Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Đường Văn:: |
|
Nhà
côn trùng học nọ vốn là bạn học với bác sĩ sản khoa kia, vừa gặp bạn đã
chộp lấy nói một tràng như bắn tiểu liên AK: "Thời gian qua, do các
điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết và môi trường, loại kiến ba
khoang đuôi nhọn đã phát triển, xuất hiện tại một số địa phương trên cả
nước như khu chung cư, cư xá, ký túc xá, tái định cư, nhà ở tập thể tại
TP.HCM, Huế, Hà Nội... làm phiền hà trong sinh hoạt và gây bệnh viêm da
cho cộng đồng người dân - Ngày đăng: 31/12/2012. Lần đọc: 9. Cập nhật bởi: DiepAnh
Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Đỗ Ngọc Thạch 1. Kiến ba khoang Nhà
côn trùng học nọ vốn là bạn học với bác sĩ sản khoa kia, vừa gặp bạn đã
chộp lấy nói một tràng như bắn tiểu liên AK: "Thời gian qua, do các
điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết và môi trường, loại kiến ba
khoang đuôi nhọn đã phát triển, xuất hiện tại một số địa phương trên cả
nước như khu chung cư, cư xá, ký túc xá, tái định cư, nhà ở tập thể tại
TP.HCM, Huế, Hà Nội... làm phiền hà trong sinh hoạt và gây bệnh viêm da
cho cộng đồng người dân. Vấn đề này hiện nay tuy không còn mới lạ nhưng
cộng đồng cần biết rõ đặc điểm của loại kiến ba khoang để chủ động phòng
chống. Kiến ba khoang đuôi nhọn, tên khoa học là Paederus fuscipes
curtis (Staphylinidae, Coleoptera). Loại côn trùng này có hình dạng
giống như hạt thóc với kích thước dài từ 1 - 1,2cm; ngang từ 2 - 3mm; có
nhiều khoang với màu sắc khác nhau trông gần giống các loại kiến thông
thường. Kiến ba khoang còn có các tên gọi khác theo tiếng từng địa
phương như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt,
kiến cong...Thân kiến ba khoang có từng khoang màu
đen và màu da cam với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy
nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến
ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng bọ hóng, thường
bay vào ánh đèn ban đêm ở trong nhà. Kiến trưởng thành có thể sống trong
thời gian vài tháng và sinh sản ra khoảng từ 2 - 3 thế hệ mỗi năm...".
Người bạn bác sĩ sản khoa không thể nào chen vào được liền bỏ chạy, lúc
đó nhà côn trùng học mới ngừng nói, đuổi theo bạn mà rằng: "Được rồi,
tôi xin nhường lời cho bạn, có chuyện gì hay thì nói lẹ đi!". Bác sĩ sản
khoa cười nói: "Cậu vẫn chứng nào tật ấy, nói lấy được, không cần biết
người nghe thế nào như mấy người bên Tuyên huấn. Chuyện kiến ba khoang
của cậu cũ mèm rồi, chuyện của tớ là Người ba khoang!". Nhà côn trùng
tròn mắt kinh ngạc rồi rối rít giục bạn nói mau, nói nhanh. Lúc đó bác
sĩ sản khoa mới nói: "Ở chỗ tớ có tới hai sản phụ vừa sinh con ba khoang
như là kiến ba khoang của cậu vậy: phần đầu thì da đen bóng như người
châu Phi, phần thân trắng toát như người bạch tạng, còn phần chân thì
như người da vàng chúng ta!". Nhà côn trùng hỏi ngay: "Thế chỗ giáp ranh
giữa phần thân màu trắng và phần chân da vàng thì là màu gì?". Bác sĩ
sản khoa nói ngay: "Màu đen! Có lẽ do người da đen quá khỏe!". sau khi
nghe chuyện người ba khoang, nhà côn trùng học không chú ý tới kiến ba
khoang nữa mà chuyển qua nghiên cứu người ba khoang. Đề tài nghiên cứu
người ba khoang của nhà côn trùng học kia như thế nào, vẫn chưa thấy
công bố?
2. Tứ tuyệt và Trường ca
Lại nói về nhà
côn trùng kia, khi đang tập trung váo đề tài người ba khoang thì được
người bạn bác sĩ sản khoa thông báo một tin mới: "Tới chỗ tôi ngay, có
một ca song sinh rất kỳ lạ: một đứa thì bé nhỏ tí hon như Xì-trum, còn
một đứa thì chân tay dài lòng thòng như con cò, con sếu đầu đỏ!". Nhà
côn trùng nói: "Thế thì kỳ lạ thật. Nhưng tớ đang bị kiến ba khoang đốt,
toàn thân sưng tấy không thể đi đâu được. Cậu nói tiếp đi, sản phụ có
nói gì về người cha của cặp song sinh kia không?". Bác sĩ sản khoa nói:
"Sản phụ nói đã cùng lúc quan hệ với hai nhà thơ: một người chuyên viết
Tứ tuyệt, một người chuyên viết Trường ca!". Nhà côn trùng nghe nói vậy
thì quên cả chuyện bị kiến ba khoang đốt, tức tốc đến ngay chỗ bác sĩ
sản khoa. Không biết sau này nhà côn trùng học có nghiên cứu đề tài Tứ
tuyệt và Trường ca hay không?
3. Vấn đề an toàn giao thông
Có nhà xã hội học kia đã trải qua gần ba mươi năm rong ruổi trên mọi nẻo đường đất nước
để nghiên cứu đề tài an toàn giao thông mong tìm ra một giải pháp hữu
hiệu cho vấn đề nan giải này. Người vợ của nhà xã hội học kia, một hôm
đang đi xe máy trên đường thì bị một xe đầu kéo tông thẳng vào rồi bị
cuốn vào gầm xe và bị kéo lê đi ba chục mét. Song, điều kỳ diệu đã xảy
ra: lúc chiếc xe đầu kéo dừng hẳn thì từ trong gầm xe đầu kéo, người vợ
nhà xã hội học từ từ chui ra rồi đứng lên như không hề hấn gì! Có nhà
báo đi ngang qua, thấy vậy thì nhào tới tác nghiệp. Sau đây là những câu
hỏi và trả lời: "Chị vừa thoát chết trong gang tấc! Chị có biết vì sao
điều kỳ diệu lại đến với chị như thế không?". "Kỳ diệu cái con khỉ! Hai
đứa con tôi đã bị xe du lịch tông chết, chồng tôi bị gãy một chân vì bị
tacxi cán phải, còn gì nữa đâu mà nói kỳ diệu?". Nhà xã hội học kia khi
biết chuyện thoát chết của vợ thì đấm ngực bịch bịch mà rằng: "Tôi thật
đáng chết, tôi đã làm khổ vợ con mà không biết!". Từ đó, nhà xã hội học
kia không rong ruổi trên mọi nẻo đường nữa mà xin nghỉ hưu non, ngày
ngày ở bên vợ, chăm sóc vợ như chăm sóc trẻ sơ sinh!
4. Bài ca
Một nhạc sĩ đang giảng bài về ca khúc cho học sinh
trường nhạc: "Bài ca của người mẹ hát về những đứa con, bài ca của con
tàu hát về xa khơi... Đó là những bài ca bất tận". Một học sinh xin hỏi
nhạc sĩ: "Thưa thầy, bài ca của những người yêu nhau hát về điều gì?".
Nhạc sĩ nói ngay: "Thời của tôi thì người ta hát về những chuyện như qua
cầu gió bay, bỏ quên chiếc áo bên cành hoa sim...còn bây giờ người ta
hát về những đường cong có số đo bốc lửa của ba vòng mỹ nhân có cặp chân
dài miên man...". Học sinh suy nghĩ một lát rồi nói: "Thưa thầy, có
nhạc sĩ nổi tiếng nói với em, mỗi ca khúc của ông là kết quả một cuộc
tình với một người đàn bà và ông thường viết nó lúc cuộc tình bốc lửa
mạnh nhất, tức là muốn viết những ca khúc đó, phải "Lên giường" mới viết
được?". Thầy giáo nhạc sĩ: "Có những câu hỏi rất khó trả lời!". Từ đó
học sinh kia không hỏi thầy nữa vì có lẽ là toàn những câu khó trả lời?
5. Phúc đó, họa đó
Một người lính cựu chiến binh kia có 10 năm lăn lộn
khắp chiến trường khu 5, Tây Nguyên, thương tích đầy mình...nhưng một tờ
giấy lận lưng cũng không có nên không những không được một chế độ
thương tật gì mà ngay cả việc vào Hội Cựu chiến binh cũng chưa được!
Nhiều bạn lính thường đến chia buồn và san sẻ những món "quà xương máu"
mỗi khi có những ngày lễ này nọ, nhưng người CCB kia không than phiền mà
chỉ nói: "Còn sống là may rồi, còn đòi hỏi gì nữa!". Ngày kia, Hội CCB
tỉnh tổ chức một chuyến đi tham quan du lịch xuyện Việt, nhưng cuối cùng
người lính CCB kia vẫn không được đi, vì chưa được kết nạp vào Hội CCB,
ai cũng tới chia buồn, nhưng anh chỉ nói: "Các bạn cứ vui vẻ mà đi, tôi
dõi theo các bạn trên tivi thì cũng coi như là đi rồi!". Rồi tin dữ đưa
về, khi đoàn ô tô 2 chiếc của Hội CCB đến một con đèo ở miền Trung thì
một chiếc bị lăn xuống vực, không ai đủ can đảm nói ra con số thương
vong!...Người lính CCB khóc bạn đến chảy máu mắt, thỉnh thoảng lại nói
chỉ một câu: "Giá như kết nạp tôi vào Hội, cho tôi được tham gia chuyến
đi thì tôi đã được chết bên bạn tôi rồi!". Người vợ im lặng suốt ngày
mới nói: "Phúc đó, họa đó, làm sao mà biết trước, làm gì có Giá như!".
Người lính CCB nghe vợ nói vậy thì như bừng tỉnh ngộ, từ đó ngày ngày
đêm đêm chỉ lo vào việc chăm sóc vườn cây thuốc Nam cho vợ, cùng hành nghề Đông Y.
6. Ở đâu nguy hiểm
Người mẹ thấy con gái bị điều lên tận miền sơn cước
nơi biên thùy thì nói: "Nghề dạy học cao đẹp thật, nhưng lên tận nơi
rừng xanh núi đỏ thì nguy hiểm trùng trùng...Hãy nghe lời mẹ, bỏ đi, ở
nhà mẹ con rau cháo có nhau, nếu có cơ hội thì lại làm cô giáo cũng chưa
muộn!". Con gái nói: "Không thể bỏ nghề như mẹ nói được! Bây giờ ai
chống lại quyết định điều động thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo, lấy
đâu ra tiền bây giờ? Mẹ không phải lo xa thế, nói đến nguy hiểm thì ở
đâu cũng có, nghề nào cũng có, con gái mẹ có số quý nhân phò trợ, không
sao đâu. Rồi từ từ con sẽ xin chuyển vùng về với mẹ, hoặc biết đâu mẹ
lại thích chuyển lên rừng núi sống với con thì sao?". Người mẹ nghe con
nói vậy thì không nói gì nữa, lo chuẩn bị cho con lên đường...
Năm năm sau, người mẹ nhận được thư của con gái: "Thưa
mẹ, giờ con là hiệu trưởng kiêm phó chủ tịch một xã, người mà con sẽ
cưới làm chồng vào cuối năm nay là đồn phó đồn biên phòng kiêm chủ tịch
xã. Mẹ lên làm đám cưới cho con rồi ở lại luôn với chúng con, ở đây rừng
núi bạt ngàn, mẹ tha hồ mà lập trang trại, trồng cây gì cũng được...".
Người mẹ đọc đến đấy thì lên đường ngay, không cần đợi đến cuối năm...
Nhưng, cuộc đời bao giờ cũng có chữ "Nhưng", thương thay cho người mẹ,
bà vừa ra khỏi cửa thì một chiếc xe tải to dùng từ đâu lao thẳng vào bà,
khiến bà không thể tiếp tục lên đường tới chỗ con gái!
7. Học sinh dốt môn Địa Lý
Người ta thường thấy học sinh dốt môn văn, môn sử,
nhưng thực ra dốt môn địa lý hơn nhiều. Ví dụ như trong một cuộc thi
Đường lên đỉnh Olympia, câu hỏi là tỉnh nào vừa giáp biển vừa giáp Trung
Quốc, thí sinh nọ liền chọn Khánh Hòa!? Còn nữa, trong câu hỏi mấy tỉnh
có chữ Quảng, tỉnh nào có bề ngang hẹp nhất, thí sinh kia chọn Quảng
Ngãi!? Chưa hết, trong một cuộc thi khác, câu hỏi là sông Đăk Bla chảy
tới đâu thì thí sinh nọ trả lời là sông nào mà không chảy tới Biển
Đông!? Tuy nhiên, những học sinh dốt địa lý nhất lại là những người rất
thích môn địa lý. Hỏi ngẫu nhiên hai học sinh dốt môn địa lý, rằng tại
sao lại thích môn địa lý, thì nhận được hai lý do: thích đi du lịch và
sau này sẽ nối nghiệp nhà kinh doanh địa ốc!
8. Chuyện khó xử ở một trại sáng tác
Ở một trại sáng tác nọ, phong cảnh hữu tình khiến cho
các trại viên nảy sinh tình cảm tràn trề, nhất là một trại viên nữ đang
độ hồi xuân. Kết quả là trại viên nữ kia "có tin vui" với những ba
người: trại trưởng, một nhà thơ và một nhà văn. Tới chín tháng mười ngày
mà trại viên nữ kia vẫn chưa sinh nở, liền đi khám thai. Bác sĩ sản
khoa sau khi khám thai xong thì nói: "Chị có tới ba đứa con trai lận,
chúng tự xưng là trại trưởng, nhà thơ rồi nhà văn, nhưng chúng tranh
nhau ra trước nên cứ ôm lấy nhau thành một cục, cho nên không đứa nào có
thể ra được! Bây giờ phải đi hỏi những người bố xem đứa nào được ra
trước, điều này rất quan trọng vì nó sẽ là anh cả, còn nếu chúng tôi can
thiệp tức mổ lấy thai ra thì không biết gọi đứa nào là anh cả, anh hai
và em út". Nữ trại viên liền gọi điện hỏi trại trưởng thì nhận được câu
trả lời: "Tất nhiên là con tôi phải ra trước và là đại ca!". Hỏi nhà thơ
thì nhà thơ nói ngay: "Tất nhiên con của nhà thơ phải ra trước vì thơ
là thể loại xung kích, nhà thơ là ca sĩ của thời đại!". Còn nhà văn thì
nói: "Tiểu thuyết là thể loại đại tự sự, nó là diện mạo chính của nền
văn học, không thể là em út được!". Bác sĩ sản khoa nghe xong thì than
rằng: "Cuộc tranh cãi muôn thuở này bao giờ mới dứt, Y học không thể can
thiệp!". Sản phụ tức nữ trại viên kia sinh nở ra sao, thông tin này
chưa cập nhật!
9. Hệ thống phòng thủ tên lửa
Có viên sĩ quan tên lửa thường đi công cán xa
nhà, không chỉ đi tới nhiều nơi trong nước mà còn khắp nơi trên thế
giới, nên thời gian xa nhà thường kéo dài. Người vợ của viên sĩ quan tên
lửa vốn là một siêu mẫu chân dài nên mỗi khi chồng đi xa, nàng lại
thoải mái dan díu với đám bồ bịch cũ. Trong đám bồ bịch cũ của người vợ
viên sĩ quan tên lửa, có một vị là quan chức nên không muốn hẹn hò lên
giường ở khách sạn, sợ gặp người quen, nên đã nửa đêm về sáng đột nhập
phòng ngủ tại gia của tình nhân. Vừa nhìn thấy tình nhân đại gia, nàng
siêu mẫu chân dài nói ngay: "Chúng ta tới khách sạn ngay!", nói rồi kéo
tình nhân đi ngay. Tình nhân quan chức ngạc nhiên hỏi: "Chồng em về nhà
đột ngột hay sao?". Tình nhân siêu mẫu chân dài nói ngay: "Căn phòng này
có một hệ thống phòng thủ rất hiện đại, bất kỳ kẻ đột nhập nào cũng sẽ
bị tan xác như pháo đài bay B52 của Mỹ trong chiến dịch "Điện Biên phủ
trên không!". Vốn là một lính tên lửa thời kỳ đánh B52 nên khi nghe nói
vậy thì biến mất dạng, còn nhanh hơn cả tên lửa!
10. Nồi thịt kho ba ngày Tết
Cô gái Lê Thị Hiếu Thảo là một người con hiếu
thảo đúng như tên gọi vậy. Cha, mẹ Hiếu Thảo đã hơn tám mươi và đều đau
yếu, bệnh tật liên miên, vì thế Hiếu Thảo làm việc cật lực tối ngày cũng
chỉ bữa đói bữa no, mỗi năm vào ba ngày Tết, bữa ăn của ba người cũng
không hơn được ngày thường. Tết năm ấy, cả cha và mẹ đều nói với Hiếu
Thảo: "Tết năm nay, con cố kiếm tiền lo cho được một nồi thịt kho trứng
ăn trong ba ngày Tết nha, đã lâu quá rồi nhà ta không có nồi thịt kho
trứng...". Nghe cha và mẹ nói vậy, Hiếu Thảo hứa với cha mẹ là sẽ lo
bằng được nồi thịt kho. Rồi cuối cùng, ngày Tết cũng đến. Khi làm bữa
cơm cúng chiều ngày 30 tết, cả cha và mẹ Hiếu Thảo đều như khỏe lại,
khuôn mặt như bừng sáng khi nhìn thấy tô thịt kho trứng thơm phức trên
mâm cơm! Rồi cả hai người ăn hết tô thịt kho với niềm hân hoan khôn tả,
trong khi đó cô gái Hiếu Thảo nước mắt đầm đìa, bát cơm như chan đầy
nước mắt!...
Sáng mồng một Tết, người hàng xóm sang nhà Hiếu
Thảo xông nhà và chúc tết thì thấy cả ba người đã hồn lìa khỏi xác, trên
gương mặt cha mẹ Hiếu Thảo còn vương lại nụ cười mãn nguyện. Khi liệm
xác cô gái Hiếu Thảo, người ta mới phát hiện một bên đùi của cô đã bị
lóc hết thịt!
11. Gương vỡ lại lành
Hai vợ chồng ông Tỵ bà Quý đều cùng tuổi con
rắn, cùng là bạn học từ thời trung học rồi qua đại học, cùng thăng quan
tiến chức rất nhanh, nhưng ông Tỵ bị về hưu sớm vì dính vào một đường
dây tham nhũng. Tuy nhiên, tình cảm vợ chồng vẫn chưa sứt mẻ gì. Nhưng
khi bà Quý nghỉ hưu thì va chạm, xung đột giữa hai người ngày càng tăng
và kết cục là li thân (sở dĩ không li hôn vì con cái đã lớn và đều thành
đạt, các con không cho bố mẹ li hôn vì sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của
một đại gia đình quan chức). Từ khi li thân, cả ông Tỵ và bà Quý đều có
ham thích là khiêu vũ và tất nhiên là mỗi người tham gia vào một câu lạc
bộ khiêu vũ khác nhau, cách xa nhau. Và cả hai người đều nhanh chóng
tìm được bạn tình trong câu lạc bộ khiêu vũ. Rồi tất nhiên các cặp bạn
tình khiêu vũ muốn hẹn hò trao thân gửi phận phần đời còn lại. Cuộc hẹn
hò của họ đúng vào ngày Lễ tình nhân Valentine. Thật ngẫu nhiên, địa
điểm hẹn hò người tình của cả hai ông bà lại cùng một chỗ. Tuy nhiên,
đến giờ hẹn thì người tình của cả hai người đều gặp sự cố , không thể
đến chỗ hẹn, rút cục ông Tỵ và bà Quý cùng xuất hiện một lúc tại chỗ
hẹn. Vừa nhìn thấy ông Tỵ, bà Quý nghĩ thầm: Lòng vả cũng như lòng sung,
chắc là hắn đang chờ mụ già nào đây? Trong khi đó, vừa nhìn thấy bà
Quý, ông Tỵ cũng nghĩ thầm: mụ già này lửa tình vẫn chưa tắt, đang chờ
thằng cha nào vậy? Thời gian cứ âm thầm trôi qua mà người tình của hai
người vẫn chưa tới, ông Tỵ và bà Quý thi thoảng lại nhìn trộm nhau nhưng
cứ làm như không quen biết. Đột nhiên trời đổ mưa, bà Quý vốn là người
biết lo xa nên đã mang theo cái ô, liền xòe ra che mưa. Còn ông Tỵ chỉ
biết dùng hai bàn tay che mưa, như ngày xưa, như những buổi hẹn hò với
bà Quý thời trẻ. Cái hình ảnh thời xa xưa ấy hiện ra trước mắt bà Quý
khiến bà như bị thôi miên, rồi đi như bay tới chỗ ông Tỵ, lấy cái ô che
mưa cho ông. Và rồi hai người quấn lấy nhau như thuở ban đầu...
12. Ngẫm sự đời
Hai người bạn già (vốn làm nghề tuyên huấn,
tuyên giáo) nói chuyện với nhau về thế sự suốt ngày, thậm chí cả đêm mà
không biết chán, tất nhiên là cái sự "suốt ngày dài lại đêm thâu" đó kéo
từ ngày sang tháng, từ tháng qua năm và không bao giờ có điểm dừng. Họ
nói với nhau về những đề tài gì? Không thể kể hết, từ cổ tới kim, từ
đông sang tây và tất nhiên bao giờ cuộc nói chuyện cũng tới phần tranh
luận sôi nổi tới mức quá ồn ào khiến cho những nhà hàng xóm cần sự yên
tĩnh phải sang can thiệp. Và sự can thiệp này chỉ như đổ thêm dầu vào
lửa nếu như hai bà vợ già của hai người bạn già không nghĩ ra một giải
pháp tối ưu: khi cuộc bàn luận thế sự của hai ông sắp tới cao trào, hai
bà gọi điện cho Trung tâm Y học cổ truyền thuê hai cô gái chuyên xoa bóp
mát-xa tới hành nghề. Và sau khi các cô gái hành nghề, hai ông bạn già
đều đi vào giấc mộng ở nước Bướm hoặc chốn Bồng Lai... Lời bàn: chỉ ở
những nơi đó mới thanh bình tuyệt đối!
Đỗ Ngọc Thạch
|
Trong
ngày ăn mừng cậu cả đậu thủ khoa tới ba trường đại học, ai cũng mặt mày
hớn hở tới chúc mừng cậu cả liên tục, tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì trên
gương mặt cậu cả đang tàng ẩn một nỗi u sầu sâu thẳm. Người mẹ cậu cả
phát hiện điều này ngay từ đầu bữa tiệc và muốn lờ đi... - Ngày đăng: 21/12/2012. Lần đọc: 114 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Đường Văn ::
Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Có
nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra
rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề gì đáng quan tâm nữa, liền
chuyển qua văn học - nơi mà có thể đón nhận người từ mọi ngành nghề
chuyển tới. Khi bước vào thế giới văn học, vị Tiến sĩ khảo cổ học được
nhóm các nhà nghiên cứu, phê bình chèo kéo với lí do: ở đây ai cũng bằng
cấp, học vị cao đầy mình, còn ở bên sáng tác thì trình độ rất lôm côm,
có cả người chỉ có học vấn tiểu học! - Ngày đăng: 25/12/2012. Lần đọc: 58 . Cập nhật bởi: DiepAnh.
Trong
ngày ăn mừng cậu cả đậu thủ khoa tới ba trường đại học, ai cũng mặt mày
hớn hở tới chúc mừng cậu cả liên tục, tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì trên
gương mặt cậu cả đang tàng ẩn một nỗi u sầu sâu thẳm. Người mẹ cậu cả
phát hiện điều này ngay từ đầu bữa tiệc và muốn lờ đi... - Ngày đăng: 21/12/2012. Lần đọc: 114 . Cập nhật bởi: DiepAnh
xem thêm: Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét