Hai lần bác sĩ
www.vannghechunhat.net › Truyện › Đỗ Ngọc Thạch
Hai lần bác sĩ Thân là năm sinh và cũng là tên, hơn tôi bốn tuổi, tức sinh năm 1944. Sang năm đói Ất Dậu 1945, lúc đó Thân mới một tuổi, một lần bà nội tôi đi ...Truyện ngắn THẠCH trên vanvn.net (PB cũ)
12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da ...
blog.tamtay.vn/entry/view/710670
6 ngày trước – vothilan đăng blog 2 truyện ngắn về Hà Nội của Đ.N.T · dovocamthach đăng blog ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (phiên bản cũ) - 2 - YuMe.vn .
Bạn đã truy cập trang này.
trên vanvn.net, vuontaodan.net, vanchuongviet.org - 360plus - Yahoo!
vn.360plus.yahoo.com/vhaihoa@ymail.com/article?mid... - Hoa Kỳ
21 Tháng 4 2010 – tìm trên vanvn . net - dongoctho - Đỗ Ngọc Thơ - Yahoo! 360plus Đ.NT trên vanvn . net - vannhan85 - Đỗ Văn Nhân - Yahoo! 360plus Đ.NT ...PB,TL và truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đỗ Ngọc Thạch | Đỗ ...
dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/322253
PB,TL và truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đỗ Ngọc Thạch. Published on 09/ 09,2011 ... Ảnh riêng. Đ.N.T trên vanvn.net (PB, TL & 13 Truyện ngắn): ...PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net, trieuxuan.info... - YuMe
yume.vn/.../pb-tl-cua-do-ngoc-thach-tren-vanvn-net-trieuxuan-info. ...31 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - PB&TL của ĐỖ NGỌC THẠCH trên vanvn.net, trieuxuan.info... ĐỖ NGỌC THẠCH (TP.HCM-1993) Đỗ Ngọc Thạch (TP. HCM-2010) ...tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích:...sinh ba ... - Yume
yume.vn/.../tac-pham-cua-thach-s-tren-vanvn-net-trich-sinh-ba-chep-...28 Tháng Chín 2011 – YuMe.vn - Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên VanVn.Net (PB cũ): trích đăng: Chị em sinh ba & Người chép sử ĐỖ NGỌC THẠCH - Sài Gòn, 1993 ...PB,TL và truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đỗ Ngọc Thạch | Đỗ ...
dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/322253PB,TL và truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đỗ Ngọc Thạch. Published on 09/ 09,2011 ... Ảnh riêng. Đ.N.T trên vanvn.net (PB, TL & 13 Truyện ngắn): ...Đỗ Võ Cẩm Thạch
dovocamthach.vnweblogs.com/12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da . ... phienbancu.vanvn.net/News.asp?cat=&scat=14&id=1134 Bản lưu. Tác phẩm và dư luận ...Văn Chương: Tác phẩm của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ)- trích ...
clinh.blogspot.com/.../tac-pham-cua-thach-tren-vanvnnet-pb-cu.html15 Tháng Mười Một 2011 – 13 Tháng Mười 2011 – VanVN.Net ( 4/3/2009 11:09:18 AM ). CÔ GÁI SƠN TÂY VÀ ANH LÍNH BINH NHÌ. Sơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu ...Blog của Sĩ - Other's blogs by tags - Yahoo! Blog
blog.yahoo.com/_OY4CHLO4BU3J4MSPCKU7CP6I6E/.../truyện+n...3 ngày trước – HCM) Tác phẩm của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net (PB cũ)Tác phẩm của THẠCH trên vanvn.net ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (phiên bản .Blog của Thạch - Other's blogs by tags - Yahoo! Blog
blog.yahoo.com/_.../tag/truyện+ngắn2 ngày trước – Tac-pham-cua-THACH-tren-vanvn-net-PB-Cu-Tri...16 Tháng Mười Hai 2012 ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (phiên bản ...12 truyện ngắn trên ...
tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích:...sinh ba ... - Yume
yume.vn/.../tac-pham-cua-thach-s-tren-vanvn-net-trich-sinh-ba-chep-...
28 Tháng Chín 2011 – YuMe.vn - Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên VanVn.Net (PB cũ): trích đăng: Chị em sinh ba & Người chép sử ĐỖ NGỌC THẠCH - Sài Gòn, 1993 ...Blog của A Thạc - Other's blogs by tags - Yahoo! Blog
blog.yahoo.com/_.../tag/truyện+ngắn
3 ngày trước – 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB Cũ)- Đỗ Ngọc Thạch Nguồn trích từ: Tamtay. vn Đỗ Ngọc Thạch - 2010 (TP. HCM)12 truyện ngắn trên ...Blog của Võ Thơ - Other's blogs by tags - Yahoo! Blog
blog.yahoo.com/_.../tag/truyện+ngắn
3 ngày trước – tac-pham-cua-thach-s-tren-vanvn-net-trich-sinh-ba-chep-...28 Tháng Chín 2011 – YuMe.vn - Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên VanVn.Net (PB cũ): ...chùm thơ về Hà Nội - của VTL trên vanvn.net (PB Cũ) - Blog - Tầm Tay
blog.tamtay.vn/entry/view/709519Chùm thơ về Hà Nội Võ Thy Lanh ( 3/16/2009 1:15:30 AM ). http://www. vietventures.com/Images/Photos/hotay. 1.ở Ô Chợ Dừa. Đâu rồi bóng dáng cửa ô ...Trái đào tiên | Blog | Tamtay.vn
blog.tamtay.vn/entry/view/77467618 Tháng Mười Hai 2012 – Tác phẩm của THẠCH trên vanvn.net (PB Cũ)- Trích: Cô gái Sơn Tây...; Tướng sát phu · Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (39) - VanNgheChuNhat.Hai lần bác sĩ - Đỗ Ngọc Thạch (vannghechunhat.net) | Blog ...
blog.tamtay.vn/.../Hai-lan-bac-si-Do-Ngoc-Thach-vannghechunhat-n...Chùm THƠ của Đỗ Ngọc Thạch (vannghechunhat.net) · Tác phẩm của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) · 2 truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (Bạn học Lớp 4, Bạn ...Bài viết của Đỗ Võ Cẩm Thạch - YuMe.vn
yume.vn/dovocamthach/article?p=5PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net, trieuxuan.info... 31/08/2011 11:01 ... HCM-2010) phê bình, tiểu luận của Đ.N.T trên vanvn.net, trieuxuan.info .
Hai lần bác sĩ
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 292
Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 18:34 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Thân
là năm sinh và cũng là tên, hơn tôi bốn tuổi, tức sinh năm 1944.
Sang năm đói Ất Dậu 1945, lúc đó Thân mới một tuổi, một lần bà
nội tôi đi chợ, thấy Thân đói lả, chỉ còn thoi thóp bên xác người mẹ
đã chết ở góc chợ.Bà tôi đem Thân về nuôi. Không hiểu do bà tôi mát tay hay Thân là một đứa bé hay ăn mau lớn mà chỉ hai, ba năm sau nó đã lớn nhanh như thổi, chạy nhảy tung tăng khắp nơi. Khi tôi được ba tuổi, mẹ tôi gửi tôi cho bà nội và Thân trở thành “vệ sĩ” của tôi, cõng tôi đi chơi rong khắp làng. Lúc đó, ông nội tôi đang hành nghề chữa bệnh, lấy hiệu là Đại Đạo, tức cứu người là chính, ai có tiền thì trả, ai nghèo quá thì ông tôi chữa bệnh miễn phí ! Còn bà nội tôi, vốn là con gái một ông chủ hiệu ở phố Thuốc Bắc Hà Nội, theo ông tôi lên miền đất Trung du này thì sản xuất trà và giấy gió. Hai mặt hàng này lúc đó bán khá chạy nên phải nói là mức sống ở nhà ông bà nội tôi khá cao. Ngoài một vệ sĩ ra, tôi còn có riêng một nhũ mẫu (ở quê tôi gọi là “U”, còn xã hội gọi là “vú em”, “vú em” của tôi gọi là “U Tiến”, Tiến là tên gọi của tôi lúc nhỏ, do có phong trào “Nam tiến” lúc đó. Bố tôi tham gia “Nam tiến”, mẹ tôi tham gia “Phụ nữ cứu quốc” rồi đi học một khóa sư phạm ở chiến khu, cho nên tôi sống với ông bà nội và người gần gũi tôi nhất chính là U Tiến rồi đến vệ sĩ Thân. U Tiến coi tôi như con đẻ, tôi cũng coi U như mẹ đẻ. Đối với vệ sĩ Thân, tôi rất thích, tuy Thân là người ở nhưng tôi luôn gọi Thân là anh xưng em, còn Thân thì cứ một cậu chủ hai cậu chủ. Tôi phải cảm ơn Thân rất nhiều vì anh ta đã cõng tôi đi khắp nơi và thường cõng tôi ra tắm sông. Đó là con sông tên Thao gắn liền với câu ca :”Sông Thao nước đục người đen/ Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về”. Nhờ vậy mà tôi biết bơi rất sớm. Tuy thế, việc Thân hay cõng tôi đi tắm sông đã khiến anh ta bị tai nạn khá nghiêm trọng: một lần, Thân nhảy từ trên một cành cây chìa ra sông xuống sông đã bị một cái cọc ngầm dưới nước đâm trúng “hạ bộ”, nếu không nhờ ông tôi cứu chữa kịp thời, chắc anh ta đã chết lần thứ hai!
Sau lần bị thương, Thân xin với ông tôi học nghề thuốc, nhưng chỉ được vài tháng thì cuộc kháng chiến chín năm kết thúc, cả ông bà đều về Hà Nội ở với bố tôi và ông chú, đó là vào cuối năm 1954 đầu năm 1955. Lúc đó Thân mười một tuổi, còn tôi mới bảy tuổi. Tôi không hiểu sao lúc đó Thân không đi với ông bà tôi về Hà Nội.Tôi hỏi bà thì bà bảo:”Ông chủ tịch xã xin nó làm con nuôi rồi!”, thế là tôi mất vệ sĩ từ đó !
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ ai đó nói chẳng sai . Thoắt cái đã mười năm trôi qua, tôi tốt nghiệp phổ thông trung học và có giấy gọi vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lúc tôi chuẩn bị nhập trường thì bất ngờ gặp lại Thân. Gặp lại Thân, tôi mừng quá, cứ nắm chặt tay Thân mà nói không ngừng :
- Trời ơi ! Nhớ anh quá ! Hồi mới về Hà Nội, cứ đi ra đường phố là bị bọn trẻ con xúm vào bắt nạt, đá đít véo tai, rồi lại lục cặp sách lấy hết bút, tẩy và cả mấy hòn bi ve nữa, tức quá mà không làm gì được chúng ! Giá như có anh đi cùng thì chúng đâu có dám ngang ngược như vậy ! Rồi hồi mới về Hải Phòng này cũng bị bắt nạt như thế, mỗi lần gặp mấy thằng học sinh trường Miền Nam số 21 là lại bị trấn lột sạch sành sanh ! Những lúc ấy em chỉ ao ước có anh ở bên cạnh, vậy mà anh đã ở đâu ?
Thân cười cười rồi nói :
- Thôi, chuyện đã qua cho qua, nhắc đến làm gì nữa ! Gặp lại cậu thế này là tốt rồi ! Tôi được biết cậu học rất giỏi, nay lại sắp trở thành nhà Toán học, mừng cho cậu !
- Làm sao anh biết ? – Tôi ngạc nhiên hỏi .
- À, rất đơn giản, tôi làm việc ở ban tuyển sinh thành phố. Khi thấy tên cậu, tôi cũng muốn tìm gặp cậu ngay để hàn huyên sau bao năm xa cách nhưng ngặt nỗi công việc quá bận rộn. Hôm nay tôi và cậu phải làm một chầu túy lúy !
Đây là lần đầu tiên tôi uống rượu nên chỉ sau hai li đã say mèm, nhưng sau khi Thân cho tôi uống một li nước chanh giã rượu, tôi lại có thể cụng li ba lần nữa ! Sau một hồi nói rất dài về nghệ thuật uống rượu, Thân nói với tôi :
- Cậu đã được vào đại học rồi, chẳng cần đến cái bằng tốt nghiệp phổ thông trung học kia nữa, cậu cho tôi, mai tôi làm vệ sĩ đưa cậu tới trường nhập học !
Nghĩ tới việc được đi với Thân, tôi thích quá, đồng ý ngay, chẳng hề nghĩ xem Thân xin cái bằng của tôi để làm gì ?
*
Sau lần làm vệ sĩ đưa tôi tới trường đại học, phải đến mười lăm năm sau tôi mới gặp lại Thân, cũng rất bất ngờ. Lúc đó tôi đang làm việc ở Viện Văn học. Ngày ngày làm con mọt sách, tối đến thì nằm ngủ ngay trên bàn viết ! Việc ăn uống lúc đó quả là rất kham khổ, nộp hết tem phiếu và mười tám ngàn đồng cho một cửa hàng ăn uống nào đó, bạn sẽ có sáu mươi cái phiếu cơm cho cả tháng (tất nhiên tháng nào có 31 ngày thì bạn phải tự giải quyết). Mỗi suất cơm chỉ là một đĩa cơm nhẹ như bấc và một chén thức ăn mặn (thường là đậu phụ kho thịt bạc nhạc) và một chén canh lõng bõng. Ăn xong có cảm giác như đói hơn ! Trên đường chúng tôi đi ăn cơm tháng, phải qua phố Tạ Hiền – một con phố của người Hoa, chuyên bán đồ ăn đặc sản, lúc nào cũng sào nấu thơm lừng, thật quá tra tấn. Một hôm, tôi vừa tới phố Tạ Hiền thì gặp Thân đứng chắn lù lù trước mặt. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì Thân đã lôi tôi vào trong quán ăn từ lúc nào ! Sau vài phút hàn huyên bên những món ăn thơm nức, Thân mới từ tốn nói :
- Đúng là anh em mình có duyên nợ
với nhau từ kiếp trước ! Cứ nghĩ lại cái thời thơ ấu, ngày ngày
cõng cậu đi tắm sông tớ thật mãn nguyện, giá như ta có thể đi ngược
thời gian !...Tớ biết cậu về Viện Văn học đã lâu, nhưng ngặt nỗi
công việc bù đầu, không dứt ra được ! Cậu như vậy là tốt rồi, ráng
chờ một suất đi nghiên cứu sinh nước ngoài sẽ đổi đời ngay thôi !
Còn tớ, đang làm cán bộ tổ chức ở Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, cũng đủ ăn nhưng lắm chuyện lôi thôi, không phải là kế lâu
dài. Vì thế, tớ phải đoạt được cái bằng đại học !
- Thì anh xin dự thi đi, ở chỗ anh, muốn thi vào trường nào mà chả được ! – Tôi nói.- Nói thì dễ nhưng làm thì khó ! Tớ đã gần bốn mươi rồi, lại vợ con đùm đề, không có đầu óc đâu mà ôn thi nữa, mà thi chưa chắc đã đỗ ! Vì thế, tớ nói thật với cậu, cái bằng tốt nghiệp đại học của cậu chẳng cần với cậu nữa, nhưng lại rất cần với tớ! Cậu đừng có ngạc nhiên như thế! Cậu hãy cho tớ cái bằng của cậu, tớ chỉ việc tẩy tên cậu đi, viết tên tớ vào là xong!
- Làm thế sao được? – Tôi thật sự ngạc nhiên.
- Cậu yên tâm. Việc gì cũng có thể làm được, cậu không nghe người ta thường nói:”chuyện gì cũng có thể xảy ra” à? Tớ làm xong chuyện cái bằng, sẽ làm lại hồ sơ rồi chuyển vào miền Nam , trong đó ở đâu cũng thiếu cán bộ. Với cái bằng đại học, tớ có thể làm phó thậm chí giám đốc cấp Sở ở các tỉnh, rồi dần dần chuyển về trung tâm của miền Nam là Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông! Tớ đã xem tử vi tướng số rồi, cái số tớ sẽ phất mạnh ở Phương Nam ngập nắng !...
Tại tôi là người dễ mềm lòng, hay là tại những năm tháng tuổi thơ Thân ngày ngày cõng tôi đi khắp xóm làng cứ hiện về rõ mồn một, khiến tôi không thể từ chối yêu cầu của anh ta? Có lẽ tại cả hai! Khi tôi đưa cái bằng tốt nghiệp đại học của tôi cho Thân, anh ta đưa lại cho tôi mười cái bản sao và vừa cười vừa nói:
- Rồi cậu sẽ có được cái bằng cao hơn là phó Tiến sĩ!...
Thân còn nói gì nữa nhưng tôi như chỉ nghe thấy tiếng gió ù ù thổi và tôi bỗng thấy lạnh run…
*
Chỉ vài tháng sau khi tôi cho Thân cái bằng đại học, anh ta chuyển đi miền Nam thật. Tôi nghĩ có lẽ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa vì đã kẻ Bắc người Nam đường xa diệu vợi ,mà làm cái nghề “ngâm cứu” như tôi có lẽ chẳng bao giờ đi đâu xa! Song, cuộc đời lại không yên ả như vậy. Một thời gian sau, tôi bỏ Viện văn học mà sang làm biên tập ở một tờ tạp chí về văn hóa nghệ thuật, những tưởng có nhiều cơ hội cho việc “viết lách”, sẽ có nhiều “nhuận bút”, sẽ tăng thêm thu nhập. Nhưng thật ra, khoản thu nhập có tăng thêm nhưng không đáng kể, bởi nói chung “nhuận bút” rất thấp, đúng như câu nói “văn chương rẻ như bèo”! Tôi phải nhận bản thảo ở các nhà xuất bản, vừa đánh máy vừa biên tập để tăng thu nhập! Song, công bỏ ra mười nhưng thu về chỉ được năm, tức lỗ vốn!...Thế rồi một loạt sự kiện lớn ập tới: lấy vợ, vợ thất nghiệp mà lại đẻ con, hết tuổi đi thi nghiên cứu sinh, mẹ mất…khiến cho tôi có ý định đi đâu đó để thoát khỏi cuộc sống khó khăn lúc đó! Vừa hay có ông giám đốc một Sở Văn hóa ở Tây Nguyên lấy vợ là nhà sưu tầm folklore ở Viện Văn hóa nghệ thuật, cùng khuôn viên với cơ quan Tạp chí Nghiên cứu của tôi, muốn tôi vào Sở Văn hóa của ông giúp ông làm công tác xuất bản và ra Tạp chí Văn nghệ cho Sở, vậy là tôi đi liền, dù chưa hề biết cái tỉnh ở Tây Nguyên đó nó mặt ngang mũi dọc như thế nào, đúng như câu “cũng đành nhắm mắt đưa chân / thử xem con tạo xoay vần tới đâu?”. Rồi hai năm sau đó, cuộc đời xô đẩy tôi tới Sài Gòn, cứ như là một trò chơi của số phận! Và ở đây, tôi đã gặp lại Thân, trong một hoàn cảnh đặc biệt…
Lúc đó, ban ngày tôi làm thuê cho một lò bánh ngọt ở quận 5, tối đến thì làm bảo vệ cho một ki-ốt bán đồ chơi điện tử ở quận một, ngay trên đường Nguyễn Huệ - nơi là chợ hoa của Sài Gòn rất nhiều năm. Gọi là bảo vệ nhưng thực ra là chỉ việc đến ngủ trong ki-ốt đó, kẻ trộm thấy có người ở trong ki-ốt sẽ không cạy cửa vào ăn trộm!...Tuy nhiên, xung quanh ki-ốt về đêm lại rất phức tạp: xì ke, ma túy và mua-bán dâm là hoạt động thường xuyên, không ngưng nghỉ, bất kể mưa gió…Tôi vào ki-ốt là ngủ liền, vì làm thợ bánh cả ngày đã thấm mệt. Đêm hôm đó, tôi đang mơ màng thì nghe có tiếng rên rỉ bên ngoài ki-ốt. Ra xem thì thấy một ông khoảng gần sáu mươi đang nằm bệt, đầu bị đánh bằng vật cứng, máu còn đang nhểu ra, đầm đìa. Nhìn thấy tôi, ông ta năn nỉ:
- Cậu cứu tôi với! Tôi bị nó lừa vào đây “đi dù”, chưa làm được gì thì bị một đứa khác đập vào đầu, rồi chúng lấy hết tiền và đồng hồ, lại tháo cả cái nhẫn cưới đính hạt xoàn của tôi nữa !... Trời ơi!...
Tôi chạy đi kêu xích lô, nói chở tới bệnh viện, nhưng ông ta nói:
- Đừng tới bệnh viện, vợ tôi mà biết thì nó cắt dái ! Cho tôi tới một phòng mạch tư nào đó!...
- Phòng mạch tư thường chỉ làm việc tới tám giờ tối, làm gì có ai làm việc tới nửa đêm? – Tôi bực mình la lên.- Có đấy, cái gì cũng có! – ông xích lô hỏi tôi – cậu có tiền trả giùm ông ấy không, tôi chở đi?
“Cứu người như cứu hỏa”, tôi bảo ông xích lô khiêng ông kia lên xe, và như là một quán tính, tôi ngồi lên xe đi theo nạn nhân tới phòng mạch tư. Lòng vòng một lúc, chiếc xích lô đưa chúng tôi tới một con hẻm lớn và dừng lại trước một căn nhà hai lầu, có cái cổng sắt lớn, trên cổng là tấm biển với những chữ lớn: “Bác sĩ BÁC SĨ – chuyên trị Nhi khoa, Phụ khoa”. Có vẻ như là một bác sĩ và một y tá đang trực, họ giải quyết thành thục và mau lẹ. Khi băng bó xong xuôi thì từ trên lầu có một người đi xuống, có vẻ như là chủ nhà. Mà đúng là chủ nhà thật, và tôi trố mắt kinh ngạc khi nhận ra người đó chính là Thân !...
*
Suốt đêm hôm đó, tôi ngồi nhâm nhi với Thân tại phòng mạch và nghe Thân kể đủ chuyện về sự đời của Thân và của rất nhiều người khác. Lúc đó là năm 1987, tức chúng tôi chia tay nhau đã sáu năm. Sáu năm qua đó, Thân đã kinh qua khá nhiều chức vụ quan trọng ở các tỉnh miền Nam, thấp nhất là phó giám đốc Sở, cao nhất là phó chủ tịch tỉnh. Trong thời điểm có bước chuyển biến mới của đất nước mà sau này người ta thường gọi là thời kỳ Mở cửa, Cởi trói, Thân chuyển về Sài Gòn và làm việc ở một cơ quan đặc biệt thuộc Trung ương. Căn nhà phòng mạch này là “Cơ sở hai” của Thân do bà “quý phi” tên Nụ cai quản. Khi nghe tôi hỏi tại sao phòng mạch có tên như vậy, Thân cười cười rồi nói :
- À, quên chưa nói với cậu chuyện này : tớ đã đổi tên là Bác Sĩ và đã lấy được thêm hai cái bằng đại học tại chức : một là Y dược và một là quản trị kinh doanh. Lấy bằng tại chức dễ ợt, không như bằng chính qui của cậu ! Cái phòng mạch của tớ người ta thường gọi là “Hai lần Bác Sĩ”, tiền vô như nước !
- Chữa bệnh không phải chuyện đùa đâu, không khéo giết người như bỡn ! – Tôi ngập ngừng nói.
Thân lại cười, lần này cười to, nghe rất sảng khoái :
- Cậu lại lo bò trắng răng rồi!
Tớ đã thuê hai bác sĩ và hai y tá, thay nhau làm việc 24/24. Bà “Quý
phi” của tớ cai quản phòng mạch rất giỏi, bà ấy vốn là cán bộ tổ
chức của Sở Y tế mà ! Xem ra, ai đã kinh qua công tác tổ chức cán bộ
thì chuyển sang làm kinh doanh đều rất hiệu quả! Nhất lại là kinh
doanh nhân mạng !...
Chắc là Thân còn nói nhiều về
chuyện kinh doanh nữa nhưng tôi như người mộng du và cái thuở thơ bé
sống bên ông nội tôi bỗng như trở về từng ngày, từng ngày…Tôi thấy
nhớ ông nội da diết và bỗng có ý nghĩ : Tại sao tôi là cháu đích tôn
của ông mà lại không nối nghiệp ông? Đúng lúc đó thì Thân vỗ vai tôi
nói nhỏ :
- Hình như là cậu đang nghĩ về
ông Đại Đạo phải không ? Nếu tôi đoán không nhầm thì cậu đang tự
trách mình là tại sao lại không nối được cái nghề cao quý của cha
ông, đúng không ?Không đợi cho tôi trả lời, Thân đưa ra kế hoạch sẽ đầu tư cho tôi mở một phòng mạch Đông Y ở phía đối diện với phòng mạch “Hai lần Bác Sĩ” của Thân. Nhà đối diện đó mang ơn cứu mạng đối với Thân nên sẽ cho thuê nguyên tầng trệt với giá rất hữu nghị, chi phí ban đầu (như đồ nghề, tiền thuê hai lương y…) sẽ do Thân ứng cho hết ! Tôi còn biết nói gì hơn ngoài nghe theo !...
Tôi lấy tên hiệu phòng mạch Đông Y
là Đại Đạo và đi kiếm đủ loại sách báo nói về Đông Y, ngày thì
quan sát hai lương y làm việc, đêm thì ngồi đọc sách . Tôi dự tính
trong vòng một năm sẽ nắm được những điều cơ bản, sau đó sẽ đi tu
nghiệp về châm cứu ở chỗ giáo sư Nguyễn Tài Thu, chắc hẳn ông sẽ
đồng ý thu nhận tôi làm đệ tử vì ông vốn là bạn thân của bố mẹ tôi
từ hồi ở quân Y viện.
Thời gian trôi thật nhanh khi
người ta muốn làm được nhiều việc. Khi giáo sư Tài Thu đồng ý nhận
học trò, tôi ra Hà Nội. Nhưng chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày, chưa kịp
học được gì thì nhận được tin Thân bị tai nạn giao thông : Chiếc
xe du lịch chở gia đình Thân đi từ Đà Lạt về đã lăn xuống vực, không
ai chết nhưng đều bị thương nặng, riêng Thân, khi tỉnh lại thì đã
trở thành người mất trí !Khi tôi về đến phòng mạch “Hai lần Bác Sĩ” thì thấy Thân đang ngồi một mình trong phòng khách, ghế sa-lon Thân đang ngồi ngổn ngang cứt đái, nhưng trên bàn thì được viên tròn và xếp thành hàng lối. Thân không biết có tôi tới, vẫn mải mê với việc vo viên những cục phân của mình, mồm thì luôn nói : “Thập hoàn đại bổ! Mại vô, mại vô!...”./.
TP.HCM, 2005 - 2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: Hai lần bác sĩ
www.vannghechunhat.net › Truyện › Đỗ Ngọc Thạch
Hai lần bác sĩ Thân là năm sinh và cũng là tên, hơn tôi bốn tuổi, tức sinh năm 1944. Sang năm đói Ất Dậu 1945, lúc đó Thân mới một tuổi, một lần bà nội tôi đi ...
rất hay...
Trả lờiXóa