Truyện ngắn | |||||||||||||||||||
Cô Dâu Gặp Nạn Đỗ Ngọc Thạch | |||||||||||||||||||
Nghe nói Trần Thị Thương Huyền là hậu duệ của Công Chúa Huyền Trân (*) nên đám cưới của Thương Huyền và Lê Tiền Tài sẽ rất đông người tới dự. Gần sát ngày cưới, người ta còn nói với nhau rằng chú rể Tiền Tài cũng là hậu duệ của Vua Lê, cho nên đám cưới này là đám cưới của Hoàng Tử và Công Chúa, là đám cưới của Hoàng gia, cho nên sẽ là đám cưới lớn nhất của thời hiện đại, khi mà các con cháu của các vương triều lừng danh trước đây muốn phục hồi “danh dự” của Triều đại mình, và đây cũng là dịp họ hàng thân thích, anh em bạn bè tứ xứ có thể tề tựu đông đủ: đất nước Thống nhất đã ba năm! Bao nhiêu nhà hàng, khách sạn cũng không đáp ứng nổi hai yêu cầu đồng thời: vừa sang trọng vừa rộng rãi. Cuối cùng, đám cưới của Thương Huyền và Tiền Tài phải thuê cả cái Dinh Thống Nhất rộng mênh mông mới có thể chứa nổi số người tới dự là gần hai ngàn người (đó mới là dự kiến trên giấy, còn thực tế thì chưa thể biết được). Tuy nhiên, cho đến cận kề ngày cử hành lễ cưới thì việc thuê mướn địa điểm lại có trục trặc lớn: tất cả các địa điểm đều từ chối tổ chức một đám cưới quá lớn như thế, tức việc tụ tập một số lượng người quá lớn sẽ vi phạm những qui định về anh ninh nơi công cộng…Nói tóm lại. đây sẽ là một đám cưới không tiền khoáng hậu, một đám cưới độc nhất vô nhị! Vì thế càng gần đến ngày đám cưới thì những người trong ban tổ chức bị “Tẩu hỏa nhập ma”, tức không biết nghĩ gì, làm gì nữa vì nhìn vào đâu cũng thấy một núi công việc cần phải làm, nhìn vào đâu cũng thấy ngổn ngang trăm mối tơ vò! Cuối cùng, đành phải nghe theo như lời một lão gia cao tuổi là: cứ để sự việc thuận theo qui luật của tự nhiên, tức không phải chuẩn bị trước cái gì mà cứ để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên! Và quả là có một qui luật bất biến: cái gì phải xảy ra thì nó sẽ xảy ra! Khi chiếc xe chở cô dâu gần tới Nhà thờ Đức Bà Thành phố thì tông phải một xe máy phân khối lớn đi ngược chiều, cả người lái xe máy (không rõ nhân thân), lái xe chở cô dâu và cô dâu đều bị trọng thương. Khi đưa ba người tới Bệnh viện cấp cứu thì cả ba đều ở trong trạng thái hôn mê… * Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày trôi qua, ba người trong vụ tai nạn vẫn hôn mê. Bác sĩ điều trị thông báo với người nhà của ba bệnh nhân rằng tình trạng của ba người bệnh sẽ còn hôn mê kéo dài, chưa biết kết cục sẽ như thế nào! Bệnh viện muốn trả bệnh nhân về gia đình chăm sóc. Mấy người nhà của cô dâu cho rằng đây không phải là một vụ tai nạn thông thường mà là một vụ mưu sát cho nên đã đến Đội Trọng án của Sở Công an báo án và bên Công an đã lập ban chuyên án để điều tra. Trước hết, cả ba nạn nhân của vụ tai nạn đều được đưa đến một phòng chăm sóc đặc biệt để tiện theo dõi vì người lái xe phân khối lớn là nghi phạm số một: anh ta đã cố tình lao xe máy vào ô tô con chở cô dâu? Người lái chiếc ô tô con chở cô dâu là nghi phạm thứ hai: anh ta cố tình lao vào xe máy phân khối lớn để gây sát thương cho cô dâu – kết quả là xe ô tô chở cô dâu sau khi tông vào xe máy đã bị lật ngửa và bốc cháy, nếu không nhanh tay kéo cô dâu ra khỏi xe thì cô dâu đã bị chết cháy!... Tuy nhiên, sau ba tháng lập ban chuyên án, công việc điều tra vẫn không có thêm manh mối gì mà tình hình xã hội có nhiều vấn đề nóng bỏng, bức xúc hơn rất nhiều một vụ tai nạn giao thông như thế cho nên vụ án tạm thời bị treo lại. * Mười năm sau vụ tai nạn, có một người con gái là hậu duệ của Công chúa Huyền Trân và một người con trai là hậu duệ của ông quan võ Trần Khắc Chung, ngẫu nhiên gặp nhau trong một buổi viếng thăm cô dâu Trần Thị Thương Huyền, lúc này đã không còn “sống đời thực vật” (đã tỉnh lại sau bốn tháng bị tai nạn giao thông, tức chỉ sau khi vụ án bị đình chỉ điều tra chỉ một tháng) nhưng đã mất gần như hoàn toàn trí nhớ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lại nhớ rất rõ được một chi tiết : vừa nhìn thấy Nhà Thờ, mới nói với tài xế rằng hãy cho xe đi vòng quanh Nhà Thờ một vòng rồi hãy dừng lại trước cửa Nhà Thờ, thì bị tai nạn! Khi vừa nhìn thấy người con gái, là hậu duệ của Công chúa Huyền Trân, “cô dâu” (từ sau khi tỉnh lại, Thương Huyền luôn đòi mặc bộ đồ cưới của cô dâu và ai cũng gọi cô là “Cô dâu” thành ra quen miệng) Thương Huyền nói: “Tôi thấy cô rất đẹp, rất giống Huyền Trân Công chúa lúc trẻ”, rồi “Cô dâu” Thương Huyền hát bài “Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình: Nước non ngàn dặm ra đi... Mối tình chi! Mượn màu son phấn Đền nợ Ô, Ly. Xót thay vì, Đương độ xuân thì. Số lao đao hay là nợ duyên gì? Má hồng da tuyết, Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết, Vàng lộn theo chì. Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì. Thấy chim lồng nhạn bay đi. Tình lai láng, Hướng dương hoa quì. Dặn một lời Mân Quân: Như chuyện mà như nguyện Đặng vài phân, Vì lợi cho dân, Tình đem lại mà cân, Đắng cay muôn phần. Khi “cô dâu” Thương Huyền ngừng hát, có đến năm ba người cùng lẩm nhẩm hát lại bài hát: Nước non ngàn dặm ra đi... Mối tình chi! Mượn màu son phấn Đền nợ Ô, Ly. Xót thay vì, Đương độ xuân thì. Số lao đao hay là nợ duyên gì?... Người con gái nghe xong mấy lời ca của “cô dâu” Thương Huyền thì nắm chặt lấy hai bàn tay của cô dâu mà rưng rưng cảm động muốn khóc, hồi lâu mới nói được: “Chị mới thật là giống Công chúa Huyền Trân! Chị rất đáng được hưởng hạnh phúc, vậy mà kẻ ác nhân ác đức nào đã làm cho chị ra nông nỗi này? Nhất định em sẽ tóm cổ chúng ra trước vành móng ngựa!”. Người con gái vừa nói câu đó là hậu duệ của Công chúa Huyền Trân, tên là Thu Huyền, ngang vai với “cô dâu” Thương Huyền, vừa mới tốt nghiệp Trường Đại học Luật và đang làm việc ở Đội Trọng án. Người con trai cùng đi với Thu Huyền là “bạn trai” cùng làm việc ở Đội Trọng án, là hậu duệ của ông Quan Võ Trần Khắc Chung, “người tình trong sử sách” của Công chúa Huyền Trân. Về “mối tình giữa Huyền Trân Công chúa và quan Nhập nội hành khiển Trần Khắc Trung”, sử sách về sau có nhiều ý kiến cho rằng câu chuyện có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ sau này người ta viết thêm. Theo một số nhà sử học, công chúa Huyền Trân không thể hội đủ điều kiện để lên giàn hỏa vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình. Trong kinh điển theo đạo Bà La Môn đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. Cho dù có tục lệ đó đi nữa, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn, đến khi tin đưa về Đại Việt và dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó . Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân có thể là vì bị dèm pha, đồn thổi vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn và Trần Khắc Chung được tiếng đạo đức, trên tàu còn rất nhiều người khác cùng đi, như là An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu), không dễ dàng hành động. Sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư viết về chuyện này có ý chê trách: Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho Thiền Vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu? Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn trong Việt sử toàn thư cũng phê phán chuyện này: Duy việc Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, dù muốn sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Thì phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng. Còn người Việt đã thắng một canh bạc không lương thiện lắm lại còn ra bộ não nùng xót xa …. * Sau một năm ròng điều tra, hai người là hậu duệ của Huyền Trân Công chúa và quan võ Trần Khắc Chung đã chỉ phát hiện thêm được một manh mối, song lại là manh mối quan trọng: người thanh niên lái xe máy phân khối lớn đó chính là hậu duệ của Trần Khắc Chung tức có họ hàng với người con trai đang làm việc trong đội trọng án. Khi phát hiện ra nhân thân của người lái xe máy phân khối lớn, người con trai nói: “Nếu cô dâu Thương Huyền chết thì mối tình Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài của người thanh niên kia đã có kết quả. Nhưng nay cô dâu Thương Huyền không chết mà lại mất trí nhớ thì hành động “hy sinh vì Tình yêu” kia của chàng thanh niên si tình chẳng còn ý nghĩa gì nữa! Chắc hẳn là anh ta đang sống như một người bình thường. Đó mới chính là nỗi bất hạnh của mối tình xuyên lịch sử này! Không cần phải truy cứu chuyện này nữa!”... Sài Gòn, tháng 7-2010 (*) Công Chúa Huyền Trân : Một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Công Chúa Huyền Trân sinh vào năm 1287 . Năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi ( tức là hoàng đế Trần Anh Tông ). Vua Trần Nhân Tông trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân, vừa 19 tuổi, cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa (**). Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309), dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng . Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự . Huyền Trân Công chúa mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340)[6]. Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế. Các triều đại sau đều sắc phong bà là Thần Hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" . (**) Về mối tình Huyền Trân Công chúa và Trần Khắc Chung, có nhiều cách lý giải khác nhau: Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa, Khắc Trung lĩnh chỉ đi ngay, quyết cứu bằng được công chúa đem về nước. Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau". Người Chiêm Thành nghe theo lời giãi bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh. Một nhà thơ vịnh Huyền Trân công chúa bằng bài Thất ngôn bát cú khá độc đáo như sau: Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười. Vốn đà không mất lại thêm lời. Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm, Một gái Huyền Trân của mấy mươi? Lòng đỏ khen ai lo việc nước, Môi son phải giống mãi trên đời? Châu đi rồi lại châu về đó, Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời! | |||||||||||||||||||
Đỗ Ngọc Thạch | |||||||||||||||||||
Ngày đăng: 06.07.2010 | |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
|
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011
Cô dâu gặp nạn - truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét