Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net

Thứ sáu, ngày 06 tháng chín năm 2013

tìm đỗ ngọc thạch trên Google - trích: trên nguoibanduong.net








Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google - trích: truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net


  1. ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới

    newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html

    Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.

  2. ĐỖ NGỌC THẠCH - Hội Nhà văn TP HCM

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html

    NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH. Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970.

  3. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › Home › Nội dung website

    ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...

  4. Đỗ Ngọc Thạch - văn học & nghệ thuật

    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail...

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;. Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp ...

  5. Nhà Văn Và Lịch Sử - Đỗ Ngọc Thạch

    4phuong.net/ebook/48725087/nha-van-va-lich-su.html

    (Đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, Nhà xuất bản Văn Học, 2005). Có một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn chứ không phải ...
  6. Hình ảnh cho đỗ ngọc thạch

      - Báo cáo hình ảnh
    •  
    •  
    •  

  7. Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net › Truyện

    Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề gì đáng quan tâm ...


    Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net

    Published on 09/24,2012


    alt

    Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net



    altTin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
    alt

    1.ĐẢ LONG BÀO

    Chuyện xưa, có ông Vua nọ phạm tội phải bị đánh trăm gậy, Vua muốn làm gương cho thiên hạ, nói với Thừa tướng cứ theo phép nước mà làm. Thừa tướng không dám đánh vua, bèn nghĩ ra kế “Đả Long bào”, tức lấy Long bào của Vua ra sai lính đánh trăm gậy. Mọi người ai cũng khen Thừa tướng xử lý giỏi. Lần khác, Vua phạm vào tội đáng chém đầu, sai Thừa tướng cứ làm theo Luật pháp. Thừa tướng sai người làm một con Rồng bằng giấy bồi, sơn son thếp vàng đẹp hơn Rồng thật, rồi sai đao phủ chém đầu con Rồng đó, gọi là “Trảm thủ Rồng”. Ai cũng khen Thừa tướng tài giỏi, Vua thưởng cho tiền bạc, Lụa là không biết bao nhiêu mà kể.

    Xem chi tiết
    alt
    alt
    “Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…”, biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.

    Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
    Xem chi tiết
    alt
    alt
    1. Giáo đầu

    Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn, đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác… ngồi Thiền!

    Xem chi tiết
    alt
    1. Ngày…tháng …năm

    Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?
    Xem chi tiết
    alt
    alt
    I. TUỒNG VÀ CHÈO 

    1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
    Xem chi tiết
    alt
    alt
    Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN

    Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.

    Xem chi tiết
    alt
    alt
    Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó.
    Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết
    alt
    Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết
    alt
    alt
    BẠN HỌC LỚP BỐN 

    1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
    Xem chi tiết
    alt
    CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT

    1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Xem chi tiết
    alt Chuyển đến trang 123  [sau]

    altTin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
    alt
    alt
    Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
    Mà như đứng giữa năm cửa ô
    Giữa góc phố, con đường bóng đổ
    Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

    (Thay lời Đề từ cho chùm thơ về Hà Nội)



    Xem chi tiết
    alt
    alt
    1. Ngày…tháng…năm…19…

    Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> Xem chi tiết
    alt
    alt
    1.
    Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!

    Xem chi tiết
    alt
    1. Chuyện của cô Đào

    Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi A1 ác liệt, anh chiến sĩ Lê Văn Binh chưa tới hai mươi tuổi, bị một viên đạn của quân địch đục một lỗ ở trán rồi chui vào đầu từ lúc nào không hay biết, khiến anh bất tỉnh. Những chiến sĩ cứu thương đưa anh về tuyến sau, nghĩ là anh đã chết, liền đưa anh tới một nhà dân nhờ mai táng. Nhưng đúng lúc gia chủ đào huyệt cho anh thì anh tỉnh lại…
    Xem chi tiết
    alt
    alt
    Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi đã gặp em…
    Xem chi tiết
    alt
    alt
    Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z. Từ khi về “làm việc” ở Viện Văn học, tôi đọc báo nhiều hơn và cũng tích cực viết báo hơn bởi đã có ý thức hơn về nhuận bút, một khoản thu nhập không nhỏ đối với đồng lương “khổ hạnh” của đời “ăn lương” Nhà nước, mặc dù nhuận bút cũng “mỏng manh” như tờ giấy báo mà thôi
    Xem chi tiết
    alt
    Xuân Đào cắt thịt

    Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà nghèo, mẹ già lại ốm đau mà không có tiền mua thịt cho mẹ ăn, liền cắt thịt trên cánh tay nấu cháo cho mẹ ăn.

    Xem chi tiết
    alt
    1. Pha trộn thể loại

    Có một nhà văn chuyên viết văn xuôi và một nhà thơ chuyên viết thơ tự do, cùng nhau đi thực tế cơ sở ở một làng quê vùng sâu vùng xa. Cảnh vật ở đây sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Nhưng con người ở đây thì thưa vắng như lá mùa thu, hai nhà văn-thơ kia tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có một cô thôn nữ tạm “sạch nước cản” có thể làm “chất xúc tác” cho cảm hứng sáng tạo, tức làm người tình trong quá trình “thai nghén” tác phẩm, tức cả nhà văn và nhà thơ cùng sở hữu chung một người tình.
    Xem chi tiết
    alt
    BA LẦN THOÁT HIỂM
    Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay (năm 2011) là đã chẵn 50 năm. Số bạn học cùng tôi ở lớp Năm hồi đó, suốt 50 năm qua tôi chưa hề gặp lại người nào. Những tưởng đó chỉ còn là ký ức xa mờ thì thật diệu kỳ, trong dịp lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 vừa rồi, tôi đã bất ngờ gặp lại không chỉ một mà tới ba người bạn học cùng lớp Năm từ hồi năm 1961 đó. Có cuộc hội ngộ không tiền khoáng hậu này bởi mấy người bạn học của tôi đã đứng ra tổ chức một buổi họp lớp “Bạn học thời cởi truồng”. Xem chi tiết
    alt
    alt
    Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988). Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể xem như tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất cho đến thời điểm này. Tuyển tập thơ sẽ đem lại cho độc giả hình dung khá toàn diện về hành trình thơ Lưu Quang Vũ, nơi mỗi chặng đường đều in dấu những suy nghĩ, xúc cảm sâu đậm của tác giả và ghi dấu nhiều biến động của lịch sử, xã hội trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.
    Xem chi tiết
    alt Chuyển đến trang [trước]  123  [sau]

    altTin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
    alt
    alt
    Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hôn. Xem chi tiết
    alt Chuyển đến trang [trước]  123

    nguồn: nguoibanduong.net


    Giá một cái hôn - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
    [12.10.2010 00:00]
    Xem hình
    Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hôn.

    GIÁ MỘT  CÁI  HÔN

     
    Hôn nhau là biểu hiện của tình yêu. Ông Kha biết như vậy. Thế mà cuộc đời ông đã sáu mươi nhăm tuổi rồi ông chưa hề hôn ai, ngay cả đối  với vợ, người đàn bà gắn bó với ông suốt đời và ông yêu thương hơn ai hết. Vậy mà bây giờ, cái hôn ấy  bỗng “từ trên trời rơi xuống” trúng ông, nó làm cho cuộc đời ông như có bão tố, nó làm ông buồn  khổ vô cùng !...Ông đi lang  thang trong thành phố đã vào đêm vắng, đi mãi như người mộng du. Chốc chốc, từng quãng thời gian của quá khứ lại hiện về rõ mồn một …

    ***
    Ông  Kha thuộc dòng dõi lực điền chất phác. Ở làng ông, khi nói về gia đình ông, người ta đều hình dung hình ảnh những người thợ cày khỏe mạnh, hiền lành và tốt bụng. Riêng về chuyện “nam nữ”, dòng họ nhà ông nổi tiếng “lành như bụt”. Suốt cuộc đời ông cho đến lúc ấy, ông Kha không bao giờ đứng nói chuyện riêng với một người khác giới ở chỗ vắng, nhất là đêm hôm tối trời. Ông lấy vợ là do người ta mai mối, cha mẹ định liệu. Cho đến lúc cưới vợ, ông chưa hề đứng nói chuyện riêng với cô dâu tương lai chứ đừng nói đến chuyện cầm tay nhau rồi hôn nhau! Đêm tân hôn, ông “nhát” đến nỗi không dám nằm sát vào vợ. Mỗi khi có cảm giác vợ đụng vào người mình, ông lại xịch ra mép giường đến nỗi ngã xuống đất lúc nào không hay!

    Sau này, có con rồi ông cũng không bao giờ hôn vợ, ông thấy nó thế nào ấy! Nhiều lúc ông cứ nghĩ lẩn thẩn:”Tại sao người ta lại thích hôn nhau nhỉ? Mất vệ sinh quá! Nghe nói người ta còn hôn cả “cái ấy” của nhau nữa, thật là kinh khủng!”. Ông Kha có thói quen giữ sạch răng miệng từ bé: xúc miệng nước muối, đánh răng thường xuyên ngày ba lần sau bữa ăn. Vì thế, hàm răng ông cho đến bây giờ vẫn trắng bóc và đều tăm tắp!

    Lấy vợ được gần một năm thì ông đi bộ đội, lăn lộn hết chiến trường này đến chiến trường khác, hết thời đánh Pháp qua thời đánh Mỹ. Hơn bốn mươi năm chiến đấu, ông trở về với quân hàm đại tá và cái ba lô gọn gàng như ngày nhập ngũ. Vợ ông đã già, con cái đã lớn và đều đi làm ăn ở xa cả, vì quê ông làm nông nghiệp quần quật quanh năm mà vẫn không đủ ăn. Hai vợ chồng già ở với nhau được gần một năm thì số tiền ông nhận được lúc giải ngũ cũng vừa hết. Hai vợ chồng ông bàn tính nát nước mà chưa ra kế sách gì để sống nốt quãng đời còn lại thì ông Kha nhận được thư của ông Khái, người bạn đời lính rất thân thiết của ông, mời vợ chồng ông ra thành phố làm việc  trong cơ sở sản xuất đồ nhôm của ông Khái. Vợ chồng ông Kha đi liền.
     
    Cơ sở sản xuất đồ nhôm gia dụng của ông Khái hoạt động đã được ba năm, đặt địa điểm ở một khu đất khá rộng vùng ngoại vi  thành  phố. Lực lượng sản xuất chủ yếu là anh em thương binh, bộ đội giải ngũ, làm ăn nghiêm chỉnh và chịu khó nên có uy tín với khách hàng và nhanh chóng  phát  triển, thu nhập cao. Ông Khái giao cho ông  Kha chức “Phó” chuyên trách công việc “đối nội” ở xưởng, còn ông Khái  phải lo đi  “đối ngoại”, thăm dò thị trường, ký kết  những hợp đồng mới với  các tỉnh lân cận. Vợ ông Kha thì lo cơm nước cho anh em thợ bữa trưa. Lương của hai vợ chồng tương đương với một giám đốc công ty hạng trung, cũng dư sống, còn có thể chi viện cho con cháu lúc khó khăn. Chỗ ở của vợ chồng ông là một căn phòng giản dị nhưng đầy đủ tiện nghi ở một góc trong cơ sở sản xuất. Nói chung, cuộc sống của vợ chồng ông Kha đã đi vào ổn định, đàng hoàng. Ông Kha chấp nhận cuộc sống như vậy và ông nghĩ sẽ gắn bó với cái cơ sở sản xuất nhôm này cho đến lúc sang thế giới  bên  kia. Hai năm trôi qua êm đẹp. Vợ chồng béo khỏe hẳn ra, nhất là vợ ông càng già càng đẹp lão: cơ thể gọn gàng, cân đối, mặc đồ đẹp vào, nhìn từ xa có người tưởng lầm là người mẫu thời trang !...


     Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch
    Những lúc rảnh rỗi ngồi xem ti-vi với nhau, một lần, chợt  bà Kha nói:
    - Này ông Kha! Trên ti-vi, người ta hôn nhau nhiều  thế! Vậy mà ông chưa bao giờ hôn tôi cả!
    - Bà này, già rồi mà còn nói vớ vẩn! Bà làm sao thế?
    - Tôi  chẳng làm sao cả!  nhưng mà…
    -  Nhưng mà sao?
    - Nhưng mà tôi nghe nói người ta yêu nhau là phải hôn nhau! Mà ông thì chưa bao giờ hôn tôi! Hay ông không yêu tôi!
    - Tôi  không yêu bà? Không yêu bà mà vợ chồng hòa thuận sống với nhau đến tận bây giờ? Bà cứ nói linh tinh. Người ta cười cho đấy!
    - Cười hở mười cái răng! Người  ta cười mặc kệ người ta! Tôi cứ thắc mắc tại sao ông không bao giờ hôn tôi?

    Vợ chồng lấy nhau đã hơn bốn mươi năm, tiếng là như vậy mà sống với nhau được bao nhiêu đâu! Ông đi biền biệt, vậy mà mỗi khi về phép, ông cứ nhìn tôi dửng dưng như không!...
    - Thế bà muốn tôi phải thế nào? Về là ôm chầm lấy bà mà hôn như trên ti-vi à? Tôi không quen thế! Thôi, đừng nói chuyện vớ vẩn ấy nữa!
    - Vớ vẩn cái gì? Ông vô tâm lắm!  Tôi  khổ với ông lắm!
    - Khổ cái gì? Bà điên rồi! Thôi, tôi không nói chuyện với  bà nữa!

     Nói rồi ông Kha đứng dậy, bỏ đi. Nhưng bà Kha đã ôm mặt khóc hu hu, khiến ông lúng túng không biết làm thế nào! Ông  Kha đi lại gần bà, nói:
    - Thế bây giờ tôi hôn bà nhé ?
    - Ông cút đi! – Bà  Kha vừa nói vừa đẩy ông  ra – Tôi ghét ông lắm! Ông cút đi!
    Ông Kha thấy vậy liền đi ra ngoài. Bà Kha bật khóc nức nở, thổn thức! Ông Kha đi lại bồn chồn ngoài sân, không biết làm thế nào! Giá như có ai đó mách cho ông  rằng: “Ông hãy vào an ủi âu yếm bà ấy đi! Ông hãy hôn bà ấy đi! Bà ấy rất cần ông chứ không phải đuổi ông đi đâu !”…

     Ở đời không ai biết được chữ “ngờ”. Câu ấy lúc nào cũng đúng, ở mọi lĩnh vực. Cơ sở sản xuất nhôm gia dụng của ông  Khái đang ăn nên làm ra như thế, những tưởng sẽ phát triển thành một công ty tư nhân lớn, ai ngờ lại bê bết và có nguy cơ sập tiệm! Mà nguyên nhân của nó lại rất vớ vẩn! Đầu đuôi như sau :

    Cậu  Khải, con ông Khái, một cánh tay đắc lực của bố và sẽ kế nghiệp bố đưa cái cơ sở nhôm này lên tới đỉnh cao. Còn trẻ, nhưng cậu Khải đã có dấp dáng của một ông chủ cỡ bự. Chính vì vậy, cậu Khải cũng muốn như một số ông chủ khác: phải lấy vợ đẹp, cỡ hoa hậu! Và cậu đã lén bố tài trợ cho cuộc thi “Hoa hậu Đồng quê” - ứng cử dự thi phải là thôn nữ đồng quê trăm phần trăm. Với số tiền tài trợ lớn, cậu có chân trong ban giám khảo, tất nhiên! Có chân trong Ban giám khảo, cậu làm quen và trở thành người tình của Hoa hậu, đương nhiên! Đúng  ngày  cưới của cậu Khải với Hoa hậu đồng quê thì xảy ra việc động trời: Hoa hậu đồng quê, cô dâu chẳng  thấy  ra mắt  khách  khứa của đám cưới  mà đã ẵm gọn  toàn  bộ số tiền trong két của cơ sở sản xuất nhôm lặn mất  tiêu! Nhận được tin này, cậu  Khải – chú rể hụt, còn chưa  hết  bâng khuâng bởi cái hôn hụt hơi với Hoa hậu đồng quê ngày hôm trước, cho nên chưa kịp rụng rời chân tay thì lại được thông báo tiếp:  Cái cô nàng đã đoạt vương miện Hoa hậu đồng quê ấy chẳng  phải  là thôn nữ gì cả mà là “tiếp viên” của một  khách  sạn  Mi-ni chuyên phục vụ nước ngoài đã năm năm nay và có tên trong danh sách mật của Ủy  ban  phòng chống  Si-đa! Nghe đến đây thì cậu Khải, chú rể hụt, ông chủ tương lai không chịu nổi sức công phá dữ dội của tấn bi hài kịch đã  phát  điên, đập phá la hét ầm ĩ, kiến ông Khái phải cắn răng đến bật máu mà đưa cậu vào bệnh viện.
     
     Sau sự cố đó khoảng một tuần, ông Khái tuyên bố giải thể cơ sở sản xuất nhôm, thanh lý toàn bộ tài sản còn lại. Ông Khái để lại căn nhà cho vợ chồng ông Kha ở còn mình đưa vợ con lên vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng) sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm – cái nghề từ xa xưa dòng họ nhà ông đã làm nên cơ nghiệp không nhỏ. Trước khi đi Bảo Lộc, ông Khái nói với ông Kha: “Có người bảo mệnh tôi khắc kim, đụng vào cái anh sắp thép thế nào cũng mắc nạn, quả không sai. Nay tôi lên trước, công việc làm ăn mà khấm  khá thì sẽ đón vợ chồng ông lên, ở với  nhau  cho vui lúc tuổi già này. Trước mắt, với số vốn tạm đủ  mà vợ chồng ông có, ông nên mở quán nước sống tạm!...”. Hai người bịn rịn chia tay nhau, tình cảnh thật xúc động!...
    * * *
    Nghĩ ngợi nhiều về chuyện tan vỡ của cơ sở nhôm, bà Kha sinh bệnh, suốt ngày nằm bệt ở nhà. Quán nước chưa mở đã dẹp, tiền thuốc thang cho  bà  Kha quá tốn kém, số tiền dành dụm được đã gần cạn. May mà ông Kha gặp lại một cậu lính  cùng đơn vị cũ, hiện đang làm đội trưởng bảo vệ cho một khách sạn lớn, xin cho ông làm một chân trong đội bảo vệ, công việc cũng không vất vả gì, lương cũng khá. Ngày ngày, ông Kha đi làm, tối về lại thuốc thang chăm sóc vợ. Khi ông Kha hết sạch tiền thì cũng tới ngày nhận lương. Ông nghĩ thầm trong bụng rằng trời cũng còn thương vợ chồng ông .

    Hôm ấy trên đường từ khách sạn về nhà, ông đã gặp một chuyện bất ngờ :
    Lúc ấy, trời đã sập tối. Đi tới một quãng phố vắng, ông bỗng nghe có tiếng gọi từ một gốc cây ven đường :
    -  Bố !...Bố Kha !
    Chiếc xe đạp mi – ni  của ông Kha chưa kịp dừng lại thì từ gốc cây, một cô gái chạy ra, giữ lấy ghi-đông và nói rối rít :
    -  Bố Kha ! Bố đi đâu đấy ? Bố có nhớ con không ?
    - Tình đấy à ? Cháu làm gì ở đây thế ?
    - Bố ơi, từ ngày cơ sở nhôm giải thể, con chẳng kiếm được việc làm ở đâu cả! Con phải ra đây…(khóc)
    -  Cháu làm gì ở đây? Sao lại  khóc?
    -  Con phải ra đây đi khách ! Khổ lắm bố ơi, có hôm chẳng được đồng nào!
    -  Đi khách là gì ?
    -  Dạ, đi  khách là làm tình với người ta ấy! (khóc)
    -  Trời đất! Thế cháu làm gái điếm à? Sao lại thế?
    - Dạ…con khổ lắm bố ơi! Tiền nhà không đủ nạp, chủ nhà đòi đuổi ra đấy! Mà con còn mẹ già, em nhỏ ở nhà quê nữa, khổ lắm! Bố thương con đi, con sẽ đội ơn bố suốt đời! (khóc)
    - Thôi đừng khóc nữa! Bố mới lĩnh lương bảo vệ đây, được bốn trăm ngàn, bố cho con một nửa! Con về quê với mẹ mà làm ruộng, đừng ở đây nữa!...
       
    Ông Kha móc túi túi lấy ra gói tiền, đưa cho cô gái một nửa rồi định đạp xe đi. Nhưng cô gái cứ nắm chặt lấy tay ông, khiến ông phải đứng xuống hè đường. Cô gái dắt xe dựa vào gốc cây đoạn kéo ông  vào khuất  phía trong, ôm ghì lấy ông. Cô gái làm nhanh quá, khiến ông Kha không kịp phản ứng gì, đến khi thấy cô gái ôm ghì lấy mình  thì hoảng  sợ, đẩy cô gái ra, nói:
    -  Cháu làm gì thế, Tình?
    - Bố! Con cám ơn bố! Nhưng con đâu lấy tiền không của bố! Bố tốt với con thì con lại càng thương bố!
      
    Cô gái vừa nói vừa riết lấy cơ thể ông Kha, rồi cặp môi mọng nước, nóng hổi của cô gắn chặt vào mồm ông khiến ông bủn rủn cả chân tay…
    Đến khi ông Kha bình tâm trở lại thì ông không thấy cái cô bé Tình ấy đâu nữa! Cả cái xe mi-ni của ông cũng không còn dựa ở gốc cây nữa! Ông giật mình bừng tỉnh, vội đưa tay vào túi quần sau. Ông run lên bần bật! Trời ơi, gói tiền còn hai trăm ngàn đồng của ông đã biến mất! Ông bỗng thấy miệng đắng ngắt rồi chợt như nhớ đến cái hôn của cô gái Tình, ông hét lên một câu gì đó rồi nôn  thốc nôn tháo…
    ***
    Cuộc sống của ông Kha và bà vợ đang bệnh sẽ rất bi đát nếu như không có sự xuất hiện rất đúng lúc của ông Khái. Ông Khái lên Bảo Lộc đúng như câu thành ngữ “Hổ về rừng”, cơ sở sản xuất chè “Thiên Lộc” của ông phát triển không ngờ, ông chuẩn bị thành lập Công ty TNHH Thiên Lộc thì nhớ đến người bạn già thật thà tốt bụng là ông Kha và đích thân về thành phố đón bạn. Cuộc hội ngộ thật xúc động và tràn ngập niềm vui…Đúng là ở hiền gặp lành! Lúc ngồi trên xe đi Bảo Lộc rồi, ông vẫn không quên được “cái hôn quái quỷ” của cô gái tên Tình, và ông có cảm giác như buồn nôn! Ông Khái thấy vậy thì nói:”Này, ông đã từng là Tư lệnh phó Lữ đoàn tăng thiết giáp mà mới ngồi lên xe đã buồn nôn là cớ làm sao?”. “Cớ làm sao ư? – ông Kha nghĩ thầm – Ông Khái sẽ không bao giờ hiểu được đâu! Đó là cái  “Gót chân A-sin” của tôi đấy! Đến chết tôi sẽ không hôn bất cứ ai và sẽ không bao giờ có ai hôn được tôi!...”.
    TP.HCM, l989-2009
    Đ.N.Th
    (Theo phongdiep.net)
    Tin liên quan:
    “Đả Long bào - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (17.09.2012 20:29)
    Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58)
    Thượng Kinh ký sự (Hay là Ba lần tới Thủ đô) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (21.05.2012 20:02)
    Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (16.05.2012 21:08)
    Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    nguồn: nguoibanduong.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét