Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

tim đỗ ngọc thạch trên Google - trích:



 ĐỖ NGỌC THẠCH




tìm đỗ ngọc thạch trên Google - trích: Bát Tiên (1)


  1. Đỗ Ngọc Thạch - Vandanviet.net - Dien Dan Van Hoc Viet Nam

    vandanvn.net › Bản tin › Tác giả

    11-08-2012 - Đỗ Ngọc Thạch - Detail - Bản tin - http://vandanvn.net/vi/news/Tac-gia/Do-Ngoc-Thach-74/

  2. ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới

    newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html

    Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.

  3. ĐỖ NGỌC THẠCH - Hội Nhà văn TP HCM

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html

    NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH. Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970.
  4. Hình ảnh cho đỗ ngọc thạch

     - Báo cáo hình ảnh

  5. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › Home › Nội dung website

    ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...

  6. Đỗ Ngọc Thạch - văn học & nghệ thuật

    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail...

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;. Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp ...

  7. Nhà Văn Và Lịch Sử - Đỗ Ngọc Thạch - Nhà Văn Và Lịch Sử ...

    4phuong.net/ebook/48725087/nha-van-va-lich-su.html

    (Đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, Nhà xuất bản Văn Học, 2005). Có một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn chứ không phải ...

  8. Đỗ Ngọc Thạch - trieuxuan.info

    www.trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495

    Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...
  9. Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html

    Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề gì đáng quan tâm ...

    Trích: 

    Bát Tiên (1) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

    Bát Tiên (1) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc ThạchBa Vì là một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 hec-ta thuộc địa phận ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội khoảng 60 ki-lô-mét.
     Trên Ba Vì có  nhiều ngọn núi, nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281 mét, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản).
    Ở chân núi phía Tây của dãy Ba Vì có dòng sông Đà, phía Đông có hồ Suối Hai dài 7 ki-lô-mét, rộng 4 ki-lô-mét với 14 đảo lớn nhỏ, là những ngọn đồi nhô lên mặt nước.
    Trên dãy Ba Vì còn có nhiều cánh rừng nguyên sinh. Hệ sinh thái động thực vật của Ba Vì rất đa dạng. Vuờn Quốc gia Ba Vì là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của Ba Vì.
    Những năm chiến tranh chống Mỹ, tôi đã có thời gian đóng quân ở huyện Ba Vì khá lâu và đã lên núi Tản Viên du ngoạn tới ba lần. Ở đền Thượng, tôi đã gặp một người có diện mạo và hình dáng rất giống với vị Tiên có tên là Lý Thiết Quài trong Bát Tiên.
    **
    Trong Bát Tiên (*) thì Lý Thiết Quài là vị Tiên đắc đạo đầu tiên và sau đó có công giúp các vị kia thoát tục thành Tiên. Vì thế, người ta còn nói Lý Thiết Quài là vị Tiên đứng đầu bảng của Bát Tiên.
    Lý Thiết Quài: họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương, nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tính khí ngay thẳng, trong sạch, học rộng biết nhiều, không theo đuổi công danh mà muốn đi tu Tiên. Biết được Lý Lão Tử đang dạy Ðạo trên núi Họa Sơn, Lý Ngưng Dương liền tìm đến đó để xin học Ðạo.
    Ði dọc đường, Ông ngâm thơ rằng:
    Tâm tánh con người có thấp cao,
    Khen lò Tạo Hóa đúc anh hào.
    Làm trai biết thấu vòng vinh nhục,
    Ðặng chữ thanh nhàn khỏi chữ lao.
    Khi đến núi Họa sơn thì Trời đã tối. Lý Ngưng Dương tự nhủ: Mình là đệ tử đi cầu thầy học Ðạo, lẽ nào ban đêm dám gõ cửa. Chi bằng ngủ đỡ trên bàn thạch trước cửa động, chờ Trời sáng sẽ xin vào ra mắt.
    Ở trong động, Ðức Lão Tử đang đàm đạo với Huyễn Khưu Chân Nhân, chợt có cơn gió thanh, Ðức Lão Tử hỏi:
    - Ông có biết gió ấy là điềm gì không?
    - Chắc có người gần thành Tiên đi tới.
    - Ta đã rõ Lý  Ngưng Dương gần thành Tiên và là Tiên đứng đầu sổ hết thảy.
    Nói rồi, Ðức Lão Tử truyền Tiên đồng ra mở cửa động mà đón. Tiên đồng ra, thấy một Ðạo sĩ đang đứng trước động, liền hỏi:
    - Có phải Lý Ngưng Dương đó không?
    - Sao Tiên đồng lại biết tên tôi?
    - Tôi vâng lệnh Lão Quân ra cửa đón anh.
    Lý Ngưng Dương vô cùng mừng rỡ, chắc là mình có phước lớn nên mới được Lão Quân biết đến, liền đi theo Tiên đồng vào ra mắt, thấy Lão Quân có hào quang sáng lòa, dung nhan tươi nhuận, râu tóc bạc phơ, và Huyễn Khưu Chân Nhân cũng vậy.
    Lý liền quì lạy ra mắt Lão Quân và Huyễn Khưu. Hai vị đáp lễ rồi mời ngồi. Lý Ngưng Dương quì thưa rằng: Ðệ tử tầm sư học Ðạo, lẽ nào dám ngồi. Xin Thầy dạy bảo.
    Lão Tử bảo: Ngươi ngồi xuống rồi ta nói cho nghe:
    Học Ðạo cho minh,
    Lẳng lặng làm thinh,
    Ðừng lo đừng ráng,
    Cho tịnh cho thanh,
    Chẳng nên nhọc sức,
    Chớ khá tổn tinh,
    Giữ đặng tánh tình,
    Là thuốc trường sanh.
    Lý Ngưng Dương mừng rỡ lạy tạ Lão Quân.
    Huyễn Khưu nói: Ngươi có tên trong Sổ Tiên, đứng đầu hết thảy. Về tu như vậy thì thành.
    Nói rồi truyền Tiên đồng đưa Lý Ngưng Dương ra khỏi động, xuống núi. Lý Ngưng Dương lạy tạ rồi theo Tiên đồng rời khỏi động, trở về quê, lên núi cất nhà bên động đá, tu theo lời Ðức Lão Tử dạy, cứ tu luyện hoài như vậy. Chẳng bao lâu cảm thấy nhẹ mình, bước đi như gió.
    Một người dân quê tên là Dương Tử lên núi thấy vậy cũng phát tâm mộ đạo, xin Lý Ngưng Dương thâu làm đệ tử, ở lại tu hành.
    Ngày kia, Lý Ngưng Dương thấy hào quang chiếu vào cửa sổ, thì biết có Thần Tiên giáng hạ, rồi mau sửa soạn lên núi đón tiếp. Chợt nghe tiếng hạc, ngó lên thấy Ðức Lão Tử và Huyễn Khưu Chân Nhân cưỡi hạc đáp xuống.
    Lý Ngưng Dương lạy chào mừng rỡ.
    Ðức Lão Tử nói:
    - Bữa nay tinh thần hơn trước. Ta nhắm ngươi xuất hồn đặng. Vậy 10 ngày nữa, ngươi xuất hồn đi du ngoạn với ta.
    Nói rồi liền từ giã, và hai vị cỡi hạc bay trở về núi.
    Cách 9 ngày sau, Lý  Ngưng Dương kêu học trò là Dương Tử đến dặn rằng: Thầy sẽ xuất hồn đi thiếp bảy ngày ngươi phải gìn giữ xác ta cẩn thận. Nếu sau bảy ngày mà ta không trở về thì hãy thiêu xác.
    Dặn dò xong, Lý Ngưng Dương nằm thiếp xuất hồn đi.
    Khi Dương Tử giữ xác thầy được 6 ngày thì người nhà đến báo tin rằng: Mẹ anh bệnh nặng, đang hấp hối, trông anh mau về cho mẹ thấy mặt mà tắt hơi. Dương Tử khóc lớn than rằng: Thầy đi thiếp chưa về, nếu ta đi, lấy ai giữ xác thầy, bằng không đi thì làm sao thấy mặt mẹ, ôi khổ biết chừng nào!
    Người nhà liền hỏi rõ Dương Tử về sự đi thiếp của thầy, rồi nói: "Xác người chết đã 6 ngày, ngũ tạng thảy đều hư hết, lẽ nào sống lại bao giờ. Vả lại, thầy có dặn 7 ngày thì thiêu xác, chắc thầy đã thành Tiên. Nay 6 ngày mà thiêu xác thầy cũng không lỗi. Mau thiêu xác thầy rồi về gặp mặt mẹ."
    Dương Tử túng thế cũng phải nghe lời, liền đặt nhang đèn, hoa quả tế thầy, rồi thiêu xác. Vừa khóc vừa đọc bài kệ sau đây:
    Mẹ bệnh ngặt hầu kề, Thầy đi thiếp chưa về,
    Mẫu thân tình một thuở, Sư phụ nghĩa nhiều bề,
    Vẹn thảo nên quyền biến, Lỗi nghì luống ủ ê,
    Hồn linh xin chứng chiếu, Khoái lạc chốn non huê.
    Thiêu xác thầy xong, Dương Tử liền chạy ngay về nhà, nhưng vừa đến cửa nhà thì mẹ đã tắt thở! Dương Tử đau đớn tột cùng, ôm quan tài mẹ khóc ngất...
    Lại nói chuyện Lý Ngưng Dương, hồn xuất về chầu Ðức Lão Tử, được thầy dẫn đi du ngoạn khắp nơi, đến núi Bồng Lai, gặp các Thánh Tiên, ra mắt đủ mặt, đến bảy ngày thì xin về. Ðức Lão Tử cười nói rằng: Hãy nghe bài kệ này thì rõ:
    Tịch cốc ăn lúa mì, Ðường quen xe phơi phới,
    Muốn tìm cốt cách xưa, Lại gặp mặt mày mới.
    Lý Ngưng Dương nghe bài kệ của thầy thì ghi nhớ chứ chưa hiểu ngụ ý gì, nhưng cũng lạy thầy từ tạ ra về. Khi hồn về tới nhà thì không thấy xác, không thấy học trò, coi lại thì xác đã ra tro bụi.
    Lý Ngưng Dương rất giận học trò Dương Tử đã không làm đúng lời dặn. Hồn bay la đà xuống chân núi, gặp một xác người ăn mày nằm dựa bên đường, kế bên cây gậy, có một chân cùi.
    Lý Ngưng Dương nghĩ lại bài kệ của Đức Lão Tử “…muốn tìm cốt cách xưa, Lại gặp mặt mày mới” , chợt hiểu, biết phận mình phải vậy chớ không nên oán trách học trò, liền nhập hồn vào xác ăn mày, rồi ngậm nước phun vào gậy tre hóa ra gậy sắt. Bởi vậy, người đời không biết họ tên ông ăn mày này, thấy cầm cây gậy sắt, nên gọi là Ông Thiết Quài.
    Sở dĩ  Ðức Lão Tử không cho hồn Lý Ngưng Dương về kịp trước khi học trò thiêu xác là vì Ðức Lão Tử muốn Lý Ngưng Dương bỏ xác phàm cho tuyệt sự hồng trần mà về luôn nơi Tiên cảnh, còn xác ăn mày là mượn tạm để tu, chớ muốn biến hóa thế nào cũng được.
    Thiết Quài bấm độn biết rõ các việc đã xảy ra với đứa học trò mình là Dương Tử. Thiết Quài liền đem linh dược đến cứu mẹ Dương Tử, kẻo đứa học trò ân hận cả đời tội nghiệp. Ðến nơi thấy Dương Tử đang ôm quan tài mẹ khóc ngất, rồi rút gươm ra định tự vận. Thiết Quài kịp đến ngăn lại và nói:
    - Ngươi có lòng thành nên Trời khiến ta đến đây đem linh dược cứu mẹ ngươi. Vậy ngươi mau mở nắp quan tài ra, cạy miệng mẹ ngươi ra mà đổ thuốc.
    Nói rồi lấy ra một viên thuốc đưa cho Dương Tử. Dương Tử làm y lời, giây lát, bà mẹ ngồi dậy bước ra khỏi quan tài, xem có vẻ mạnh khỏe hơn trước. Cả nhà vô cùng mừng rỡ. Dương Tử quì lạy Thiết Quài, thưa rằng:
    - Cảm tạ Tiên ông, xin Tiên ông cho biết danh hiệu.
    - Ta đây là Lý  Ngưng Dương, là thầy của ngươi. Bởi ngươi thiêu xác ta nên hồn ta phải nhập vào xác ăn mày. Biết rõ việc làm của ngươi, nên ta không chấp, lại đến cứu mẹ ngươi để ngươi làm tròn chữ hiếu. Ta tặng thêm cho ngươi một viên thuốc nữa để ngươi uống vào sống lâu nuôi mẹ. Thầy trò sẽ còn gặp lại.
    Dương Tử cúi đầu lạy tạ thầy, chưa kịp hỏi thăm thì Thiết Quài đã biến mất.
    Thiết Quài biến hóa về núi Họa sơn, hầu thầy. Ðức Lão Tử cười nói:
    - Vậy mới chắc thành Tiên, không lo trở lại trần thế.
    Nói rồi truyền dọn tiệc ăn mừng Thiết Quài.
    **
    Khoảng gần chục năm sau, tôi được phân công về dạy ở một trường Dự bị Đại học cũng gần Núi Tản sông Đà. Chiều chiều, nhìn về núi Tản Viên  lại nhớ đến người có diện mạo và hình dạng rất giống với vị Tiên Lý Thiết Quài trong Bát Tiên. Không biết bây giờ ông ta đã đắc đạo thành Tiên hay chưa? Không kìm được sự tò mò, một buổi sáng chủ nhật mát trời, mây trắng từ đâu kéo về lớp lớp tạo thành cái dù lớn trên không, tôi và hai học trò thân tín cùng đi bộ tới núi Tản Viên. Nhìn thì cứ như là ở trước mặt nhưng đi hoài chưa thấy tới chân núi. Tuy nhiên, có đi là có tới, cuối cùng thì thầy trò chúng tôi cũng tới được chân núi Tản Viên, chỉ vào khoảng hai, ba giờ chiều.
    Tôi tìm một phiến đá ngồi nghỉ mệt, còn hai cậu học trò thì như là chưa hề thấy mỏi mệt, cứ đi tới đi lui quanh chân núi. Bỗng một cậu học trò hớt hải chạy tới bên tôi, nói: “Lý Thiết Quài đã chết!”. Tôi vội chạy theo cậu học trò khoảng hai chục mét thì giật mình khi thấy đúng là cái người có diện mạo và hình dạng rất giống với vị Tiên có tên Lý Thiết Quài đã chết bên một gốc cây lớn, mặt thì hướng lên trời và mắt như đang nhìn về nơi Bồng Lai tiên cảnh, mặc cho mấy con kiến vàng đã gọi đàn đến khá đông và đang mải mê đục khoét!
     
    Sài Gòn, tháng 7-2010
    Đỗ Ngọc Thạch

    -----

    (*) Bát Tiên: Bát tiên là Tám vị Tiên: Lý Thiết Quài, Hán Chung Ly, Lã Động Tân, Trương Quả Lão, Lam Thái Hoà, Tào Quốc Cữu, Hà Tiên Cô, Hàn Tương Tử..
    Bát Tiên là một nhóm Tiên trong Thần thoại Trung Hoa. Phần lớn họ được cho là sinh ra vào thời nhà Đường hay Nhà Tống. Người ta cho rằng họ sống ở Tiên đảo Bồng Lai.

    (**) Bồng Lai: Núi Bồng Lai hay tiên đảo Bồng Lai: là một vùng đất truyền thuyết trong thần thoại Trung Quốc.
    Theo Sơn Hải kinh, núi Bồng Lai nằm trên một hòn đảo ở rìa phía đông của Bột Hải, cùng với 4 đảo khác trên đó các vị tiên sống, gọi là Phương Trượng , Doanh Châu , Đại Dư và Viên Kiều .
    Mặc dù thành phố Bồng Lai nằm ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng việc thành phố này có phải là nơi trên thực tế được miêu tả trong các truyền thuyết hay không vẫn là điều chưa rõ. Tuy nhiên, thành phố này vẫn tự hào vì truyền thuyết này và tuyên bố rằng một khu vực có cảnh quan đẹp trong thành phố này chính là điểm đến của Bát Tiên.

    Một thuyết khác do Nghĩa Sở thời Hậu Chu đưa ra đã coi hòn đảo truyền thuyết này là Nhật Bản, trong đó núi Bồng Lai chính là núi Phú Sĩ.
    Đỗ Ngọc Thạch 
    Nguồn: vannghechunhat.net
    Bát Tiên (1) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
    Bát Tiên quá hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét