Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Thân gái dặm trường - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch

Thân gái dặm trường - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch
  1. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG ... - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › HomeNội dung websiteBản lưu
    Ông đốt đi (Nhật kí nhân viên văn phòng - truyện ngắn của Phong Điệp) ... THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3) ...
  2. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG ... - PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET

    phongdiep.net › HomeNội dung websiteBản lưu
    Ông đốt đi (Nhật kí nhân viên văn phòng - truyện ngắn của Phong Điệp) ...

http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/0/VANHOAMOI/VANHOATHEM/04-Vat-lap-34407-300.jpg

THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3)

Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!
                  (Kiều - Nguyễn Du)

Chương Một

    … Mãi đến "Nửa đêm giờ Tý canh ba”, những người khách cuối cùng mới khật khưỡng rời khỏi nhà hàng Bồng Lai- một nơi du hý của những khách VIP, ẩn sâu trong một con hẻm sâu hun hút. Những cô gái tiếp viên,- hầu như ai cũng say mềm vì phải "chiều khách” mà uống quá nhiều bia, rượu-, đi vội vào phòng thay quần áo rồi lăn ra ngủ vùi. Duy chỉ có Liễu là vẫn như mọi lần, cô phải vào phòng tắm xả nước hết cỡ cho trôi đi hết những thứ mà cô gọi là ô uế đã bám dính vào khắp người cô từ chập tối đến giờ… Và, bao giờ cũng vậy, sau năm phút đứng bất động dưới vòi nước hoa sen cho nước chảy từ đầu xuống chân mà cô không nghĩ ngợi gì, Liễu bắt đầu một công việc mà cô làm rất tỉ mỉ, rất say sưa là kỳ cọ khắp người… Liễu có thân hình mà theo như ngôn ngữ của giới người mẫu, đó là một vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ đến không thể cưỡng nổi. Với chiều cao 1,70 mét, các số đo ba vòng là 84-60-89, Liễu có thể đã trở thành một người mẫu thời trang đắt giá nếu như cô không bị mấy cô người mẫu "ma cũ” đánh ghen một trận hút chết ngay sau khi một đại gia thời trang đưa cô từ nhà hàng Bồng Lai về công ty người mẫu thời trang do ông ta làm chủ. Sau lần ấy, Liễu nghĩ rằng mình không thể "đứng núi này trông núi nọ” như bà chủ nhà hàng Bồng Lai đã nói hoài với Liễu bởi bà muốn cột chặt Liễu vào cái nhà hàng máy lạnh này. Tuy nhiên, Liễu cũng âm thầm dự tính một "kế hoạch” tự giải thoát khỏi cái "Tổ nhện” này, bởi với một cô gái gần hai mươi tuổi, sau ba năm "lăn lộn trường đời” thì nhu cầu Tự do là nỗi ám ảnh không nguôi…
*
    "Liễu cao kều” là biệt danh mà bọn bạn học gọi Liễu từ khi lên lớp Mười. Lúc ấy, Liễu chỉ cao 1,65 mét, nhưng vì Liễu rất gầy cho nên càng nhìn …càng thấy cao! Không có ai trong lớp cao bằng Liễu, thậm chí lớp Liễu lại rất nhiều người lùn, chỉ trên 1,50 mét một chút. Đã lùn mà lại béo mập cho nên lớp Liễu bị các lớp khác gọi là "Lớp Chim cánh cụt”! Lúc ấy, Liễu cũng thấy chiều cao của mình là quá khổ, là xấu và cô luôn thấy mắc cỡ khi phải đứng nói chuyện với ai thấp hơn mình đến một cái đầu!

    Liễu là con của hai nhà giáo, một nhà thơ và một nhà văn ở một "tỉnh lẻ” (mẹ Liễu là giáo viên môn văn, làm thơ suốt ngày suốt đêm, còn bố Liễu là giáo viên môn sử, viết tiểu thuyết lịch sử suốt đêm suốt ngày), cho nên việc Liễu vào đại học Sư phạm rồi nối nghiệp cha hoặc mẹ là chuyện không có gì khó khăn. Nhưng sự đời quả là luôn có những biến cố mà người ta không thể lường trước: đó là vào những ngày Liễu chuẩn bị thi đại học thì mẹ Liễu bỗng "mất tích” ba ngày liền. Đến ngày thứ tư, hai bố con Liễu nhận được một cuộn băng video quay rất chi tiết ba ngày mẹ Liễu chung sống rất say mê, rất lãng mạn với một nhà thơ lớn ở Hà Nội trên bãi biển ở tận Vịnh Hạ Long! Trong bức thư gửi kèm theo cuộn băng video, người gửi còn nói rõ, sở dĩ có cuộn băng này là do ông ta thuê thám tử quay để có chứng cứ "đánh” nhà thơ lớn kia, nhưng vì ông ta cũng có biết sơ qua hai vợ chồng nhà văn – nhà thơ tỉnh lẻ nên nhân tiện gửi cho ông chồng sử học biết mình đã bị vợ cắm sừng như thế nào! Và ông ta cũng khuyên là coi cho biết thôi chứ không nên làm to chuyện với vợ vì nhà thơ nữ tỉnh lẻ chỉ là nạn nhân mà thôi!... Song, nhà văn – nhà sử học lại không chịu nổi một "sự thật lịch sử” rất nghiệt ngã của chính mình, cho nên trái tim nhạy cảm của người chồng tội nghiệp đã vỡ thành trăm ngàn mảnh, khiến ông đột tử!

    Sau cái chết đột ngột và đầy bi kịch của người cha, Liễu không còn đầu óc nào mà lều chõng đi thi nữa, nhất là người mẹ- nhà thơ, của Liễu cứ về Hà Nội, bám riết lấy nhà thơ lớn kia! Và, trong một đêm trời đầy sao rụng, cô bé Liễu đã nhảy xuống dòng sông Đà quê hương, để mặc cho những con sóng tung bọt muốn đưa đi đâu thì đưa!... 

*
    Người thấy Liễu trôi dạt trên một bãi cát ven sông ở vùng hạ lưu là một chàng thanh niên Chử Đồng Tử thời nay, tức một người đánh dậm nghèo khổ. Anh chàng đánh dậm đưa Liễu về nhà, một căn lều nhỏ bên bến sông vắng. 

    Anh chàng đánh dậm sống với người cha, cũng làm nghề đánh dậm, mới hơn năm mươi tuổi. Hai cha con người đánh dậm đã mời được ông thầy lang của làng tới thuốc thang cho Liễu. Vốn đã quen chạy chữa cho những người bị chết đuối ở khúc sông này cho nên chỉ sau một ngày một đêm, Liễu đã hoàn toàn hồi tỉnh. Anh chàng đánh dậm thấy Liễu đã trở lại bình thường mà không hề bị tổn thương gì, mừng lắm, nói với Liễu: "Từ hai ngày trước, Hà Bá đã báo mộng cho tôi rằng tôi sẽ có vợ là một cô gái sẽ bị trôi dạt đến khúc sông này. Vậy bây giờ cô đã tới đây là đúng như sự xếp đặt của thần linh. Vậy ba ngày nữa chúng ta sẽ làm đám cưới!”. Từ lúc tỉnh lại, Liễu nghĩ cái số mình chưa chết, ông Trời không cho mình chết. Thực ra, Liễu đã bơi lội rất giỏi từ khi năm sáu tuổi, cho nên sau khi nhảy xuống sông, Liễu không chìm mà cứ trôi theo dòng nước, cho đến khi Liễu cảm thấy mình nằm trên một bờ cát thì mới kiệt sức ngất đi! Bây giờ tỉnh lại, Liễu thấy mình thật là dại dột, tại sao lại phải tìm đến cái chết chỉ vì những chuyện rắc rối của bố và mẹ? Song, Liễu cũng thấy không thể trở về nhà được nữa: bố thì đã chết, mẹ thì đang mê đắm cái ông nhà thơ nào đó ở Hà Nội, đã chắc gì có nhà? Cho nên, Liễu cũng không biết phải đi đâu, làm gì tiếp theo? Vì thế, khi nghe anh chàng đánh dậm nói là Hà Bá đưa đưa mình tới cho anh ta cưới làm vợ thì Liễu giật mình nghĩ đến những câu chuyện dị thường mà cô vẫn thường đọc thấy trong những chuyện cổ tích, thần thoại từ nhỏ! Những chuyện kỳ dị như thế giờ lại nhằm vào chính mình sao? Mình sẽ làm vợ một anh chàng đánh dậm xa lạ sao? Liễu nhìn kỹ anh chàng đánh dậm, thấy cũng chạc tuổi mình, mặt mũi cũng đầy đủ và nghiêm chỉnh, ngó bộ có vẻ là người chăm làm lụng, lại cũng cao lớn như mình thì thoáng nghĩ, đúng là trời sinh một cặp cao kều, cứ mặc cho số phận xem sao? Liễu liền nói: "Nếu là số Trời thì cứ cưới đi! Nhưng tôi nói trước, nếu tôi thấy chán anh là tôi bỏ đi đó!”. Chàng đánh dậm nghĩ bụng, có vợ là thích rồi, cứ ngỡ là nghèo như ta thì chẳng lấy được vợ, nay Trời cho có vợ ngày nào thì hay ngày đó, nghĩ nhiều làm gì? Anh chàng đánh dậm liền thề thốt với Liễu hết lời, rằng sẽ chăm sóc, hầu hạ Liễu từ A tới Z, rằng Liễu sẽ không phải làm gì nặng nhọc, vất vả, anh ta sẽ kiếm được thật nhiều tôm cá cho Liễu ăn chán thì thôi!

    Ba ngày sau, đám cưới của anh chàng đánh dậm và Liễu được tổ chức rất đông vui, những người đến dự được đánh chén một bữa tôm cá ê hề. Thực ra, đám binh tôm tướng cá của vua Thủy Tề thấy trên bến sông có chuyện lạ, tức xuất hiện một trinh nữ từ trên thượng nguồn trôi dạt về, liền kéo nhau tới xem, liền bị hai cha con người đánh dậm đem lưới ra bắt gần hết! Những tên còn sống sót, chạy về Thủy cung cấp báo với vua Thủy Tề, vua Thủy Tề liên tục điều thêm binh đi tiếp cứu, nhưng có đi mà không có về. Đó là sự giải thích cho hiện tượng vì sao từ khi có cô gái xuất hiện trên bến sông này, tôm cá lại tụ về đây nhiều vô kể! Và nhờ được ăn nhiều tôm cá, chỉ sau một tháng, Liễu từ một cô bé cao gày như cò hương bỗng thay da đổi thịt trở thành một cô gái cân đối, nở nang, da dẻ mịn màng, trắng bóc và toàn thân tỏa ra một mùi hương quyến rũ kỳ lạ! Và ngay cả khuôn mặt của Liễu, khi còn gày gò thì nhìn dài như mặt ngựa nhưng nay thì "khuôn trang đày đặn nét ngài nở nang” khiến cho ai đã nhìn thì cứ muốn nhìn mãi không thôi! Đến tháng thứ ba, tức sau hai tháng làm vợ anh chàng đánh dậm, nhìn Liễu, ai cũng phải trố mắt mà kinh ngạc thốt lên: "Tiên nữ giáng trần!”…

    Trong khi anh chàng đánh dậm sướng run lên mỗi khi chạm tay vào Liễu thì những con "Yêu râu xanh” ở cái làng bên sông này bắt đầu chú ý đến từng bộ phận trên cơ thể Liễu và ngay lập tức nảy sinh ý đồ chiếm đoạt. Một trong những con "Yêu râu xanh” đó chính là ông chủ tịch xã, kiêm trưởng làng, vì ông vừa mới từ cái chức trưởng làng lên làm chủ tịch xã mà chưa kịp tìm người kế nhiệm cái chức trưởng làng. Cái Làng bên sông này tuy thưa dân và nghèo khó nhưng đã có một bề dày lịch sử khá dài và lệ làng khá khắc nghiệt. Bên cạnh những lệ làng khắc nghiệt , có một cái lệ làng "bất thành văn” là: chỉ những ai đức cao vọng trọng, có vai vế trong làng, trong xã thì mới được cưới vợ đẹp và khi anh chàng cùng đinh nào đó chót có vợ đẹp thì người đẹp đó phải "trở về với người chủ xứng đáng”, tức phải về làm lẽ, làm thiếp trưởng làng hoặc ai đó do trưởng làng đề cử! Vì thế, sau gần hai tháng Liễu làm vợ anh chàng đánh dậm, những người có vai vế trong làng đã họp với nhau và đi đến quyết định: Liễu phải ly hôn anh chàng đánh dậm mà về nhà trưởng làng kiêm chủ tịch xã làm bà ba!

    Khi nghe được tin đó, anh chàng đánh dậm hoảng sợ vô cùng, chạy ngay về nhà bàn với cha và Liễu đi trốn. Nhưng người cha nói ngay: "Chạy trốn không phải là cách vẹn toàn, trốn được ngày hôm nay không trốn được ngày mai! Từ ngàn đời nay, biết bao nhiêu cặp trai gái rủ nhau đi trốn đều không có kết quả tốt đẹp, trước sau rồi cũng bị bắt, nếu không bị bắt thì phải sống chui nhủi nơi đất khách quê người, muôn đời không ngóc đầu lên được!”. Anh chàng đánh dậm nghe vậy thì nhăn nhó: "Vậy cha bảo phải làm sao bây giờ?”. Người cha nói ngay: "Chẳng làm sao hết! Cứ để cái gì đến thì nó sẽ đến. Con không thấy chuyện tự nhiên có vợ rồi tự nhiên mất vợ là chuyện tất nhiên sẽ xảy ra sao? Con đã chấp nhận chuyện trước thì cũng phải chấp nhận chuyện sau. Vả lại, có câu "Vợ đẹp là vợ người ta”, con không biết sao?”. Nghe hai cha con người đánh dậm nói một hồi, Liễu nói: "Cha nói đúng đấy, chúng ta là dân đen thấp cổ bé họng, không có ai bảo bọc thì làm sao mà chống lại được lệ làng phép nước. Cách tốt nhất là cứ ngồi đợi số phận xem Con Tạo nó xoay vần tới đâu?”. Anh chàng đánh dậm như là vẫn không chịu sẽ có một kết cục là mất vợ cho nên hết vò đầu bứt tai lại dậm chân, đấm thùm thụp vào ngực! Đúng lúc đó thì chủ tịch xã và mấy người nữa đi tới, làm thành một hình cánh cung trước căn lều bé nhỏ của cha con người đánh dậm. Người cha thì đứng im bất động trước cửa, người con thì sững sờ rồi ngã quỵ, còn Liễu thì từ từ đi đến bên cạnh chủ tịch xã nói: "Ông hãy đón tôi về từ bãi cát bên bờ sông thì coi như tôi chưa từng là vợ người đánh dậm mà là Trời trao tôi cho ông chứ không phải ông cướp vợ từ tay người đánh dậm!”.

Chủ tịch xã nghe vậy thì bùi tai và đồng ý ngay, cho giải tán đám người hộ tống rồi về nhà, mặc bộ quần áo đẹp nhất, nai nịt chỉnh tề rồi đi ra bờ sông.
    Khi chủ tịch xã ra tới bãi cát bên bờ sông, nơi Liễu bị trôi dạt tới hơn hai tháng trước, thì đã thấy Liễu đang ngồi mơ màng trên bãi cát, từng đợt gió nhẹ thổi từ mặt sông lên mát rượi, làm những lọn tóc mai của Liễu bay phơ phất, khiến cho hình ảnh của Liễu còn đẹp hơn cả Tiên nữ giáng trần. Nhìn thấy Liễu, ông chủ tịch xã không kìm được lòng ham muốn đang thiêu đốt trong người như lò lửa, ông liền nhào tới muốn ôm chầm lấy Liễu. Nhưng, như đã chuẩn bị trước, Liễu tránh được cú "hổ vồ mồi” của ông chủ tịch xã và nhanh tay vốc một nắm cát ném vào giữa mặt ông ta. Ông chủ tịch xã bị bất ngờ, tối tăm mặt mũi rồi ngã đổ vật xuống bãi cát. Liễu liền vốc một nắm cát nữa nhét vào cái mồm đang ú ớ của ông ta và nói: "Đây là kết cục cho những kẻ lòng lang dạ thú, chỉ muốn đè nén, áp bức người khác! Muốn cướp vợ người đâu có được?”. Bị một vốc cát nữa vào mồm, vào mũi ông chủ tịch xã như là đã bị ngạt thở, nằm lịm đi trên bãi cát!

*
    … Liễu cứ vừa đi vừa chạy men theo bờ sông, không nghĩ ngợi, không cảm giác. Được khoảng nửa giờ thì Liễu thấy mệt và bờ sông cũng không còn là những bãi cát mịn nữa mà là những bãi sình lầy, những con còng  đang chạy như gió, những con cua bò nghênh ngang, những con cá nhỏ đang cố lách qua những vũng bùn lầy, không biết chúng sẽ tới đâu? Liễu dừng lại bên đám sình lầy và mải mê quan sát đám sinh vật nhỏ bé đang chạy tới chạy lui mà không biết trên mặt sông lúc đó, ngang chỗ Liễu đứng, có một chiếc tàu pha sông-biển đang neo đậu từ bao giờ. Có một người thanh niên cao lớn, từ trên tàu đã nhìn thấy Liễu liền xuống một chiếc xuồng nhỏ, chèo vào bờ. Khi người thanh niên tới sát bên Liễu, Liễu vẫn không hay biết!... 

    Thì ra người thanh niên cao lớn đó tên Tư Hải, là thuyền trưởng của con tàu pha sông biển đang neo đậu trên khúc sông đó để chờ giao hàng. Con tàu của Tư Hải thường nhận chở hàng đủ loại từ bến cảng ở Hải Phòng đi các tỉnh lân cận, cũng có khi vào cả miền Trung, miền Nam tùy theo yêu cầu của chủ hàng. Tư Hải rất ngạc nhiên khi thấy một cô gái xinh đẹp như người mẫu thời trang lại bơ vơ nơi bến sông hẻo lánh này. Sau khi mời Liễu lên tàu, ngồi uống trà một lúc Liễu mới "hoàn hồn” kể lại đầu đuôi câu chuyện từ khi Liễu bị trôi dạt đến bến sông đó và trở thành vợ người đánh dậm rồi bị ông chủ tịch xã âm mưu chiếm đoạt và đã thoát khỏi ông chủ tịch xã như thế nào! Nghe Liễu kể lể sự tình xong, Tư Hải nói: "Chúng ta quả là có duyên cho nên ông Trời mới cho gặp nhau như thế này. Song, chúng ta có phận hay không thì còn phải chờ xem ông Tơ Bà Nguyệt có buộc sợi chỉ hồng vào tay hai người không đã! Tôi tính thế này, cô cứ ở trên tàu này với tôi một thời gian, nếu chúng ta hợp nhau, nếu cô thích tôi thì chúng ta sẽ bái đường thành thân, kết nghĩa vợ chồng trăm năm. Còn nếu không thì tôi sẽ giúp cô tìm chỗ sinh sống thích hợp, chúng ta sẽ là bạn tốt!”. Nghe Tư Hải nói năng từ tốn, nhã nhặn, khuôn mặt lại rất phúc hậu và đặc biệt khi anh ta cười thì thật là hiền lành, đáng yêu, Liễu muốn trao ngay đờimình cho Tư Hải, song cứ như lời anh ta nói thì chẳng nên vội vàng mà làm gì, hoa muốn nở, quả muốn chín còn phải chờ thời gian huống chi tình cảm con người! Thế là từ ngày hôm đó, Liễu trở thành Bếp trưởng của con tàu pha sông biển…
*
    Ở đời, có những lúc chẳng thể làm một việc nào đó theo một trình tự, lớp lang đàng hoàng, mà sự kiện nọ nó cứ thúc đẩy sự kiện kia trở nên gấp gáp hơn, dồn dập hơn. Tư Hải muốn để một thời gian cho Liễu hoàn toàn bình tâm sau những biến cố dữ dội và liên tiếp, rồi sẽ đưa Liễu về quê giới thiệu với gia đình, họ hàng và cưới hỏi đàng hoàng. Tư Hải còn muốn Liễu đi học một khóa Y tá hay dược tá gì đó, để có một cái nghề căn bản, mà nghề Y, Dược thì thời nào cũng cần, ở đâu cũng có giá trị. Con người ta mà không có một nghề nghiệp chuyên môn nào đó thì gọi là loại "vô công rồi nghề”, đó là điều mà ông bố của Tư Hải luôn nói với con cái từ khi còn nhỏ tuổi. Tư Hải nói chuyện đó với Liễu và Liễu cũng đồng ý ngay, bởi dù sao thì cô cũng là con cái nhà có học. Song, đúng lúc chuẩn bị đi học một lớp Y tá thì Liễu mới phát hiện ra mình đã có thai với người chồng đánh dậm, tính kỹ ra thì đã gần ba tháng!

    Tư Hải vốn là người nhân từ, đức độ cho nên khi Liễu nói đã có thai với người chồng đánh dậm, Tư Hải nói anh sẽ làm bố đứa con này và sẽ coi như con đẻ, bởi nếu phá thai thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến những lần sinh đẻ sau! Liễu tin là Tư Hải sẽ là ngườicha tốt của đứa con người đánh dậm này, nhưng cô vẫn thấy không thật yên tâm và thực ra, cô cũng không muốn giữ "giọt máu của người đánh dậm” làm gì!

    Đúng lúc Liễu còn đang lưỡng lự, phân vân chưa quyết định dứt khoát chuyện cái thai thì một sự cố bất ngờ đầy kinh hoàng ập đến với Tư Hải và Liễu: Trong một đêm trời đầy sao rụng, Tư Hải và Liễu đang ngồi uống trà trên boong tàu, con tàu đang chở đầy hàng cao cấp thì từ hai bên mạn tàu, có bốn con thuyền nhỏ áp sát và gần chục người bịt mặt, quăng giây nhảy vọt lên tàu. Khi Tư Hải thấy có tiếng động lạ bên mạn tàu, liền chạy ra lan can ngó xuống và kêu to lên "Bọn cướp đường sông!”, thì một cái móc sắt quăng trúng người và anh bị kéo rớt xuống mạn tàu, lập tức bị một thằng cướp chém một nhát trúng đầu!...
*
    Tư Hải đã chết ngay trong đợt tấn công đầu tiên của bọn cướp đường sông. Về chuyện tình duyên giữa Tư Hải và Liễu, đúng như câu Kiều: "Ông Tơ gàn quải chi nhau/ Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi”. Còn số phận của Liễu sau đó ra sao, xin xem chương hai sẽ rõ.

Chương Hai

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia!
(Kiều - Nguyễn Du)

    … Khi Liễu tỉnh dậy thì đã tám, chín giờ sáng, nắng đã chiếu rực rỡ trên vạn vật, cỏ cây. Liễu thấy mình đang nằm trên một cái giường bằng tre, đầu gối lên một cái gối được đan bằng mây, một tấm vải hoa sặc sỡ đắp trên người. Liễu bật ngồi dậy quan sát ngôi nhà. Ngôi nhà loại ba gian, toàn bằng tre nứa lá. Liễu đang nằm ở gian giữa, đồ đạc không có gì ngoài một cái bàn và bộ ghế cũng bằng mây tre, trên bàn là một cái bình nước bằng gốm trắng đặt trong một cái khay lớn có sau cái cốc nhỏ. Các gian được ngăn cách bằng những bức vách đan bằng nứa, chỉ đan kín phần dưới, phần trên là những ô giả cửa sổ, được trang trí bằng những thanh trúc nhỏ, nhẵn bóng, nhìn rất vui mắt. Liễu bước xuống, đi ra cửa ngó quanh thì ra ngôi nhà nằm trong một khu vườn trồng đủ các loại cây ăn trái, như mít, xoài, đu đủ, cam, chanh, bưởi… nhìn rất đẹp. Thấp thoáng sau những hàng cây kia là hai ngôi nhà tranh nữa, hình như có người đang ở, bởi Liễu nghe như là có tiếng người í ới…


    Liễu định bước ra sân thì có một người đàn bà đột ngột xuất hiện, tươi cười nhìn Liễu và nói: "Em dậy rồi à? Chị tính tới kêu em đi tắm rửa, rồi đi ăn cơm là vừa!”. Liễu nhìn người đàn bà: khoảng bốn mươi tuổi, tuy không đẹp lắm nhưng có dáng người đậm đà, khuôn mặt tươi tắn, ánh mắt tinh nhanh, cặp môi ướt át và hàm răng trắng đều tăm tắp. Chắc không phải là kẻ độc ác? Liễu nghĩ vậy và khẽ hỏi: "Chị có thể cho biết em đang ở đâu không? Ai đưa em tới đây, để làm gì?”. Người đàn bà toét miệng cười, đôi mắt thì lấp lánh, cầm lấy cánh tay Liễu vừa nắn nhẹ vừa nói: "Em đang ở đại bản doanh của một băng cướp đường sông khét tiếng. Em được ông Trời đưa tới đây để làm Áp Trại Phu nhân, tức vợ của thủ lĩnh băng cướp! Có thích không? Có nằm mơ cũng không ai được như em đấy!”. Liễu vụt nhớ lại lúc ở trên con tàu pha sông biển của Tư Hải, lúc Liễu nhìn thấy Tư Hải bị một cái móc sắt kéo rơi xuống mạn tàu thì cũng là lúc Liễu bị một cái bao tải chụp vào đầu rồi mê man không biết gì nữa, chắc hẳn trong bao tải đã có sẵn thuốc mê? Thì ra băng cướp này đã cướp tàu của Tư Hải, chắc là giết chết Tư Hải rồi và đã bắt mình về đây! Trước đây, khi đọc truyện hoặc xem ti-vi, Liễu cũng biết sơ qua thế nào là "Áp Trại Phu nhân” nên khi nghe người đàn bà kia nói mấy tiếng đó, Liễu bật cười khi nghĩ rằng không ngờ cuộc đời mình lại như là trong phim ảnh thế này! Người đàn bà kia thấy Liễu mỉm cười thì nghĩ rằng cô bé này rất thích làm Áp Trại Phu nhân bèn nói: "Giờ thì chúng ta đi tắm rửa cho rũ sạch bụi trần rồi chị sẽ trang điểm cho em đẹp như Tiên nữ!”. Người đàn bà kéo Liễu đi và Liễu bước theo như một cái bóng, cô cũng không biết mình đang nghĩ gì, vui hay buồn, sợ hãi hay thích thú?


    Hai người đi hết khu vườn cây ăn quả thì tới một triền đồi có thảm cỏ xanh rờn, thỉnh thoảng có vài bụi cây sim, cây mua lúp súp. Đi hết triền đồi là tới con suối nước chảy róc rách, ngoằn ngèo uốn lượn như một con trăn khổng lồ. Chỗ hai người dừng lại tắm là một khúc suối bỗng phình rộng ra thành như một cái hồ nhỏ, xung quanh có những phiến đá cuội lớn bằng cái mặt bàn. Tương truyền đây là chỗ tắm của các Nàng Tiên khi Thiên đình và hạ giới còn có nhiều sự đi lại, chẳng hạn như các Nàng Tiên thích tìm người yêu nơi hạ giới, còn các chàng trai hạ giới, nhất là đám thư sinh, thì lại yêu mê mệt các Nàng Tiên!

    Liễu vừa trút bỏ quần áo thì người đàn bà kia tròn mắt kinh ngạc, ngắm nghía mãi từng "bộ phận” trên thân thể Liễu mà chỉ nói được câu "Tiên nữ giáng trần!”, quả là rất xứng đáng làm Áp Trại Phu nhân! Rồi bà ta kể cho Liễu nghe bà ta cũng từng là Áp Trại Phu nhân, mà là người đầu tiên ở ngôi vị này. Không may là Phu quân của bà chết yểu, bà thành bà góa! Bù lại, thằng em trai tài giỏi của bà lại giành được vị trí thủ lĩnh sau khi đã loại bỏ được tất cả các đối thủ trong một cuộc tỉ thí quyết liệt!

    Khi kỳ cọ tắm rửa cho Liễu, người đàn bà phát hiện Liễu có thai hơn hai tháng thì nói: "Lát nữa chị sẽ cho em uống loại thuốc phá thai rất tốt, chỉ cần uống một liều là xong, rất nhẹ nhàng như không có gì xảy ra!”. Nghe nói vậy, Liễu thấy cũng tốt bởi chẳng có gì mà phải giữ lại cái thai của cái anh chàng đánh dậm đó?! Người đàn bà lại nói: "Thủ lĩnh đang đi làm ăn hơi xa một chút, ba bốn ngày nữa sẽ về, em sẽ có rất nhiều quà và chúng tôi sẽ tổ chức lễ cưới cho em!”. Tắm rửa xong, người đàn bà trang điểm cho Liễu như một người thợ trang điểm lành nghề. Vừa trang điểm cho Liễu, người đàn bà vừa hát đi hát lại bài Lý Ngựa Ô:

    Khớp con ngựa ngựa ô/ Khớp con ngựa ngựa ô/ Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng/ Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen/ Búp sen lá dặm, giây cương nhuộm thắm/ Cán roi anh bịt đồng thòa/ Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng/ Anh đưa nàng về dinh/ Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng/ Anh đưa nàng về dinh…

    Nhìn bà "Cựu Áp Trại Phu nhân” say sưa hát bài Lý Ngựa Ô, Liễu chợt phát hiện ra rằng người đàn bà này hát hay như một ca sĩ chuyên nghiệp và điều khiến cho bài hát trở nên sống động bởi bà ta đang làm cái việc rất phù hợp với nội dung của lời ca. Đột nhiên Liễu cảm thấy rất vui và những ý nghĩ lung tung, lộn xộn của Liễu từ nãy đến giờ như bị bài ca cuốn đi hết để cho mọi xúc cảm cũng như thân hình của Liễu nhảy múa theo giai điệu của lời ca:

    Khớp con ngựa ngựa ô/ Khớp con ngựa ngựa ô/ Ngựa ô anh khớp đi khắp các nẻo xa/ Đi qua núi mộng, trở lại đồi mơ/ Đi bên suối đợi, đi sang rừng nhớ/ Dắt nhau trông biển hẹn hò/ Là theo í a theo nàng, anh theo nàng/ Anh theo nàng một phen/ Là theo í a theo nàng, anh theo nàng/ Anh theo nàng một phen…
    Rồi không biết từ lúc nào, Liễu đã hát đi hát lại bài ca đó với sự ngẫu hứng kỳ lạ, khiến cho người đàn bà kia cứ đứng há mồm mà ngó nghiêng:
          Khớp con ngựa ngựa ô
          Khớp con ngựa ngựa ô
          Ngựa ô anh khớp duyên bén ta thành đôi
          Trong sân pháo nổ, cả họ mừng vui
          Em mang áo đỏ, chân đi hài tía
          Thắt lưng dây lụa màu vàng
          Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng
          Lễ tơ hồng cùng nhau
          Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng
          Lễ tơ hồng cùng nhau …

*
    Băng cướp đường sông này chỉ có "quân số” hơn chục người nhưng hoạt động xuất kỳ bất kỳ, đến không ai biết, đi không ai hay, cho nên hoạt động đã gần chục năm trời mà không những không bị tiêu diệt mà xem chừng có vẻ ngày càng lớn mạnh. Thực ra, cách thức tồn tại của băng cướp không có gì là thần bí mà theo một nguyên tắc có tính "truyền thống”: hòa lẫn vào trong dân chúng – khi "hành sự” mới là cướp còn hàng ngày vẫn là dân thường! Thậm chí, một số nhân vật có vai vế của băng cướp còn giữ những chức vụ của chính quyền, đoàn thể của địa phương. Chẳng hạn như phó thủ lĩnh là người phụ trách dân quân xã, có vợ cũng là thành viên băng cướp, phụ trách công việc chữa trị thương tích, bệnh tật thì giữ chức Trạm trưởng Y tế xã. Hoặc quân sư của băng cướp là Hiệu trưởng trường Tiểu học của xã từ khi thành lập trường, còn bà vợ của ông ta là chủ tịch Hội phụ nữ xã, kiêm luôn công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình!

    Trong những ngày thủ lĩnh dẫn một nhóm chỉ gồm sáu người đi làm ăn ở địa bàn xa thì bà vợ của phó thủ lĩnh, tức bà trạm trưởng Y tế xã, được giao nhiệm vụ ở nhà chuẩn bị đám cưới cho thủ lĩnh ngay sau khi thủ lĩnh thắng trận trở về.

    Lâu không lên tỉnh, nhân cần mua một số đồ cần thiết cho đám cưới của thủ lĩnh, bà Trạm trưởng Y tế xã dành cả ngày đi dạo phố phường. Càng đi, bà càng thấy có bao nhiêu thứ mới lạ mà mình không hề biết? Vì thế càng đi, bà càng thấy mình thật là ngốc, tại sao khi mới ra trường lại nhận về làm Trạm trưởng Y tế ở cái xã xa xôi hẻo lánh đó? Lúc đó, người ta "dụ khị” cô gái quê mùa khờ khạo rằng về xã vùng sâu, vùng xa và miền núi sẽ được hưởng lương cao hơn các nơi khác, lại được làm chỉ huy ngay nữa chứ! Ở Thành phố mà không có "ô dù” thì suốt đời chỉ là lính trơn mà có khi còn bị tụt bậc nữa chứ! Thế là bà về làm Trạm trưởng cái Trạm Y tế chưa có cả nhân viên và trụ sở này! Thế là bà phải làm từ A đến Z để có được cái cơ ngơi khá lớn với gần một trăm giường bệnh và một vườn thuốc Nam bát ngát như vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa. Nhưng, để có được cái cơ ngơi như thế, bà đã là "người đàn bà” của ông dân quân xã và rất tự nhiên, bà đã thành "người của băng cướp”!

    Vừa đi vừa suy nghĩ mông lung, bà Trạm trưởng Y tế xã đụng rất mạnh vào một người đi ngược chiều. Bà chưa kịp nói gì thì người kia đã chạy lại nắm chặt hai bàn tay bà mà vừa lắc mạnh vừa nói: "Dần!... Trời ơi! Con Dần ngố, mày không nhận ra tao sao?”. Thì ra đó là con bé Liên, xinh đẹp nhất lớp nhưng cũng đanh đá, chua ngoa không ai bằng. Cùng học trường Y, cùng lớp, lại cùng cả tổ, nhưng khi ra trường, bà Trạm trưởng Y tế xã nhận công tác trước tiên nên bà không biết ai làm gì, ở đâu? Liên nói đang làm trưởng một Khoa ở bệnh viện tỉnh, chồng thì làm bên Công an tỉnh. Hàn huyên một hồi, Liên nói: "Sở Y tế có dự định sẽ xây dựng một bệnh viện Liên xã, trang thiết bị rất hiện đại, trong đó có xã của mày. Người ta muốn điều tao về làm giám đốc nhưng tao không thể đi được, sống ở thành phố nó quen rồi, về nơi xa vắng sẽ buồn chết. Nhưng cái chức ấy sẽ rất phù hợp với kiểu "người nhà quê” như mày. Nếu mày thích thì tao sẽ tiến cử thay mạng cho tao, thích không?”. Bà Trạm trưởng Y tế xã thích quá, nói líu ríu một hồi mà không rõ câu "Mày hãy giúp tao về làm Giám đốc Bệnh viện đó, tao đội ơn suốt đời!”. Nhưng với người bạn tên Liên kia thì đó lại là sự "thế mạng”, hoặc hai bên cùng có lợi nên chẳng nói chuyện ơn huệ gì mà dẫn bà Trạm trưởng Y tế xã đến ngay Sở Y tế.

    Mọi chuyện sẽ rất nhanh gọn nếu như bà Trạm trưởng Y tế xã cũng mau mồm mau miệng và biết đong đưa tình cảm với các Sếp ở Sở. Những trường hợp như thế này, người muốn được việc thì phải thò ra một trong hai thứ "Tình” hoặc "Tiền”. Song, cả hai người bạn học đều cho rằng điều kiện để bà Trạm trưởng Y tế xã nhận chức giám đốc BV mới là rất đủ rồi, không cân phải "chạy chọt” gì cả! Khi hai người về nhà bà Liên chơi, người chồng của bà Liên cũng nhất trí như vậy. Suy nghĩ một lúc, người chồng bà Liên mới chậm rãi nói: "Chị đã là bạn của vợ tôi thì tôi xin nói thẳng, nói thật: Tôi được giao nhiệm vụ điều tra về một băng cướp đường sông mà chưa có nhiều manh mối. Theo như "tin mật” mà chúng tôi mới nhận được thì vợ chồng chị có quan hệ với băng cướp này, bệnh xá của chị thường điều trị cho bọn trộm cướp khi bị thương tích. Vậy nếu chị chịu làm nội ứng, giúp chúng tôi phá được vụ án này thì chị sẽ được ghi công đầu. Lúc đó chị có thể sẽ được phong anh hùng, được giao cho những chức vụ cao hơn nữa chứ giám đốc cái BV Liên xã ấy chỉ là chuyện nhỏ!”. Bà Trạm trưởng nghe nói vậy thì vụt nghĩ: Thì ra hoạt động của băng cướp đã bị rò rỉ, vợ chồng mình có thể đã bị theo dõi, đang nằm trong tầm ngắm. Chi bằng nhân thời cơ này, ta "làm việc” cho bên CA thì lợi cả đôi đường, vừa tránh được họa tù ngục vừa được nhận chức Giám đốc BV mới! Nghĩ vậy và bà Trạm trưởng quyết định ngay, bà nói với người cán bộ CA chồng người bạn tên Liên: "Tôi xin chấp nhận làm theo sự gợi ý của anh!”…

*

    Việc bà Trạm trưởng Y tế xã "bán đứng” băng cướp được giữ bí mật cho mãi đến sau này, bởi người ta muốn bà tiếp tục làm cái việc cấp cứu, chữa bệnh cho bọn trộm cướp dài dài để nhân đó mà tóm gáy bọn chúng! Còn việc Công an tỉnh giăng lưới bắt gọn cả băng cướp thì rất đơn giản: sau đám cưới thủ lĩnh băng cướp (thực ra thì mới được một nửa thời gian của đám cưới), tất cả băng cướp đều "ngộ độc thực phẩm” và đều được nhẹ nhàng chuyển vào bệnh viện của CA tỉnh rồi được giải độc rồi chuyển qua nơi tạm giam, không tốn một mũi tên, hòn đạn! Tất nhiên là bà trạm trưởng Y tế xã được ghi công đầu và sau đó được nhận cái chức Giám đốc Bệnh Viện Liên xã mới xây dựng rất đẹp, rất hiện đại.

    Còn số phận của cô dâu của đám cưới thành "đám tang” ấy ra sao, phải đến ba ngày sau người ta mới được biết qua tin nhắn rất ấn tượng: ai bảo lãnh và cãi trắng án cho cô Liễu thì cô sẽ thuộc về người ấy trọn đời! Thực ra thì cô Liễu bị băng cướp bắt về, tức là nạn nhân của băng cướp, phải được phóng thích ngay chứ tại sao lại bị bắt cùng băng cướp và nghe nói sẽ bị ra Tòa như là một thành viên của băng cướp? Không ai hiểu tại sao lại như thế? Song, sau khi "tin nhắn” kia được phát tán thì có khá đông những nhân vật "có máu mặt” đến công an tỉnh xin bảo lãnh và giải quyết mọi chuyện cho Liễu. Cuối cùng thì người "nhanh tay” nhất giải quyết gọn ghẽ vụ này là một Đại gia mà ai nghe thấy tên cũng phải nghiêng mình kính nể…

*
    Đại gia cùng Liễu vào Đà Lạt hưởng tuần trăng mật tại một khách sạn mi-ni kín đáo. Vậy mà không hiểu sao, chỉ sau hai ngày, khách sạn mi-ni kia đã bị ba người phụ nữ lạ mặt, đều có dáng dấp như bà chủ tấn công bất ngờ.


    Đó là vào lúc năm giờ sáng, cảnh vật Đà Lạt còn đang mờ ảo trong màn sương trắng đục thì có một chiếc xe du lịch 12 chỗ ngồi lướt nhẹ rồi đỗ xịch trước cổng khách sạn mi-ni, nơi có vị Đại gia và cô Liễu đang còn chưa tỉnh giấc. Ba người đàn bà có ba nam vệ sĩ nhìn rất lực lưỡng bước nhanh vào tiền sảnh. Phải gọi cửa rầm rầm người bảo vệ khách sạn mới tỉnh dậy ra mở cổng. Cổng vừa mở, một người vệ sĩ khống chế người bảo vệ, còn hai vệ sĩ kia theo ba người phụ nữ đi nhanh lên cầu thang…

    Song, nhóm người tấn công khách sạn mi-ni này không hề biết rằng khi họ vừa đỗ xe trước cổng khách sạn thì từ căn nhà đối diện phía bên kia đường, cũng là một khách sạn, có sáu người võ sĩ vào loại cao thủ từ trong nhà đi ra cổng, đứng đợi lệnh. Và khi nhóm người kia ập vào khách sạn thì sáu người bên kia đường cũng lướt qua, nhanh như gió! Vì thế, khi ba người phụ nữ cùng hai vệ sĩ đẩy được các cửa của mấy căn phòng trên lầu ra để tấn công Liễu thì đã bị chặn đứng! Cả ba người vệ sĩ của ba người phụ nữ dường như thấy yếu thế nên ngay từ phút đầu tiên đã không chống cự mà xin rút lui, chỉ có ba người phụ nữ vẫn cố nhào vào phòng tìm Liễu và vị đại gia kia để ăn thua đủ! Song, vị đại gia kia thật là thính tai, ngay từ khi nghe thấy tiếng động lạ đã nhanh như sóc nhảy qua cửa sổ chuồn mất tăm!...
*
    Sau khi sóng yên biển lặng, ông chủ khách sạn mi-ni nói với Liễu: "Nếu cô thích thì ở lại làm việc cho khách sạn. Còn nếu cô muốn về quê nhà hoặc đi đâu, tôi sẽ cấp lộ phí và cho người đưa đến tận nơi!”. Ông chủ khách sạn nói giọng hào phóng như thế là cốt để Liễu chọn cách thứ nhất, tức là ở lại làm việc cho khách sạn, bởi bất cứ người làm nghề kinh doanh du lịch-khách sạn nào cũng nhìn thấy ở Liễu một khả năng "hái ra tiền”! Song, nước cờ của ông chủ khách sạn đã thất bại bởi ông không thể ngờ rằng Liễu không hề nghĩ đến chuyện làm việc gì hết mà trong ý nghĩ của cô vẫn còn hình ảnh đáng sợ là ba người phụ nữ tay cầm ba cái gậy sắt láng ánh thép cứ muốn nhào tới cô mà đánh! Vì thế, Liễu nghĩ ngay rằng nếu mình không có võ thì thế nào cũng bị những người phụ nữ kia tìm đánh! Vì thế, ý nghĩ luôn thường trực trong đầu Liễu lúc này là phải đi học võ, bằng mọi giá!


    Và một người trong số sáu người võ sĩ của ông chủ khách sạn đã đọc được ý nghĩ đó của Liễu. Người võ sĩ này quê ở miền đất võ huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thực ra, Liễu đang ở trong tình thế "nhắm mắt đưa chân” nên khi người võ sĩ An Nhơn kia ngỏ ý đưa Liễu về quê mình thì Liễu đồng ý ngay. Người võ sĩ đưa Liễu về tới cổng nhà mình thì thấy ở trong sân có bốn người lạ mặt đang tấn công người cha của mình bằng những chiêu thức rất tàn độc. Người võ sĩ An Nhơn đưa Liễu cái túi đồ, nói Liễu ra đợi ở ga Diêu Trì rồi nhảy vào sân tiếp ứng cho cha…

*
    Liễu chạy một mạch ra ga Diêu Trì mà không nghĩ ngợi gì, có vẻ như đôi chân cô đang chịu sự sai khiến của người võ sĩ An Nhơn. Khi cô đến ga Diêu Trì thì trời đã sập tối, Liễu ngồi lên cái ghế ngay gần cửa ra vào rồi chờ mãi mà không thấy người võ sĩ kia tới? Gần nửa đêm, nghe nói có tàu vào nam Liễu liền mua vé rồi lên tàu ngay, bởi ngồi mãi ở đây có vẻ như không ổn!
    Liễu lên tàu, tới cái ghế có hai bà cháu đang ngồi thì ngồi xuống cạnh đứa bé rồi ôm chặt cái túi đồ mà ngủ một mạch, cho tới khi nắng rực rỡ, chói chang khắp nơi, Liễu mới bừng tỉnh. Đứa bé nói với bà già: "Chúng ta đang ở đất Bình Thuận phải không bà?”. Bà già gật đầu rồi nhìn ra ngoài cửa sổ toa tàu, gần như là một màu vàng rực bởi các cồn cát khổng lồ cứ nối đuôi nhau như không muốn rời nhau ra! Nhìn những cồn cát, Liễu muốn đọc lên một câu thơ hay một câu ca dao về cồn cát mà nghĩ mãi chưa ra? Liễu vừa nghĩ ra thì đã nghe tiếng bà già ngâm nga, nghe thật nao lòng: Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ dặm hồng bụi kia...
    Con tàu sẽ đưa Liễu tới đâu, vào Nam hay lại quặt ra Bắc, xin xem chương Ba sẽ rõ.

Chương Ba

    Lại nói đến chuyến tàu đưa Liễu vào Sài Gòn, đoạn tới vùng đất tỉnh Bình Thuận với những "cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”!

    Tới ga Tháp Chàm, lúc chờ tránh tàu từ Sài Gòn đi ra Bắc, khi nhěn đoàn tàu từ Sài Gòn đi vào ga, Liễu nhìn sang chỉ thấy loang loáng những người là người lướt qua, không kịp nhìn rõ mặt ai. Nhưng, ở một ô cửa sổ toa tàu kia, Liễu bỗng thấy có một người đàn bà giống hệt mẹ mình! Liễu vội dán ánh mắt đuổi theo cho đến khi con tàu dừng lại thì sững sờ khi nhận ra đó chính là mẹ mình chứ không thể là ai khác! Như một phản xạ tự nhiên, Liễu hét lên "Mẹ!...” và đứng dậy, chạy xuống sân ga và nhảy lên con tàu mà Liễu nghĩ là mẹ cô đang ở đó. Rất may cho Liễu là con tàu ra Bắc hôm đó không đông khách, nên cô có thể chạy khắp nơi để tìm mẹ.
    Đúng là Liễu không hề có một chút kinh nghiệm nào về việc tìm người trên tàu cho nên cô cứ chạy tới chạy lui mà vẫn không thể tìm thấy mẹ cô ngồi ở đâu. Liễu mải mê tìm mẹ mà con tàu đã chuyển bánh từ lúc nào Liễu cũng không hề hay biết. Khi Liễu mệt rũ, chân mỏi rã rời thì con tàu đã đưa Liễu ra tới ga Đà Nẵng. Tàu dừng ở ga Đà Nẵng khá lâu. Liễu thấy đói bụng, liền xuống sân ga ăn một tô phở.

    Liễu ăn được nửa tô phở thì có một người đàn ông và một người đàn bà tới ngồi xuống bàn, phía đối diện với Liễu. Người đàn bà nói nhỏ với người đàn ông: "Chẳng phải là cô bé Liễu, con cô giáo Thơ và thầy Sử đó sao?”. Người đàn ông nói: "Chúng ta đi khỏi trường mới có hai năm mà nhìn nó thay đổi nhiều quá: trước đây nó gày gò và nói chung không có gì gọi là nữ tính cả! Vậy mà bây giờ thì…”. Người phụ nữ cướp lời: "Lại sắp sửa rồi đấy! Để tôi hỏi chuyện nó xem dạo này trường cũ của chúng ta thế nào?”. Nói rồi người đàn bà ngồi lại cái ghế ngay sát cạnh Liễu, vừa định hỏi Liễu thì Liễu đã nhận ra ngay đó là cô Vân, và kia là thầy Long, giáo viên của trường Liễu, tuy không trực tiếp dạy Liễu nhưng là bạn học cũ với mẹ Liễu nên thi thoảng có đến nhà Liễu chơi với mẹ. Sau khi nghe Liễu kể vắn tắt những biến động vừa qua của Liễu và của cả bố, mẹ, cô Vân nói: "Cô và thầy Long sẽ đưa em về nhà với mẹ. Chúng ta sẽ làm lại từ đầu, sang năm em sẽ lại thi đại học và nhất định sẽ đậu thủ khoa!”.

    Liễu đang thất vọng vì không tìm thấy mẹ trên tàu (và cũng có thể đó không phải là mẹ Liễu mà chỉ là một người gần giống với mẹ mà thôi) thì khi nghe cô Vân nói như vậy, Liễu rất mừng và có cảm giác như có một bàn tay vô hình luôn luôn đưa ra cứu trợ, cứu nạn mỗi khi Liễu gặp tai ương hoặc cùng đường tuyệt lộ!

*
    Trên đường trở về phía Bắc, con tàu có vẻ vắng khách hơn những chuyến tàu vô Nam. Ngồi bên cạnh Liễu cũng lại là một bà già và một đứa bé. Bà già cũng thích đọc Kiều nhưng không phải là đã thuộc mà nhìn vào một cuốn sách mà ngâm nga:


          Biết bao bướm lả ong lơi
          Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
          Dập dìu lá gió cành chim
          Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
          Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
          Giật mình mình lại thương mình xót xa
          Khi sao phong gấm rủ là
          Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
          Mặt sao dày gió dạn sương
          Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

    Bà già đang đọc thì dừng lại khi thấy Liễu chăm chú lắng nghe. Bà già nhìn Liễu một lát rồi nói một mình: "Lạ thật! Cứ lần nào ta đọc đến chỗ này thì lại gặp một "Kiều nữ”? Có lẽ nào lại có nhiều thân phận tài hoa bạc mệnh như vậy?”. Liễu thấy bà già lẩm bẩm một mình thì nói: "Cháu đang rất cần nghe một lời mách bảo, chỉ dẫn. Bà có thể nói với cháu được không?”. Bà già nhìn Liễu bằng ánh mắt thân thiện rồi thong thả nói: "Ta cũng đang định tìm cách nói cho cháu biết cái kiếp nạn mà cháu sẽ phải đối mặt. Nay cháu đã có lời như vậy thì ta chẳng còn ngần ngại gì nữa. Cháu hãy nghe đây, cháu đang đi học thì gặp gia biến và đang trở thành một món hàng trong tay bọn buôn người đấy!”. Liễu giật mình sửng sốt, hỏi lại: "Ai là bọn buôn người? Chẳng lẽ là hai người kia, cô Vân và thầy Long?”. Liễu nhìn sang hàng ghế đối diện, chỉ thấy cô Vân đang ngủ gà ngủ gật, còn thầy Long thì không thấy đâu? Liễu liền đứng dậy, đi ra tới cuối toa tàu, chỗ bậc lên xuống thì thấy thầy Long đang đứng cúi mặt vào chỗ góc, nói chuyện bằng điện thoại di động với ai đó. Liễu đi tới sát sau lưng thầy Long thì nghe được vài tiếng: "…Có "hàng” mới cho Sếp đây, trẻ đẹp, rất ác chiến!... Gặp nhau ở Ga Vinh nhé!...”. Thầy Long nói xong thì cho điện thoại di động vào túi quần rồi trở lại trong toa tàu, không hề để ý đến Liễu đang đứng ngay sau lưng.

    Liễu thấy đầu óc rối bời và quay như đèn kéo quân! Chẳng lẽ hai người đã từng là cô giáo và thầy giáo kia đã trở thành những kẻ buôn người tàn ác, hiểm độc? Liễu thấy buốt óc, không thể nghĩ nhiều và quyết định trở về chỗ ngồi, sẽ từ từ hỏi bà già cách đối phó. Khi Liễu trở lại chỗ ngồi, thầy Long và cô Vân đang ôm nhau ngủ gà ngủ gật. Bà già thì đang chăm chú nhìn vào cuốn truyện Kiều, đọc lẩm nhẩm. Liễu ngồi xuống cạnh bà già, định nói gì đó với bà thì bà già nói: "Cháu tranh thủ chợp mắt đi! Tới ga Vinh bà sẽ đánh thức dậy! Rồi bà sẽ đưa cháu về nhà bà. Con gái bà, tức mẹ của đứa bé này đang là giáo viên Trung học phổ thông của trường huyện, sẽ có thể giúp cháu trở lại con đường học hành!”. Nghe hai tiếng "Ga Vinh”, Liễu giật mình thoáng nghĩ: sao bà già lại biết kế hoạch của hai người kia? Và câu trả lời đã có ngay: thì bà cũng như mình, ngẫu nhiên mà nghe được! Nghĩ vậy, Liễu yên tâm ngả người vào thành ghế, nhắm mắt lại, cái ngủ ập tới ngay. Nhưng đó là một giấc ngủ chập chờn, luôn có tiếng bánh xe tàu hỏa nghiến xuống đường ray nghe như tiếng ma nói chuyện với quỷ!

*

    Khi tàu sắp tới ga Vinh, bà già đánh thức Liễu dậy. Những tưởng hai người tên Vân và Long kia cũng tỉnh dậy theo như lời hẹn trong điện thoại di động với ai đó, nhưng họ vẫn ôm chặt lấy nhau mà ngủ như chết! Bà già nói nhỏ với Liễu: "Hai người kia vẫn còn ngủ rất say nên ta cứ lẳng lặng mà rút quân!”. Tàu vừa dừng, Liễu và hai bà cháu bà già nhanh nhẹn xuống tàu và đi vào trong sân ga nhốn nháo, đông đúc…Đang là những ngày cuối tháng nên mới sập tối mà tất cả vạn vật như đã biến mất, nhường chỗ cho những hình thù kỳ dị luôn biến ảo như những bóng ma!

    Mới bước đi trong sân ga được hơn chục bước, Liễu có cảm giác như mình bị một cái bao tải lớn loại đựng gạo, chụp mạnh vào đầu rồi bị ai đó vác lên vai, chạy đi rất nhanh. Đó là Liễu nhớ lại từ khi bước trên tàu xuống sân ga. Còn bây giờ thì Liễu thấy rõ ràng mình bị trói cả tay, cả chân vào một cái cột trong một căn nhà nhỏ, loại nhà dùng làm quán bán hàng thường thấy bên ven đường quốc lộ ở khắp nơi.

    Căn nhà có buồng trong, buồng ngoài, Liễu đang bị nhốt ở buồng trong, tối om. Buồng ngoài chỉ có một cái đèn Hoa Kỳ loại nhỏ, đặt trên mặt một cái bàn nhỏ. Có ánh đèn pin loang loáng rồi có hai người đi vào nhà. Một người hỏi: "Anh nhận được tin là tới ngay. Các chú làm tốt lắm! "Hàng” không có vấn đề gì chứ?”. Một người khác đáp: "Đại ca cứ yên tâm mà thưởng thức, đệ đã kiểm tra sơ bộ, ngon lành, thơm thịt hết ý con bà Tý!”. Có ánh sáng đèn pin loang loáng ngoài cửa căn buồng nhốt Liễu. Liễu giật mình lo sợ nghĩ, chắc thằng Đại ca vừa tới sẽ vào "ăn thịt” mình đây! Vừa nghĩ tới đó thì Liễu nghe thấy có tiếng bà già, đúng là bà già ban nãy, vọng vào từ ngoài cổng: "Bọn chúng đã cuỗm "Hàng” của tôi rồi đưa vào đây. Chắc chắn chưa thể kịp chuyển đi chỗ khác!”. Có tiếng nói khác: "Anh em! Ai giết được tướng sẽ được thưởng mỹ nhân! Xông lên!...”. Tiếng nói kia vừa dứt thì bọn ở trong căn nhà nhỏ ào ra sân, bọn ở ngoài cổng cũng nhất tề nhảy vào, cuộc hỗn chiến xảy ra tức thì!

    Liễu cố cựa quậy để thoát ra khỏi chỗ tổ quỷ này nhưng dường như càng cựa quậy thì sợi dây trói càng thít chặt! Đây là kiểu trói của bọn chuyên nghiệp. Liễu tưởng như bất lực buông xuôi thì có một đứa bé lách vào, đến bên Liễu và vừa lần mò cởi dây trói cho Liễu vừa nói nhỏ: "Em đến cứu chị đây! Giờ em sẽ đưa chị trở lại sân ga, nhưng chị chờ tàu vào Nam rồi hãy lên tàu! Vào Nam , tới thẳng Sài Gòn, chị sẽ dễ sống hơn!”. Liễu chưa hết ngạc nhiên khi nhận ra đứa bé là cháu của bà già ban nãy thì đứa bé đã cởi xong dây trói, nhẹ nhàng dắt Liễu đi ra khỏi căn nhà nhỏ. Ngoài sân, ngoài cổng vẫn còn diễn ra cuộc hỗn chiến giữa hai băng nhóm tranh giành một mối hàng. Đó là chuyện xảy ra thường xuyên ở đây. Tới sân ga, đứa bé móc trong cái túi được may phía trong cái quần, lấy ra hai tờ giấy bạc, đưa cho Liễu và nói nhanh: "Chúc chị gặp nhiều may mắn! Vài năm nữa thế nào em cũng vào Sài Gòn, nếu có duyên chị em mình sẽ lại gặp nhau! À, em cũng tên là Liễu, em thích gọi là Dương Liễu!”. Cô bé Dương Liễu đã đi từ lâu mà Liễu còn cầm mãi hai tờ giấy bạc cô bé đưa cho! Liễu có cảm giác như bàn tay bé nhỏ của cô bé luôn còn đậu lại trên bàn tay cô, khiến cô có một cảm giác sung sướng kỳ lạ! Cái cảm giác này sẽ theo Liễu đi suốt cuộc đời!
*

    Tàu vào Nam vừa dừng trong sân ga, Liễu đã nhanh nhẹn nhảy lên tàu, tìm một chỗ ngồi bên cạnh hai người bộ đội. Theo như suy nghĩ của Liễu thì những người bộ đội là những người đáng tin cậy nhất khi ta đi giữa dòng đời.
    Hai người bộ đội đó là hai viên sĩ quan đều đeo quân hàm trung úy, một người tên Trung, một người tên Hạ. Hai người vừa mơ màng trong giấc ngủ chập chờn thì cùng tỉnh dậy khi cùng thấy có một mùi hương lạ đang tỏa hương ngây ngất. Trung tỉnh dậy trước, vừa nhìn thấy Liễu ngả đầu vào vai mình mà ngủ thì vụt nghĩ: "Trong giấc mơ, mình đã mơ thấy có một nàng Tiên từ trên trời nhẹ nhàng bay xuống rồi ngồi xuống bên mình, ngả đầu lên vai mình mà ngủ ngon lành, thì khi tỉnh dậy, đúng là như thế? Thế này thì kỳ lạ thật? Thần Tiên báo mộng chăng? Số phận đã đem cô gái này giao phó cho mình chăng?”. Trung vừa nghĩ tới đó thì Hạ tỉnh dậy. Hạ ngồi ở phía trong ghế, sát cửa sổ của toa tàu. Hạ cũng phát hiện ra mùi hương lạ đang tỏa hương, một mùi hương đặc biệt quyến rũ! Khi nhìn thấy có một cô gái cực kỳ xinh đẹp đang ngả đầu vào vai Trung mà ngủ thì nghĩ: "Trong giấc mơ, rõ ràng là mình nằm mơ thấy có một nàng Công chúa chạy đến bên mình và nói "Hãy cứu em! Bọn cướp đang đuổi theo, chúng muốn làm nhục em!”, Hạ liền kéo nàng Công chúa vào lòng và nói "Đã có anh đây, đứa nào đụng vào em anh sẽ bắn vỡ sọ!”, có ba thằng cướp mặt mũi dữ tợn đuổi tới nơi, thấy vậy thì đều bỏ chạy!...Vậy sao bây giờ nàng Công chúa đó lại ngả đầu vào vai Trung mà ngủ ngon lành? Bộ ngực căng tròn của cô gái khẽ phập phồng theo hơi thở nhẹ, khuôn mặt trắng hồng như đang mỉm cười, chắc cô gái đang mơ một giấc mơ đẹp?”. Hạ nhìn Trung ngạc nhiên, Trung cũng ngạc nhiên nhìn Hạ không hiểu người bạn nhìn mình như vậy có nghĩa thế nào? Hai người còn lúng túng chưa biết nói với nhau thế nào về những ý nghĩ vừa chợt đến trong đầu thì Liễu tỉnh dậy. Liễu thấy hai anh bộ đội cứ nhìn mình chằm chằm thì nói: "Hai anh cho em ngồi ở đây nhé? Em vừa mới lên tàu, chưa kịp mua vé…”.

Trung nói ngay: "Không sao! Chúng tôi sẽ mua vé bổ sung cho cô! Vậy cô đi đâu?”. Liễu nhớ ngay tới lời cô bé lúc chia tay thì nói ngay: "Em vào Sài Gòn!...”. Hạ nhanh nhảu: "Thế thì cùng xuống ga với chúng tôi rồi! Vậy cô sẽ tới quận mấy, thăm người nhà à?”. Trung cướp lời: "Cậu hỏi gì mà nhiều thế, cứ như là lấy khẩu cung thì ai người ta trả lời kịp!”. Hạ liền rối rít "xin lỗi…xin lỗi” khiến cho Liễu bật cười và cô thấy hai anh bộ đội này thật vui, đúng là người tốt, có thể tin tưởng được!

*

    Sau khi biết rõ hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã của Liễu, cả hai anh chàng trung úy ngồi thừ người đến mười phút. Vẫn là trung nói trước: "Rất khó khăn là chúng tôi còn tại ngũ, việc thu xếp chỗ ở cho Liễu có bất tiện nhưng ta sẽ làm từng bước, không có việc gì mà không giải quyết được. Trước mắt, chúng tôi sẽ tìm nhà trọ cho Liễu ở tạm. Hai tháng nữa, chúng tôi sẽ ra quân và sẽ kiếm một căn hộ đàng hoàng, chúng ta sẽ cùng luyện thi đại học! Liễu sẽ trở lại con đường học hành, chúng tôi cũng sẽ quyết thi đỗ! Không có việc gì khó!”. Hạ tiếp lời: "Trung nói rất đúng! Việc Liễu ngẫu nhiên gặp chúng tôi tuy có bất ngờ nhưng chúng ta có cùng chí hướng: chúng tôi quyết thi vào đại học còn Liễu thì nối lại chuyện học hành đã bị đứt đoạn mấy tháng nay! Chỉ cần quyết tâm là có thể thành công!”. Nghe hai anh chàng sĩ quan trẻ nói chuyện học hành, rồi chuyện thi vào đại học, Liễu thấy mình như được trở lại như là cô bé Liễu "cao kều” trước đây! Chỉ mới có mấy tháng trời trôi dạt nơi góc biển chân trời mà có những lúc Liễu tưởng như mình đã là người của chốn giang hồ rồi! Từ trong thâm tâm, Liễu nghĩ mình thật may mắn khi gặp được hai anh chàng bộ đội này. Nhưng có lúc Liễu chợt nghĩ: có vẻ như là cả hai anh chàng đều rất thích Liễu, đều dành cho Liễu những tình cảm thật đặc biệt! Rất mơ hồ, nhưng Liễu đã nhìn rõ cảnh ngộ mới của mình: cô đang phải đối mặt với một mối tình tay ba mà không bao giờ có đáp án cụ thể nếu cả ba người cùng tồn tại!

*

    Những ngày ở trọ của Liễu tưởng chừng sẽ êm ả bởi có hai chàng sĩ quan làm vệ sĩ thì còn sợ gì ai, nhưng tai ương không tấn công Liễu bằng vũ lực mà bằng những lời đường mật. Và kẻ dùng những lời đường mật kia tấn công Liễu không phải từ đâu xa xôi mà chính là bà chủ nhà trọ.

    Bà chủ nhà trọ vốn là một Tú Bà đã hoàn lương, đã "rửa tay gác kiếm” một thời gian dài. Nhưng khi nhìn thấy Liễu, cái "máu Tú Bà” trong người bà chủ nhà trọ lại réo sôi trong huyết quản. Bà chủ nhà trọ khẳng định ngay Liễu chính là "Con gà đẻ trứng vàng” mà số phận đã trao vào tay bà! Người xưa đã có câu, cờ đến tay mà không biết phất là người khờ! Và thế là bà quyết phất bằng được mới nghe! Đầu tiên là bà chủ kết thân với Liễu, mua sắm quần áo, đồ trang sức cho Liễu một cách vô tư, khiến Liễu cảm động mà gọi bà là "Nghĩa mẫu”. Những lúc đêm khuya thanh vắng, bà chủ thường tâm tình với Liễu: "Hai anh lính kia không thể đem lại hạnh phúc cho con. Có thể họ là người tốt, yêu thương con thật lòng nhưng con sẽ phải sống trong nghèo khổ…Con có một hình thể rất đẹp mà cô người mẫu thời trang nào nhìn thấy cũng phải ganh tỵ! Con có thể trở thành người mẫu thời trang nổi tiếng mà không khó khăn gì! Nhưng làm người mẫu thời trang là mua vui cho thiên hạ, là làm giàu cho kẻ khác. Vả lại, sắc đẹp, cái hình thể quyến rũ của con không phải là thứ vĩnh hằng, nó sẽ tàn phai. Vì thế, con phải làm bà chủ, nắm trong tay tiền tỷ và điều khiển được cả những quan chức tai to mặt lớn!...”. Khi thấy khát vọng làm bà chủ đã chinh phục được phần nào ý chí của Liễu, bà chủ nhà trọ mới vạch ra con đường cụ thể: "Thi vào đại học cũng tốt nhưng công sức bỏ ra nhiều mà thu về chẳng đáng là bao! Sinh viên tốt nghiệp đại học bây giờ thất nghiệp hàng đống, phải đi làm bồi bàn cho các nhà hàng kiếm sống là cái gương nhãn tiền, con không thể cứ nhắm mắt mà lao vào con đường đó! Mà con phải làm bà chủ nhà hàng, con có thể thuê mướn những sinh viên kia làm công cho con, như thế là con đã đứng cao hơn họ rồi đó!”. Liễu nghe thấy quả là có lý. Ngay cả bố và mẹ của Liễu, đều đã tốt nghiệp đại học mà cuộc sống luôn khó khăn, có bao giờ được ăn ngon, mặc đẹp, rồi đến nỗi gia cảnh đầy tai biến? Liễu nói với "Nghĩa mẫu”: "Nhưng con hiện đang trắng tay, sao mà làm bà chủ được?”.

Bà chủ nhà trọ nói ngay: "Sao lại gọi là trắng tay? Bàn tay con là vàng ngọc, cả cơ thể con là một khối vàng!... Vấn đề là phải biết tìm chỗ đứng! Nếu con đứng đúng chỗ mà số phận dành cho con thì con sẽ tỏa hào quang, còn nếu không thì suốt đời chỉ như viên đá lót đường mà thôi!...”. Và bà chủ nhà trọ đã tìm cho Liễu một chỗ đứng tuyệt vời: Có một ông chủ tịch phường, vốn là "người quen” của bà chủ nhà trọ, đã có vợ nhưng vợ lại vừa xấu vừa già, ốm đau tối ngày. Bà chủ nhà trọ mối mai cho Liễu làm "vợ bé” ông chủ tịch phường, thực chất là để lấy giấy phép kinh doanh nhà hàng máy lạnh, và đương nhiên ông chủ tịch phường phải làm "vệ sĩ” vòng ngoài cho Nhà hàng Bồng Lai mà bà chủ nhà trọ đứng tên kinh doanh còn Liễu thì làm bà chủ điều hành (thực ra mọi hoạt động của Nhà hàng đều do bà chủ nhà trọ điều khiển)…

*

    Tới ngày Nhà hàng Bồng Lai khai trương, hai chàng trung úy mới biết vì được mời dự lễ khai trương! Khi nhận được giấy mời dự lễ khai trương nhà hàng máy lạnh Bồng Lai, Trung nói với Hạ: "Chúng ta đã "lao tâm khổ tứ” biết bao nhiêu mới đưa được cô Liễu ấy vào đây an toàn nguyên vẹn, nay chẳng lẽ lại để họ "nẫng tay trên” như vậy sao?”. Tức thì Hạ nói: "Sao với giăng gì nữa, chúng ta phải đến đòi lại, "những cái gì của Xê-da thì phải trả lại cho Xê-da”!”. Nói rồi hai anh chàng trung úy nai nịt gọn gàng xuất phát. Không biết hai anh chàng sĩ quan trẻ tuổi có giành lại được người đẹp hay không, xin xem hồi sau (chương 4) sẽ rõ!


Còn nữa
 Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.net 


THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (tiếp theo và hết)


Tiếp theo và hết
Chương Bốn

    Thực ra bà chủ nhà trọ, có cái tên rất đẹp là Thiên Hà, đã "tái xuất giang hồ” trăm phần trăm, có nghĩa là bà đã trở lại ngôi vị Tú Bà với Nhà hàng Bồng Lai. Việc bà mối mai Liễu cho ông chủ tịch Phường "bái đường thành thân” diễn ra êm đẹp cho đến phút chót mới xảy ra "sự cố ngoài ý muốn”: bà vợ của ông chủ tịch Phường cùng ba người bạn của ông chủ tịch Phường (đều là quan chức cấp Quận và rất có uy) đột ngột xuất hiện đúng lúc cô dâu và chú rể đi vào "động phòng hoa chúc”! Thế là cuộc vui đứt gãy giữa chừng! Bà vợ và những người bạn của ông chủ tịch Phường đã "giải quyết vụ việc” rất nhẹ nhàng để tránh "tiếng xấu” cho ông, để cho ông một "cơ hội” chuộc lại lỗi lầm: coi như không có gì xảy ra và thực khách nhận được thông báo là đám cưới tạm hoãn (vì bà mối đã chọn ngày sai), mà đây chỉ coi như là đám hỏi!


    Thực ra, bà chủ Thiên Hà đã âm thầm, bí mật "thiết kế” hoàn toàn cuộc đụng độ đó. Tuy nhiên, bà chủ Thiên Hà cũng không đến nỗi quên ơn cái công lo toàn bộ thủ tục giấy tờ pháp lý hành nghề cho nhà hàng Bồng Lai của ông chủ tịch Phường. Để ông chủ tịch phường làm nhiệm "lá chắn” cho nhà hàng Bồng Lai dài dài, ông luôn được coi là vị khách đặc biệt được ưu đãi số một của nhà hàng Bồng Lai!

    Lại nói về hai anh chàng sĩ quan đang nuôi mộng trường thi với Liễu, hai người nhận được giấy mời thì mượn một chiếc xe phân khối lớn phóng đến nhà hàng Bồng Lai ngay. Nhưng do quá mất bình tĩnh và không quen đi xe phân khối lớn với tốc độ cao, đã suýt đụng vào một ô tô taxi khi đi qua cầu Sài Gòn. Song, tránh được tai nạn đụng xe thì chiếc xe phân khối lớn đã bay thẳng xuống sông khiến hai người bị trọng thương! Sau một tuần nằm viện, cái "nhuệ khí” muốn giành lại người đẹp của hai chàng sĩ quan bỗng tan biến hết!

    Nhà hàng Bồng Lai đã đi vào hoạt động mà không gặp trở ngại gì. Với tay nghề vào loại "bậc thầy”, bà chủ Thiên Hà đã nhanh chóng đưa Bồng Lai đến đúng chỗ của nó: nơi Tiên cảnh giữa trần gian. Và Liễu, từ lúc nào đã trở thành một "ả khoa khôi” rất chuyên nghiệp của nhà hàng Bồng Lai, đúng như mấy câu Kiều mà Liễu đã nghe bà già đọc trên tàu hồi nào:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa!...

*
    Ngày xuân con én đưa thoi…- chỉ những người luôn chờ đợi một điều gì đó thì mới luôn nghĩ đến thời gian, mới ngày ngày ngồi nhìn bóng câu qua cửa! Liễu sống cuộc sống "Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh” gần được một năm mà cô có cảm giác như đã trôi qua hàng thế kỷ, có nghĩa là cái cuộc sống này như đã buộc chặt vào số phận cô và sẽ đi cùng cô sang thế giới bên kia! Song, chính vào lúc Liễu như bị tan biến đi trong cái thế giới phồn hoa đô hội thì tuổi phượng hồng của Liễu bỗng trở lại, rất mạnh như một cơn lốc, cuốn Liễu đi…


    Khi Liễu còn học lớp 11 thì có một gia đình nhỏ, chỉ có hai mẹ con, đến ở cạnh nhà Liễu, trở thành hàng xóm của Liễu. Người mẹ làm việc ở nhà xác Bệnh viện tỉnh còn người con trai tên Dương là bạn học cùng lớp với Liễu. Lúc đầu, Liễu cũng không hề biết về người mẹ của Dương làm gì ở Bệnh viện và nghĩ có thể là Y tá hay Bác sĩ gì đó. Nhưng có một lần, bà ngoại của Liễu qua đời, mẹ Liễu nhờ người đi mời người trang điểm xác chết đến trang điểm cho bà ngoại thì Liễu giật mình khi thấy đó là bà mẹ của Dương. Thông thường, người ta quen nghĩ rằng, những người làm những công việc "dễ sợ” xung quanh việc chôn cất người chết là những người rất "xa lạ”, thậm chí ở riêng một thế giới khác, thậm chí một hành tinh khác! Cho nên khi thấy người mẹ của Dương đến trang điểm cho bà ngoại trước khi liệm, thì Liễu rất ngạc nhiên và sau đó thì rất thường nghe mẹ Dương nói chuyện khi rảnh rỗi. Khi nghe Liễu hỏi tại sao lại trang điểm cho người chết kỹ như tế thì mẹ của Dương nói: "Chúng tôi phải làm sao để người chết khi được liệm cho vào quan tài thì phải giống như những ngày còn sống. Việc này rất quan trọng với cả người thân đang sống và người thân đã chết: để lại một hình ảnh đẹp cho người còn sống và giúp người dưới cõi âm dễ dàng nhận ra!”.

Quả nhiên, bà ngoại của Liễu đã ra đi mấy tháng rồi mà Liễu vẫn như thấy bà đang nhìn Liễu rất trìu mến và bà như đang muốn nói gì đó với Liễu?
    Liễu và Dương tuy là hàng xóm, là bạn cùng lớp nhưng vì cả hai người đều "nhút nhát” nên rất ít khi nói chuyện với nhau. Vì thế, khi bất ngờ gặp Dương ở nhà hàng Bồng Lai, Liễu kinh ngạc vô cùng và cô thoáng nghĩ: Mình vẫn thường nghĩ, nếu ở đây mà mình gặp được người con trai tốt thì mình sẽ tình nguyện "nâng khăn sửa túi” cho người ấy suốt đời, vì thế khi anh chàng Dương ngố (tất cả các bạn nữ lớp Liễu đều gọi Dương là "Chàng Ngố”) xuất hiện, thì anh ta có phải là người con trai đó? Liễu vẫn nhớ mãi lần đầu tiên gặp Dương khi một lần, vừa đóng cửa nhà hàng, Liễu muốn ra ngoài đi dạo thì thật bất ngờ, Liễu thấy một người đang dắt xe ra cổng, rất giống Dương. Liễu chưa kịp reo lên thì Dương đã nói: "Liễu cao kều! Mình là "Dương ngố” đây?”. Liễu cứ nắm chặt lấy hai cánh tay Dương mà ngạc nhiên không nói nên lời, không biết hỏi Dương câu gì bây giờ? Liễu bỗng nhớ đến người mẹ của Dương làm một công việc rất "dễ sợ” là trang điểm cho người chết nên hỏi ngay: "Mẹ cậu có khỏe không? Có còn làm việc trang điểm không?”. Dương nói ngay: "Còn rất khỏe và dạo này công việc nhiều lắm! Người ta bây giờ chết do tai nạn giao thông nhiều nên mặt mũi bị biến dạng, nhìn ghê lắm! Mẹ tớ nói phải chỉnh sửa kỹ cho gần giống với khuôn mặt cũ thì người thân dưới cõi âm dễ nhận ra! À, mà mẹ tớ hay hỏi thăm cậu lắm, dặn tớ nếu gặp cậu thì cho bà biết ngay!”. Liễu và Dương đã đi dạo với nhau gần hết đêm, nói biết bao nhiêu là chuyện mà vẫn như là chưa nói gì. Có vẻ như là vì trước đây, khi còn là hàng xóm, là bạn học vì hai người chưa hề nói chuyện với nhau nên bây giờ mới được nói thì nói cho thỏa!...

    Thì ra Dương đang học ở Khoa Võ thuật của trường Đại học Thể dục Thể Thao, tối tối đến nhà hàng Bồng Lai làm bảo vệ để tăng thu nhập và còn dành tiền gửi về cho mẹ. Nhìn người bạn cũ cao lớn, ngộc nghệch như thế kia mà vừa đi học đại học lại vừa biết lo xa cho người mẹ già thì quả là phi thường! Nghĩ về hai mẹ con Dương, rồi lại nghĩ về hai mẹ con mình, lần đầu tiên, Liễu thấy mình thật là hư hỏng, vô dụng! Có lẽ Liễu chưa bao giờ suy nghĩ thật nghiêm chỉnh về hoàn cảnh hiện tại của mình hay là không có dịp nào để mà suy nghĩ? Có lẽ bởi có sự xuất hiện của Dương? Bỗng nhiên, Liễu thấy Dương không còn là người bạn "Ngố” ngày nào nữa mà như là đã trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy!... Mải suy nghĩ, Liễu cứ bước đi như là đang đi dạo một mình khiến Dương ngạc nhiên, cầm lấy một cánh tay Liễu mà ngập ngừng hỏi: "Liễu, bạn có sao không? Bạn đang suy nghĩ gì vậy?”. Liễu giật mình đứng lại, nhìn Dương rồi vụt nói: "Dương ơi, cậu có phải là người bạn trai tốt nhất của Liễu không?”. Không đợi Dương trả lời, Liễu nép vào vai Dương rồi ôm chặt lấy Dương, nước mắt trào ra ướt sũng ngực Dương! Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ ngày "lưu lạc giang hồ” Liễu đã khóc! Dương đứng lặng. Tuy bây giờ mới nói chuyện nhiều với Liễu và đứng gần Liễu như thế này, nhưng Dương đủ khôn lớn để hiểu ra rằng, từ ngày Liễu "mất tích”, Liễu đã sống những tháng ngày rất cô đơn giữa trùng trùng hiểm nguy, tai biến! Mình sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng với sự tin tưởng gửi trao của Liễu, nghĩ vậy Dương nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc của Liễu, vuốt mãi, vuốt hoài cho đến khi Liễu ngẩng mặt lên, nhìn Dương tha thiết và trao cho Dương một nụ hôn cháy bỏng!...

*

    Trong số những Mỹ nhân của nhà hàng Bồng Lai thì hai cô gái có biệt danh là Trầm Ngư và Bế Nguyệt là có vẻ đẹp nhỉnh hơn Liễu một chút, đều là những cô gái chân dài với những số đo bốc lửa - là bộ ba chủ bài của nhà hàng Bồng Lai. Tuy nhiên, chỉ có bà chủ Thiên Hà là biết rõ giá trị đích thực của ba Hoa khôi này: hai cô gái Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã lăn lộn trong chốn Làng chơi đã gần năm năm, đều đã nhiễm "bệnh nghề nghiệp”, đã thuộc loại "hoa tàn nhụy rữa”, chỉ có Liễu là còn "mới bóc tem” và cũng có "hứng khởi” thật sự trong những cuộc hoan lạc mà thôi! Để nhận biết ra điều nay, phải là những tay chơi sành điệu và tinh đời! Song, khi đến với nhà hàng Bồng Lai, chẳng ai có thể còn tỉnh táo để mà suy nghĩ gì nữa!

    Từ khi thấy anh chàng bảo vệ Dương có những cuộc tiếp xúc tuy ngắn mà có rất nhiều ẩn ý với Liễu, cả Trầm Ngư và Bế Nguyệt đều âm thầm bám sát Dương và tìm mọi cách để "tấn công”!

    (…) Song, có lẽ do Dương sớm tiếp xúc với Tử Thần (những lúc rảnh hoặc do người nhà người chết cần gấp, Dương vẫn thường phải đi phụ giúp cho mẹ công việc trang điểm cho người chết) cho nên những mánh khóe, âm mưu của chốn "giang hồ hiểm ác” không qua nổi cái nhìn lướt qua một cách vô tư nhưng thông minh của Dương. Trầm Ngư và Bế Nguyệt năm lần bảy lượt giăng bẫy hòng muốn "ăn tươi nuốt sống” anh chàng Dương mà không được thì tức tối lắm và đã nhanh chóng chuyển từ thích, yêu sang thù ghét và dự tính sẽ hạ độc chiêu cho bõ ghét! Biết được Dương và Liễu mỗi khi hẹn gặp nhau thường tới một quán café nhạc trong một ngõ hẻm yên tĩnh thì Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã "bắt bồ” với hai anh chàng phục vụ bàn trong quán café này. Và trong một lần Dương và Liễu đến quán, kêu hai ly nước cam, thì Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã đến quán, trong khi hai anh chàng bồ bịch kia đang chuẩn nước cho Liễu và Dương thì hai người đẹp đã nhanh tay bỏ hai viên cyanua- loại thuốc độc rất mạnh,- vào hai ly nước của Dương và Liễu. Song, vì quá hồi hộp và sung sướng khi sắp được ngồi tâm sự với bồ mà hai anh chàng kia không mang luôn hai ly nước cam đến bàn của Liễu và Dương mà lại làm luôn hai ly nước cam mới cho Liễu và Dương, còn hai ly nước cam đã pha xong và đã bị lén bỏ cyanua thì mang đến cái bàn ở trong góc tối, nơi vẫn dành đợi Trầm Ngư và Bế Nguyệt tới. Khi Trầm
    Ngư và Bế Nguyệt đến chỗ ngồi của mình để "chờ kết quả” (phải nhìn thấy tận mắt cả Dương và Liễu cùng ngã gục) thì thấy có hai ly nước cam thơm phức, đang khát vì căng thẳng và hồi hộp, cả hai người đẹp đã uống một hơi hết hai ly nước cam có hai viên cyanua!...
    Khi linh cảm thấy Trầm Ngư và Bế Nguyệt sẽ hại anh chàng Dương "ngố” của mình, Liễu giật mình kinh hãi khi nhận ra rằng, những anh chàng đã "chạm vào người mình” như anh chàng đánh dậm, thuyền trưởng tàu pha sông biển Tư Hải, rồi tướng cướp băng cướp đường sông, vị quan chức đại gia đã bảo lãnh đưa mình ra khỏi trại giam rồi đưa đi chơi Đà Lạt, hai anh chàng sĩ quan đưa mình vào Sài Gòn và xây giấc mộng sĩ tử lều chõng đi thi đại học, và cuối cùng là ông chủ tịch phường, tất cả đều có kết cục "không ổn”, từ chết đến bị thương! Liễu rất thích Dương và đã quyết định sẽ bái đường thành thân với người thanh niên trung thực và có võ nghệ cao cường này, nhưng Liễu vẫn còn sợ sẽ đem lại tai họa cho Dương cho nên cô vẫn cố tạo một khoảng cách an toàn! Vì thế, khi thấy kẻ bị "tử trận” lại là hai người đẹp Trầm Ngư và Bế Nguyệt chứ không phải là Dương thì cô thở phào: Cái "Tướng sát phu” của cô chắc đã được hóa giải và biết đâu nó sẽ chuyển qua hướng ngược lại, tức cái "Tướng sát phu” kia sẽ chuyển thành Tướng vượng phu, ích tử! Nghĩ đến đó, Liễu quyết định sẽ cưới Dương và cô sẽ về sống với mẹ chồng, chăm sóc chồng và mẹ chồng, làm một người vợ hiền, dâu thảo! Vừa nghĩ như vậy, Liễu vội chạy đi tìm Dương…

*

    Liễu đi tìm khắp nơi mà không thấy Dương đâu bèn quay về cái quán Café mà hai người vẫn thường tới. Liễu kêu một ly café sữa, nghĩ chắc uống xong thì thế nào Dương cũng tới. Nhưng vừa uống được ba ngụm thì bà chủ nhà hàng Bồng Lai Thiên Hà xuất hiện. Liễu thoáng ngạc nhiên và lo lắng, không biết Dương có gặp bất trắc gì không, không biết bà "Yêu tinh” này có bày trò quỷ quái gì không? Bà chủ Thiên Hà như là đang đọc từng ý nghĩ trong đầu Liễu, tuy nhiên bà lại cười nói: "Cưng đừng có lo sợ điều gì không may sẽ xảy ra với chàng Dương, anh ta có tướng bất tử, chẳng ai hại nổi đâu! Và em cũng đừng bao giờ nghĩ xấu về chị bởi chị lúc nào cũng muốn tốt cho em và số phận chị em mình còn ràng buộc vào nhau dài dài: Mà rằng nhân quả dở dang/ Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?/ Số còn nặng nghiệp má đào/ Người dầu muốn lánh trời nào đã cho?... Em thử nghĩ coi, chị có ba con chủ bài thì Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã bỏ chị mà đi rồi, em không thể bỏ đi như thế được!”. Liễu định nói gì đó nhưng bỗng thấy trời đất quay cuồng rồi cô ngất xỉu trên cái bàn café nhỏ, ly café sữa còn dở lăn kềnh ra bàn, chảy hết vào mặt Liễu! Thì ra bà chủ Thiên Hà đã lén bỏ thuốc mê vào ly café sữa của Liễu!
    Liễu bị bà chủ nhà hàng Bồng Lai bắt trở lại làm việc cho nhà hàng Bồng Lai như thế nào và Liễu có gặp lại được Dương hay không, xin xem chương Năm sẽ rõ!
Hãy xin hết kiếp liễu bồ
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau!...

Chương Năm

Song sa vò võ phương trời

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
Lần lần thỏ bạc ác vàng
Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn
Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!...

    Lần này thì chính Liễu cầm cuốn Truyện Kiều và cứ đọc đi đọc lại chứ không phải là ai khác. Khi nghe từ xa, cứ tưởng Liễu đọc cho ai nghe bởi đọc được một đoạn thì lại ngừng và nói gì đó như là giải thích, bình phẩm những câu thơ vừa đọc! Nhưng khi đến gần thì chỉ thấy một mình Liễu mà thôi! Điều kỳ lạ là khi thấy ai tới, Liễu đều đọc câu "Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai!”. Song, dường như chẳng ai chú ý xem Liễu đang đọc gì, nghĩ gì, bởi họ đều cho rằng những người suốt ngày cứ nói lảm nhảm (hoặc đọc thơ, hát…) thì đích thị là người tâm thần! Chỉ có bà chủ Thiên Hà là không cho rằng Liễu bị điên, bởi bà biết Liễu đang nhớ anh chàng Dương, đang nghĩ về anh chàng Dương!


    Trở lại mấy ngày trước, khi Liễu quyết định không ở nhà hàng Bồng Lai nữa mà sẽ về ở với mẹ con Dương (mẹ Dương đã nghỉ hưu và vào Sài Gòn ở với đứa con trai duy nhất) thì bà chủ nhà hàng Bồng Lai đã quyết "mạnh tay” với Liễu: bà bỏ thuốc mê vào ly café sữa của Liễu và bắt Liễu về. Khi Dương biết chuyện, đến nhà hàng Bồng Lai để cứu Liễu thì bà chủ Thiên Hà đã giăng sẵn bẫy bắt anh chàng Dương rồi cho vào bao tải ném trôi sông! May mà Dương đã quá quen với Tử Thần nên thoát chết, song từ sau lần đó, Dương đã nghe theo lời mẹ, không tìm gặp Liễu nữa bởi "yêu người đẹp là mang họa”! Còn Liễu, sau khi tỉnh lại thì ngơ ngẩn như người mất hồn, nhớ nhớ quên quên như người tâm thần! Với bà chủ Thiên Hà, tình trạng đó của Liễu không ảnh hưởng gì đến việc cho Liễu ra tiếp khách bởi thân hình quyến rũ của Liễu vẫn làm cho quan khách như lạc vào cõi Tiên! Những lúc không tiếp khách chính là lúc Liễu có vẻ như tỉnh táo nhất, cô luôn hỏi sao không thấy anh chàng Dương, rồi đi tìm khắp các phòng, không tìm thấy thì nhờ bà chủ Thiên Hà cho người đến trường Đại học TDTT tìm rồi cô luôn mồm đọc cuốn truyện Kiều: Đã đày vào kiếp phong trần/ Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!...

*

    Những người khách thường đến nhà hàng Bồng Lai đều muốn gặp Liễu, ít nhất thì cũng phải là ba mươi phút mới chịu! Để che đậy sự thật là chứng bệnh tâm thần của Liễu, bà chủ Thiên Hà chỉ cho Liễu xuất hiện trước quan khách khi đã tất cả "nửa tỉnh nửa say” hoặc Liễu sẽ xuất hiện với một, hai vũ nữ và trình diễn những màn thoát y vũ đặc sắc khiến cho quan khách hồn xiêu phách lạc! Nếu với những khách VIP, thích những quái chiêu nổi da gà thì Liễu sẽ xuất hiện với những "tiểu phẩm” có một không hai như "Tiên nữ tắm bia”, tức Liễu sẽ bơi như cá trong một cái bể bơi khổng lồ, tất nhiên là đổ đầy bia loại ngon nhất như Heineken, Tiger…, lúc ấy, các quan khách chỉ cần uống một hơi trăm phần trăm ly bia vại thì sẽ được chơi trò "tay không bắt cá” rất hấp dẫn!... Với những chiêu thức luôn mới mẻ và độc đáo, nhà hàng Bồng Lai luôn là điểm đến hấp dẫn của các "Công tử Bạc Liêu” đủ các giới, tất nhiên là phải từ cỡ đại gia trở lên!

    Nếu cứ theo quy luật thông thường thì cuộc đời của Liễu sẽ trôi qua như nước chảy qua cầu với những "cuộc vui đầy tháng, trận cười thâu đêm” và "sống làm vợ khắp người ta / đến khi thác xuống làm ma không chồng”! Song, chỉ nửa năm trôi qua, bàn tay Tạo hóa đã có một sự sắp xếp mới đối với Liễu!

    Hôm đó, có ba người khách đến nhà hàng Bồng Lai. Đó là một nhà thơ – quan chức lớn ở Thủ đô (1), một nhà thơ – quan chức ở Thành phố (2) và một nhà thơ – doanh nghiệp ở Thành phố (3). Nhà thơ số 1 nói: "Lâu lâu mới có dịp vào Sài G̣n chơi với anh em, chiến hữu, hôm nay chúng ta phải xả xú-páp cho thoải mái, vấn đề kinh phí có sao không?”. Nhà thơ số 2 nói ngay: "Xin Huynh cứ vui vẻ hết cỡ, hôm nay có nhà tài trợ lớn! Xin giới thiệu với Huynh trưởng, đây là nhà doanh nghiệp rất thành đạt nhưng sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp khổng lồ chỉ để lấy hai chữ Nhà Thơ!”. Nhà thơ số 1 và nhà thơ số 3 bắt tay nhau và cùng nói "Rất hân hạnh!”, rồi nhà thơ số 3 nói nhanh: "Hôm nay được diện kiến nhà thơ lớn quả là một sự kiện trọng đại đối với tôi. Cho tôi được hầu rượu các nhà thơ thì còn gì vinh hạnh bằng!”. Nhà thơ số ba liền yêu cầu gặp bà chủ Thiên Hà, rồi nói với bà chủ: "Thời gian vừa rồi tôi có mải bận bịu với công việc kinh doanh mà có ít thời gian tới ủng hộ, động viên chị em. Từ nay tôi sẽ giành phần lớn thời gian để làm thơ, nên sẽ thường xuyên tới đây vui vẻ!”. Bà chủ Thiên Hà cám ơn rối rít thì nhà thơ số 3 nói tiếp: "Đừng khách sáo, tôi muốn bà chủ đưa tất cả mỹ nhân ra đây cho người bạn lớn của tôi lựa chọn!”. Bà chủ liền kêu tất cả ra đứng một hàng trước ba nhà thơ. Nhà thơ số 1 liền chỉ Liễu và ngoắc tay ra hiệu cho Liễu tới. Bà chủ lướt tới bên Liễu, khẽ đẩy Liễu lên và nói: "Nhà thơ quả là có con mắt tinh đời!”. Hai nhà thơ số 2 và số 3 cũng tự chọn được cho mình mỗi người một cô gái rất hấp dẫn!...

    Khi Liễu đã "trăm phần trăm” với nhà thơ số 1 hai lon bia heineken thì nhà thơ đã tám chín phần hưng phấn, mồm thì đọc "Quan quan thư cưu… yểu điệu thục nữ/ quân tử hảo cầu” còn tay thì bắt đầu làm động tác "mò cua bắt ốc” trên thân thể quyến rũ của Liễu! Khi thấy trên đùi non của Liễu có xăm hình "đầu lâu xương ống” thì giật mình, nghĩ thầm: "Tại sao cái hình xăm này lại rất giống với hình xăm của một nữ nhà thơ tỉnh lẻ đã cùng đi tắm biển Bãi Cháy với ta ba ngày liền? Chẳng lẽ …”. Nhà thơ số 1 tức thì nhìn lại rất kỹ khuôn mặt của Liễu: tuy không thật giống với khuôn mặt của nhà thơ nữ tỉnh lẻ kia, nhưng có những đặc điểm lớn thì rất giống: chẳng hạn như đôi mắt, lúc thì long lanh như sóng nước lúc lại thăm thẳm đầy bí ẩn, hoặc cái mồm, bình thường thì cặp môi mọng ướt như mời gọi, nhìn thấy là muốn hôn, muốn cắn vào đó ngay, nhưng khi cười thì cái miệng rộng tới mang tai như là muốn nuốt chửng cả người đang nhìn ngó vào đó! Rồi cái mũi thanh và dài, cặp vành tai mỏng và rộng có thùy châu to và thõng xuống nhìn rất kỳ lạ mà mỗi khi nhìn thấy là phải ngậm nó một lúc mới đã!... Sau khi vừa ngậm vừa cắn cặp môi mọng và cái thùy châu thõng xuống kỳ lạ của Liễu thì nhà thơ số 1 lẩm bẩm: "Không thể khác được! Cái cảm giác mà ta vừa nếm trải giống y chang như khi ân ái với nữ nhà thơ tỉnh lẻ đó! Nhất định cô bé này là con gái của Nàng, nhất định Nàng là mẹ của cô bé này!”. Không thể chờ đợi để từ từ hỏi cô bé, nhà thơ số 1 liền gọi điện thoại di động cho nhà thơ nữ tỉnh lẻ kia, chính là người mẹ của Liễu!

*

    Hai ngày sau, quả nhiên mẹ Liễu đã có mặt ở nhà hàng Bồng Lai. Mẹ Liễu khi nhìn thấy Liễu thì nhào tới ôm lấy Liễu mà khóc lóc thê thảm. Nhưng Liễu lúc này đang ở trong tình trạng "Tâm thần phân liệt thể nhẹ” cho nên không nhận ra mẹ mình khiến cho người mẹ của Liễu rất đau khổ, tuyệt vọng. Bà chủ nhà hàng Bồng Lai thực ra không muốn có cuộc hội ngộ này vì bà nghĩ mẹ của Liễu sẽ đòi đưa Liễu đi khỏi đây. Song cũng là phái nữ với nhau, không thể dửng dưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại. Bà chủ nhà hàng Bồng Lai nói: "Mẹ cứ ở đây với con cho vui rồi chúng ta sẽ từ từ tính tiếp. Tôi sẽ kiếm Bác sĩ Thần kinh giỏi, nhất định sẽ có cách làm cho cô bé phục hồi trí nhớ!”. Mẹ của Liễu nhất thời cũng chưa biết làm sao nên đành nghe theo.

    Chỉ một ngày ngồi ở nhà hàng Bồng Lai, người mẹ của Liễu không thôi kinh ngạc và luôn luôn nghĩ ra những câu hỏi mà không có câu trả lời, chẳng hạn như: Làm sao mà cuộc sống sa đọa, trụy lạc như vậy vẫn hiển nhiên tồn tại? Những người đến chốn ăn chơi này toàn là những quan chức cỡ lớn trở lên, vậy thì luân thường đạo lý có còn ý nghĩa gì nữa không? Mà tại sao con gái ta lại trở thành trò chơi, mua vui cho thiên hạ? Sang đến ngày thứ hai thì người mẹ của Liễu không thể "ngồi nhìn” được nữa, bà phải đi làm một việc gì đó? Nghĩ đến hai từ "Làm việc”, người mẹ của Liễu lại nghĩ đến những trang giáo án, đến phấn trắng, bảng đen, đến những gương mặt trẻ thơ rực sáng ước mơ!... Chính điều đó đã giúp người mẹ của Liễu quyết đưa con gái trở về nơi ở cũ – ngôi trường cũ!

    Trong những lúc Liễu không làm việc tiếp khách thì mẹ con mới được ở bên nhau. Lúc đầu, Liễu không hề có cảm giác gì về người mẹ này, song qua dăm ba ngày, những động tác âu yếm, tình cảm tha thiết của người mẹ đối với Liễu đã làm thức dậy ở Liễu cái tình cảm thiêng liêng mà rất gần gũi là tình Mẹ - Con mà bất cứ ở ai cũng có, nhất là khi thấy Liễu thiu thiu ngủ, mẹ Liễu đã hát ru Liễu những bài hát ru mẹ vẫn thường ru Liễu hồi thơ bé!... Chính những lúc ngồi nhìn Liễu từ từ đi vào giấc ngủ, mẹ Liễu đã nhìn lại mình, nhìn lại mọi việc mà mình đã làm từ khi làm mẹ, tức là từ khi mang thai Liễu. Và người mẹ nhiều mộng mơ mà ít từng trải đã giật mình hoảng sợ khi nhận thấy mình đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, đã từ bỏ đứa con gái đang độ tuổi thanh xuân, đã làm mất người chồng chân thực để đuổi theo những "giấc mộng Thi nhân” hư ảo đầy những lời có cánh và rực rỡ sắc màu! Người mẹ của Liễu bỗng cảm thấy mừng khi đứa con gái đang không hay biết gì về người mẹ xấu xa, tội lỗi của nó. Bà muốn rằng khi Liễu nhận ra mẹ là ở trong một hoàn cảnh khác: mẹ là một cô giáo dịu dàng, giản dị còn con là một đứa học sinh hiếu học, hiếu thảo!

    Khi có ý nghĩ sẽ đưa con gái trở lại trường tiếp tục đi học và người mẹ sẽ tiếp tục làm cô giáo, người mẹ Liễu đã đem tất cả những sổ sách, những kỷ vật có liên quan đến thơ phú cho vào lò lửa cho nó thành tro bụi. Đó là cách tốt nhất để nó không còn tồn tại và không có nguy cơ "tái sinh” giống như cỏ gấu! Nhưng thật kỳ lạ, sau khi đốt hết không còn một chữ những "bài thơ nông nổi của những tháng ngày yêu đương dại khờ” (phần lớn là những bài thơ tặng nhà thơ lớn kia), một cảm hứng thi ca mới bỗng trào dâng trong cảm xúc khiến cho người mẹ của Liễu như người lên đồng, viết liền một mạch, năm ngày liền, năm mươi bài thơ chỉ có một lời đề tặng: Cho con gái tội nghiệp của tôi! Và Liên tục, không ngưng nghỉ, lúc nào ở bên cạnh Liễu, mẹ Liễu cũng đọc cho Liễu nghe những bài thơ "Viết cho con gái” đó! Chỉ sau một tuần, những bài thơ của mẹ Liễu như là một liều thuốc kỳ lạ, đã khiến cho Liễu nhớ lại tất cả, từ lúc cô còn là học sinh lớp một với kỷ niệm "Ngày đầu tiên đi học” không bao giờ phai mờ cho đến những ngày chuẩn bị thi đại học thì trôi dạt khắp nơi trong chốn giang hồ! Người đầu tiên nghe và hiểu được những bài thơ "Viết cho con gái” đó của mẹ Liễu, thực ra không phải là Liễu mà chính là nhà thơ số l – người tình, thần tượng của mẹ Liễu thời gian gần đây, chính xác là từ hồi Liễu lên lớp 12. Nhà thơ số 1 này thực sự ngạc nhiên trước sự "đổi mới” đó của nữ thi sĩ tỉnh lẻ này.

Đây không còn là những câu thơ tình ướt sũng nước mắt nhưng rất sáo rỗng mà là những nhịp đập mạnh mà gấp của một trái tim người mẹ (đã rạn vỡ, đầy những tổn thương) rất mực yêu thương con và quyết sinh lại con lần thứ hai sau những bão táp phũ phàng của cuộc đời! Nhà thơ số l nói với mẹ Liễu: "Đây mới chính là thơ ca đích thực! Anh sẽ giới thiệu trước một chùm năm bài trên tờ báo của Hội, sau đó thì sẽ in ngay tập thơ năm mươi bài này! Anh tin là em sẽ thật sự nổi tiếng với tập thơ "Viết cho con gái” này!”. Nhà thơ số l, như mọi khi, kéo mẹ Liễu vào lòng định "yêu” thật sự nhưng người mẹ Liễu bỗng đẩy mạnh nhà thơ số l ra và la lớn: "Anh đi đi! Từ giờ tôi không cần anh giới thiệu hay gì gì nữa! Từ giờ thơ tôi viết là chỉ để cho con gái tôi, không cần in ở đâu cả! Anh đi đi!”. Nhà thơ số 1 thoáng ngạc nhiên xong lại có vẻ như hiểu ra vấn đề, nhún vai rồi đi ra. Đi được hai bước còn ngoái đầu lại đọc câu thơ mà ông ta đã đọc hàng trăm ngàn lần cho các cô gái mê thơ: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em!”.

    Ai cũng nghĩ là Liễu sẽ chẳng bao giờ phục hồi được trí nhớ. Và nếu có thì khi nhớ lại tất cả những tháng ngày đầy biến động đã qua với những sự kiện khó mà tin được đó lại là sự thật, Liễu sẽ không thể chịu nổi trước áp lực rất lớn của một người có cái quá khứ rất ngắn nhưng thật kinh hoàng, áp lực đó là sẽ phải tìm cuộc sống mới hay tiếp tục bán mình cho quỷ sứ? Song, sự lột xác của người mẹ đã giúp Liễu có được một cái nhìn tỉnh táo vào hoàn cảnh hiện tại của mình: bằng mọi giá Liễu phải trở về bên mẹ và tiếp tục đi học!

    Liễu đã tỉnh lại và nhận ra người mẹ bất hạnh của mình. Hai người phụ nữ đó, một người bất hạnh, một người bất hạnh nhân đôi khi nhìn vào nỗi bất hạnh của nhau, liệu có thể đưa nhau trở lại cuộc sống bình lặng mà êm đẹp như khi cái gia đình bé nhỏ kia mới hình thành không, xin xem chương Sáu sẽ rõ!
Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điểm nguyệt, giấu giày cầu sương
Canh khuya thân gái dặm trường
Phần e đường sá, phần thương dãi dầu!

Chương Sáu

    Khi biết mẹ con Liễu sẽ trở về quê, trở về trường cũ "làm lại từ đầu”, bà chủ nhà hàng Bồng Lai nghĩ bụng: Nếu ta ngăn cản mẹ con chúng nó thì hóa ra ta là người xấu hay sao? Chi bằng ta coi như rất nhiệt tình ủng hộ mẹ con nó "làm lại cuộc đời” rồi tính sau. Nghĩ vậy, bà chủ nhà hàng Bồng Lai mua sắm cho Liễu rất nhiều quần áo, đồ dùng cá nhân, cả đồ dùng học tập, v.v… Bà chủ Thiên Hà còn nhờ thầy tướng coi ngày nào tốt nhất để hai mẹ con khởi hành được thuận buồm xuôi gió!


    Thấy bà chủ nhà hàng Bồng Lai nhiệt tình cho hai mẹ con ra đi như vậy, Liễu rất vui và cô như quên đi hết những ngày mua vui cho thiên hạ còn mình thì vui ít buồn nhiều; Song, mẹ Liễu thì lại nghĩ: không dễ gì mà bà chủ Thiên Hà lại "tháo cũi xổ lồng” cho Liễu một cách vui vẻ như vậy, Liễu là sự "đầu tư” dài hạn của bà ta, Liễu đang là "Con gà đẻ trứng vàng”, không thể nói đi là cho đi, trừ phi nhà hàng Bồng Lai đóng cửa! Song, nghĩ mãi, người mẹ của Liễu cũng không tìm được câu trả lời mà đành tự nhủ: Cầu Bồ Tát phù hộ cho điều tốt lành sẽ đến, những tai ương, kiếp nạn sẽ qua đi! Liễu không quên đi tìm Dương để chia tay, bởi những hình ảnh về Dương luôn hiện về một cách thơ mộng nhất, rực rỡ nhất! Quả nhiên, khi vừa gặp lại Liễu, Dương đã sững sờ và không tin là còn được gặp lại Liễu, cứ nghĩ là một giấc mơ! Hồi lâu, Dương mới nói: "Mình xin lỗi Liễu, mình thật là bất tài, vô dụng, để người ta cướp người mình yêu trên tay thì không đáng mặt nam nhi!”. Liễu nhẹ nhàng nói: "Cậu không có lỗi trong chuyện này, chỉ tại bởi họ độc ác, quỷ quyệt, chúng ta lại quá ngây thơ, đâu phải là đối thủ của họ!”. Dương bỗng nói: "Từ giờ thì mình sẽ không để mất Liễu nữa, mình sẽ đưa hai mẹ con Liễu trở về trường cũ, khi nào thi đậu Đại học thì sẽ đưa Liễu tới trường!”. Liễu cười, nói: "Cậu định làm vệ sĩ 24/24 cho mình à? Thế cậu không tiếp tục học sao?”. Dương ôm chặt lấy Liễu, hồi lâu mới nói: "Mình sẽ xin tạm nghỉ một năm để giúp Liễu trở lại chuyện học hành. Liễu đã bị mất những hai năm thì một năm của mình có là gì?”. Liễu gục mặt vào ngực Dương và nghe thấy tim Dương đang đập như trống trận! Cô thấy tự tin hơn khi ở bên cạnh Dương và cô có linh cảm rất chắc chắn rằng Dương sẽ là người bạn đời vĩnh viễn của mình!

    Vậy là chuyến đi "làm lại cuộc đời” của mẹ con Liễu đã có thêm vệ sĩ Dương! Khi biết được tin này, bà chủ nhà hàng Bồng Lai đập bàn la lớn: "Lại là nó, đã bỏ vào bao tải ném trôi sông mà không chết thì quả là cao số! Thế thì lần này là ngươi tự tìm đến cái chết, tự chui đầu vào rọ, đừng có trách ta tàn độc!”. Vì sao bà chủ nhà hàng Bồng Lai lại nói như vậy? Bởi bà đã ngầm bố trí hai "sát thủ” bám theo hai mẹ con Liễu, đến ga Gà (Quảng Ngãi) thì sẽ ra tay bằng một cái mẹo rất đơn giản: hai sát thủ sẽ giả làm người bán cơm gà, trà trộn vào những người bán cơm gà ở ga Gà, và hai con gà đã tẩm thuốc độc sẽ lấy mạng cả hai mẹ con Liễu! Không ăn được thì đạp đổ, con gà đẻ trứng vàng kia muốn bay khỏi tay ta thì ta sẽ cho nó tiêu luôn, đó là "triết lý kinh doanh” của những ông chủ, bà chủ máu lạnh, muốn độc chiếm những báu vật trong thiên hạ!

*

    Tàu chưa vào ga Gà, những người bán cơm gà nhanh tay, nhanh chân đã có mặt trên tàu. Họ muốn đi trước một bước những "đồng nghiệp” ở sân ga, bởi chỉ khi tàu dừng hẳn thì đội quân bán cơm gà này mới có thể lên tàu hành nghề được.

    Ga Gà là cái tên để chỉ Ga Quảng Ngãi. Khi đến Ga Gà, có một món ăn đã trở thành đặc sản mà dân đi tàu Thống Nhất Bắc – Nam ai cũng biết: đó là cơm gà. Nói đến cơm gà thì ở ga nào cũng có và dường như đó là món ăn khoái khẩu của người đi tàu đường dài. Nhưng cơm Gà ở ga Gà khác hẳn cơm gà ở các ga khác ở chỗ: gà ở đây chỉ là loại gà nhỏ trên dưới nửa kilogam nên ăn rất mềm và thơm. Và điều quan trọng thứ hai là rẻ hơn cơm gà ở các ga khác. Vì thế, người ăn có thể mua cả con gà mà cầm tay xé ăn (tất nhiên là có bán rượu đi kèm) như lục lâm thảo khấu trong phim! Người đi tàu nhiều thường chờ đến ga Gà mới ăn cơm cho dù có "quá bữa” chút ít!    
Dương chỉ mới đi qua ga Gà một lần khi nhập học ở trường Đại học TDTT TP.Hồ Chí Minh, nhưng ấn tượng về ga Gà đối với Dương thật khó quên. Đó là khi vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, Dương thấy đói bụng lạ lùng thì vừa vặn con tàu dừng lại ở ga Gà. Những người bán cơm nhảy lên tàu rất nhiều. Có một đứa bé gái khoảng mười tuổi, vừa nhìn thấy Dương thì bê cả rổ cơm lại ngồi cạnh Dương và nói: "Anh ăn cơm giùm em đi, cơm em nấu rất dẻo và gà thì rất thơm!”. Cùng với lời chào mời ấy, cô bé lật cái nắp đậy rổ cơm lên, để lộ những hạt cơm trắng còn bốc hơi nóng, cùng với những miếng thịt gà đã chặt sẵn nửa con một miếng, tỏa hương thơm kỳ diệu! Với một chàng trai đang tuổi ăn mà lại đang đói bụng thì khác nào nắng hạn gặp mưa! Thế là Dương cứ ăn hết đĩa này tới đĩa khác mà không hề thấy no và điều cơ bản là càng ăn càng thấy ngon miệng! Đến khi cả rổ cơm đã hết thì cũng là lúc tàu sắp chuyển bánh. Cô bé bán cơm chỉ biết nhìn Dương kinh ngạc mà không biết nói gì! Chắc nó chưa biết chuyện thời xa xưa có ông Lê Như Hổ còn ăn khỏe hơn anh chàng Dương này nhiều và cậu bé lên ba Thánh Gióng đã ăn hết cả một nong cơm để vụt lớn lên thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân như thế nào?

    Lần này, tàu chưa vào ga Gà, Dương đã thấy cô bé bán cơm gà ngày trước mà mình đã ăn cả rổ cơm, đang đi tới trước mặt. Dương dơ tay chào kiểu nhận ra người quen cũ và gọi cô bé tới. Nhưng cô bé chỉ khẽ gật đầu chào Dương rồi khẽ nói: "Hai người kia không cho bọn em bán cơm ở toa này!”. Thấy chuyện lạ, Dương bảo cô bé đứng lại đợi và đi tới hai người mặc quần áo kiểu bụi đời, đầu đội mũ kiểu cao bồi Viễn Tây nước Mỹ thời trước, đang ngồi ở đầu toa tàu. Thấy Dương tới gần, hai người kia kéo vành mũ sụp xuống che kín mặt. Tuy hai người này đã cải trang khá kỹ, nhưng nhìn bộ dạng họ Dương vẫn thấy có gì đó quen quen và linh tính như mách bảo với Dương rằng hai người này đã "bám” theo Dương và hai mẹ con Liễu từ ga Sài Gòn chứ không phải mới lên từ vùng đất Quảng Ngãi này?

Nghĩ vậy, Dương thò tay lật mạnh cái vành mũ cao bồi Viễn Tây lên thì người kia sụp lạy và nói líu ríu: "Xin đại ca tha mạng! Chúng đệ bị bà chủ bắt ép chứ thực tình không muốn hại đại ca!”. Dương giật mình khi nghe thấy mấy chữ "Hại đại ca”, liền tóm cổ hai người kia mà tra hỏi: "Hại là hại thế nào?”. Hai người kia tranh nhau kể lại đầu đuôi. Thì ra đó là hai thằng Ất và Giáp, đều là bảo vệ ở nhà hàng Bồng Lai. Cũng là võ sĩ nhưng cả hai đều thuộc loại bất tài, chỉ ăn hiếp kẻ yếu còn khi gặp cao thủ thì chưa đánh đã van lạy xin tha mạng! Thời gian Dương còn làm bảo vệ ở nhà hàng Bồng Lai, Dương thường chỉ bảo thêm cho chúng những thế võ lợi hại nên chúng đều tôn Dương làm Đại ca. Chúng có nhiệm vụ đầu độc Dương và hai mẹ con Liễu bằng cơm gà ở Ga Gà này! Nghe xong chuyện, Dương nói: "May mà chúng mày chưa hành sự cho nên ta có thể tha cho lần này!”. Hai đứa cùng nói: "Nhưng bây giờ chúng đệ không thế quay về nhà hàng Bồng Lai được nữa! Đại ca cho chúng đệ theo hầu, dẫu có phải nhảy vào biển lửa hay trèo lên núi đao cũng không từ nan!”. Dương cười lớn, nói: "Chúng mày nói cứ như phim chưởng Hong Kong ! Thôi được, giờ cứ về nhà đi, sang năm ta sẽ quay lại trường Đại học TDTT và sẽ mở võ đường, đến lúc ấy thì sẽ có rất nhiều núi đao và biển lửa cho chúng mày rèn luyện!”. Hai thằng Ất và Giáp răm rắp nghe theo. Tất cả quay về chỗ ngồi của Dương và mẹ con Liễu rồi cùng nhau ăn hết rổ cơm gà của cô bé bán cơm gà Ga Gà! Khi ăn, ai cũng khen ngon!

*

    Con tàu Thống Nhất lại lao vun vút trên một dải đất Miền Trung tuyệt đẹp như tranh họa đồ mà không gặp trục trặc gì. Điều đó tưởng như là không có gì đáng nói nhưng với những người đi tàu Thống Nhất thường xuyên thì rất quan trọng. Bởi không phải cứ có sẵn đường ray là cứ việc phóng hết tốc độ. Mùa mưa lũ thì từng đoạn đường ray bị cuốn trôi là chuyện thường tình. Mỗi khi chờ ngành đường sắt sửa đường là hành khách lại phải sống những ngày dài hơn Thế kỷ với biết bao những sự cố bất thường xảy ra không thể biết trước! Còn tai nạn tàu bị lật thì không phải thường xuyên những cũng là sự ám ảnh đáng sợ! Tuy thế, ngày ngày, cứ đúng giờ quy định, những con tàu dài như những con trăn khổng lồ lại rời sân ga, đem theo nó biết bao sinh mạng mà mỗi sinh mạng có biết bao nhiêu điều bí ẩn chưa hé lộ!...

    Mải suy nghĩ miên man, con tàu đưa Liễu vào ga Vinh từ lúc nào. Liễu bỗng nhớ đến hai bà cháu mà người bà nằm trong đường dây buôn người còn cô bé cháu thì lại cứu người, cũng có tên là Liễu. Không biết hai bà cháu giờ này đang ở đâu? Liễu bỗng muốn gặp lại cô bé cũng có tên Liễu đó? Vừa nghĩ tới đó thì Liễu giật mình khi thấy có tiếng nói "Oan gia ngõ hẹp” và một bà già ngồi xuống cạnh mình! Liễu nhìn quanh thì không thấy Dương đâu, còn mẹ thì đang ngủ gà ngủ gật. Bà già nhìn Liễu mỉm cười rồi nói: "Chúng ta thật có duyên nên mới có sự tái kiến này! Cháu đã tìm thấy mẹ rồi hả? Chúc mừng cháu!”. Liễu hỏi nhanh: "Thế cô bé cháu bà đâu rồi? Nó không đi theo bà nữa sao?”. Bà già lại cười, nụ cười có vẻ phúc hậu chứ không có dấu hiệu gì của kẻ buôn người cả: "Nó đã lớn lắm rồi! Phải cho nó đi học! Nó đi theo bà là cho biết sự đời mà thôi!”. Liễu lại hỏi: "Vậy còn bà, bà vẫn làm cái việc tàn nhẫn trên tàu này à?”. Bà già lại cười, lần này là nụ cười tinh quái: "Cháu chưa hiểu hết rồi! Ta chỉ muốn những ai đang bơ vơ, lạc lõng có được một chỗ tạm tá túc! Rồi sau đó ra sao thì đã có ông Trời sắp xếp!”. Nói rồi bà lão lại lẩm nhẩm đọc những câu Kiều– làm như là không đọc thì không xong, như người nghiện ăn trầu thì lúc nào cũng nhai trầu vậy:

Một cung gió thảm mưa sầu

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
Thưa rằng: "Bạc phận khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
Cung cầm lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!”

*

    … Một năm trôi qua thật là nhanh khi Liễu suốt ngày "dùi mài kinh sử”, còn Dương thì suốt ngày "cuốc đất trống khoai”- bởi có thực mới vực được đạo. Mẹ Liễu đã trở lại bục giảng một cách nghiêm túc và say sưa như chưa hề làm cô giáo bao giờ! Người mẹ của Dương cũng đến ở với hai mẹ con Liễu và Dương và cái việc trang điểm cho người chết tưởng như đã có thể dứt bỏ vậy mà không ngày nào không có người tới mời bà "ra tay” cứu giúp, đến nỗi thu nhập của bà từ những xác chết kia là nguồn kinh phí chính cho cả năm người. Đúng là đã mang lấy nghiệp vào thân thì phải làm cho đến lúc chết! Tuy nhiên, người mẹ của Dương lại rất vui khi được tiếp tục làm việc. Nhiều lúc bà còn nói đùa: "Làm việc với Tử Thần mãi thành ra rất thân quen với họ, có thể xóa tên mình trong sổ Tử, trở thành trường sinh bất tử!”. Song bà lại muốn xóa tên cho hai đứa trẻ Dương và Liễu, để cho chúng bách niên giai lão, nhưng tìm mãi chưa thấy cuốn sổ đó đâu?

    Cái ngày cả nước tới trường thi rồi cuối cùng cũng tới. Xem tivi, xem báo thấy người ta chờ
đón như ngày Hội, nhưng Liễu thấy rất bình thản. Mẹ Liễu bảo đó là một tâm trạng rất tốt, nhất định Liễu sẽ đỗ cao. Và không hiểu sao, ai cũng nghĩ là Liễu sẽ thi vào Đại học Sư phạm để nối nghiệp cha mẹ, nên chẳng ai hỏi xem Liễu thi vào trường nào, đến khi công bố kết quả trúng tuyển vào Đại học Sư phạm, không thấy có tên Liễu, ai cũng cuống lên, tưởng Liễu trượt thì Liễu cười nói: "Mọi người hãy nhìn vào danh sách trúng tuyển Đại học TDTT thì rõ!”. Khi thấy Liễu đứng ở vị trí Á khoa, ai cũng thở phào đồng thời đều ngạc nhiên. Không đợi mọi người hỏi, Liễu nói ngay: "Con muốn làm thay đổi hình ảnh về người con gái: đó không phải là một liễu yếu đào tơ mà là một võ sĩ đệ nhất đẳng huyền đai!”. Có lẽ chỉ có Dương là người đầu tiên và duy nhất hiểu hết ý nguyện đó của Liễu!

*

    Ngày Liễu nhập trường cũng là ngày Liễu và Dương tổ chức lễ cưới. Có mấy điều mà chỉ Liễu và Dương mới hiểu hết tại sao họ lại quyết định cưới nhau ngay: 1/ Liễu là "gái đã có chồng”; 2/ Liễu và Dương không thể mất nhau lần nữa; 3/ Hai người sẽ còn phải đối mặt với những kiếp nạn mới, còn đáng sợ gấp bội!
    Quả nhiên, trước ngày cưới của Liễu và Dương đã xuất hiện những người lạ mặt đầy bí hiểm. Nếu có ai theo dõi vài câu nói của họ, vài hành động của họ thì sẽ hiểu ngay họ đang tiến hành một việc làm kinh thiên động địa: cho nổ tung cả đám cưới của Liễu và Dương! Nhưng, tất cả những người trong cuộc cũng như khách dự đều không hay biết!
    Giờ G được chọn là lúc cô dâu và chú rể xuất hiện ra chào tất cả mọi người! Lúc đó mọi người sẽ cùng hướng vào cô dâu và chú rể và cùng tan thành trăm mảnh! Song, ý định đó đã không thành do chính người chủ mưu đã tự hủy bỏ âm mưu! Người chủ mưu đó chính là bà chủ nhà hàng Bồng Lai! Khi mấy người thân tín hỏi tại sao bà lại tự rút lui thu quân, bà chủ Thiên Hà nói nhỏ: "Họ là một đôi Kim Đồng, Ngọc Nữ đứng bên cạnh Bồ Tát, sao ta lại dám mạo phạm!”…
 (hết)
Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét