Chỉ chạy chục bước, hai thầy trò đã thấy trên bãi cát trải một tấm ni-lông lớn là lù lù một đống người chùm mền, như vẫn còn đang ngủ. Thầy Địa giật một tấm mền ra thì lộ ra hai người một nam, một nữ đang nằm ôm nhau ngủ, mình trần như nhộng. Đông giật một tấm mền khác thì cũng ra kết quả như vậy, trong đó có đứa con gái của thầy Địa! ... Thầy Địa nhào tới đứa con gái, vừa lay vai nó vừa gọi: “Hà!...Hà!...Dậy đi con!” Khi cô gái tên Hà tỉnh dậy thì ba người kia cũng bừng tỉnh, ngồi bật dậy. Chừng sau một phút, hai thằng con trai như nhận ra tình huống của mình, tức thì mỗi thằng vốc một nắm cát, đồng loạt ném vào mặt hai thầy trò Đông rồi xách túi đồ bỏ chạy. Đông bị bất ngờ nhưng kịp trấn tĩnh, dụi mắt định đuổi theo thì thầy Địa nói: “Thôi, kệ chúng nó! Ta đưa hai đứa nhỏ này về đã!...” Buổi chiều, cả bốn người đã về tới Hà Nội, thầy Địa đã gọi điện thoại cho bố mẹ cô bé kia tới đón con về. Mọi việc tưởng đã xong, ai ngờ trong bữa ăn tối, cô bé Hà con thầy Địa nói: “Bố phải cho con cưới cái anh Đông đó của bố, ai bảo anh ta đã nhìn thấy hết của con!” Ông bố trợn mắt: “Cưới xin cái gì, bây giờ nhiệm vụ của con là phải đi học! Khi nào học xong thì muốn cưới ai thì cưới!” Cô con gái nói nhẹ nhàng mà xem ra rất quả quyết: “Bố không cưới anh Đông cho con thì con sẽ lại đi hoang với cái thằng con nít đó!” Ông bố nghe nói vậy thì hoảng sợ thực sự, vội nói: “Thôi được, ăn cơm đi, rồi bố sẽ cưới cái anh chàng Đông đó cho con, nhưng con phải chờ đủ 18 tuổi đã, và lúc đó vừa học xong phổ thông… Ngày có giấy gọi vào đại học là ngày cưới, được chưa?” Cô con gái nhìn bố cười tán đồng rồi ăn cơm, còn ông bố nhìn con mãi và nghĩ: Không biết nó có bị bệnh tâm thần hay chỉ là sinh lý phát triển sớm? 4.Chúng tôi dừng chân ở làng của người Giẻ Triêng đã được chục ngày, công việc của đoàn sưu tầm văn học dân gian cũng đã hòm hòm và đoàn thăm dò địa chất của Đông cũng sắp phải chuyển đến điểm khác. Tôi sắp phải xa Đông nên thường tranh thủ tâm sự về đủ thứ chuyện trên đời. … Đông nói: “Thầy Địa nói với tao là cứ đồng ý đi, đó là kế “hoãn binh” để cho cô bé yên tâm đi học, hai năm sẽ có biết bao nhiêu biến động, đổi thay, thậm chí cô bé sẽ quên ngay thôi! Tao nhận lời liền! Nào ngờ hai năm vùn vụt trôi qua, cô bé tốt nghiệp phổ thông và có giấy gọi vào đại học Mỏ - Địa chất!” “Thế rồi sao?” – Tôi hỏi. Đông cười gượng gạo: “Rồi sao nữa! Tao phải thực hiện lời hứa, tức là phải cưới cô bé Hà con thầy Địa, chính là cái cô gái có cái tên dài và kỳ quặc đó: Phan Thị Kỷ Băng Hà!” Tôi cười bảo: “Tao thấy cũng tốt chứ có sao đâu? Đệ tử lấy con gái yêu của sư phụ là hợp lẽ lắm, hơn nữa cô gái cũng rất xinh đẹp, và cũng học giỏi nữa chứ?” Đông trầm ngâm một lúc rồi nói: “Mày nói thế không sai, nhưng vào những năm đó, tao không có một chút tâm trí yêu đương thì làm gì có một giây phút nào nghĩ tới chuyện vợ con!” “Vì sao vậy? – tôi ngạc nhiên hết sức – Thanh niên mà không nghĩ đến chuyện yêu đương? Hay là mày bị “bại liệt”?... Đông im lặng gật đầu rồi lảng sang chuyện khác, tôi định hỏi thêm tại sao vẫn cưới nhưng lại thôi vì nghĩ, chắc là muốn cho cô bé Hà yên tâm đi học. Chúng tôi mải ôn lại những chuyện cũ hồi còn học phổ thông ở Hải Phòng, nên không để ý là cả Kỷ Băng Hà và Truyện Cổ Tích đều đã đến và ngồi cạnh Đông từ bao giờ! Đoán chừng Kỷ Băng Hà muốn nói chuyện gì đó với Đông, tôi bỏ đi chỗ khác. Khoảng một giờ sau, Đông tìm tôi, hỏi: “Này, cô gái Truyện Cổ Tích của mày thế nào, có người yêu gì chưa?” Tôi ngạc nhiên, hỏi lại: “Sao, giờ mày lại quan tâm đến các cô gái nhiều thế à? Tại sao lại là Truyện Cổ Tích?” Đông cười: “À, Kỷ Băng Hà vừa dẫn Truyện Cổ Tích tới giới thiệu cho tao?” Tôi ngạc nhiên hơn, lại hỏi: “Giới thiệu Truyện Cổ Tích cho mày? Vợ lại đi tìm người yêu cho chồng? Mày phải nói rõ tại sao lại có cái sự kỳ quặc đó?” Đông thoáng “mắc cỡ” một chút rồi nói liền một mạch: “Có chuyện này, tao cũng không muốn nói với mày vì nó là “bí mật” của tao, nhưng đã tới nước này thì phải nói cho rõ. Như mày đã biết, khi mới cưới Kỷ Băng Hà là lúc tao bị “bại liệt”, “thằng cu” chỉ bằng quả ớt chỉ thiên. Kỷ Băng Hà rất tích cực tìm thầy, tìm thuốc chạy chữa cho tao và thật không ngờ, sau ba năm thì nó vọt lớn lên như Phù Đổng, dài tới gần 30 phân! Tưởng là vợ chồng sẽ “hạnh phúc”, ai ngờ “đồ nghề” của Kỷ Băng Hà mỗi lúc mỗi thay đổi, biến dạng, bác sĩ chuyên khoa nói Kỷ Băng Hà đang chuyển đổi giới tính, tức cô gái Kỷ Băng Hà sẽ trở thành chàng trai Kỷ Băng Hà!” Tôi ngạc nhiên hết sức, muốn nói điều gì đó mà không nói ra được, chỉ tròn mắt nhìn Đông. Đông cười mếu máo, nói: “Vì thế, Kỷ Băng Hà mỗi khi gặp một cô gái nào đó mà thấy thích thì liền kết thân rồi giới thiệu cho tao! Kỷ Băng Hà vừa dắt Truyện Cổ Tích tới giới thiệu cho tao đó!” Trời đất! Thế này thì có Ông Trời mới hiểu nổi cái sự đời lắm trái ngang này! Tôi cứ luẩn quẩn với ý nghĩ ấy thì Đông lại hỏi: “Theo mày thì nên giải quyết cái vụ này như thế nào?” Trời ạ! Lại còn hỏi tao nữa! Tôi muốn la lên như thế nhưng mồm lại nói như trong phim Tàu: “Mày hỏi tao, tao biết hỏi ai?” Đúng lúc đó, Kỷ Băng Hà và Truyện Cổ Tích lại tới tìm Đông, tôi lại bỏ đi… 5.Trước khi hai đoàn sưu tầm văn học dân gian của tôi và đoàn thăm dò Địa chất của Đông chia tay nhau, Truyện Cổ Tích nói với tôi: “Sau đợt sưu tầm này, chắc là em sẽ xin chuyển công tác …” Tôi nói ngay: “Về Liên đoàn Địa chất VN chứ gì? Tôi ủng hộ và chúc mừng cho Cổ Tích!” Truyện Cổ Tích lí nhí nói: “Em cám ơn anh…” rồi chạy về phía lán trại của Đoàn thăm dò địa chất!... Nếu cứ đúng như sự chờ đợi của tôi thì chỉ sau chậm nhất là một tháng, tôi sẽ nhận được thiệp mời đám cưới của Phạm Văn Đông và Hoàng Thị Truyện Cổ Tích. Song sự đời lại đầy biến đổi rất bất ngờ. Thiệp mời dự đám cưới mà tôi nhận được không phải là của Phạm Văn Đông và Hoàng Thị Truyện Cổ Tích mà là của Phan Kỷ Băng Hà (Chú rể) và Hoàng Thị Truyện Cổ Tích (Cô dâu)! Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên, nhưng sau đó thì lại thấy rằng, khi Kỷ Băng Hà chuyển giới tính thành Nam Nhi trăm phần trăm thì việc giành lại Truyện Cổ Tích cho mình là điều tất yếu! Đám cưới của Phan Kỷ Băng Hà và Hoàng Thị Truyện Cổ Tích thật đông vui. Duy chỉ không có mặt Đông. Tôi gặp giáo sư Địa, bố của Kỷ Băng Hà, sư phụ của Đông, ông đã già lão nhưng vẫn minh mẫn, râu tóc trắng và dung mạo gần giống như Nam Cực Tiên Ông. Tôi hỏi giáo sư sao Đông không đến, giáo sư nói: “Dự đám cưới vợ cũ đi lấy vợ thì kỳ quặc quá, tốt nhất là không dự!” Nói rồi giáo sư đưa tôi cái thiệp mời của Đông và nói: “Đông nó nhờ tôi gửi cậu cái thiệp mời này, chỉ một tuần nữa nó sẽ cưới vợ. Mà cậu chắc chưa biết vợ sắp cưới của nó chứ gì? Đó là một nữ cầu thủ Bóng chuyền, cao hơn mét tám! Như thế mới “đủ đô” với nó!” - Nói rồi giáo sư cười vang, hồn nhiên như trẻ thơ!... 6.Đám cưới của Đông và cô gái chân dài cầu thủ Bóng chuyền tất nhiên là đông vui, náo nhiệt hết cỡ! Và điều độc đáo của đám cưới là: khách khứa có cảm giác như cô dâu đồng thời xuất hiện ở nhiều nơi, như là có phép phân thân như Tôn Ngộ Không, song thực ra Đông cưới cùng lúc ba chị em sinh ba, ba chị em sinh ba này giống nhau như ba giọt nước! Điều bí mật này chỉ rất ít người biết vì cái chuyện “Mía ngọt đánh cả cụm” này về pháp lý là vi phạm luật “Hôn nhân và gia đình”! Việc Đông “lách luật” là do bên nhà gái hoàn toàn tự nguyện!... Sài Gòn, 2008-2009 THỜI GIAN 1.Người mẹ tính thời gian bằng độ lớn của những đứa con, người cha tính thời gian bằng những đại sự mình đã làm được, những đứa con tính thời gian bằng những sợi tóc bạc trên đầu cha mẹ chúng! Đó là trong một gia đình. Còn trong cuộc sống xã hội, người nghèo tính thời gian bằng số gạo còn trong thùng, người giàu tính thời gian bằng số tiền lợi nhuận sẽ kiếm được, còn người say thì tính thời gian bằng số rượu còn trong chai!... Vì mỗi người tính thời gian theo cách riêng của mình cho nên Thời gian là một khái niệm không xác định, lúc dài đằng đẵng, lúc ngắn tấc gang!... Anh bạn Thời của tôi không theo dõi thời gian bằng lịch. Nhà anh treo rất nhiều lịch, đủ các loại, nhưng anh không bao giờ xé lịch, nếu thỉnh thoảng có xé thì xé cả tệp! Những tờ lịch tháng, lịch năm cũng không thấy khớp với thời gian đang tồn tại! Không biết anh theo dõi thời gian bằng cái gì? Thì ra anh theo dõi thời gian bằng Triết học và Thi ca. Anh làm việc ở Viện Triết nhưng đêm đêm, anh ngồi trùm chăn làm thơ. Đó là những ngày Đông tháng giá, còn mùa hè nóng nực thì anh đi xếp hàng hứng nước máy hì hục suốt đêm, vì mùa hè bao giờ cũng thiếu nước, cái vòi nước chảy nhỏ giọt mà luôn có tới dăm chục người xếp hàng chờ hứng nước!... Mỗi khi có thơ đăng báo, anh lại mời tôi đi uống rượu với lạc rang, đó là kiểu uống rượu của những bậc tao nhân. Mỗi lần đi uống rượu như thế anh lại nói (như là nói lần đầu): “Thơ ca là Triết học vận động, Triết học là Thơ ca bị tống giam! May mà tôi được phân về Viện Triết nên mới có thể tiếp tục làm thơ, còn nếu về Viện Văn như ông thì chết từ lâu!” Tôi hỏi: “Vì sao vậy?” Trả lời: “Lý luận luôn muốn hiếp dâm Thơ ca!”. Tôi nói: “Nhưng nếu Nàng Thơ thích thì sao?”. Trả lời ngay: “Thì đẻ ra quái thai!”. Tôi nói: “Ông không hợp với Triết học! Nên chuyển qua cái khác đi, Xã hội học chẳng hạn!” Anh bạn Thời cũng nói: “Ông cũng nên chuyển qua cái khác đi, làm báo chẳng hạn! Báo chí là Lý luận vận động, vừa đỡ tù túng vừa có tiền nhuận bút!”. Quả nhiên, một thời gian sau, anh bạn Thời chuyển qua Viện Xã hội học, còn tôi chuyển qua một tờ Tạp chí về văn hóa – nghệ thuật! Nhân bảo như Thần bảo! 2.Suốt từ lúc tuổi đôi mươi cho tới năm mươi tuổi, không hiểu tại sao tôi không bao giờ để ý xem mình già hay trẻ, nôm na là mình đang bao nhiêu tuổi? Lúc gần năm mươi tuổi, sau khi đã vào Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển, tôi lại từ Sài Gòn ra Hà Nội làm cho một tờ báo tuần, đến chơi với anh bạn Thời thì thấy phòng làm việc vắng tanh, các phòng khác cũng chỉ lác đác một hai người đi ra, đi vào. Tôi đang định đi về thì Thời xuất hiện, tóc bạc gần trắng hết nhưng nụ cười thì vẫn vô tư như xưa! Thời nói: “Hay quá! Có chỗ ở rồi! Dọn dẹp cả buổi sáng mới xong... Vừa rồi vợ nó đưa nhân tình về nhà, bắt quả tang thì nó còn dọa giết như giết Võ Đại rồi đuổi đi, phải đến cơ quan nằm bàn. Nay thì có người cho mượn một căn nhà ở gần khu Giảng Võ nhà ông đó! Giờ ta về nhà nhâm nhi tâm sự!”. Thời đưa tôi về nhà, chính xác là căn lều tranh vách tooc-xi, nhỏ bé, đã cũ nằm giữa một khu dân cư lao động nghèo, đi mãi, rẽ phải rồi lại rẽ trái ba lần mới tới nhưng ở đây yên tĩnh, không còn nghe thấy tiếng ồn xe cộ của phố phường… Chúng tôi uống tới ly thứ hai thì có một bà hàng xóm, đưa sang một đĩa đậu phụ rán vàng ươm, nói: “Thấy chú có khách, tôi góp vui một đĩa mồi!”. Khi bà hàng xóm về rồi, Thời nói: “Bà hàng xóm này rất nhiệt tình! Chủ nhà đã giới thiệu mình với bà ta, nhờ “chăm sóc”, vô tư!” Chúng tôi uống hết một chai thì ngưng, phải biết dừng đúng lúc, đó là qui tắc uống rượu của chúng tôi! Khi nằm xuống giường, Thời mới nói: “Việc quan trọng nhất bây giờ là phải đi kiếm vợ, không thể sống độc thân cơm niêu nước lọ! Nếu ông có mối nào hay thì ta tiến hành ngay!” Tôi đang lục tìm trong danh mục những chỗ thân quen ở Hà Nội xem có chỗ nào hay thì đã thấy Thời ngủ rất ngon lành, thỉnh thoảng còn cười tủm tỉm, chắc là ai đang dắt đi kiếm vợ trong mơ? Một tháng sau, tôi chưa kịp hỏi lại hai chỗ tôi đã “mai mối” cho Thời thì Thời gọi điện cho tôi báo tin ba ngày nữa sẽ làm đám cưới, hỏi cưới ai thì nói: “Thì cái bà hàng xóm đã từng mời ông ăn đậu phụ rán đó!”. Đám cưới của Thời thật là vui. Thì ra bà vợ mới của Thời là chủ một gánh bún riêu cua, rất đắt hàng, đã tích lũy vốn đủ xây một căn nhà một tầng lầu tuy không hoành tráng nhưng rất đẹp, có một khoảng sân thượng nhỏ để lúc trăng thanh gió mát có thể lên đó uống rượu, làm thơ vịnh Nguyệt!... Một lần tới ngồi nhâm nhi với Thời trên chỗ sân thượng, Thời nói: “Tuổi trẻ chúng ta ai cũng bị cái tật háo danh, háo sắc. Chỉ đến khi tóc bạc mới chữa được cái tật đó. Nếu như lúc trẻ mà đã được Thời gian cho xem trước “Thì Tương lai” một chút thì hay biết bao!” Tôi chưa kịp nói gì thì bà chủ nhà bước lên, đưa cho tôi một tập thơ in từ máy vi tính, đóng bìa giấy bóng kính láng coong, nhìn rất sáng sủa, gọn ghẽ, và nói: “Nhân tiện tặng anh một tập thơ tự xuất bản của tôi và xin cho ý kiến nhận xét thẳng thắn!”.Tôi cầm tập thơ lướt nhanh hai lượt thì thấy niêm luật khá chuẩn, nhan đề các bài thơ đều có ý tứ sâu xa…Thời nói: “Thơ của cái bà bún riêu cua này được lắm! Thì ra Nàng Thơ có ở khắp nơi, chẳng ai có thể tham lam chiếm đoạt Nàng làm của riêng! Thơ là cỏ, trâu ăn rồi lại mọc / Thơ là trâu ngồi nhai mãi Thời gian!”… Một năm trôi qua rất nhanh, tôi lại phải trở vào Sài Gòn, hình như Hà Nội không muốn cho tôi ở lại? Tôi đến nhà Thời để chia tay, thấy Thời vừa ru đứa con gái chưa đầy tuổi ngủ vừa đọc một luận văn Thạc sĩ của một nghiên cứu sinh trong Viện Xã hội học. Thời đang hướng dẫn nghiên cứu sinh. Nhìn hai công việc có vẻ như không hợp nhau, tôi trêu Thời: “Ông già đầu tóc bạc phơ / Coi chừng luận án bị con thơ đái tè!” Thời nhìn tôi cười như thời trai trẻ, nói: “Thì cái luận án này bị nó đái vào hai lần rồi còn coi chừng gì nữa! Chờ chút xíu nữa là nó ngủ liền à!” Trong khi chờ con bé con ngủ, Thời còn đọc Kiều ru nó ngủ: “Trăm năm trong cõi người ta!...” Quả là người ta có thể bất chấp sự nghiệt ngã của Thời gian!... 3.Vào Sài Gòn được ba ngày, tôi lại nhận được thiệp cưới của ông Cậu (đã hơn sáu mươi tuổi), cưới vợ lần thứ hai. Tưởng là “Rổ rá cạp lại”, “già choang bạn già”, ai ngờ cô dâu mới hơn ba mươi tuổi, còn là trinh nữ, lại không hề xấu xí chút nào! Đám cưới thật là đông vui, chú rể tửu lượng còn rất sung, cười nói luôn mồm như trẻ nhỏ! Đúng là “So với ông Bành vẫn thiếu niên!” … Thời gian là vị Quan Tòa công minh nhất ! Tôi vẫn thường dùng câu nói ấy trong những bài phê bình văn học, nếu có dịp. Song, khi chứng kiến Thời “làm lại từ đầu” ở tuổi Ngũ thập và cho đến lúc dự đám cưới ông Cậu “làm lại từ đầu” ở tuổi Lục tuần thì tôi ngờ rằng Thời gian hình như không làm tốt nhiệm vụ Quan Tòa của mình và thường… ngủ quên! Bằng chứng của cái sự “ngủ quên” này còn thể hiện rõ ở chuyện tiếp dưới đây. Năm rồi, anh bạn Thời của tôi tổ chức mừng sinh nhật đúp: bố sáu mươi tuổi, con mười tuổi. Thời điện thoại mời tôi ra Hà Nội và bao trọn gói từ vé máy bay cho tới ăn ở, đi lại trong một tuần. Quả là hậu hĩnh. Song, sức khỏe tôi “có vấn đề” nên đành dự tiệc qua điện thoại và vi tính! Sau vài lời thông báo ngắn gọn, Thời gửi vào máy tính của tôi chục bức ảnh chụp toàn cảnh buổi mừng sinh nhật đúp: Thời tóc đã bạc hết trăm phần trăm nhưng gương mặt đầy đặn và nụ cười vẫn tươi rói như xưa, cô bé con mười tuổi thì quả là đẹp tuyệt trần, như là một Tiểu Tiên nữ! Cái câu “Cha già con cọc” là hoàn toàn sai đối với hai bố con Thời! Còn Thời Phu nhân thì quả là phát lộ Quý tướng “Vượng phu ích tử” hết chỗ nói! Tôi mải mê ngắm nhìn chục bức ảnh của gia đình Thời lâu đến nỗi cái cục “mô-đun” bị nóng bỏng và lập tức máy bị treo!... Tôi gọi điện thoại cho Thời: -A lô! Ảnh rất đẹp, nhưng máy bị treo rồi, còn nữa thì gửi tiếp nha! -Còn nữa chứ! – Thời nói, giọng rất hào sảng – Có cả những bức ảnh rất nóng ! -Hồi xuân hả? Biết ngay thế nào ông cũng thành “Lão Ngoan đồng” mà! -Có lẽ tại uống nhiều thuốc “Cải lão hoàn đồng” quá! -Lấy ở đâu ra của quý hiếm ấy? Thái Thượng Lão Quân cho hả! -Đâu có! Đó chính là bà xã Bún riêu cua cho chứ chẳng có Thần Tiên nào cả! -Bà xã Bún riêu cua thì chính xác đó! Quý tướng Vượng phu ích tử ngàn người mới có một! Xin chúc mừng Sư huynh!... -Này! Đừng bỏ máy vội, thông báo cho ông một tin quan trọng này nữa: cuối năm nay, tức năm Con Trâu Vàng, bà xã Bún riêu cua sẽ sinh thêm một A Tèo! -Trời đất! Vậy là sinh Quý tử rồi!... Tôi thật không tin ở tai mình, song càng không tin thì sự thật càng rõ mười mươi: khi tôi mở lại máy tính ra thì đã thấy Thời gửi tiếp cho tôi mười bức ảnh nữa, có tới một nửa là cảnh âu yếm rất lãng mạn, rất tình tứ giữa Thời và bà xã Bún riêu cua có Quý tướng ! Quả là Thời gian đã “ngủ quên” suốt mười năm qua đối với vợ chồng Sư huynh Thời của tôi!... Sài Gòn, 8-9/11/2009 Đỗ Ngọc Thạch | |||||||||
(Theo Bản tác giả gửi NBĐ) |
|
Những bản tin khác:
Ký ức Hà Nội - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (10.09.2011 22:36)
Nhật ký của một cô giáo trường làng - Đỗ Ngọc Thạch (03.09.2011 23:42)
Nhật ký của một cô giáo trường huyện - Đỗ Ngọc Thạch (01.09.2011 00:30)
Sư phụ của sư phụ và sư phụ - Hay là Mối tình đầu của tôi - Đỗ Ngọc Thạch (14.08.2011 02:26)
Lấy chồng thương binh - Chùm truyện ngắn ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (24.07.2011 01:15)
Xem chi tiết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét