Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Núi Lở - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org (trích: Núi Lở)
http://phongdiep.net/images/chandung/thu%20vien/do%20ngoc%20thach.jpg Đ.N.T, SG-1993

Đỗ Ngọc Thạch

www.vanchuongviet.org/.../vanhoc_...(tiểu luận). tá xã (truyện ...

Lở núi cạnh Nhà máy thủy điện Bản Vẽ Ảnh: Vũ Toàn (Báo Tuổi Trẻ)


  TÁC PHẨM -> truyện ngắn



Núi lở
Đỗ Ngọc Thạch



Đoàn khảo sát, nghiên cứu văn hóa dân gian của chúng tôi đã tiến sâu vào một vùng rừng núi ngút ngàn. Chúng tôi đi ngược theo một con suối có cái tên rất nên thơ K'tung Phong cảnh trên đường đi thật ngoạn mục khiến bao mệt mỏi tan biến hết. Cô gái H'Thi, con gái một nghệ nhân kể Hơ Amon, (Hơ Amon : Một thể loại phôn-cơ-lo tồn tại và lưu truyền bằng phương thức hát kể.
Trước đây thường dịch là Trường ca) là người hiểu biết  khá sâu về vốn văn hóa dân gian của dân tộc mình, tự nguyện làm người hướng đạo cho chúng tôi, vừa bước đi thoăn thoắt vừa khẽ hát những bài ca trữ tình mà tôi ngỡ như tiếng suối reo, thác đổ, gió  ngàn xôn xao !... Đến bài "Đăm ơi  đăm" (Anh ơi anh), thì tiếng hát sao mà  tha  thiết, như tiếng gọi nao lòng :  Ê Đăm ơi đăm !...
Ơ Anh ơi anh !
Cha đã già rồi !
Ơ Anh ơi anh !
Mẹ đã yếu rồi !
Ơ Anh ơi anh !
Em mong anh về !
Về đi anh !
Ơ Anh ơi anh !...
Tiếng gọi bay theo gió, tan vào ngàn xanh Người con trai đi đâu vậy, lầm đường lạc lối chăng ?
Ngừng hát một lúc, H'Thi nói :
-Em có người yêu tên là Đinh Kông Anh ấy đi học đại học xa lắm Một lần, nói chuyện với thầy giáo về thơ ca dân gian của người  Ba-na, thầy giáo nói trật cả Thế rồi thầy trò cãi nhau. Thầy nổi khùng mắng anh ấy "Mày là thằng mọi, biết gì mà cãi lại tao !". Thế là anh ấy đánh cái ông thầy ấy, rồi bỏ trốn đi đâu không biết !...
Thì ra vậy Trong bài hát của người xưa vẫn có tâm trạng của  người hôm nay !...H'Thi lại hát :
Ơ ! Suối ơi !  K'Tung  ơi !
Sao suối chảy hoài không hết nước ?
Anh ơi Anh yêu ơi !
Sao lòng em không hết buồn !...
Vì sao cô gái Ba-na này lại có nỗi buồn da diết như thế Tôi định hỏi thì H'Thi lại nhẹ nhàng nói :
-Em cũng muốn đi học đại học lắm chứ Nhưng khi em đang học lớp mười, có một thầy giáo cứ đòi yêu em Thầy giáo nói H' Thi yêu thầy thì thầy sẽ giúp em vào đại học !". Muốn vào đại học phải yêu thầy giáo à Em không đồng ý, thế là thầy giáo cưỡng em, không được, rồi thầy cho em toàn điểm kém Em  buồn quá, không đi học nữa !...
Mải nói chuyện với H'Thi, chúng tôi đã đi vào một khu nhà mồ từ lúc nào không hay. Những tượng nhà mồ đứng ẩn khuất sau những lùm cây, nhìn từ xa không khác người  thật là mấy trầm mặc, khổ đau Các bạn đồng hành của tôi tản ra các nhóm tượng, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép rất say mê Tôi hỏi H'Thi :
- H'Thi có biết những câu chuyện, những bài hát nói về tượng nhà mồ không ?
H'Thi cười, nét mặt thoáng vẻ tư lự rồi nói :
-Có chứ Em sẽ kể và hát cho anh nghe. Nhưng anh phải học tiếng Ba-na đi đã. Nghe hát bằng tiếng Ba-na mới hay Nhưng,  những bài hát về tượng mồ buồn  lắm Để lúc khác. Bây giờ em hát bài vui. Chẳng hạn như bài  Hơri  ca ngợi  buôn  làng tươi đẹp. Em hát nhé !
Và  H'Thi hát  bằng tiếng dân tộc  Ba-na của cô. Tôi không biết tiếng Bana, nhưng nghe tiếng hát nhịp  nhàng, tình cảm tha thiết ánh lên nhưng nét nhạc vui, và  nhìn nét mặt rạng ngời, ánh mắt lung linh của  H'Thi tôi đoán đây là một bài Hơri ngợi ca trong sáng...H'Thi ngưng hát, nói nhỏ:
-Lời bài hát có nghĩa là: Quê hương tôi có dòng suối trong xanh, có buôn làng ẩn hiện trong màu xanh của rừng, có sắn, lúa ngô mọc khắp đồi nương!...- H'Thi bỗng đăm chiêu, một nét  buồn như đang lướt trên mặt cô gái. H'Thi khẽ buông tiếng thở dài, nói tiếp Nhưng bây giờ buôn làng xác xơ lắm anh ạ. Nạn đói đang đe dọa từng ngày!...
Tôi thoáng rùng mình, ngực như bị nén chặt. Tôi chợt nhớ lại một chuyến đi bám càng bà phó chủ tịch tỉnh tuần trước bà chở đầy xe gạo về tiếp viện cho gia đình Nhưng còn những nhà không có người làm trên huyện, trên tỉnh thì sao Tôi cũng không hiểu sao những người dân mảnh đất  sơn thủy hữu tình thế này mà bị nạn đói Tôi bỗng  nhớ đến những lễ  hội được mô tả trong các Hơ Amon rượu cần ngập cả sông Ba, thịt chất đống cao như núi, dân làng vui chơi nhảy múa thâu đêm !... Tôi đang miên man
trong suy tưởng thì H'Thi nói :
- Em sẽ dẫn anh lên đỉnh thác Đrang Đrung. đó có một tượng đá giống hệt hình người, giống như núi Vọng phu của người Kinh ấy !
Bỏ mặc cho các nhà nghệ thuật học đang mải mê quan sát khu tượng nhà mồ, tôi theo H'Thi luồn rừng leo lên đỉnh thác Đrang Đrung. Trong những tài liệu nói về danh lam thắng cảnh của tỉnh, tôi không thấy nói đến cái thác này. Bởi vậy, khi tới đỉnh thác, tôi giật mình kinh ngạc thác cao gần năm trăm mét, nước đổ trắng xóa nhưng không ầm ào dữ dội mà  như dải lụa mềm nhẹ bay. Trên đỉnh thác, bên cạnh một tảng đá lớn bằng cái nhà Rông, có một hòn đá cao hai mét, rất  giống như một người ngồi tay chống cằm đau khổ, mặt nhìn vào dòng thác. Ai  ngồi đây Từ bao giờ vậy
Đau khổ vì lẽ gì Tiếng H'Thi vang bên tai tôi như tiếng thác chảy  rào rào :
- Hồi em còn nhỏ, lên đây chơi thì thấy nó chỉ là một tảng
đá bình thường. Nhưng khoảng mười năm trở lại đây, càng ngày nó càng giống hình người Già làng Đinh K'pa nói rằng có một người đã ngồi bên tảng đá cho đến chết, cho nên hồn của người đó đã nhập vào hòn đá, khiến hòn đá dần dần biến thành hình người...
- Ai ngồi chết đây vậy Tôi hỏi .
- Em sẽ dẫn anh tới gặp già làng Đinh K'pa, ông lão  biết rõ hơn em !...
Tôi đăm đăm nhìn, càng nhìn càng thấy hòn đá giống như người vậy. Rồi, như là hòn đá  biến thành người thật, khẽ động đậy rồi vụt đứng dậy Tôi giật mình kinh hãi. H'Thi thấy vậy đưa tôi cái bầu rượu đen nhánh, nói :
-  Anh uống một hớp đi Anh như là bị ma lai nhập ấy !
Tôi cầm bầu rượu, tu một hơi Men rượu như lửa đốt Một cảm giác lạ kỳ lan tỏa khắp người Nhìn cái  tượng đá, nó vẫn ngồi bất động. Nó đang nghĩ gì vậy Tôi tiến lại gần nó đang cúi đầu nhìn xuống thác nước. Có lẽ thác nước biết tượng đá nghĩ gì chăng ?
Mải quan sát tượng đá giờ tôi mới chú ý đến tảng đá lớn như cái nhà Rông  bên cạnh Nó đứng chênh vênh trên đỉnh thác, như là sắp lăn xuống thác nước Tôi hỏi H'Thi :
- Tảng đá này đứng chênh vênh như thế bao lâu rồi Sao nó chưa lăn xuống thác nước ?
- Già làng Đinh K'pa nói, không biết từ bao giờ. Nhưng có lẽ năm nay nó sẽ lăn xuống để vỡ thành  muôn ngàn mảnh !
- Năm nay à Làm sao mà tính được ?
- Anh về hỏi già làng ấy. Cái gì ông lão cũng biết !...
H'Thi chưa nói dứt lời thì như là có một tiếng động lớn từ lòng đất vọng lên.
Tôi có cảm giác như đất dưới chân mình rung động, tảng đá như khẽ cựa mình H'Thi lặng người một lát rồi nói :
- Già làng Đinh K'pa nói, khi nào có tiếng cồng từ lòng đất vọng về thì tảng đá lăn xuống thác !
Đúng rồi, em nghe như là có tiếng cồng  Có đúng không anh ?
Tôi lắng nghe nhưng lại không thấy gì. Nhìn tảng đá như treo đầu đẳng  rồi nhìn xuống chân thác, tôi bỗng giật mình khi thấy một tốp khoảng năm người đang nhởn nhơ ngắm cảnh dưới chân thác. Tôi tập trung nhãn lực nhìn kỹ thì nhận ra đó là đoàn công tác của  Sở giáo dục đi cơ sở triển khai nhiệm vụ xóa nạn mù chữ mà tôi gặp huyện lỵ mấy hôm trước. Tôi ngạc nhiên lắm khi nhận ra ông trưởng đoàn là thủ trưởng cũ của tôi khi tôi mặc áo lính. Ông ta lúc đi bộ đội mới đang tập viết và không hiểu sao, ông ta không thể viết được vì cứ cầm bút là bút chực rơi ra và khi viết thì ngòi bút đâm thủng cả giấy Và tôi càng ngạc nhiên hơn khi H'Thi nói rằng ông ta chính là cái ông thầy đã đòi yêu H'Thi !  Có trời
mới hiểu nổi sự xoay vần của tạo hóa sao lại kỳ quặc như vậy ?
H'Thi như là cũng có tâm trạng như tôi Hết nhìn tảng đá rồi lại  nhìn xuống tốp người  đang  ngắm cảnh dưới chân thác Tôi nói :
- Liệu tảng đá có thể rơi ngay sau khi có tiếng cồng không ?
H'Thi dáng vẻ bồn chồn, nói :
- Em linh cảm thấy như vậy Không biết có kịp báo cho những người dưới chân thác biết không ?
- Anh đã nói với họ là xã K'Tang của em không có người mù chữ. Vậy sao họ vẫn tới đó ?
- Em cũng không hiểu nữa. Bất cứ có đoàn công tác nào của tỉnh hoặc trung ương về, huyện cũng chỉ xuống xã em !
- Thôi Chúng ta chạy xuống báo cho họ lánh đi chỗ khác ngay !  Nghe chừng họ định cắm trại đây. Tảng đá mà lăn xuống thì họ bị đè  bẹp mất !
H'Thi như sực tỉnh, cô không nói gì, lao vút đi, thoắt cái đã biến vào màu xanh ngút mắt Tôi lao theo H'Thi, nhưng chạy được vài bước thì vướng
phải sợi dây rừng ngã bật trở lại, khắp người đau ê ẩm. Tôi gượng đau, đứng dậy tính đuổi theo H'Thi nhưng cô đã mất hút sau màu xanh của rừng. Mất người dẫn đường, tôi chẳng khác người mù. Vì vậy, tôi đành tập tễnh quay trở lại đỉnh thác, ngồi xuống bên tượng đá, nhìn xuống chân thác như tượng đá, chốc chốc lại nhìn sang tảng đá chênh vênh, đang như sắp lăn xuống !
Tôi có cảm giác thời gian như ngưng lại, núi rừng
như không một tiếng động. Rồi bất chợt, gió ào ào, mưa như thác đổ, cả khu rừng  như đang vặn mình, quằn quại Trơ vơ trên đỉnh thác, không biết chạy đâu tôi liền  ôm chặt lấy tượng đá, mắt nhìn như dán vào tảng đá chênh vênh   kia !...
Cái gì phải  xảy ra thì đã xảy ra Tảng đá đã tách ra khỏi đỉnh thác Tôi bàng hoàng nhắm mắt lại và  chờ cái tiếng động đáng sợ kia vọng lại Nhưng tôi không  nghe thấy gì nữa khi
chợt vụt lên ý nghĩ :  H'Thi có kịp cứu tốp người đi xóa nạn mù chữ kia thoát khỏi nạn núi lở hay không ?  Và bản thân H'Thi thì sao  ?
* *
Một tháng sau cái ngày xảy ra vụ núi lở ấy, đoàn khảo sát văn hóa dân gian của chúng tôi trở lại xã  K'Tang. Chúng tôi rất buồn vì cô H'Thi, người hướng đạo tuyệt vời của chúng tôi bị bệnh, suốt tháng nay vẫn chưa khỏi, suốt ngày nằm liệt gường, không ăn uống gì được mấy. Già làng Đinh K'pa nói rằng H'Thi bị Zàng phạt. Hỏi tại sao, nhất định già làng không nói. Song tôi năn nỉ mãi và nằng nặc đòi đưa H'Thi đi bệnh viện, lúc ấy già làng Đinh K'pa mới nói :
- Hôm ấy, Zàng nổi giận, muốn trừng trị tốp người dưới chân thác ấy. Nhưng con H'Thi đã làm trái ý Zàng !...
Nghe già làng Đinh K'pa nói vậy tôi giật  mình kinh ngạc Chẳng lẽ vì cứu tốp người đi xóa nạn mù chữ kia mà H'Thi bị bệnh sao Bây giờ mà cũng có chuyện thần linh ứng nghiệm vậy sao Già làng Đinh K'pa nói tiếp :
-Anh có biết cái ông thủ trưởng của nhóm người ấy giờ đâu không Phải tìm ông ta về đây mới có cách chữa bệnh cho con H'Thi  !...
Biết ông trưởng đoàn công tác xóa nạn mù chữ đâu bây giờ Tuy thế, tôi định bụng sẽ dò tìm bằng được ông ta. Song, thật là bất ngờ, ngay ngày hôm sau, khi tôi đến khu vực thác Đrang Đrung thì gặp ông trưởng đoàn ấy. Nhìn thấy tôi, ông ta vui vẻ nói :
- Tớ đang hướng dẫn một nhà báo và các nhà địa chất nghiên cứu hiện tượng núi lở đấy !  Cậu đã đọc báo chưa Có bài  tường  thuật  của tớ về vụ núi lở vì tớ là người chứng kiến từ đầu đến cuối mà !...Mà này, có lẽ tớ bỏ nghề xóa nạn mù chữ mà
chuyển sang  nghiên cứu về núi lở và động đất !  Thú vị lắm !...
Nghe  ông ta nói đến đấy, tôi ù cả tai Không kịp suy nghĩ gì cả, tôi chạy về tìm già làng Đinh K'pa !.../.
Viết tại 43- Đồng Khởi, TP.HCM, 1989
Đỗ Ngọc Thạch
Ngày đăng: 7.7.2009 [ Trở lại Tiếp ]

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhTqzkR9CMkdo8psUbxqez3_Xl7kFvn71TZ7EM6FKykC1fn50jAkhR0VBpi9Uai7q-agLVw8MgJP14oZYTzzg1zoxGEacLg677xv8iB50M0zzYTWiahzv2lKVrgL5Jvl3J01gCrBtxD1ala/s1600/Bienxua+Noisong.Sm.jpg

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Võ Trạng Nguyên Truyện - Đỗ Ngọc Thạch

http://www.donghuongbinhdinh.org/dh.binhdinh/images/stories/tapanh/anh/1.jpg
Truyện ngắn

Võ trạng nguyên truyện Đỗ Ngọc Thạch

1. Về Trường thi Võ
Minh Mạng là vị vua thứ hai của Triều Nguyễn, trị vì 21 năm (1820-1841), được coi là vị vua năng động, quyết đoán và có nhiều cải cách: lập thêm Nội các, Cơ mật viện ở Kinh đô Huế, tổ chức lại quân đội, củng cố chế độ thi cử để chọn người tài : Trạng Nguyên Văn (năm 1822 lập lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở Kinh đô). Nhưng phải đến năm 1836 mới lập Trường thi Võ ở Kinh đô Huế và Hà Nội, đến năm 1867 mới mở thêm Trường thi Võ ở Phủ Qui Nhơn, Bình Định.
Thi Võ cũng có ba kỳ thi như bên Văn là Thi Hương, Thi Hội và Thi Đình. Khi thành lập trường, cả ba trường đều có dự định thi cả ba kỳ Hương, Hội, Đình, nhưng sau đó hai trường ở Hà Nội và Quy Nhơn không chọn Tiến sĩ Võ (còn gọi là Tạo sĩ) mà chỉ là thi Hương tuyển lấy Cử nhân (không có Tú tài như bên Văn).
Thi lấy Tiến sĩ võ (Tạo sĩ) tập trung về kinh đô Huế, gọi là thi Hội, cho cả ba trường, người đậu Tiến sĩ Võ được phong chức Tướng quân, vinh danh Võ Trạng nguyên.
Các môn thi Tiến sĩ võ gồm: thao lược binh thư đồ trận, huấn luyện và tổ chức quân đội, các môn võ thuật như côn, quyền.
Thi lấy Tiến sĩ võ (Tạo sĩ) có ba giai đoạn: Trường Nhất, Trường Nhì và Trường Ba.
Trường Nhất gồm các môn thi: Xách kẽm, đánh thảo Ngọc Trản, đánh thảo roi Ngũ môn phá trận, thảo Siêu đao…Xách kẽm là môn đáng sợ nhất. Có hai ống kẽm, mỗi ống là một khối kẽm hình chữ nhật, nặng một  tạ ta, có quai bọc vải. Thí sinh xách mỗi tay một ống, đi nhanh đoạn đường dài 200 thước, vừa đi vừa về. Thoạt nhìn tưởng ngon ăn vì ở nhà các thí sinh đã tập xách những vật nặng tương đương, nhưng theo như lời kể của một thí sinh đã vượt qua môn thi này thì không hề dễ dàng. Bước vào thi, khi đứng giữa hai ống kẽm thì thấy người như phát sốt, toát mồ hôi, hai tay cầm vào hai quai xách chờ lệnh, trong đầu kêu boong boong, tai điếc đặc. Đến khi có lệnh xuất phát, giật mình xách lên thì chân loạng choạng, cái cổ dài ra, hai vai lép xuống. Như thế cho đến khi cuối đường, quay lại thì chờn vờn như không còn có thể  bước được nữa. Thế nhưng cố gắng vẫn về được đến đích đạp lên đường vạch, để hai ống kẽm xuống, thì con người như muốn ngã  chúi ra đằng trước bước tới bàn giám khảo như trong cơn mê!... Có người xách hai ống kẽm lên, cổ gân căng lên, mắt lồi ra, bước một bước rồi quỵ  xuống, có người chỉ chạy được hơn một đoạn đi, về  mấy bước là quỵ  .Xách ống kẽm là bài đầu, nó loại gần một phần ba thí sinh! Nhưng cũng có không ít người có sức khỏe lạ thường. Họ xách chạy như mình xách hai gầu múc nước đi tưới. Về đến nơi hơi thở không gấp sẽ được điểm ưu. Có người chạy cả  ba  vòng cả đi lẫn về vẫn không đỏ mặt!...
Người có sức mạnh phi thường phải nói đến là cụ Trung Quân, người vùng Thọ Lộc,huyện An Nhơn, Bình Định. Cụ đi thi ở Huế, lúc đó ở Bình định chưa mở trường thi. Khi phát lệnh xách kẽm, hai tay xách hai ống kẽm giang ngang thẳng cánh ba lần rồi để hai ống kẽm xuống trước mặt. dùng một tay nắm cả hai quai, co tay thước thợ lên ngang ngực, rồi mới xách chạy vòng quanh trường thi. Tất cả Ban giám khảo đều kinh ngạc thốt lên: “Sức mạnh cử đỉnh của Hạng Võ!” và hội ý chớp nhoáng quyết định lấy cụ đỗ Thủ khoa – tức Võ  Trạng Nguyên,  không cần phải thi các môn khác. Nhưng tất cả thí sinh không phục vì thực ra, muốn đậu thủ khoa không chỉ có sức mạnh mà phải tinh thông thập bát ban võ nghệ tức kỹ thuật đao, kiếm, côn, cung! Ban giám khảo phải nhượng bộ, chỉ lấy đỗ cử nhân, miễn thi Trường Nhì, chờ môn thi Trường tiên ở Trường Ba tức phúc hạch xếp thứ hạng!
Trường Nhì: Gồm các môn thi như bắn cung nỏ vào hồng tâm, bắn súng nạp tiền vào bia cót, nhảy qua hào nước quay ba vòng đâm bù nhìn, cưỡi ngựa phi nhanh, múa kiếm. Muốn qua được những môn thi này phải lót tay những người lính làm nhiệm vụ giám sát ở các điểm thi…
Trường Ba:  Đó là kỳ thi phúc hạch để xếp thứ hạng, môn thi là đấu roi trường (Trường tiên) tay đôi, loại trực tiếp, chọn lấy ba người gọi là Cử ba, Cử nhì và Cử nhất – Cử Nhất là  Thủ khoa – Võ Trạng nguyên. Cuộc thi phúc hạch ở Trường Ba bao giờ cũng gay cấn, hấp dẫn nhất.
Roi (còn gọi là gậy; tiếng Hán Nôm là Tiên) được làm bằng một thứ gỗ rất rắn, dẻo, chắc; dài 7 thước 5 (bằng  2m625), đầu lớn to bằng cổ tay, đầu nhỏ to bằng cán cuốc. Để tránh nguy hiểm khi đấu, ở đầu nhỏ có buộc giẻ, trong bọc có tóc. Bọc giẻ được làm nhọ nồi trên đầu, người bị đâm giữ lại một vết nhọ nồi trên người…
2. Đại Lực sĩ Trung Quân với tuyệt kỹ Trường tiên: Lạc côn
Những cuộc thi đấu roi trường ly kỳ nhất, hay nhất là cuộc đấu của cụ Trung Quân ở Trường thi Kinh đô Huế, khóa thi Đình đầu tiên. Ở những cuộc đấu này, đại lực sĩ  Trung Quân không chỉ thể hiện sức mạnh vô song mà còn sử dụng đến độ huyền diệu của tuyệt kỹ Lạc côn trong côn thuật.
Lạc côn là một thế võ lừa đối thủ: thả tay trước cho đầu côn rơi xuống đất giữa hai chân của đối thủ. Nếu đối thủ không biết thế lừa, nghe đầu côn rơi chạm đất thì vui mừng vội vàng tranh thủ xấn tới đâm là mắc mưu. Người thả đầu côn chỉ chờ hành động ấy của đối thủ, bước sang một bên tránh đầu roi đối thủ đang đâm tới, cầm nhanh đầu roi của mình lên lật mạnh một cái. Khi đối thủ vừa bước tới và ngọn roi được hất lên nằm gọn giữa hai chân đối thủ sẽ đẩy một chân bổng lên, đối thủ bị vướng, lúng túng không sử dụng roi của mình được. Nếu người dùng thế Lạc côn khỏe thì có thể dùng đầu côn hất đối thủ văng lên. Nếu tay không khỏe thì cũng treo được một chân đối thủ lên, khiến đối thủ mất thăng bằng, chới với, có khi phải bỏ côn mình để chụp nắm côn đối thủ để khỏi bị hất ngã. Để hóa giải được thế Lạc côn, người kia phải dùng gót đá móc mạnh làm cho đầu roi văng ra xa rồi mới  nhào  tới đâm đối thủ. Đối thủ chỉ cầm côn một tay sau, không chống đỡ được chỉ né tránh và bỏ chạy. Nhưng với người có sức mạnh phi thường thì không bỏ chạy mà né người tránh mũi côn đâm tới, dùng trước (tay trái) chụp lấy đầu côn đối thủ, bẻ trái, đối thủ sẽ ngã và côn gãy đôi, lúc đó đối thủ tưởng rằng đã phá được thế Lạc côn nên sẽ hoàn toàn bất ngờ! Đó là cách đánh Trường tiên của cụ Trung Quân sẽ nói kỹ dưới đây.
Đó là cuộc đấu roi Trường tiên của cụ Trung Quân với 10 người có điểm cao nhất sau Trường Nhất và Trường Nhì. Cụ Trung Quân ra trước, cầm roi đứng đợi trên sàn đấu. Ông Cử thứ nhất ra đấu, hai roi vừa mới so khắc hai cái lắc cắc, đến cái thứ ba thì vù một tiếng xé tai, cây roi của ông Cử kia bị cụ khắc mạnh gãy từ tay cầm đến cuối, văng lên cao rồi rơi cách 30 thước. Ông Cử kia cả sợ, cầm đoạn roi còn lại trên tay chạy mất tăm! Tới ông Cử thứ hai ra đấu, cụ không dùng thế roi ấy nữa mà giả rơi đầu roi ra khỏi tay trước vì mồ hôi tay. Đối thủ biết ngay đó là thế Lạc côn lợi hại nên đã sử dụng cách phá thế Lạc côn: dùng gót đá cho đầu roi văng ra rồi nhào tới đâm mạnh, tin chắc là được điểm quyết định vì địch thủ chỉ còn một tay cầm đốc roi  nên không thể xoay trở được! Nhưng, “rắc” một cái, chiếc roi trường của đối thủ bị cụ Trung Quân cầm chặt và bẻ gãy đôi, quật luôn cả người cầm roi ngã nghiêng xuống đất!
Tám ông Cử điểm cao còn lại, bái trước Ban giám khảo xin được miễn đấu và đồng thanh hô cụ Trung Quân xứng đáng đậu Thủ khoa - Trạng nguyên. Cuộc phúc hạch chỉ còn là cuộc đấu giữa 10 ông Cử để chọn ra người đậu Á nguyên - ngôi nhì!...
Nhờ có sức mạnh vô địch và kỹ thuật đánh Trường tiên vô song, cụ Trung Quân được chọn vào đội Cận vệ của nhà vua, từ chức Đội trưởng lên dần đến chức Trung Quân, là quan Nhất phẩm Đại tướng quân - chức quan võ đứng đầu trong năm chức võ quan cao nhất ở Kinh đô. Người ta lấy chức võ quan Trung Quân của cụ để gọi thay cho tên cụ, đó là cách gọi cung kính. Năm 70 tuổi cụ mới về hưu, về làng quê sống như một lão nông. Người dân trong vùng còn lưu truyền câu chuyện cụ Trung Quân đánh cọp như sau:
Một hôm, làng tổ chức săn cọp, Cụ xin đi, không dùng dao, mác mà dùng một gốc tre già có cả củ, chuốt cho láng để dễ cầm. Cụ cùng cháu nội và cháu gọi bằng bác đứng gác một góc lưới. Khi cọp chạy tới, cụ xách gốc tre chặn đường cọp, hai bên “đấu mắt”đến hai phút…Bất thình lình, cụ giơ gốc tre lên nhằm đầu cọp đánh xuống. Cọp đưa chân trước lên bắt gốc tre thì liền lăn đùng ra vì cả bàn chân trước và đầu cọp vỡ toác!...
3. Bầu Đê với Tuyệt kỹ Trường tiên: So đũa
Ông Bầu Đê là người Tuy Phước với kỹ thuật roi đấu Trường tiên rất diệu nghệ. Ông không đi thi nhưng cuộc thi nào cũng tới xem, nhất là thi phân hạng giành Thủ khoa.
Chờ cho cuộc thi đấu xong, xác định được các ông Thủ khoa, nhì, ba thì Bầu Đê mới xách roi vào xin phép Ban giám khảo cho đấu với các thầy tân khoa. Ban giám khảo cũng muốn thử tài ba vị tân khoa đỗ hàng đầu nên chấp thuận. Ông Bầu Đê cầm roi đứng đợi trên sàn đấu.
Mới dứt hiệu lệnh, ông Cử ba ra trước, vừa ra roi đã bị ông Bầu Đê đánh bật cây roi văng tới tận hiên trường thi, giơ tay xin thua ngay. Ông Cử nhì thận trọng hơn, không bị đánh bật roi nhưng cây roi của ông luôn bị ghìm chặt cứng, rồi bất ngờ không ai nhìn thấy rõ ra sao, ông ấy ngã ngửa, cây roi  rơi một bên trong khi ấy ngọn roi của ông Bầu Đê vẫn gián trên bụng ông Cử nhì. Ông Bầu Đê thu roi và cúi xuống đỡ ông Cử nhì dậy, đầu roi bịt giẻ như một cái găng đập trúng  dạ dày làm ông  Cử nhì bị ngất!...
Chờ ông Cử nhì hồi tỉnh, ông Thủ khoa ra đấu tiếp. Ông Thủ khoa vóc dáng cao to, tướng mạo oai nghi và có vẻ bình tĩnh, tự tin. Hai bên ra roi qua lại hơn 10 phút. Ban giám khảo truyền lệnh thôi đấu và tuyên bố hòa, có ý giữ sĩ diện cho ông Thủ khoa. Nhưng ông Bầu Đê và quan lãnh binh trong Ban giám khảo phản đối kết quả hòa.
Chưa kịp giải thích vì sao thì chính ông Thủ khoa ra bái và xin chịu thua. Mọi người chưa kịp hiểu ra sao, ông Thủ khoa giơ hai tay lên, ở cả hai nách đều có vết nhọ tròn rõ ràng, nằm gọn trong hai hố nách! Các giám khảo và các thầy Cử tân khoa đều giật mình kinh ngạc, hàng trăm con mắt nhìn từ ngoài vào đều không kịp thấy hai cú đâm, thì người đứng đấu trong cuộc làm sao kịp thấy, mà có kịp thấy cũng không thể phản ứng kịp! Đúng là hai cú đâm nhanh như chớp!
Quan chánh lãnh binh cũng là một cây roi trường có tiếng, đã đậu Tiến sĩ võ Trường Thừa trước đây cho nên không thể ngồi yên trước một cây roi lợi hại như vậy. Ngứa nghề, quan chánh lãnh binh nai nịt gọn gàng, cầm roi bước xuống sân xin đấu với Bầu Đê mười hiệp. Bầu Đê khiêm tốn từ chối, không dám đấu với Quan chánh Lãnh binh, e sợ thất lễ! Quan chánh lãnh binh nói: “Cung kính không bằng  phụng mệnh! Anh cứ dùng hết sức mình để tôi biết thêm, nhất là kỹ thuật đánh văng roi và đâm vào nách!”. Được câu ấy, Bầu Đê mới dám nhận lời.
Hai bên ra đấu, hai cây roi quấn lấy nhau thật ngoạn mục… Bỗng Bầu Đê nói: “Xin Ngài cho phép tôi được thực hiện tuyệt kỹ thứ nhất!”.  “Tùy”, tiếng “Tùy” vừa bay ra thì cây roi trong tay quan Lãnh binh cũng bay vù tới hiên trường thi! Ông Bầu Đê chống roi đứng chờ quân lính mang roi lại cho quan chánh lãnh binh. Trận đấu tiếp tục, hai roi ghìm nhau rất chặt, nhìn từ ngoài chỉ thấy hai người tới lui, qua lại, hai đầu roi quấn lấy nhau mà chỉ nghe tiếng cắc-cụp-cắc vang lên đanh gọn…Ông Bầu Đê lại nói: “Xin phép Ngài cho tôi ra tuyệt kỹ thứ hai!”. Lần này thì Quan chánh lãnh binh kêu to: “Xin thôi!”. Ông Bầu Đê liền thu roi. Quan chánh lãnh binh cầm ngang cây Trường tiên, vái ông Bầu Đê mà rằng: “Thật là roi thần! Tôi đã gặp hàng trăm tay roi nhà nghề, hơn có, ngang có, kém có, nhưng chưa từng gặp một cây roi thần kỳ như thế này! Thật đáng bậc thầy! Xin bái phục!”
Ban giám khảo mời Bầu Đê ngồi, thưởng rượu và một cây lụa. Uống hết ly rượu,  Quan Lãnh binh mới từ từ giơ cao tay trái lên để mọi người thấy vết nhọ do đầu roi ông Bầu Đê đã ghi. Mọi người cùng “ồ” lên ngạc nhiên rồi rối rít hỏi: “Lúc nào thế ạ?”.
Quan Lãnh binh cười, nói: “Chính là lúc ông ấy nói xin phép! Tôi chưa kịp trả lời thì đầu roi đã đậu vào nách tôi nhẹ nhàng, do vậy tôi xin thôi đấu!...Thực tình, tôi suy nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu rõ cách đánh văng roi và cách đâm vào nách như thế nào? Tôi giữ chặt, mà tay tôi không yếu hơn tay anh thì làm sao anh đánh bật roi tôi bay xa như vậy?”.
 Bầu Đê cũng uống hết ly rượu mới thong thả nói: “Đây là phép mượn sức người đánh người! Đánh văng xa cây roi của Ngài không phải chỉ sức mạnh của tôi mà là sức của tôi cộng với sức của Ngài. Nhưng đánh phải lựa chiều, nếu đánh xuôi chiều mở bàn tay, tức là theo hướng các ngón bấu lại thì roi tung các ngón bay đi. Nếu lại đánh ngược chiều mở bàn tay, thì roi bị cả bàn tay giữ lại không tuột  ra được để bay đi nhưng có thể bị đứt tiện trên sát  chỗ  cầm”.
Quan Lãnh binh nói như reo lên: “Hay! Hay lắm!... Còn đâm vào nách? Lúc ấy  tôi đã bí mật chuyển roi từ tay phải sang tay trái. Tay trái ở trước dùng ngọn che chở cho thân mình, tay phải ở sau dùng đốc che nách trái, kín như sau hai chiến lũy làm sao anh lẻn vào được mà ghi điểm?”
Bầu Đê từ tốn nói: “Thường nơi mình canh giữ nhiều cho là  kín thì lại có một khe hở nhỏ rất bất ngờ. Đấu võ cũng như đánh giặc, tìm chỗ kẽ hở  bất ngờ nhất trong nơi mà đối phương tin là giữ chặt, kín nhất để từ đó bí mật tấn công vào thì đối phương sẽ bối rối không biết đâu đối phó. Đâm vào nách là một kỹ thuật tinh vi, song tôi gọi nôm na là đâm so đũa. Tôi luồn ngọn roi theo thân roi của quan Lãnh binh, đúng lúc ngài đang đâm tôi, tức là hai roi đi sát nhau, ngược chiều nhau. Đầu roi của quan nhằm vào ngực tôi bay tới, đồng thời che khuất cái đầu roi của tôi cũng đang tìm nách của Ngài lao tới. Nếu hai bên đều vô tình thì mỗi người nhận của bên kia một vết nhọ. Nhưng ở đây thì tôi biết và đã chuẩn bị gạt đầu roi của Ngài ngay sau lúc Ngài thay tay còn Ngài thì lại không biết roi tôi cũng đang gần nách mình nên tay phải cầm đốc vẫn không đề phòng. Khi đầu roi Ngài gần sát ngực tôi chắc Ngài nghĩ là đã trúng rồi. Nhưng chưa kịp dán vào ngực tôi thì cái ngực ấy đã xoay nghiêng và cái đốc roi của tôi từ dưới đưa vòng lên gạt mũi roi của Ngài ra. Ngài tiếc cú đánh không trúng, cả mắt và tâm đều đậu đầu roi cố xoay để đâm lại nhưng không ngờ động tác vòng cái đốc gạt đầu roi của ngài làm cho đầu roi của tôi ghìm xuống tránh đốc roi của ngài chui vào nách. Bí quyết là chỗ đó!”
Quan Lãnh binh đứng dậy vái ông ông Bầu  Đê và nói: “Xin bái phục!...Thật là bài học ngàn vàng, xin hết sức cảm ơn ông. Tôi về theo đó luyện tập thêm, sang khóa sau xin trình bày lại ông chấm.”    
Ông Bầu Đê không dự thi từ vòng đầu nên mặc dù cả Ban giám khảo và đặc biệt là Quan chánh Lãnh binh rất ngưỡng mộ tài đánh Trường tiên của ông cũng không thể lấy ông đậu Thủ khoa mặc dù ông đã đánh bại cả ba tân khoa hàng đầu, trong đó có Thủ khoa.Tuy thế, khán giả tung hô rần rần như đối với một Thủ khoa !...
4. Tâm tình Người Đất Võ
Từ nhỏ, tôi đã biết câu ca về Miền Đất võ Bình Định: Ai vô Bình Định mà coi / Con gái cũng biết múa roi, đánh quyền! Sau này, khi lăn lộn trường đời, tôi đã mục sở thị câu ca đó: những năm làm việc ở tỉnh Gia Lai, mà có thể gọi Gia Lai là “Bình Định Phẩy” (giống như khái niệm hai điểm A và A’ trong Toán học), tôi cũng xuống Phủ Quy Nhơn khá nhiều, rồi mỗi lần vào Nam, ra Bắc đều phải đi qua Bình Định, thì quả là Đất Võ Bình Định đã tạo ấn tượng mạnh trong tôi. Vì thế, viết về miền Đất Võ là một cảm hứng rất mạnh, rất đẹp! Tôi đã viết ba cái truyện ngắn về con người miền Đất Võ mà vẫn thấy như là chưa viết gì! Nhiều lúc tôi nghĩ phải viết sao cho người đọc khi đọc truyện của mình cũng bị mê hoặc như xem mấy tuyệt kỹ của nghệ thuật múa roi, đánh quyền của Võ Bình Định vậy! Quả  là một thách đố lớn đối với tôi, bởi cái đó chính là Tuyệt tác văn chương, muốn viết về Tuyệt kỹ võ thuật thì phải là Tuyệt tác văn chương! Tự thấy mình chưa thể làm ra Tuyệt tác, tôi ngưng viết về Võ thuật Bình Định từ năm 2005 đến nay, mà chuyển qua khu vực Người mẫu chân dài, một đề tài mà tôi cho là có nhiều điều mới mẻ và rất bí ẩn!...
Một hôm, có người bạn từ thời còn làm báo, là “dân Bình Định lưu vong” ở Sài Gòn, đến nói: “Thấy ông đang viết  về đề tài “Người mẫu chân dài”, tôi sẽ dẫn ông đến tiếp cận một người mẫu chân dài đồng hương với tôi, rất đặc biệt, độc đáo và sẽ cho ông thêm nhiều điều thú vị về Người mẫu chân dài, bởi  Nàng được mệnh danh là “Thợ săn Đại gia”! Chỉ với riêng Nàng, ông đủ tài liệu để viết một bộ Tiểu thuyết  3 tập!” Tôi liền đi ngay, không kịp sửa soạn y phục chỉnh tề! Nhưng đến nơi thì chỉ gặp chồng Nàng, vốn là vệ sĩ của Nàng đang huấn luyện võ thuật cho cô bé con gái mới năm, sáu tuổi. Thấy chúng tôi tới, Vũ Hùng – chồng Người mẫu chân dài mà tôi định gặp - , nói với cô bé con gái: “Con múa lại bài Thảo bộ Ngọc Trản cho hai bác đây xem rồi nghỉ để bố tiếp khách!”. Vũ Hùng vừa dứt lời thì cô bé bái chào rồi đi luôn bài Thảo bộ
Ngọc Trản, mồm đọc nhịp nhàng những câu Thiệu: Ngọc Trản ngân đài / Tả hữu tấn khai / Hồi thập tự / Liệng diệp liên ba / Đả sát túc…
Nhìn cô bé múa bài Ngọc Trản, một cảm giác kỳ lạ cứ dâng trào, cứ cuốn theo đừng động tác mềm mại, uyển chuyển mà bên trong chứa đầy uy lực! Và bỗng nhiên, bàn tay, nắm đấm tý hon ấy, bàn chân, ngón cước tý hon ấy, và cả thân hình kỳ ảo, tý hon ấy bỗng vụt lớn thành khổng lồ!...
Cuộc nói chuyện của ba người chúng tôi chính vì thế mà cứ đi mãi vào đề tài Võ thuật, tưởng như sẽ không thể ngưng nếu như chai rượu thứ hai không khiến cho cả ba chúng tôi đều “hồn lìa khỏi xác”! Tuy thế, tôi là người tỉnh lại đầu tiên, và xin phép về ngay để nạp vào máy tính những điều vừa nghe hai người “Đất Võ Bình Định” nói chuyện về “Đất Võ Bình Định”. Truyện ngắn này chính là được rút ra trong buổi gặp gỡ đó, tuy chưa thể nói đây là “Tuyệt kỹ Truyện ngắn” nhưng tác giả hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm những vẻ đẹp độc đáo của Võ thuật Bình Định, và điều đặc biệt không ở đâu có là: Đến Miền Đất Võ, ta sẽ bắt gặp hình ảnh không bao giờ quên – hình ảnh rất đặc trưng của Miền Đất Võ: những đứa trẻ nhỏ dăm ba tuổi đã biết múa bài Thảo bộ Ngọc Trản một cách thuần thục và đẹp mắt: Ngọc Trản ngân đài / Tả hữu tấn khai / Hồi thập tự / Liệng diệp liên ba / Đả sát túc/ Tạ hầu mai phục / Tấn đà tam chiến / Thối thủ nhị linh / Hoành tả tạ / Bạch xà lang lộ / Hữu hoành sát…
Sài Gòn, 10-12/10/2009
Đỗ Ngọc Thạch
Ngày đăng: 17.10.2009







Cùng thể loại
Sự đời thế thái nhân tình - Đỗ Ngọc Thạch


Cố võ sư Hồ Ngạnh đánh đoản côn - ảnh Huyền Trân
Ảnh minh họa Một màn diễn võ của tân Hoa hậu Bùi Thị Thanh Thảo.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

2 bài thơ Võ Thy Lanh: Thời gian, Tháp Chàm

http://sankhauvietnam.com.vn/Uploaded/nguyenquanghung/thapcham2.JPG

Thơ bạn đọc

Chủ nhật, 23 Tháng 10 2011 20:51 BẠN ĐỌC GỬI - Thơ bạn đọc

Tháp Chàm

      Đứng trên hoang vắng sóng đồi

Tháp Chàm như thể lặng trôi về nguồn

   Thinh không vẳng khúc ca buồn

Bài ca chiến trận vọng hồn chiến binh

   Ơi Chiêm Thành! Hỡi Chiêm Thành

Bụi tung vó ngựa, quách thành nát tan

   Chỉ còn trơ trọi Tháp Chàm

Giữa hoang sơ gió, giữa bàng hoàng mây

   Tôi, người lữ khách đến đây

Chui vào lòng tháp... Tháp bay về trời...
Võ Thy Lanh.
Chủ nhật, 23 Tháng 10 2011 20:47 BẠN ĐỌC GỬI - Thơ bạn đọc

Thời gian

       Ngày ngày nối tiếp ngày ngày

Ngày rụng như lá chất đầy tháng năm

     Tháng năm bao nỗi nhọc nhằn

Chất đầy vai mẹ mưa dầm nắng thiêu...
Đọc thêm... Thêm bình luận

Thời gian

Chủ nhật, 23 Tháng 10 2011 20:47 0 Comments BẠN ĐỌC GỬI - Thơ bạn đọc

  Ngày ngày nối tiếp ngày ngày

Ngày rụng như lá chất đầy tháng năm

     Tháng năm bao nỗi nhọc nhằn

Chất đầy vai mẹ mưa dầm nắng thiêu
     Thời gian đâu phải cánh diều

Vi vu hát với gió chiều tầng không
     Thời gian là suối thành sông

Hóa thành tóc bạc, lưng còng mẹ tôi

       Giờ đây mẹ đã mất rồi

Con mới hiểu được những lời mẹ ru
Võ Thy Lanh.
nguồn: vannghechunhat.net
http://newvietart.com/images/LEMINHHUY.jpg
Mẹ ru con - Lê Minh Huy

Chuyện tình của Thị Mầu - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Chuyện tình của Thị Mầu
Trong Nghệ thuật sân khấu Chèo, nhân vật Thị Mầu là “nổi đình đám” vào loại đặc sắc nhất bởi cả hai lý do hình thức thể hiện và nội dung tư tưởng. Về hình thức, Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú và được các nghệ sĩ biểu diễn rất sinh động, tài hoa. Có thể nói, nhân vật Thị Mầu là “đất dụng võ” rất đắc địa của các nghệ sĩ tài năng. Về nội dung, Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến. Chính vì thế mà cho đến nay, vở Chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và nhân vật Thị Mầu nói riêng vẫn chinh phục hoàn toàn khán giả của cuộc sống hiện đại. Hẳn công chúng Chèo không bao giờ quên được sự xuất hiện rất độc đáo của Thị Mầu đã làm sôi động sân khấu Chèo - tâm hồn con người hàng thế kỷ qua:
Này chị em ơi? (tiếng đế: sao?).
Nay tư mai đã là rằm.
Ai muốn ăn oản thời năng lên chùa đấy chị em ơi?
(tiếng đế: Các già lên chùa từ bao giờ nhỉ? – tiếng đế: Mười tư rằm)

Thế mà Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ, đò đưa cấm giá,
Tôi lên chùa từ mười ba… tôi lên chùa kia còn thời thấy tiểu mười ba.
Chị em ơi! (tiếng đế: sao?)

Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba, mà thấy sư mười bốn ,vãi già mười lăm đấy chị em.
A tôi thấy ông sư còn là mười bốn, vãi già còn là mười lăm.
Tôi muốn cho một tháng có đôi đôi rằm…
Chị em ơi! ( tiếng đế: Sao?)

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm, mà trước vào lễ Phật để…sau thăm vãi già đấy chị em.
A nay trước tôi vào mà tôi lễ Phật, này mà để có sau thăm bên vãi già…
Có rất nhiều người mê Chèo, mà cụ thể là mê nhân vật Thị Mầu, đã lấy tên Thị Mầu đặt tên cho con gái của mình. Ông Lê Trào ở Làng Thượng Sơn là một trong số những người mê Chèo, mê nhân vật Thị Mầu như thế. Nhà người ta, thường là cầu con trai vì con gái thay nhau chui ra làm thành một bầy “vịt giời” khiến cho gia chủ không có con trai nối dõi! Nhưng nhà ông Lê Trào thì ngược lại, vợ ông đã mười hai lần sinh nở mà toàn con trai, khiến nhà ông biến thành “trại lính”! Nếu như ông Trào không có thời gian năm năm đã từng trong quân ngũ thì ông không thể khống chế nổi “loạn mười hai sứ quân” này! Ông Trào đặc biệt mê Chèo, không có đêm diễn Chèo nào ở trong vùng mà ông bỏ qua, dù cách làng ông chục cây số, ông cũng “trèo đèo, lội suối” mà đến xem!...
Một lần, có một gánh Chèo nọ diễn vở Quan Âm Thị Kính rất hay, đặc biệt là vai Thị Mầu, khiến cho người xem, nhất là ông Trào “hồn bay phách lạc”! Hết buổi diễn, ông Trào tìm gặp bằng được người sắm vai Thị Mầu và nói: “Vợ tôi đã sinh mười hai lần mà toàn con trai. Nay tôi muốn sinh con gái mà lại muốn nó xinh đẹp, hát hay diễn trò giỏi như Thị Mầu! Vậy Thị Mầu có cách gì giúp tôi được không, tôi xin hậu tạ!”. Người sắm vai Thị Mầu lần đó, chưa kịp tẩy trang, vì muốn cho nhanh xong chuyện, liền nói bừa: “Chỉ có cách này, không biết có hiệu nghiệm hay không là còn tùy thuộc vào bà vợ của ông! Ông hãy đưa ta vào buồng vợ ông, ta sẽ làm phép chui vào bụng bà ấy, tất sẽ sinh ra một ả như Thị Mầu ta!”. Ông Trào nghe nói thấy “có lý” liền nghe theo. Song có một điều mà lúc đó ông Trào không hề biết là: người sắm vai Thị Mầu lần đó là một nam nhân chứ không phải nữ nhân! Vì thế, khi người “nam nhân” này “làm phép” chui vào bụng vợ ông Trào thì quả nhiên hiệu nghiệm, tức sau chín tháng mười ngày, vợ ông Trào đã sinh được một ả Thị Mầu hoàn hảo!...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgPP0i_YdRMyUE_OBOSDcFqWKzgVqz5zdJQM6GsUcr69MevHg5cYv4cL8tswkSYDRxnP2fMhqDycA_5FIkuKLTXsyGcbaMUqrAN8ZIFF7fwibwg6zU8F7S_m4AZwgML0-vEuzpFAH4myrk/s400/1232174162.img.jpg
Hình: internet
Cô con gái ông Trào được đặt tên chính thức là Lê Thị Mầu, dĩ nhiên là được vợ chồng ông Trào và mười hai người anh yêu thương, chiều chuộng hết mức. Trong ý nghĩ của cha mẹ Mầu và cả mười hai người anh trai, việc đặt tên là Mầu chỉ có ý nghĩa “ước lệ” mà thôi, chứ không ai nghĩ rằng lại muốn cho cuộc đời của Mầu giống như nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quam Âm Thị Kính. Song, cuộc đời lại xảy ra cái điều mà người ta không muốn nghĩ tới!...
Có câu “gái thập tam, nam thập lục”, tức con gái mười ba tuổi là đã ra dáng một thiếu nữ mơn mơn xuân thì. Mầu khi tới mười ba tuổi là đã phát triển đến mức đạt chuẩn: cao 1,67 mét, số đo ba vòng là 86-60-88, đó là số đo mà các cô người mẫu thời nay ao ước!
Ngày đầu tiên Mầu đi lễ chùa cũng đúng là ngày mười ba.
Mầu cũng gặp một chú tiểu đang quét chùa, nhưng chú tiểu này vừa nhìn thấy Mầu thì nhào tới tán tỉnh, sàm sỡ. May mà vừa lúc sư thầy xuất hiện, quở mắng chú tiểu. Chú tiểu sợ hãi bỏ chạy. Nhưng khi sư thầy nhìn kỹ Mầu thì …bám riết lấy Mầu đến nỗi khi sư trụ trì xuất hiện cũng không biết, liền bị sư trụ trì quở mắng thậm tệ! Đuổi sư thầy đi rồi, sư  trụ trì vừa nói mời Mầu vào trong làm lễ cúng Phật thì trời nổi giông bão, gió bụi bay mù mịt!... Mầu đang luống cuống đứng giữa sân chùa thì hai người anh của Mầu kịp xuất hiện, đưa Mầu về nhà!...
Ngày mười bốn, Mầu lại đi lễ chùa. Sự việc lại xảy ra như ngày mười ba, chỉ khác ở đoạn cuối: khi sư trụ trì mời Mầu vào làm lễ cúng Phật thì trời không nổi giông bão mà nắng vàng rực rỡ khác thường, nhìn từ xa, người ta thấy trên khoảng không nhà chùa có đám mây ngũ sắc tụ lại rất lâu! Những người giỏi thiên văn địa lý đều nói đó là điềm lành, Quan Âm Bồ Tát ngài đã giáng trần, nhà chùa chuyến này có tin vui! Quả nhiên, chín tháng sau, trước cổng chùa có một cái thúng lớn, trong thúng là ba đứa trẻ sinh ba, xem chừng như mới sinh nhưng đã rất cứng cáp! Chú tiểu là người phát hiện ra cái thúng trước nhất, liền vào báo với sư thầy. Sư thầy ra xem rồi vào báo với sư trụ trì. Sư trụ trì ra xem, nhìn thấy ba đứa trẻ đều đang chắp tay trước ngực, mồm lẩm nhẩm như đọc Kinh Phật, thì nói: “Quan Âm Bồ Tát gửi chùa chúng ta ba đệ tử của Ngài, mười năm sau Ngài sẽ đến đón. Vì vậy hãy đón vào chùa chăm sóc cho chu đáo!”. Sư thầy và chú tiểu liền đưa ba đứa trẻ vào chùa, từ đó thay nhau chăm sóc tận tình…
Mười năm sau, ba đứa trẻ hồi nào đã lớn thành ba thiếu niên xinh đẹp, khỏe mạnh và thông minh khác thường. Nhà chùa có bao nhiêu Kinh sách ba đứa đều đọc hết và đều thuộc làu làu. Tuy không nói ra công khai, nhưng ai cũng biết trong ba đứa trẻ đó, có một đứa là con của chú tiểu, bởi nó giống chú tiểu như đúc, có một đứa là con của sư thầy, bởi nó giống sư thầy như lột, còn đứa thứ ba thì giống sư trụ trì như hai giọt nước, chỉ có điều nó không già như sư trụ trì mà thôi. Trong thâm tâm, cả chú tiểu, sư thầy và sư trụ trì đều muốn hoàn tục để cưới Mầu, để được công khai làm bố đứa con của mình. Nhưng Mầu thì không thích cưới ai cả, và chỉ muốn đón ba đứa con về ở với mình.
Đúng ngày ba đứa trẻ vào chùa, sau mười năm, Mầu lên chùa. Một chú tiểu mới, thấy Mầu cứ ngó nghiêng mà không nói gì thì hỏi:
- Mầu lên chùa đấy à? Sao không “quậy” như trong vở chèo Quan Âm Thị Kính đi?
- Hôm nay ta không có hứng! – Mầu lạnh lùng nói – Gọi cho ta ba anh em sinh ba ra đây ta gặp!
- Không được! – chú tiểu nói ngay – Sư thầy đã dặn không được cho ba anh em đó ra ngoài gặp bất cứ ai! Mầu muốn gặp ba anh em thì phải hỏi ý sư thầy. Để tôi đi hỏi sư thầy cho! Nhưng phải có điều kiện!
- Điều kiện gì thì nói toẹt ra đi, chắc lại đòi “tòm tem” chứ gì? Mới vào chùa đã nhiễm cái máu “sư hổ mang” rồi! – Mầu thúc giục.
- Thôi được, Mầu đã hiểu ý thì tôi nói thật: cho tôi gửi một đứa con và khi Mầu có thai, tôi sẽ đứng ra nhận là bố cái thai chứ không làm ngơ như bố của ba đứa trẻ sinh ba kia!...
Cuộc thỏa thuận giữa chú tiểu và Mầu diễn ra thật nhanh chóng, ba anh em sinh ba được ra gặp mẹ. Mầu thấy ba đứa trẻ thì nhào tới ôm hôn, nhưng cả ba đứa đều lùi ra và cùng nói, như là đồng ca: “Nam mô A di đà Phật! Nam nữ thọ thọ bất thân! Xin thí chủ giữ đúng phép tắc! Thí chủ có điều gì muốn nói thì nói ngay kẻo không có nhiều thời gian!”. Mầu bỗng cười khanh khách mà nói: “Thí chủ cái con khỉ! Con cái thấy mẹ mà không lạy chào, thật là bất hiếu! Đã bất hiếu như thế thì còn tu cái gì, tu hú!”. Ba anh em lại cùng nói: “Người mẹ mà bỏ con khi còn đỏ hỏn ngoài cổng chùa thì là đã dứt tình mẫu tử. Bao năm qua, đứa trẻ được ai nuôi dưỡng, cho bú mớm thì đó chính là mẫu tử!”. Mầu nghe nói vậy thì lặng người một lúc rồi nói: “Thôi được, các ngươi không nhận người mẹ này cũng không sao, nhưng phải vào làng minh oan cho Mầu, trả lại danh dự cho Mầu, nói với mọi người rằng Mầu không phải là hoang thai mà là Quan Âm Bồ Tát cho môn đồ đầu thai vào Mầu. Sau đó đòi Làng bồi thường trăm lạng vàng cho Mầu vì đã dùng hình phạt dã man đối với Mầu là bỏ rọ trôi sông!”. Ba đứa trẻ sinh ba nghe Mầu nói vậy thì nhìn nhau như có ý dò hỏi xem sẽ trả lời thế nào? Đứa có khuôn mặt giống sư trụ trì nói: “Thực ra chúng ta không dám nhận mẹ vì muốn bảo vệ danh dự cho cha. Bây giờ mẹ đã nói thế thì quả là rất thiệt thòi cho mẹ. Lúc mẹ bị làng phạt vạ, chúng ta còn bé tý chưa làm gì được thì bây giờ phải làm cái việc đó, lẽ ra phải làm từ mười năm trước!”. Đứa có khuôn mặt giống sư thầy nói tiếp: “Sư huynh nói rất đúng. Chúng ta không thể cứ sai lại sai nữa. Phải trả lại danh dự cho mẹ và người bị phạt phải là ba người cha!”. Đứa bé có khuôn mặt giống chú tiểu liền nói ngay: “Hai huynh nói rất hay, nhưng ba người cha đẻ của chúng ta đều đang có chức tước lớn trong tổ chức Phật giáo, không thể đưa ra bất cứ lời phán xét nào tới họ. Cách tốt nhất là nên tiếp tục im lặng. Sự việc dù sao cũng đã xảy ra, đã qua lâu rồi thì cho qua luôn. Mẹ chúng ta tuy có bị tiếng xấu này nọ nhưng cũng đã bình an, thế là tốt rồi. Dĩ hòa vi quý, nếu cứ đem chuyện cũ ra phán xét cho đúng người đúng tội thì muôn đời không bao giờ hết chuyện, oan oan tương báo bao giờ mới dứt?”. Ba đứa trẻ tuy là nói chuyện trao đổi ý tứ với nhau nhưng cố ý cho Mầu nghe thấy và đứa có khuôn mặt giống sư trụ trì còn nói riêng với Mầu: “Thí chủ là người có tướng cách rất quý, sẽ luôn có quý nhân phò trợ, chẳng có gì đáng phiền muộn. Cuối năm nay có người đến cầu hôn thì lấy chồng đi, tất sẽ vinh hiển suốt đời!”… Mầu nghe nói vậy thì biết nói gì nữa bèn cáo lui!...

Cuối năm, làng Thượng Sơn có một khoản tiền lớn nhờ có tới hai công ty nước ngoài tới đầu tư xây dựng hai nhà máy khổng lồ, một cái ở đầu làng, một cái ở cuối làng. Mấy già làng nói, như thế gọi là đầu xuôi đuôi lọt, làng ta từ đây làm cái gì cũng sẽ thuận buồm xuôi gió! Quả nhiên, nhà nhà đều hoan ca, làng trên xóm dưới không lúc nào ngớt tiếng sáo tiếng nhạc. Tất nhiên, các vị trưởng lão đã công phu đi mời một đoàn chèo có nhiều ngôi sao sáng giá tới làng diễn liên tục một tháng ròng!
Một hôm, khi chuẩn bị diễn lớp “Thị Mầu lên chùa” thì diễn viên sắm vai đột nhiên đau bụng dữ dội. Mọi người đều nói đó là bệnh đau ruột thừa, phải đưa đi bệnh viện mổ gấp kẻo nguy đến tính mạng. Đưa người sắm vai Thị Mầu đi rồi, đi kiếm người dự bị thì không biết chạy đâu. Lúc đó, ông Lê Trào có mặt ở gần đó, thấy vậy liền nói: “Để tôi nói con Mầu nhà tôi nó đóng thế cho!”, liền cho gọi Mầu tới. Quả nhiên, Mầu vào vai còn nhuyễn hơn cả người đang giữ vai Thị Mầu của Đoàn Chèo. Riêng ông trưởng đoàn chèo, vừa nhìn thấy Mầu đã chết mê chết mệt, sau đó đã đòi cưới Mầu bằng được. Dĩ nhiên là ông Lê Trào và Mầu đều đồng ý, vừa có chồng vừa được tuyển thẳng thành diễn viên chính thức của đoàn chèo thì còn gì hơn nữa. Sang năm mới, Mầu còn được “hưởng lộc” lớn hơn nữa khi ông chồng được điều lên Bộ văn hóa làm một chức quan nghe nói tương đương hàng đầu cấp tỉnh, còn Mầu thì lên làm chức trưởng đoàn chèo, tùy nghi muốn diễn kiểu nào thì diễn, muốn diễn ở đâu thì đến, tuy nhiên vẫn còn có nhiều trói buộc... Khi nghe có chính sách, chủ trương “xã hội hóa sân khấu”, Mầu thích lắm bởi muốn làm bà chủ hoàn toàn, tuyệt đối của đoàn chèo…
Thời gian trôi đi… Khi đoàn chèo chính thức hoạt động theo qui chế mới, Mầu cho đổi tên thành “Đoàn chèo Thị Mầu” và cho mời ba anh em sinh ba tới, nói: “Giờ các con đã tới tuổi trưởng thành, việc ở lại chùa theo nghiệp tu hành hay hoàn tục trở về cuộc sống dân gian là do các con tự quyết định. Tuy nhiên, dù thế nào thì các con cũng phải tham gia vào tổ sáng tác kịch bản của đoàn chèo của mẹ”. Cả ba anh em cùng nói: “Mẹ nói rất đúng, nhưng tự chúng con không thể quyết định được là ở lại chùa hay về nhà với mẹ, bởi đây là “duyên nghiệp”, có muốn cũng không được và không muốn cũng khó tránh khỏi. Nhưng dù thế nào thì chúng con cũng sẽ là thành viên tích cực của tổ sáng tác kịch bản. Chúng con đã suy nghĩ rất nhiều về đề tài mà đoàn chèo của mẹ đang mang tên: Thị Mầu. Tuy nhiên, có điều chúng con cứ phân vân mãi mà nghĩ chưa thông: Thị Mầu trong vở chèo kia có tình yêu hay không? Và câu này mẹ có cho phép mới dám hỏi? (Mầu ra hiệu cứ nói) Mầu mẹ có tình yêu với bố chúng con hay không?”. Mầu bất chợt bị hỏi như vậy thì chưa thể trả lời, bởi thực ra Mầu cũng không nghĩ là mình sẽ thích chứ đừng nói đến chữ yêu mấy người đó, còn sự thể ra như thế là do họ dồn ép Mầu quá đáng, mà Mầu thì không có kinh nghiệm tự vệ, phòng thân!...
Vui chân, Mầu tới chùa lúc nào không hay. Một chú tiểu thấy Mầu tới thì hỏi: “Hôm nay đã tới mười ba đâu mà Mầu đã lên chùa?”. Mầu cười nói: “Từ nay ta đi lễ chùa không cần kể là ngày nào! Được chưa?”. Chú tiểu thấy vậy thì chạy vào gọi sư thầy.
Đỗ Ngọc Thạch
  nguồn: YuMe.Vn

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Masaoka Shiki và haiku cận đại - N.V. Quỳnh Như

Masaoka Shiki và haiku cận đại

ThS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như

Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh

Masaoka Shiki (1867-1902) là một trong bốn đại thụ thơ haiku của Nhật Bản trước thời hiện đại: Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki. Đồng thời ông cũng được xem là một trong những nhà tiên phong trong công cuộc cách tân thơ haiku thời kỳ cận đại. Nếu Matsuo Basho được cho là nhà thơ haiku tiêu biểu của thời kỳ trung đại, thì Masaoka Shiki tiêu biểu của haiku thời kỳ cận đại.
Năm 1868 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Nhật Bản – kỷ nguyên Minh Trị Duy Tân (1868-1912). Từ đây nước Nhật mở cửa giao lưu quốc tế sau bao nhiêu năm bị giam hãm bởi chính sách bế quan tỏa cảng dưới chế độ Mạc phủ. Sự mở cửa đã giúp Nhật Bản tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật từ thế giới bên ngoài, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong một giai đoạn có thể nói là huy hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Dưới sự trị vì của Hoàng Đế Minh Trị, chỉ trong vài thập kỷ, Nhật Bản đã đạt được điều mà phương Tây phải mất hàng thế kỷ mới tạo dựng được.
Trong thời gian ngắn khoảng 45 năm mở cửa, văn học Nhật Bản cũng đổi mới. Làn sóng văn học phương Tây tràn vào Nhật Bản với khối lượng lớn các thể loại kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết được dịch sang tiếng Nhật và xuất bản tại Nhật đã tiếp thêm sinh lực cho quá trình cách tân văn học Nhật Bản. Tầm nhìn, trào lưu và khuynh hướng sáng tác của Nhật Bản thay đổi theo phong cách Tây phương như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả thực... Văn học truyền thống của Nhật Bản vốn được đúc kết từ sự ảnh hưởng kinh điển của Trung Hoa cổ và các giá trị truyền thống vĩnh hằng của dân tộc đã kịp hòa nhịp cùng tính đa dạng của tư tưởng phương Tây để tiếp tục cải tiến và phát triển mạnh mẽ. Và thơ haiku dưới sự vận động và dẫn dắt của nhà thơ Masaoka Shiki đã có bước chuyển mình rõ rệt. Thơ haiku của Shiki được cách tân không chỉ về nội dung mà cả về hình thức: ngôn ngữ và cấu trúc của thơ. Những cách tân haiku của Shiki quan trọng tới mức: hầu hết thơ haiku tân thời đều được khởi nguồn từ haiku của ông.
1.   HAIKU THỜI MEIJI/ MINH TRỊ
Từ cuối thời kỳ Edo, haiku trở thành loại hình giải trí của tầng lớp thương nhân trong khi tanka vẫn còn được lưu giữ vị trí trong giới quý tộc. Hai thể thơ này được các tầng lớp khác nhau nuôi dưỡng và phát triển, chính điều này đã làm lu mờ bản chất tự nhiên của thơ ca dẫn đến sự khác biệt trong cách thể hiện, chủ đề, cấu trúc. Trong nửa đầu thời Minh Trị, tanka và haiku được cho là bảo thủ và rất ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Song 25 năm tiếp theo, cuộc vận động cách tân chuẩn bị từ trước đó của các nhà thơ Kakuta Chikurei, Ozaki Kozo, Ito Shou và Masaoka Shiki đã thổi luồng gió mới cho haiku cận đại - haiku mới (shin-haiku). Vì thế văn đàn thời kỳ Meiji được chia thành hai giai đoạn với cột mốc chuyển giao vào năm Meiji 25 (1892) đánh dấu hai thời kỳ tiền Meiji – cứng nhắc và trên đà suy thoái, và hậu Meiji – sôi động cách tân tìm lối đi mới.
1.1.                     Thời kỳ đầu Meiji – haiku trên đà suy thoái
Thời gian này haiku phổ biến như là một trò tiêu khiển, giải trí phù phiếm nhưng chất lượng thơ thấp, bị quần chúng chế nhạo, và rơi vào suy thoái. Văn đàn trong khoảng 25 năm đầu thời kỳ Meiji (1868 – 1892) chẳng gì khác hơn là chỉ tiếp bước theo quán tính từ những gì đã có sẵn. Điển hình là lệ tsukinami (mỗi tháng họp bình thơ một lần). Các tác phẩm được sáng tác, tuyển tập, in ấn theo lệ tsukinami không vì động cơ văn học mà chạy theo sở thích của trưởng môn, cách bình thơ cũng dần trở thành rập khuôn, sáo rỗng, mang tính chủ quan cá nhân. Những bài thơ Shiki viết trong khoảng thời gian 1892 – 1895 tức với phong cách được nuôi dưỡng từ những năm đầu Meiji - là lúc Shiki chẳng biết gì khác ngoài phong cách theo lệ tsukinami(1).
木をつみて                               ki wo tsumite                                       Cây chất chồng
夜の明やすき                           yono akeyasuki                                                ánh hừng đông
小窓かな                                               komado kana                                       len vào ô cửa nhỏ.
Akeyasuki là quý ngữ chỉ mùa hè đến sớm. Đây là bài thơ thời kỳ đầu của Shiki kể từ năm 1885 và là một trong các bài thơ theo phong cách cũ nhưng sau đó chính ông lại khinh miệt, đả phá nó vì yêu cầu người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng một cách có logic (cây che lấp - ánh sáng - len vào cửa sổ nhỏ) hơn là bằng nguồn xúc cảm.
10 năm rồi 20 năm thời kỳ Meiji trôi qua khi haiku càng ngày càng rơi vào suy thoái nặng nề. Với quan niệm nghệ thuật mới shasei (tả sinh/ tả thực) du nhập từ phương Tây, Shiki lên tiếng phê bình, phủ định kiểu họp thơ tsukinami-haiku và cho đây là bước ngoặt thích hợp cho cách tân haiku: “Tsukinami - haiku chỉ quen sử dụng vốn ngôn từ trong phạm vi hẹp đã từng quen thuộc”(2).
1.2.                     Từ năm Meiji 25 (1892) – haiku chuyển mình
Từ năm Meiji 25 (1892) đến năm 30 (1897) các hoạt động kêu gọi sáng tác, nghiên cứu, cách tân haiku (Meiji-Shinku) chính thức ra đời. Masaoka Shiki cùng các đồng môn là Kawahigashi Hekigodo (1873-1937), Takahama Kyoshi (1874-1959), Naito Meisetsu (1847-1926) - tự gọi là phái Nhật Bản (Nihon-ha) cũng lên tiếng nâng cao vị trí văn học của haiku. Thời gian này hàng loạt các tuyển tập haiku cách tân và các tờ báo kêu gọi cách tân haiku như Nippon (Nhật Bản, 1892), báo Sho-Nippon (Tiểu Nhật Bản – thay cho Nippon bị đóng cửa vào 1894). Năm 1895 nhóm Shiki thành lập trường dạy haiku Nippon, sau đó xuất bản nhiều tờ báo như nguyệt san Hototogisu (Chim đỗ quyên, 1897), tuyển tập haiku của nhóm Tân thời haikai (Shin-ha haikai kushu, 1897), tuyển tập shin-haiku (haiku mới) gồm năm ngàn bài thơ của hơn sáu trăm nhà thơ và nhiều tạp chí haiku được ấn bản tại nhiều địa phương, cùng với tuyển tập Tân haiku (Kushu Shin-haiku) gần 400 trang do Masaoka Shiki đồng chủ biên (1898)… đã cho thấy sự lớn mạnh của haiku trong văn giới và quần chúng – đó là thành tựu lớn nhất mà trước đó chưa từng có.
三千の                                                   sanzen no                                                        Nghiền ngẫm
俳句を閲し                               haiku wo kemishi                                 ba ngàn bài haiku
   柿二つ                                                  kaki futatsu                                                      ăn hết hai quả hồng.
Các bài thơ còn lên tiếng chống đối những gì thuộc về kinh điển.
  説教に                                                   sekkyou ni                                                        Những lời thuyết giáo
  汚れた耳を                               kegareta mimi wo                                nghe chói cả tai
  ホトトギス                               hototogisu                                                        Chim đỗ vũ
Đặc biệt Shiki đã cho đăng hơn 10 ngàn bài thơ haiku và hơn 20 ngàn bài tanka của ông, vào năm Meiji 28 (1895) Shiki viết:
柿食えば                                               kaki kueba                                                       Vừa mới ăn hồng
鐘が鳴るなり                           kane ga naru nari                                chuông chùa Pháp Long tự
法隆寺                                                   Horyuji                                                                        ngân vang.
Bài thơ được coi là tác phẩm thành công đầu tiên trong quá trình cách tân thơ haiku, được đánh giá là hay nhất và được trích dẫn trong hầu hết các trường phổ thông trung học Nhật Bản.
2.   MASAOKA SHIKI VÀ NGÃ RẼ ĐẾN VỚI CÁCH TÂN HAIKU
Shiki tên thật là Masaoka Tsunenori, sinh tại thành phố Matsuyama tỉnh Iyo (nay là tỉnh Ehime) vào ngày 19 tháng 9 năm 1867, năm cuối cùng của thời kỳ Edo và chỉ một năm trước khi bước vào thời kỳ duy tân Minh Trị. Khoảng 11 tuổi Shiki bắt đầu làm thơ cho đến khi rời trường làng lên Tokyo vào năm 16 tuổi (1883). Năm 1892 bắt đầu ngã rẽ định mệnh đưa Shiki đến với văn chương. Vì sức khỏe kém, Shiki nghỉ học và dốc sức vào văn chương, viết truyện và tuyển chọn thơ haiku – là bước chuẩn bị cho Haiku Bunrui (phân loại tuyển tập Haiku, 1900). Về sau Shiki đã viết về quãng thời gian này rằng “Thi cử chẳng có ích gì, chỉ có niềm say mê với thơ ca, chẳng có gì có thể cứu vãn được tôi ngoài nữ thần haiku”(3). Tháng 2 năm 1893, trong bài Zatsudan Basho (Chuyện phiếm Basho) trên báo Nippon, Shiki đã lên tiếng kêu gọi nâng cao vị trí của haiku “Haiku trở thành một bộ phận của văn học. Văn học trở thành một bộ phận của mỹ thuật. Kết quả là tiêu chuẩn cái đẹp trở thành tiêu chuẩn của văn học. Tiêu chuẩn của văn học trở thành tiêu chuẩn của haiku”(4).
Với tuyên bố này, Shiki cho rằng tên gọi haiku được tách ra từ hokku không chỉ đơn thuần là sự chuyển tên mà haiku cần được giải phóng để hướng đến thế giới toàn diện. Trọng tâm cách tân haiku của Shiki chính là sự chuyển hướng về chất lượng hoàn toàn mang tính văn học. Đối với  các nhà thơ đi trước, Shiki đã không ngớt lời ca ngợi thơ của nhà thơ - họa sĩ Yosa Buson (1716 – 1783) tao nhã, mang đậm phong cách tả thực (shasei). Dù ảnh hưởng Buson, nhưng Shiki cho rằng “Giống thì giống Buson, nhưng biến hóa hơn so với Buson”(5).
Buson:     釣鐘に                        tsurigane ni                                                     Trên chuông chùa
止まりて眠る                             tomarite nemuru                                  đậu yên và ngủ
胡蝶かな                                                 kochou kana                                        một cánh bướm.
Thơ của Shiki lại đầy sức sống: trong khi con bướm của Buson đang say giấc nồng thì con đom đóm nhỏ bé của Shiki lại lấp lánh tỏa sáng:
Shiki                    釣鐘に                        釣鐘に                                                                        Trên chuông chùa
止まりて光る                             tomarite hikaru                                    đậu yên, tỏa sáng
蛍かな                                                     hotaru kana                                                     con đom đóm.
Năm Meiji 35 (1902), trong tuyển tập Xuân-Hạ-Thu-Đông, Shiki đã nhắc lại thành công của thơ haiku thời kỳ Buson, đả phá quan niệm “Haiku không thích hợp mô tả nhân tình mà chỉ thích hợp miêu tả thiên nhiên”(6).
  薪をわる                                               maki wo waru                                     Chỉ mỗi mình em
  いもうと一人                           imoto hitori                                                      miệt mài chẻ củi
  冬篭り                                                   fuyu gomori                                                    đầy giỏ mùa đông.
Cho đến khi bệnh thổ huyết trở nặng và mất vào ngày 19 tháng 9 năm 1902, Shiki đã chú tâm vào sáng tác haiku, cách tân tanka và mong muốn ngày càng nhiều người tham gia làm haiku có trình độ kỹ thuật cao và đạt được cảm xúc đích thực.
  五月雨や                                               gogatsu ame ya                                   Mưa tháng 5 rơi
   棚へとりつく              tana e toritsuku                        cùng nỗi ám ảnh
  ものの蔓                                               mono no tsuru                                     dọc ngang trên giàn.
Quang cảnh tiết trời vào mùa mưa, lúc nào cũng ướt sũng, bầu trời u ám xám xịt mây đen của tháng 5 năm 1901. Lá xanh, cây cỏ dại đâm chồi ướt đẫm nước mưa hay hàm nghĩa bóng bảy một niềm hy vọng “sau cơn mưa trời lại sáng”. Đây cũng là một điểm rất riêng của Shiki thể hiện được cái tôi trong haiku và tanka – điều khác biệt với các thể thơ truyền thống trước đó chưa làm được: nhận thức kép trong thể hiện giữa miêu tả khách quan và chủ quan.
Shiki mất trước khi đạt được đỉnh cao của độ chín muồi(7), và để lại thành tích đáng kể cho sự nghiệp văn chương với Shiki toàn tập 22 quyển (Shiki-zenshu). Tư tưởng cách tân của Shiki được đồng môn là Takahama Kyoshi và Kawahigashi Hekigodo tiếp bước. Hekigodo đào sâu con đường tả thực mà Shiki đã mở lối, chủ trương haiku tự do, không đặt nặng cấu trúc thơ theo kiểu truyền thống 5 – 7 – 5. Trong khi đó Kyoshi thiên về miêu tả quang cảnh thiên nhiên dù không sử dụng quý ngữ nói về mùa mà về vạn vật xung quanh.
3. MASAOKA SHIKI VÀ THUYẾT TẢ THỰC (TẢ SINH/SHASEI)
Thuật ngữ shasei (tả sinh) do họa sĩ Fusetsu Nakamura (1866-1943)  truyền bá vào Nhật Bản vào năm 1894. Với nhiệt huyết mong muốn cách tân để nâng cao giá trị nghệ thuật haiku, Shiki đã áp dụng thuyết tả thực vào phương pháp sáng tác haiku. Tả thực là nắm bắt trực giác đồ vật, còn với haiku là khám phá cách thể hiện sự thực một cách trực giác lên trên một tờ giấy trắng. Shiki còn chịu ảnh hưởng lý tưởng shajitsu (tả thực) từ trong hội họa ngoài trời Tây phương “plein air” của họa sĩ người Pháp Raphael Collin (1850-1916) du nhập vào Nhật Bản đầu thời kỳ Meiji. Vay mượn shajitsu (tả thực), Shiki gắn kết chúng với những gì ông đã tiếp nhận từ nhà nghiên cứu văn học Tsubochi Shoyo (1859-1935) – nhà văn rất thông thuộc văn chương và phê bình văn học Anh quốc, Shiki đã đem phong cách tả sinh “shasei” để bao hàm luôn cả tả thực “shajitsu” – tái sinh những gì như chính chúng đang có(8).
  野に出で                                               No ni ide                                                                      Bước ra đồng
  写生する春と                          shasei suru haru to                  tả thực cảnh xuân
  なりにけり                               nari ni keri                                           không gian vô cùng.    
Cách tân haiku theo phương pháp luận tả thực shasei của Shiki lấy tả thực dựa vào quan sát hiện thực của tự nhiên hơn là sự chơi chữ hoặc tưởng tượng như trước giờ các nhà thơ haiku vẫn làm.
  月一輪                                                   tsuki ichi-rin                                        Một mảnh trăng tròn
  星無数空                                               hoshi mukazu sora                  bên trời đầy sao
緑なり                                                   midori kana                                                     xanh thẳm.
Lạnh lẽo não nề của mùa đông:
冬川に                                                   fuyukawa ni                                         Xác chó
捨てたる犬の                           sutetaru inu no                                    lững lờ trôi
かばねかな                               kabane kana                                        trên sông mùa đông
Ngay cả trong một khu vườn nhỏ trước nhà của Shiki - nơi không đến mười bước chân luôn bị tuyết phủ che lấp hoa và cỏ mỗi khi trời lập đông, vẫn luôn là một đề tài mới mang đậm phong cách tả thực.
 いくたびも                                            ikutabi mo                                                       Biết bao lần
 雪の深さを                                            yuki no fukasa wo                    hỏi đi hỏi lại
 尋ねけり                                                tazunekeri                                                        tuyết ơi sao cao mãi!
Với Shiki chất liệu làm thơ không gì khác hơn là những gì có ngay trước mặt:
 行水の                                                    gyozui no                                                         Ơ kìa chú quạ
 女にほれる                                            onna ni horeru                                    đắm đuối ngắm nhìn  
  烏かな                                                   karasu kana                                         cô gái đang tắm.
Bài thơ vừa lột tả phong tục truyền thống của Nhật Bản mỗi khi vào mùa hè, cảnh thiếu nữ thường tắm bên gàu nước làm bằng gỗ (gyousui) xen lẫn yếu tố hiện đại khi nói về phụ nữ - đề tài vốn ít được nhắc đến trong thơ ca vào các thời kỳ trước đó. 
Tìm được con đường tiếp cận hiện thực với vô vàn cảnh vật đang ở xung quanh, Shiki tiếp tục viết và viết càng nhiều, chỉ trong một năm 1893 Shiki viết đến hơn 4000 bài thơ haiku -  nhiều nhất trong các năm suốt cuộc đời ông, trong đó có bài:
鶏頭の                                                   keitou no                                                          Cơn mưa cuối Thu
黒きにそそぐ                           kuroki ni sosogu                                  rót màu đen sẫm
時雨かな                                   shigure kana                                     xuống hoa mào gà.
Tinh tế của bài thơ là sử dụng hai quý ngữ “keitou” (hoa mào gà) và “shigure” nhưng chủ đạo là “shigure” (mưa rào cuối Thu – báo hiệu mùa Đông sắp đến). Để nâng cao hiệu quả cảm xúc, thơ haiku tránh miêu tả trực tiếp, phải mô tả gián tiếp như dùng tuyết để liên tưởng đến màu trắng… Trong bài thơ trên, Shiki rất hiệu quả khi sử dụng sắc màu trực tiếp “sẫm một màu đen” – như chính hoa mào gà đang phải hứng chịu một cơn mưa đen xối xả.
Tiếp bước lý thuyết shasei của Shiki, lý tưởng shasei được đồng môn Kyoshi. Kyoshi(9) đã thêm yếu tố khách quan vào shasei, nêu cao khẩu hiệu tả sinh khách quan (kyakan-shasei) – miêu tả chúng như chính chúng. Cũng giống như Shiki, với Kyoshi những gì hiện ra trước mắt đều là haiku:
   秋風や                                                  aki kaze ya                                            Trong ánh mắt
   眼中のもの                              ganchu no mono                      gió mùa thu thổi
   皆俳句                                                  mina haiku                                           tất cả đều là thơ.
4. NHỮNG CÁCH TÂN VỀ HÌNH THỨC HAIKU
4.1. Cấu trúc 5 – 7 –  5 âm
Shiki đến với haiku rất tài tử, không phải là một chuyên gia hay nhà thơ chuyên nghiệp vì thế chẳng mấy quan tâm đến sự hiện hữu của cấu trúc mang tính quy tắc được dạy dỗ trong nhà trường. Shiki phê phán sự hạn chế trong hạn định số âm từ của haiku, cho rằng sự ngắn gọn của haiku sẽ thoái trào vì sự hạn chế trong kết cấu, dẫn đến hạn hẹp về đề tài và thực tế là haiku đang gần như đi vào con đường cáo chung. Bước vào thời kỳ hiện đại, cấu trúc nguyên thủy đậm tính truyền thống của haiku bắt đầu bị lung lay khi các nhà cách tân lên tiếng mạnh mẽ về chủ trương luật tự do (riyu-ritsu). Khuynh hướng này đã dẫn đường cho sự ra đời của luật tự do (riyu-ritsu) như Shiki với haiku 6 – 8 – 5:
雪の家に                                               yuki no ie ni                                                     Nằm trên giường bệnh
寢て居ると思ふ           nete iru to omofu                                 sao toàn nghĩ đến
ばかりに                                               bakari ni te                                                      tuyết trên mái nhà.
Với trào lưu đó, haiku dư từ (ji-amari) được phổ biến rộng rãi trên tờ báo Hototogisu, trở thành xu hướng của thời kỳ này.
夏の月                                                   natsu no getsu                                     Tháng hè
人語其辺を                               jingo sono hen wo                               đâu đó tiếng ai
行ったり来たり ittari kitari                                                 đi đi lại lại
Bài haiku với cấu trúc dư âm 5 – 8 – 6 của Kyoshi nhưng lại khéo léo khi sử dụng từ rất thông thường ittari kitari (đi tới đi lui) nên bài thơ trở nên gần gũi, thân quen và gây ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng. 
4.2. Kigo (quý ngữ)
Kigo (quý ngữ) là ngôn từ để cảm nhận thời gian trong haiku. Bề dày lịch sử của kigo đã nâng cao tính văn học của haiku. Thế nhưng Shiki – người không mệt mỏi với công cuộc cách tân haiku và tanka, người đã có công đưa hokku độc lập với haikai và trở thành tên gọi haiku – lại không quan niệm kigo theo cách truyền thống. Thay vào đó, Shiki cho rằng quý ngữ kigokidai-me – tức đề tài về mùa (chứ không phải từ chỉ mùa “kigo”)(10).
年玉                                                  otoshidama wo                                   Tiền mừng tuổi
並べて置くや               narabete oku ya                                   đã sắp sẵn
   枕元                                                                  makura moto                                       dưới gối rồi.
Otoshidama – tiền lì xì được Shiki sử dụng cho biểu tượng của năm mới đang đến. Thậm chí Shiki còn quan niệm quý ngữ kigo không chỉ về mùa mà là sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên và mang đậm tính nhân văn: 
  暑くるし                                               atsukurushi                                                      Nóng bức vô cùng
  乱れ心や                                               midare gokoro ya                                tâm thần bấn loạn
  をきく                                              rai o kiku                                                         tiếng sấm vang rền.
Để phù hợp với xã hội hiện đại, kigo không còn hạn hẹp bằng các thuật ngữ về mùa mà cũng có thể về xã hội mới thậm chí là từ ngoại lai được viết bằng tiếng Nhật katakana(11) cũng được đem vào sử dụng. Nếu trong thời kỳ cổ đại, Nhật Bản du nhập tiếng Trung Quốc thì đến thời kỳ này, tiếng Anh được du nhập thay thế chỗ đứng của tiếng Trung Quốc.
川を見る                                               kawa wo miru                                     Rơi từ tay người
バナナの皮は                          banana no kawa wa               vỏ chuối
 手より落ち                                            te yori ochi                                                      nhìn sông.

     セルを着て                            seru wo kite                                                     Mùa bán sale (giảm giá)
     夫婦離れて                            hufu hanarete                                      vợ chồng xa cách
     椅子に在り                            Kyoshi ni ari                                        như Kyoshi đã từng.

     ラムネの栓                           ramune no sen                                    Nút chai sâm-banh
天井をついて                           tenjou wo tsuite                                  tung bắn lên trần
ホトトギス                               hototogisu                                                       chim đỗ vũ.

子供がちに                               kodomo gachi ni                                  Đám trẻ nhỏ
クリスマスの人                     kurisumasu no                                    vây quanh
集ひけり                                               atsuhikeri                                                         Ông già Noel.
Sale, Christmas, chai nước có ga (ramune) là những thuật ngữ ngoại lai được du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ hiện đại thể hiện sự giao thoa giữa con người và xã hội. Còn vô quí (không mùa) hoặc có kigo (quý ngữ) đi nữa thì cũng là sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người ở trong đó mà thôi.
Bước vào thời kỳ hiện đại, chính nhờ kinh nghiệm của quá trình tìm tòi để đi đến “haiku vô mùa” (muki-haiku) mà quy ước về quý ngữ (kigo) của haiku phát triển tiến bộ hơn, nhận thức về tính hữu ích của kigo trở nên sâu sắc hơn với các chủ trương tiếp theo về quý ngữ (kigo) của thời kỳ Taisho sau đó: phải loại bỏ kigo, kigo có hay không có cũng được, có sử dụng kigo đi nữa cảm thức về mùa cũng không còn được tin cậy.
LỜI KẾT
Thành quả của Shiki trong cách tân haiku không chỉ nhờ vào những áng thơ haiku bất hủ, mà chính nhờ sự vận động cách tân quá trình tập hợp haiku đã đưa haiku đi vào quần chúng, trở thành của quần chúng chứ không còn là của giới thượng lưu. Thuật ngữ haiku do quần chúng sáng tác ngày đó nay đã trở thành một thể loại của văn học và phổ biến rộng rãi. Đó chính là thành công của haiku thời kỳ cận đại với công sức không mệt mỏi của Shiki. Đóng góp của Shiki vào con đường phát triển thơ văn là khẳng định được vai trò tiềm tàng của haiku và tanka để hai thể thơ này sánh ngang tầm với các thể loại khác như tiểu thuyết, kịch nghệ…
Trong quá trình cách tân thơ ca của Shiki luôn thể hiện một trong các giá trị văn hóa Nhật Bản: cái mới tiếp nối cái cũ từ thời kỳ này sang thời kỳ khác để phát triển chứ không thay đổi hoàn toàn và làm cái cũ mất đi. Shiki luôn đặt sự cân bằng tinh tế giữa các yếu tố trái ngược như hiện thực và tưởng tượng, khách quan và chủ quan, truyền thống và tân thời. Khả năng cân bằng giữa các yếu tố đối nghịch hai trong một là một đặc trưng “nhận thức kép” hay sự chồng xếp lên nhau giữa hai trạng thái đối nghịch: sự cùng tồn giữa cái trước và cái đến sau, giữa yếu tố ngoại lai và tính dân tộc truyền thống để đưa haiku thoát khỏi suy vong, tìm đường phát triển phù hợp với sự phát triển không ngừng của thời đại. Yếu tố đến sau du nhập từ bên ngoài vẫn không làm những gì hiện hữu mất đi mà ngược lại luôn cùng tồn tại để bổ khuyết cho nhau. Đây là đặc tính văn hóa rất Nhật Bản “Kỹ thuật phương Tây linh hồn Nhật Bản”. Thơ haiku của Shiki dù cách tân theo phong cách phương Tây nhưng rất nồng nàn tình yêu quê hương đất nước, lưu giữ lại những gì tốt đẹp của bản sắc văn hóa Nhật Bản. Những bài thơ về tình yêu quê hương, đất nước, con người, văn hóa, lịch sử, tập tục, truyền thống Nhật Bản hầu như là những áng thơ hay nhất của Shiki thể hiện xúc cảm mãnh liệt. Xin giới thiệu ba bài thơ cuối cùng trước khi Shiki mất chan chứa tình yêu quê hương lẫn tình người:
  鶏なくや                                torinaku ya                                                      Dưới chân Fuji nhỏ
 小富士の麓                             kofuji no fumoto                                  tiếng gà gáy
 桃の花                                                    momo no hana                                                cánh hoa đào.        
  故郷は                                                   furusato wa                                         Ở quê nhà
  いとこの多し                           itoko no ooshi                          còn nhiều anh em họ
  桃の花                                                   momo no hana                                    và cả hoa đào.     

  松の根に                                matsu no ne ni                      Dưới gốc cây thông
  薄紫の                                                   usumurasaki no        màu tim tím
  菫かな                                                   sumire kana                                         một khóm hoa cần.

Điều đó thể hiện Shiki lĩnh hội được hàng loạt các yếu tố trong cuộc sống với tính hai mặt của nó. Chính nhờ sự kếp hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đối nghịch này đã đưa thơ haiku thời kỳ cận đại của Shiki gần gũi với cuộc sống, với người đọc và đây cũng là phong cách sắc thái nổi bật của Shiki1
__________________
(1), (3), (8) Masaoka Shiki: Masaoka Shiki: His Life and Works, Boston, 2002, tr.48; 16; 54.
(2), (10) Matsuda Hiromu: 一番やさしい俳句再入門, Daisan Shoten, Japan, 2008, tr.274; 18.
(4) Konishi Jinichi: 発生から現代まで 俳句の世界, Kodansha, Japan, 2002, tr.258-259.
(5), (6) http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%AD%A3%E5%B2%A1%E5%AD%90%E8%A6%8F#column-one
(7) Harold G. Henderson: An Introduction to HAIKU – An anthogoly of poems and poets from Basho to Shiki, A Doubleday Anchor Books, United States of America, 1958, tr.172.
(9) Nhóm Kyoshi thuộc phái Nhật Bản (Nihon – ha) được giới truyền thống bấy giờ tận dụng và gây ảnh hưởng lớn trong giới văn đoàn với các bài thơ đậm tính tả thực khách quan.
(11) Tiếng Nhật có 3 hệ chữ: Kanji (chữ Hán – vay mượn tiếng Trung Hoa), hiragana (tiếng Nhật) và katakana (từ ngoại lai du nhập từ nước ngoài).
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Văn học (Viện Văn học)