Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Lời thề ...- Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


3 truyện ngắn trên nguoibanduong.net, vanhocquenha...

http://nguoibanduong.net/mods/News/trumb_pic/1299966593.jpg
ĐỖ NGỌC THẠCH (2010) 

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch



  1. Lấy Vợ Xấu - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

Phàm đã là con trai, đàn ông thì ai cũng luôn mơ tưởng đến người đẹp. Yêu được người đẹp, có vợ là hoa khôi luôn là cái đích hướng tới của mọi “Nam tử hán đại trượng phu”! Vậy thì những cô gái kém may mắn kia, Tạo hóa không cho một chút nhan sắc nào (nên bị người đời gọi là “cô gái xấu xí”) thì sẽ chẳng được ai ngó ngàng và chịu cảnh cô đơn suốt đời hay sao? Còn nếu không chịu được cảnh sống cô đơn thì đành nhắm mắt lấy mấy người “đui, què, mẻ sứt” cho xong đời! Đọc tiếp...



Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 

1. Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác định nhất. Nếu muốn so sánh với một cái gì đó trong cuộc sống hiện đại thì có thể nghĩ tới Thế giới Mạng (Internet) – thực và ảo lẫn lộn, biến hóa khôn lường!... 

Đọc tiếp...  

Tin tức > Trang Văn trong nước
Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hônĐọc tiếp...


Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Bạn học lớp hai
[17.09.2009 18:30]



Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 





1. Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác định nhất. Nếu muốn so sánh với một cái gì đó trong cuộc sống hiện đại thì có thể nghĩ tới Thế giới Mạng (Internet) – thực và ảo lẫn lộn, biến hóa khôn lường!...
Trong các  “loại hình” bằng hữu thì bạn thả diều chăn trâu (bạn tuổi thơ), bạn tuổi hoa phượng  (bạn học – đồng học, đồng môn), bạn chiến đấu trong cùng chiến hào (bạn lính -đồng đội) là ba mối quan hệ đẹp nhất! Có thể mọi người suy nghĩ khác, nhưng tôi tin rằng sau khi đọc xong cái Truyện ngắn này, sẽ đồng cảm với tác giả…
Trong ba loại hình bằng hữu vừa nói trên, đối với tôi, Bạn học để lại nhiều kỷ niệm nhớ đời , và tôi nghĩ rằng rất hiếm có người có hoàn cảnh rất đặc biệt như tôi:
-Thời gian đi học dài kéo dài từ 10 năm phổ thông qua 4 năm đại học, xen kẽ vào 4 năm đi chiến đấu ở binh chủng Ra-đa, với tôi lại thêm 1 năm đại học vì tôi học xong năm thứ nhất Khoa Toán thì chuyển sang Khoa Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội);
- Do 10 năm phổ thông tôi học ở Mười trường (lớp 1 ở  Hà Nội học kỳ 1 và học kỳ 2 ở  trường Nam Tiểu học Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Đông; lớp 2 ở trường Tiểu học Thị xã VĩnhYên – tỉnh Vĩnh Yên; lớp 3 ở trường Tiểu học Ô Đông Mác – Hà Nội; lớp 4 ở trường Gia Sàng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; lớp 5 ở trường Lương Ngọc Quyến, tỉnh Thái Nguyên; lớp 6 ở trường Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; lớp 7 ở trường Đằng Giang, huyện Hải An, TP. Hải Phòng; lớp 8 ở trường Thái Phiên, TP. Hải Phòng; lớp 9 ở trường Ngô Quyền, TP.HP; lớp 10 ở trường Hải An, TP. Hải Phòng) nên số bạn học là rất nhiều! 
Khi đã lùi xa cái tuổi học trò, nhiều lúc nhìn lại, hầu như không ai là không thấy nó đẹp kỳ lạ và đều muốn “thời gian quay trở lại”!... Và với tôi, thật là ngẫu nhiên, cứ vào dịp mùa hoa phượng nở đỏ rực cả trời xanh, tôi lại gặp một người bạn học cũ, ngay giữa cuộc đời chứ không phải chỉ trong những giấc mơ!... Truyện ngắn này nói về việc gặp lại hai người bạn học từ lớp 2 !... 
2. Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường. Thầy giáo của lớp tôi tên là Tảo. Tôi còn nhớ thầy có dáng cao gày, tóc đã điểm bạc… Cuối năm, thầy Tảo gọi tôi tới nhà giúp thầy cộng điểm cho lớp. Cách xếp hạng là cộng tất cả các điểm của học kỳ 2 (học kỳ 1 đã làm khi kết thúc học kỳ 1) rồi chia ra số lần có điểm lấy bình quân, số điểm bình quân của học kỳ 2 lại cộng với số điểm bình quân của học kỳ 1 rồi chia 2 lấy điểm bình quân cả năm. Đây là điểm để xếp hạng cả năm. Điểm bình quân của tôi cao nhất là 4,8 (thời đó cho điểm theo hệ số 5), thứ nhì là em trai tôi, được 4,5, thứ ba là một bạn tên Bản, được 4,2. Đúng quy định thì ba người này sẽ xếp thứ nhất, nhì và ba. Nhưng thầy Tảo nói: “Hai anh em cậu lấy hết phần thưởng thì không công bằng. Bây giờ xếp 2 anh em Thứ Nhất, Bản thứ nhì và lấy thêm Lan, được 4,0 xếp thứ ba!” Tưởng thầy nói đùa, ai ngờ đến hôm tổng kết năm học, kết quả đó là chính thức. Mỗi hạng Nhất, nhì, ba có một giấy khen và một gói phần thưởng. Đọc quyết định xong, gọi chúng tôi lên nhận thưởng và giấy khen, hạng nhất của 2 anh em tôi chỉ có 1 tờ giấy khen (viết tên cả hai) và 1 gói phần thưởng! 
Tôi bảo em tôi nhận rồi chạy một mạch ra con đường ngoằn nghoèo!...Con đường ngoằn nghoèo này có nhiều lối rẽ đi vào các khu dân cư (nay chắc là đã thay đổi nhiều), các lối rẽ này chỉ là đường đất, trời mưa thì đi lại khó khăn do trơn trượt, nhưng lúc nắng ráo thì là chỗ chơi đáo lỗ tuyệt vời…Trong trường cấm chơi đáo nên tôi thường ra đây chơi với đám trẻ con dân phố và tôi chơi vào loại “mả” ( từ dùng chỉ người chơi giỏi). Hôm đó, tôi đã đại thắng, chọi bách phát bách trúng và thả lỗ đáo thì không trượt lần nào! Khi em tôi ra kiếm tôi để đi về thì “chiến lợi phẩm” đã đựng căng phồng trong cái cặp da! Tôi dẫn người em vào một cửa hàng Ăn uống (lúc đó chủ yếu là của Mậu dịch, tức Nhà nước chứ chưa có hàng ăn tư nhân đầy nhóc như bây giờ) và gọi những món ngon nhất, bày kín mặt bàn như trong phim Tàu, đó là phần thưởng xứng đáng cho người xếp thứ Nhất, vừa ăn tôi vừa nghĩ như vậy!...
(Nói qua vài dòng về cái trò chơi đáo lỗ này. Cách chơi phổ biến là khoét một cái lỗ có đường kính bằng đồng tiền Bảo Đại, vạch một đường sát lỗ đáo và vạch một đường cách khoảng 2 mét để cho người chơi đứng. Khi người chơi tung một nắm khoảng chục đồng tiền (thường là tiền nhôm, gọi là hào, không có lỗ) lên trên vạch có lỗ đáo, nếu có dính đôi, hoặc ba, bốn, thì được chọi, bằng một đồng cái, thường là ghép 2 đồng tiền loại nặng (hoặc đổ chì lấy từ ống đựng thuốc đánh răng đã dùng hết). Người chọi mà chọi trúng cái dính đôi cho tách ra là thắng. Nếu không có dính đôi thì đối phương sẽ thách chọi một đồng hào nào đó hoặc thả đồng cái trúng vào lỗ đáo!...Có một câu thành ngữ “Mắt như lỗ đáo” là nói về những người có đôi hốc mắt to và sâu như cái lỗ đáo! Một cách nói thông dụng của cuộc sống được hình thành từ một trò chơi con trẻ thì trò chơi đó phải rất phổ biến, rất hấp dẫn, rất thịnh trong cuộc sống!)…
Năm học đã hết, mùa hè đã về từ bao giờ, hoa phượng đỏ rực khắp nơi. Chắc là các bạn học của tôi đang Nghỉ Hè tại gia hoặc đi về quê ngoại, nội, hoặc đi tắm biển, tùy người…Nhưng tôi không được Nghỉ Hè mà ngày mai, gia đình tôi lại làm một cuộc di chuyển nữa: về Hà Nội! (Cho đến lúc này, gia đình tôi đã chuyển nhà ba lần: sau giải phóng Thủ đô chuyển từ quê về Hà Nội- bố tôi là BS Quân Y, làm việc ở BV l08, rồi chuyển từ Hà Nội về Hà Đông- BV 103, từ Hà Đông chuyển tới Vĩnh Yên- Quân Y viện 9). Cứ như là bàn chân tự tìm đường mà đi, tôi đã đứng giữa sân trường từ lúc nào! Các phòng học cứ quay vun vút trước mặt tôi như là cái đèn cù, rồi tất cả những hình ảnh của năm học vừa qua vụt hiện về rồi lại quay vun vút như đèn cù!...Rồi đột ngột như trong truyện cổ tích, có một Nàng Tiên hào quang rực rỡ xuất hiện trước mặt tôi! Khi tôi dụi mắt nhìn cho rõ thì hóa ra là cô bạn học cùng lớp tên Lan, người được lấy bổ sung vào danh sách khen thưởng cuối năm vừa rồi! Lan nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, cộng với cái lúm đồng tiền làm cho nụ cười trở nên tuyệt đẹp. 
Hình như chúng tôi cứ đứng nhìn nhau như thế vì một lúc sau mới thấy Lan nói: “Tớ nghe thầy Tảo nói cậu đã làm thủ tục chuyển trường về Hà Nội! Tớ tính tới nhà cậu nhưng nhìn thấy cái cổng Bệnh viện to tướng, lại có cả lính gác, nhìn vào bên trong thấy rộng mênh mông, không biết cậu ở đâu mà tìm, nên không vào nữa! Thì ra đến trường lại tóm được cậu!” Tôi hỏi lại: “Làm sao cậu biết tớ ở đây?” Lan ra vẻ bí hiểm, nói nhỏ: “Thế mới giỏi, đây là bí quyết không thể tiết lộ!” Tôi lại nói: “Không tiết lộ thì thôi! Vậy cậu tìm tớ làm gì?” Lan nói rất rõ ràng, giọng có vẻ nghiêm trang: “Về cái chuyện phần thưởng cuối năm vừa rồi! Tớ hơi bất ngờ khi mình được khen thưởng. Tớ và mẹ đã cộng điểm lại thì thấy tớ chỉ được 3,8 chứ không phải 4,0 như công bố trên lớp. Có thể cậu hoặc thầy Tảo đã cộng nhầm!...” Tôi ngắt lời: “Thôi, chuyện đã qua rồi, nhắc lại làm gì?” Lan nói ngay: “Tớ chưa đủ 4,0 không xứng đáng nhận phần thưởng, còn hai anh em cậu phải nhận hai phần thưởng mới đúng! Vì thế tớ trả lại phần thưởng này cho cậu!” Nói rồi Lan lấy trong túi xách ra một gói giấy báo, dúi vào tay tôi, nhưng tôi không nhận mà nói ngay: “Tớ không thể nhận như thế! Phải có giấy quyết định của thầy Hiệu Trưởng mới hợp lệ! Hơn nữa, đây là phần thưởng cho người xếp thứ ba, còn của tớ là xếp thứ nhất cơ mà!” Nghe tôi nói vậy, Lan ngớ người rồi nói: “Ừ nhỉ! Muốn làm lại thì rất phức tạp! Nhưng không làm gì thì tớ không thấy yên tâm!... 
Hay là thế này nhé, nhân chuyện chuyển trường của cậu, tớ sẽ chiêu đãi cậu một chầu túy lúy, ăn uống tùy thích! Được không?” Tôi thoáng ngần ngừ rồi nói: “Không được, chúng mình đi cùng nhau ăn uống như thế, chúng nó mà nhìn thấy thì ngượng lắm! Mà cậu lấy tiền đâu mà chiêu đãi?” Lan nói ngay: “Cậu khỏi lo, tớ có “ngân quỹ” riêng hai năm nay rồi, còn chuyện chúng nó nhìn thấy thì mặc kệ, cười hở mười cái răng!” Tôi thoáng nghĩ, nếu đi cùng Lan sẽ lâu, mà tôi thì phải về để thu xếp đồ đạc, ngày mai đã đi rồi, liền nói: “Thời gian không có nhiều, làm như thế thì vui nhưng rềnh ràng quá. Theo tớ chỉ cần trao đổi kỷ vật là đủ!” Lan đồng ý ngay và hẹn tám giờ tối sẽ chờ tôi ở cổng Bệnh viện để trao đổi kỷ vật!...Đúng 8 giờ tối, tôi đi ra cổng Bệnh viện thì nhìn thấy ở bên gốc cây cổ thụ bên kia đường, Lan đang đứng cạnh cái xe đạp lấp loáng ánh điện. Tôi chạy qua đường và đưa ra món đồ của mình trước: đó là một cuốn sổ loại nhỏ mà bố tôi mua cho tôi để tôi viết Nhật ký (bố tôi bắt anh chị em chúng tôi viết hàng ngày), chưa viết Nhật Ký mà tôi chỉ chép tặng Lan một bài thơ ghép tên các bộ phim hay đang chiếu thời đó, bài thơ do các chú bộ đội thuyết minh phim đọc trong các buổi chiếu phim, bài thơ rất dài, mở đầu như sau: “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim ? 
Ngày mai anh sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Lan cũng đưa tôi một gói nhỏ, cầm lấy, tôi đoán chừng cũng là một quyển sổ, vì lúc đó vật được dùng để làm quà tặng, phần thưởng thường là sổ và bút máy, ở nông thôn thì là khăn tay, khăn mặt!... Chúng tôi vừa trao đổi vật kỷ niệm xong thì tôi thoáng thấy hình như bố tôi xuất hiện ở cổng bệnh viện, đang nói chuyện gì đó với người gác cổng. Linh tính báo cho tôi biết bố tôi đang tìm tôi, tôi liền nói với Lan: “Cậu về đi, bố tớ đang gọi tớ đấy!” Lan liền kéo tôi về phía bên kia gốc cây, không bị ánh đèn của cổng bệnh viện chiếu sáng, nói sát vào tai tôi: “Tạm biệt cậu nhé! Cậu hôn tớ đi, như trong phim ấy!” Tôi lúng túng chưa biết làm gì thì Lan ôm chặt lấy tôi, hôn vào mỗi má tôi một cái! Theo phản xạ, tôi cũng làm như Lan, hôn vào hai má Lan, nhưng hôn rất lâu!...Bỗng có tiếng “rầm”, một cành cây khô rất lớn rơi xuống bên kia gốc cây, chỗ tôi và Lan vừa đứng! Chúng tôi cùng giật thót, buông nhau ra! Tôi nhìn về cổng bệnh viện, thấy bố tôi đứng chống nạnh ngay giữa cổng! Tôi nói với Lan: “Cậu lên xe phóng về ngay đi!” Lan ngồi lên xe, phóng vút đi! Tôi liền kéo cành củi khô đi thẳng vào cổng bệnh viện, vừa đi vừa nghĩ, sáng mai sẽ có củi cho mẹ tôi nấu bữa cơm cuối cùng, nhà đang hết củi, đúng là Trời cho!... 
3. Lúc tôi và Lan chia tay nhau ở trước cổng Quân Y Viện 9 thị xã Vĩnh Yên là vào năm 1956, và phải đến năm 1988, tức 32 năm sau mới gặp lại. Lúc đó, không biết “ma dẫn lối, quỷ đưa đường” thế nào mà tôi bỏ nhiệm sở Nhà nước, nhận “một cục” 22 tháng lương (tính từ năm 1966, năm tôi nhập ngũ) rồi “phiêu bạt giang hồ”, nôm na là lang thang kiếm sống ở Sài Gòn, làm đủ mọi việc, thượng vàng hạ cám!...Một hôm, tôi đang lang thang ở quận 5 thì thấy có một phòng mạch tư rất đông người ra vào, nhìn biển hiệu thì thấy dòng chữ rất lạ: Phòng Mạch Lã Bố: chuyên trị phụ khoa và nam khoa với 2 bác sĩ lành nghề. Tò mò, với lại dạo này cảm thấy như là trong người có “bệnh lạ”, tôi đi vào. Nhưng phải chờ chừng nửa tiếng mới tới lượt. Đang ngồi trong phòng khám là một nữ Bác sĩ, dáng người cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt khả ái. Câu hỏi đầu tiên của Nữ BS là: “Xin ông cho biết tên, tuổi, nghề nghiệp và tình trạng bệnh tật?”
Nghe tôi nói họ tên, nữ BS định viết vào một cuốn sổ to trước mặt, thì ngừng lại, nhìn tôi một phút rồi nói: “Ông trùng tên với một người bạn học cũ của tôi”, vừa nói nữ BS vừa viết tên tôi vào cuốn sổ to. Tôi nói: “Thỉnh thoảng tôi cũng gặp người trùng tên, nhưng cả họ và chữ đệm thì rất hiếm!” Nữ BS nói ngay: “Đúng vậy! Vì thế tôi ngờ ngợ…Ông có thể cho biết hồi học lớp 2 ông học ở đâu không?” Tôi thoáng suy nghĩ rồi nói: “Lớp 2 à, thế thì tôi nhớ ra rồi! Lớp 2 tôi học ở thị xã Vĩnh Yên, thầy giáo là thầy Tảo, còn bạn học thì nhiều quá làm sao nhớ nổi?” Nữ BS nhìn tôi chăm chú rồi nói: “Ông thử cố nhớ một, hai cái tên xem sao? 
Chẳng lẽ sau một năm học lại không có cái tên nào được lưu trong bộ nhớ?” Như một ánh chớp, những hình ảnh ở trước cổng Quân Y viện 9 vụt hiện ra, tôi nói ngay: “Có rồi! Đó là Lan!...” Nữ BS nói tiếp: “Có phải ông đã tặng cô bé cuốn sổ tay có chép bài thơ ghép tên các bô phim “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim…” Nữ BS ngừng lại, nhìn tôi chăm chú. Còn tôi thì bàng hoàng, bâng khuâng, ngơ ngác, bồi hồi… nói tóm lại là không thể dùng một khái niệm nào bằng ngôn từ để diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, và tôi đọc tiếp bài thơ ghép tên các bộ phim mà nữ BS vừa đọc: “Ngày mai tôi sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Người  Nữ BS nhìn tôi không chớp mắt, rồi những giọt lệ lung linh lăn ra như những viên ngọc trai! Trong đầu tôi vang lên tiếng nói :”Đúng là Lan rồi!...Lan ơi!...”, nhưng mồm tôi như bị á khẩu, ngồi nghệt như tượng! Nữ Bác sĩ đứng bật dậy, lấy khăn lau mấy giọt nước mắt, rồi nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, nhưng má lúm đồng tiền thì không còn nữa, song tôi vẫn khẳng định đó đúng là Lan! Lan hít một hơi dài, rồi nói: “Khi cậu vừa nói tên là tớ biết chính là cậu chứ chẳng thế là ai khác! Giờ cậu nói thêm một cái tên nữa xem sao, vì nó rất quan trọng?” 
Hình ảnh buổi lễ Tổng kết cuối năm vụt hiện về, tôi nói ngay: “Bản!...Đó là cái tên thứ hai tôi nhớ sau Lan!” Lan nghe nói vậy thì nói: “Cậu chờ chút nhé!”, rồi lấy tấm biển nhỏ có chữ “Nghỉ khám bệnh” treo ra trước cửa rồi đi sang một căn phòng khác. Lúc trở lại có thêm một người cũng mặc Blu trắng, dáng mập mạp, trắng trẻo. Lan đẩy người đó ra trước mặt tôi rồi nói:  “Cậu nhìn xem có đúng là Bản đây không?” Vì đã  nói trước cái tên Bản nên những hình ảnh từ 32 năm trước bay vùn vụt về đậu lên người đàn ông đứng trước mặt tôi, khiến tôi như là nhìn thấy cậu học trò Bản lớp 2 ngày nào! Tôi  chưa kịp nói gì thì người đàn ông kia đã nhào tới chụp lấy tay tôi mà nói: “Thạch! Đúng là cậu rồi! Tuần vừa rồi, chúng mình có về thăm lại Vĩnh Yên và vợ chồng mình nhắc tới cậu hoài!...”
Đêm hôm đó, ba người bạn học từ lớp 2 đã ngồi với nhau thâu đêm tới sáng, họ như được sống lại  cái thời bảy, tám tuổi!...
Thời gian của những cuộc hội ngộ thường trôi qua nhanh như sóng thác, nhìn đồng hồ đã 5 giờ, Lan nói: “Bây giờ chúng ta qua bên kia làm tô phở cho vợ chồng mình chuẩn bị đến Bệnh viện. Còn cậu thì về làm giấc ngủ bù kẻo mệt. Năm giờ Chiều lại tới nhé, hôm nay phòng mạch nghỉ, tớ sẽ chiêu đãi cậu một bữa đại tiệc túy lúy, trả cái món nợ mà 32 năm trước không thực hiện được!” Tôi giật mình nghĩ, cô bạn này nhớ dai thật, và lại nghĩ, giá như hồi đó mình nhận lời đi chiêu đãi với Lan thì biết đâu  “số phận” sẽ khác? 
Lúc ba chúng tôi vừa bước qua cổng nhà Lan thì một cành cây khô to tướng rơi bịch xuống chỗ chúng tôi vừa bước qua! Ba người cùng giật mình! Lan bỗng bật cười hỏi tôi: “Thế cái cành cây khô rơi trước cổng Bệnh viện hôm ấy cậu xử lý thế nào?” Tôi nói một mạch như là đang sống lại cái thời điểm ấy: “Nhờ kéo cái cành cây khô ấy về nhà mà khi đi qua cổng bố tôi không hỏi han gì, vì tôi vẫn thường đi kiếm củi như thế mỗi khi nhà hết củi đun và sáng hôm sau mới có củi cho mẹ tôi nấu cơm! Đó là bữa cơm cuối cùng ở Vĩnh Yên, trong bát cơm có mùi nụ hôn của Lan!...”
 

4. Bữa đại tiệc mà vợ chồng Lan chiêu đãi tôi rất thịnh soạn, có đủ các món ăn đặc sản của cả Bắc và Nam, tuy nhiên, chúng tôi ăn ít mà nói chuyện nhiều, đủ mọi đề tài nhưng nhiều nhất vẫn là đề tài ngành Y. Lan nói: “Cuộc chia tay với cậu ở cổng bệnh viện đã khiến cho tớ quyết theo học ngành Y với ý nghĩ: cậu sẽ vào học Trường Y nối nghiệp bố và chúng ta sẽ gặp nhau ở đó!” Tôi chỉ biết nói kiểu “vuốt đuôi” : “Ôi, tớ thấy tiếc thật sự vì khi có giấy gọi vào Khoa Toán ĐH Tổng hợp, bố tớ đã dẫn tớ đến gặp ông hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, đưa giấy gọi cho ông để nhờ ông đổi giấy gọi vào Trường Y, ông Hiệu trưởng đã đồng ý. Nhưng lúc ấy tớ còn trẻ người non dạ nên cứ mơ thành nhà Toán học và không nghe lời bố mà đi một mạch tới Khoa Toán!...Giá như lúc ấy gặp cậu thì…” Bản nói: “Bàn tay Tạo hóa đã xếp đặt như thế, làm gì có chuyện giá như!” Lan cười , nói: “Đúng là tài ba không qua số phận, nhưng ta cứ thử chống lại định mệnh xem, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” mà!” Tôi hỏi: “Chống lại bằng cách nào?” Lan nói luôn: “Tớ sẽ giúp cậu làm lại từ đầu! Giờ cậu mới 40 tuổi, so với ông Bành vẫn là con nít! Tớ định thế này: cậu đến phòng mạch này phụ giúp vợ chồng tớ, tớ sẽ cung cấp sách vở, tài liệu cho cậu, cậu thi vào một lớp tại chức Đại học Y, không hề khó, chỉ dăm năm là cậu có cái bằng Bác sĩ!” …Tôi thầm nghĩ, đó cũng là một ý tưởng luôn đeo bám tôi từ khi tôi phát hiện ra rằng trong cái “trường văn trận bút” mà tôi đã lao vào  hơn chục năm qua, đầy bất trắc, rủi ro …Thế là tôi theo sự sắp đặt của bàn tay “Tạo hóa Lan”, ngày ngày đến phòng mạch của Lan và Bản làm việc!...
Cái tên “Phòng mạch Lã Bố” có là do ghép chữ cái tên của hai người Lan và Bản, còn tại sao lại là Lã Bố thì chỉ vì Bản có hoa tay đặc biệt: vẽ lại hình ảnh các nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa rất giống và Bản đặc biệt thích nhân vật Lã Bố: ba anh em Lưu, Quan, Trương không đánh nổi Lã Bố thì phải gọi Lã Bố là Ba lần anh hùng!...
Phòng mạch Lã Bố rất đông người tới khám bệnh, phải thuê thêm 4 diều dưỡng Trung cấp mà nhiều lúc không giải quyết hết bệnh, phải hẹn hôm sau, hôm sau lại tồn đọng nhiều hơn! Cứ thế, số bệnh nhân tồn đọng tăng dần lên theo thời gian! Tôi hỏi Lan: “Bệnh nhân nhiều thế sao không tăng thêm phòng khám, hoặc có thể nâng lên thành Bệnh viện?” Lan cười nói: “Bố tớ bảo không nên phình to giống như con ếch muốn phình bụng bằng con bò! Cứ làm nhỏ gọn mới bền, mới hiệu quả!” Nghe Lan trả lời, tôi không ngờ cô bạn bé nhỏ ngày xưa lại có suy nghĩ sâu sắc như vậy!
Loại bệnh đến phòng mạch Lã Bố chủ yếu liên quan đến tình dục, vì thế vừa dễ lại vừa khó. Dễ là không phải loại bệnh nguy hiểm chết người, không bao giờ xảy ra chết chóc. Khó là do các loại bệnh này rất lâu thấy hiệu quả. Chẳng hạn như bệnh “không thấy ham muốn”, “yếu sinh lý” (lãnh cảm , khó tiết ra chất dịch làm trơn khi “quan hệ” ở phụ nữ, liệt dương  đàn ông) thì phải “trường kỳ kháng chiến” mới mong thắng lợi!... Tôi hỏi Bản: “Sao lại chọn loại bệnh khó nói, tế nhị như thế này? Lúc khám bệnh, bệnh nhân người ta “mắc cỡ” thì làm sao nói hết tình trạng bệnh tật?” Bản cười nói: “Chỉ những người “sách vở”, cao đạo thì mới mắc cỡ, còn phần đông dân chúng người ta cũng coi như đau răng, đau mắt mà thôi! Khi ta đứng ở xa thì nhìn vấn đề tình dục hơi “khó coi”, nhưng khi là “người trong cuộc” thì không có vấn đề gì?” Tôi định hỏi lại “Có thật là không có vấn đề gì không?”, nhưng lại nghĩ ở những khu vực vấn đề có liên quan đến tình dục thì mọi tranh luận đều không đi đến đâu cả, nên lại thôi!
Tôi làm việc ở phòng mạch Lã Bố bước đầu chủ yếu là công việc văn phòng, chẳng hạn như trực điện thoại, ghi sổ sách, giải quyết các việc không tên ở phòng chờ…Công việc nhẹ nhàng, lại được vợ chồng Lan và Bản rất  “cưng chiều” (chắc 2 người thấy tôi trải qua quá nhiều gian khổ, bị thiệt thòi nhiều nên giờ muốn “bù đắp”) nên chỉ lo tập trung vào việc đọc sách, chuẩn bị thi vào trường Đại học Y theo hệ chính quy đàng hoàng chứ không phải là hệ tại chức, vì Lan và Bản đều nói đã mất công làm lại thì làm đàng hoàng, vả lại tôi có chức gì đâu mà học tại chức?
Những tưởng mọi việc sẽ êm trôi theo sự sắp đặt của “Bàn tay Tạo hóa Lan”, ai ngờ có một chuyện đã làm đảo lộn tất cả!... 
5. Phòng mạch Lã Bố của Lan và Bản hành nghề đã được hơn chục năm và uy tín của phòng mạch cứ tăng dần theo năm tháng. Đặc biệt nhất là chuyện chữa bệnh Vô sinh. Những ca vô sinh do bên người vợ thì có nhiều khó khăn, nhưng vô sinh do người chồng (tinh trùng yếu hoặc cụt đuôi…) thì chỉ sau đúng chín tháng mười ngày là có kết quả rất mỹ mãn: một đứa con kháu khỉnh, bụ bẫm cất tiếng khóc oe oe chào đời… 
Một ngày kia, có tới chục người mẹ từ nhiều tỉnh khác nhau, từ miền Trung xứ Quảng, Tây Nguyên cho tới chót Mũi Cà Mau, cùng dắt những đứa con của mình là kết quả chữa vô sinh ở phòng mạch Lã Bố, tới thăm ông chủ phòng mạch Bản. Những đứa trẻ, tuổi sàn sàn từ bốn, năm tuổi cho tới tám, chín tuổi có một đặc điểm là đều khỏe mạnh và rất giống nhau, và điểm này mới là quan trọng: rất giống ông chủ phòng mạch Lã Bố, tức Bác sĩ Bản! Không hẹn mà gặp, chục bà mẹ và chục đứa con kia đều đến vào buổi sáng, tức lúc đó phòng mạch chưa làm việc, cả Lan và Bản đều đang làm việc ở Bệnh viện, đến 4 giờ chiều mới về phòng mạch. Lúc đó chỉ có tôi đang ngồi đọc mấy cuốn sách Y học ờ phòng mạch. Lần nhấn chuông gọi cửa đầu tiên là một người, lần thứ hai là ba người, rồi từ từ đủ cả chục người mẹ và chục đứa con đã tới phòng mạch! Ngay từ lần gọi cửa thứ hai, tôi đã hình dung ra chuyện gì đã xảy ra, liền gọi điện thoại cho Lan, nói rõ sự tình. Mười phút sau, Lan tới phòng mạch . Tôi những tưởng sẽ có động đất hoặc sóng thần xảy ra ở phòng mạch Lã Bố nhưng sự việc lại khác hẳn: Khi vừa nhìn thấy mười bà mẹ và mười đứa con giống Bản như cùng một khuôn đúc ra, Lan đã ngất xỉu!...
 

6. Lan và Bản giải quyết vụ những đứa trẻ giống nhau và giống Bản như thế nào, tôi không muốn hỏi vì nghĩ rằng những cái gì đến thì nó sẽ đến! Nhân có một người bạn học khác cần có bạn cùng đi chơi Vũng Tàu rồi Côn Đảo rủ tôi đi cùng, tôi liền đi Vũng Tàu, Côn Đảo khoảng một tuần. Khi trở về, vụ “mười đứa trẻ giống Bản” vẫn chưa suy chuyển. Lan vừa thấy tôi về thì nói ngay: “Tớ muốn chờ ý kiến của cậu mới quyết định có li hôn Bản hay không?” Tôi ngạc nhiên hết sức, hỏi ngay: “Ý kiến của tôi về cái gì? Về mười đứa trẻ này thì tôi không có ý kiến!” Lan nói ngay: “Không phải chuyện mười đứa trẻ mà là chuyện của tớ và cậu!...Tớ nói ngay, cậu có thích cưới tớ không? Nếu cậu cưới tớ thì tớ sẽ li dị Bản. Bản sẽ cưới một người trong số mười người mẹ có con với Bản!” Trời đất ơi, tại sao Lan lại đặt tôi vào tình huống khó xử như vậy? Không biết Bản đang ở đâu, tôi phải đi gặp Bản. Dường như Lan đọc được ý nghĩ đó của tôi, liền nói: “Cậu không cần phải hỏi lại Bản mà hãy hình dung ra rằng chúng ta đang đứng dưới gốc cây cổ thụ trước cổng Bệnh viện hôm ấy!...” Lần này thì tôi không kinh ngạc nữa vì cũng đúng lúc Lan nói như vậy, tôi như vụt trở lại 32 năm trước!...  
Sài Gòn, 1989-2009
Đ.N.T
(Theo Văn nghệ)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Sư phụ của sư phụ và sư phụ - Hay là Mối tình đầu của tôi - Đỗ Ngọc Thạch (14.08.2011 02:26) https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwnauOrp_3rZ5zPwi2kn9_JUT2N2wEsXGCRWQBunUefItxe_bvnthN6X-W_rcTi_HJusHfNDmrF5qXVkJXd9RArbOmN7AQUUJ4Xt_hzFv0bVoeofeqsJ-EjLIsV8wPgNig1kEkIHuHN7wP/s1600/Duyet+binh.jpg
Văn
Lời thề thứ hai
Trong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:
Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Với Lời thề thứ hai này, chúng ta thường nghe nói đến câu “Quân lệnh như sơn”, ý muốn nóimệnh lệnh trong Quân đội nặng và lớn như Núi, vì thế không thể xem nhẹ, xem thường. Hoặc khi nói về người lính, ta thường nghe câu “Chỉ đâu đánh đấy”, ý muốn nói, người lính nhất cử nhất động đều phải làm theo mệnh lệnh cấp trên! Và sáng nào cũng như sáng nào, khi tập hợp điểm danh Trung đội, chúng tôi phải thay nhau đọc lại 10 lời thề, và riêng Lời thề thứ hai thì phải đọc lại tới lần thứ hai, mặc dù không hề đọc sai. Về cái chuyện đọc thuộc lòng 10 Lời thề trước hàng quân này, tôi và mấy người lính tân binh cùng nhập ngũ luôn bị gọi đứng ra đọc. Lúc đầu thì thấy bình thường nhưng tới lần thứ một trăm, rồi một ngàn thì thấy đầu óc mình có “vấn đề”, tức khi đọc thì không còn thấy “xúc động” như vài lần đầu mà cứ đọc như một cái máy, và rồi cũng làm theo những mệnh lệnh như máy!...
Như vậy, người lính khi ở trong quân ngũ không thể “Hãy là chính mình”! Nhưng là một cá thể, anh ta luôn có nhu cầu “Hãy là chính mình”! Vì thế ở đây đã xảy ra “ngàn lẻ một” bi hài kịch của mối quan hệ giữa “Cái Tôi” và “Cái Ta” của Người lính!...
*
Khi mới nhập ngũ, trừ những người học ở Học viện Quân sự, thì ai cũng đều đeo quân hàm Binh Nhì, đó là một miếng tiết màu đỏ, ở giữa có gắn một ngôi sao (ở một số Binh chủng thì miếng tiết có màu khác, chẳng hạn như Không quân màu xanh da trời, Biên phòng màu xanh lá, Hải quân màu đen). Đó là cái quân hàm thấp nhất của quân đội và với người lính thì nó là thời kỳ đẹp nhất bởi nó là tuổi trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tư nhất! Nếu muốn so sánh thì có thể so sánh với học sinh Mầm Non - như trang giấy trắng!... Vì người lính Binh Nhì như trang giấy trắng nên rất nhiều người cấp trên muốn “viết” lên trang giấy trắng đó, và họ đã viết những gì, viết như thế nào?
Khi mới nhập ngũ, tôi đeo lon Binh Nhì, tất nhiên! Và, như là một “Lẽ tự nhiên”, tôi rất vô tư, hồn nhiên đối với chuyện cấp bậc, quân hàm. Và cả đám lính Binh Nhì chúng tôi - những sinh viên Năm thứ nhất của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đều không hề cảm thấy bé nhỏ, thấp hèn khi đeo cái quân hàm Binh Nhì, mà sau này tôi mới biết, ở trong quân đội, không ai muốn đeo cái quân hàm Binh Nhì, khi đi ra khỏi đơn vị, thường là tháo quân hàm Binh Nhì ra đút vào túi áo! Thực ra, chúng tôi không hề “xấu hổ” khi đeo quân hàm Binh Nhì vì được biết rằng, việc chúng tôi đeo quân hàm Binh Nhì chỉ là tạm thời, sau đó sẽ gọi đi học Kỹ thuật Quân sự ở nước ngoài, chính vì thế mới tới trường Đại học để tuyển quân, và chúng tôi là đợt tuyển quân đầu tiên của chủ trương này. Vì thế khi nghe các cô gái đọc câu ca rất phổ biến lúc đó “Ai ơi, chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con?”, chúng tôi không thấy “Tự ái” mà lại thấy thích vì đã được đi vào ca dao của dân gian, do tính chất truyền khẩu của thể loại văn học dân gian này mà muôn đời sau ai cũng phải nhớ đến những người lính Binh Nhì chúng tôi!
Sau một tháng huấn luyện tân binh, đám lính sinh viên - Binh Nhì chúng được được chia ra thành từng tốp năm, ba người rồi điều tới tất cả các Đại đội Ra-đa của Binh chủng Ra-đa trên phạm vi toàn quốc! Nghĩ đến câu “Chia để trị” trong một bài học lịch sử, tôi cứ nghĩ không biết người ta có áp dụng “chính sách” đó với chúng tôi không? Tôi được điều về Đại đội 41, thuộc Trung đoàn 291. Đó là những con số đầu tiên ràng buộc lên “Định mệnh” của tôi!...
Đối với người lính Binh Nhì, Tiểu đội Trưởng là “Thủ trưởng trực tiếp”, tức người ra lệnh trực tiếp hàng ngày, trên là Trung đội Trưởng, trên nữa là Đại đội Trưởng v.v… nếu cần cũng có thể ra lệnh trực tiếp. Nhưng theo như qui định phổ biến thì lệnh thường được phát ra từ người trên một cấp, tức Trung đoàn ra lệnh cho Đại đội, Đại đội ra lênh cho Trung đội, Trung đội ra lệnh cho Tiểu đội và cuối cùng là Tiểu đội ra lệnh cho… đội viên - tức người lính Binh Nhì. Nhân đây cũng nói thêm về một cấp bậc quân hàm cũng được gọi là lính nữa là quân hàm Binh Nhất. Sau 6 tháng, Binh Nhì sẽ được lên Binh Nhất, tức Năm đồng lên thành sáu đồng, một sao thành hai sao. Trên Binh Nhất gọi là Hạ sĩ quan, tức quan cấp dưới, quan nhỏ nhất trong hàng quan, gồm có ba cấp bậc quân hàm là Hạ sĩ, Trung sĩ và Thượng sĩ. Chức vụ Tiểu Đội trưởng của chúng tôi thường là Trung sĩ hoặc Thượng sĩ, còn Hạ Sĩ thường là Tiểu đội phó!
*
Tiểu đội Trưởng đầu tiên của tôi là Trung sĩ Mai, nhập ngũ năm 1965, tức trước tôi một năm. Trung sĩ Mai có tướng mạo nông dân một cục: khuôn mặt to, mũi cung to, còn gọi là mũi sư tử, mắt hơi híp và luôn cười tít mắt. Trung sĩ Mai đang học dở lớp 9 thì nhập ngũ, dân “Cầu Tõm” chính hiệu (tức quê ở Hà Nam - đồng hương với nhà thơ trào phúng họ Tú). Vì không phải là người “thân cận” với Trung đội trưởng nên Trung sĩ Mai sống khá thoải mái tới mức phóng túng. Và đặc biệt rất thích “Bay thấp” - từ để chỉ chuyện đi “tán gái” ở nơi đóng quân! Mỗi khi Tiểu đội khác trực ban chiến đấu (tức mở máy phát sóng Ra-đa…), thì Trung sĩ Mai lại đi vòng quanh “doanh trại” (thực ra chỉ là một cái lều bạt, dựng lên trên mặt đê bốn bề lộng gió) một hồi rồi đứng giữa sân hô to: “Tiểu đội một hàng ngang tập hợp!”. Sau đó, Trung sĩ Mai ra lệnh cho Tiểu đội phó phụ trách Tiểu đội huấn luyện chuyên môn tại trại và riêng tôi thì đi theo làm nhiệm vụ “đặc biệt”! Lần đầu tiên, tôi tưởng là “Nhiệm vụ đặc biệt” thật nên thích lắm, đi được vài bước đã hỏi: “Nhiệm vụ đặc biệt gì vậy?” Trung sĩ Mai cười tít mắt: “Nói thế để “ngụy trang” mà thôi! Thực ra là chúng ta được đi chơi!”. Tôi ngạc nhiên hết sức: “Sao lại đi chơi trong lúc…” - tôi chưa kịp nói hết câu thì biết mình “nói hớ” và chỉ còn thắc mắc là tại sao Trung sĩ Mai lại chọn tôi? Như là “đi guốc trong bụng” tôi, Trung sĩ Mai nói: “Lệnh mật của Trung đội và Đại đội là phải “cải tạo” đám “Lính sinh viên” các cậu thật mạnh tay, tức bắt lao động chân tay thật nhiều và quản thúc thật chặt! Nhưng tớ lại nghĩ khác, các cậu là “nhân tài đất nước” nên cần phải biết cách “chăm sóc tài năng” chứ không nên đì, hành hạ cho bõ ghét như thế!...”. Nghe Trung sĩ Mai nói, tôi mới dần vỡ lẽ ra tại sao những nhiệm vụ quan trọng chúng tôi không được “chạm tay” vào, tại sao việc “phát triển Đảng” lại không nhắm vào chúng tôi và tại sao lại gọi đám “lính Sinh viên” chúng tôi là “học sinh tiểu tư sản” để phân biệt với những người lính Nông dân ra đi từ đồng ruộng và trình độ văn hóa thường rất thấp, phổ biến là cấp hai Trung học Phổ thông… Lúc đó, một phần do tôi còn quá ấu trĩ chính trị, phần khác bản tính lại rất vô tư, rất ham vui nên không suy nghĩ nhiều về chuyện “phân biệt giai cấp” này! Vì thế, tôi chỉ hỏi Trung sĩ Mai câu cuối cùng: “Nhưng tại sao Tiểu Đội trưởng lại chọn tôi?”. Trung sĩ Mai nói ngay: “Vì tớ cảm thấy thích cậu, thế thôi! Đi với tớ, cậu sẽ khôn lên rất nhiều và chủ yếu là được ăn “bánh bao”, ăn “đào Tiên” thoải mái! Tớ tài cán thì không có gì đặc biệt, trình độ văn hóa lại mới lớp 8 trường Huyện, nhưng có “năng khiếu” tán gái nhất làng, nhất Huyện luôn! Cậu chỉ việc quan sát cho thật kỹ rồi linh hoạt làm theo, không chừng còn vượt xa sư phụ!”…
Phần “Lý thuyết” của Trung sĩ Mai vừa kết thúc thì chúng tôi đã tới xóm làng, cách con đê nơi chúng tôi đóng “Đại bản doanh” hơn nửa cây số, lúc đó mới hơn ba gờ chiều, lối ngõ vắng teo, gió hiu hiu thổi... Trung sĩ Mai đang lẩm nhẩm “Rẽ phải, rẽ trái hay đi thẳng” thì có hai thôn nữ đột ngột xuất hiện như Tiên nữ giáng trần, chỉ cách chúng tôi khoảng năm mét! Mai như là không có cảm giác “bất ngờ” giống tôi mà như viên đạn đã lên nòng chỉ việc phóng đi tới sát hai cô gái, sát tới mức mà đã đụng vào hai cô gái! Tôi không kịp nhìn hai bàn tay của Mai đã “thao tác” như thế nào mà đã thấy hai người líu ríu rồi cười rúc rích, rồi cùng biến mất sau hàng cây dâm bụt chỉ có hai bông màu đỏ đang đung đưa!... Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cô thôn nữ thứ hai tiến sát lại tôi, vừa cười vừa nói: “Anh là Tân binh à? Số lính sinh viên tháng trước còn tập đi một, hai ở đây rất đông, đúng không?”. Tôi gật đầu mà không biết nói gì vì đang mải nhìn cái mồm cô ta thật là có duyên, cặp môi mọng đỏ tự nhiên, ươn ướt và lấp lánh khi ánh mặt trời chiếu vào! Tôi vừa chuyển cái nhìn xuống bộ ngực căng tròn, cái nút áo ngực bằng khuy bấm đã bị bật ra, khiến cho hai quả đào tiên lấp ló thật kỳ ảo!... Cô gái lại vừa cười vừa nói: “Anh là đệ tử của Trung sĩ Mai sao mà nhát thế? Hai quả đào tiên này em mời anh đó, không nhanh tay là hỏng ăn đó!”. Nghe đến đó thì tôi mới giật mình và hình dung ra phần nào bộ dạng “Thắng Ngố” của mình lúc đó, và lập tức, cô gái đứng thẳng người, hô lên bằng một giọng mạnh mẽ, có sức thôi thúc, cuốn hút kỳ lạ: “Nghiêm!... Binh Nhì Thạch nghe lệnh: tiến thẳng tới mục tiêu là hai quả đào tiên mà tây Vương Mẫu đã ban tặng!”. Như là quán tính của người lính sau khi nghe lệnh là thực hiện lệnh ngay, tôi tiến lại cầm lấy tay cô gái mà nói: “Đào Tiên đã bén tay phàm / Thì ăn cho biết Thiên đàng ở đâu!”. Cô gái thấy vậy thì cười khanh khách rồi kéo đầu tôi một cái khiến cả khuôn mặt của tôi bị ép chặt bởi hai quả “đào Tiên”!...
Hai ngày liền sau đó, Trung sĩ Mai lại dẫn tôi đi “dự tiệc Bàn đào” và tôi không còn phải ngỡ ngàng như lạc vào động Tiên nữa bởi “Con ong đã tỏ đường đi lối về”!... Nhưng đến ngày thú tư thì trung sĩ Mai nói: “Hôm nay không đi tiệc Bàn đào mà đi “ăn bánh bao”! Nhưng phải chú ý kẻo nghẹn!...”.
*
Kế hoạch “ăn bánh bao” chuẩn bị đến giờ G thì Trung sĩ Mai tìm tôi nói: “Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nhưng không ngờ cuộc vui này lại tàn sớm thế!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Thế là sao?”. Trung sĩ Mai nói giọng nửa buồn nửa vui: “Cái duyên hội ngộ của anh em ta đã hết! Tớ vừa được Đại đội báo là ngày mai phải lên Trung đoàn bộ nhận lệnh ngay! Có lẽ là đi thành lập thêm một Đại đội mới, như thế tất được thăng chức, Trung đội trưởng chẳng hạn!”. “Chúc mừng anh!... - tôi nói thành tâm - Nếu tốt số, anh có thể lên tới Đại đội trưởng!”. Mai cười lớn: “Đại đội trưởng thôi sao? Rồi cậu xem, tớ sẽ lên tới Đại tá! Thiếu tướng thì tớ không thích vì ít sao quá, Đại tá có những bốn sao, hai gạch, chật cứng cả cổ, ấm cổ suốt đời!” (Quả nhiên, hai mươi năm sau, ngẫu nhiên gặp lại Tiểu đội Trưởng Mai ngày nào ở Sài Gòn, Mai đang đeo quân hàm Đại tá, nhưng không ở Bộ đội Ra-đa mà ở một Tỉnh đội). Sau đó tôi có nghe nói Trung sĩ Mai được điều về một đơn vị mới đang đóng quân ở tuốt “trên miền Tây Bắc”, làm Trung đội Trưởng chỉ ba tháng thì đã lên chức Đại đội phó, rồi Đại đội trưởng!...
Khi Trung sĩ Mai đi khỏi, Tiểu đội Phó lúc đó cũng tên là Phó, cho nên như là số mệnh, không được lên thay chức Tiểu đội Trưởng vừa khuyết mà người Tiểu đội Trưởng từ nơi khác điều về, là Trung sĩ Khang. Trung sĩ Khang nhập ngũ còn trước Trung sĩ Mai một năm, đã thành “Trung sĩ i-nốc”. Trung sĩ Khang người xứ Nghệ, ở huyện Thanh Chương, là con một ông Tướng nào đó, nhưng lười chuyện học hành mà lại chăm chuyện “chơi bời” cho nên đang học ở trường sĩ quan thì bỏ dở, chuyển qua lại rất nhiều đơn vị và làm “Tiểu đội Trưởng chuyên nghiệp”! Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Tại sao anh không lên Trung đội, Đại đội, rồi Trung đoàn mà cứ giữ mãi cái chức Tiểu đội trưởng như vậy?”. Trung sĩ Khang cười nói: “Làm cho đến Tướng thì cũng làm gì có quân, tức tướng “Không quân”! Người nắm quân lính trong bàn tay chính là Tiểu đội đội trưởng chứ không phải ai khác! Vì thế, tớ chỉ thích làm Tiểu đội trưởng để có chục anh lính tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên mà sai khiến, thế là đủ! Đừng có tham chỉ huy cả Trung đoàn, Sư đoàn rồi Binh đoàn gì đó, thực ra đó không phải là lính của anh!”. 
Tiểu đội tôi lúc đó có mười người, cộng với Tiểu đội Trưởng Khang và Tiểu đội Phó là đúng mười hai con giáp. Buổi nhận chức đầu tiên, Khang kéo tất cả tiểu đội ra tận Như Quỳnh, vào một cái quán phở gọi chủ quán ra nói nhỏ gì đó rồi tuyên bố: “Từ hôm nay, chúng ta, 12 con Giáp nguyện sống với nhau như huynh đệ nhưng là một người lính trung thành! Bắt đầu từ Sửu (tức Tiểu đội Phó cho đến Hợi (tức tôi, mỗi người sẽ mang tên một con Giáp), mỗi người hãy đọc một lượt Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu thề này!”. Xong, nhà quán bưng ra đầy nhóc bàn ăn được ghép lại từ hai bàn, có cả gà luộc, gà rán, thịt bò xào v.v… có nằm mơ những anh lính binh nhì chúng tôi cũng không dám nghĩ tới! Mọi người ăn uống rào rào, riêng tôi vẫn theo thói quen là trong tất cả các bữa tiệc, phải ăn rất chậm để quan sát mọi người, bởi lúc được ăn uống no say, con người ta bộc lộ rõ nhất bản tính của mình! Tôi nghĩ chắc là Khang muốn nhân bữa ăn này để thu phục nhân tâm và nắm vững binh tình? Quả nhiên, Khang đang nói to, nói nhiều nhưng thực ra là đang “nghiên cứu” đám lính binh nhì của mình! Khi ánh mắt Khang đụng cái nhìn “a-ma-tơ” của tôi, Khang dơ ngón tay làm bộ chỉ trỏ vào tôi rồi cụng ly cạn chén với tôi! Uống xong, Khang mới vỗ vai tôi, nói: “Tớ thích cậu nhất đấy, tớ sẽ chọn cậu làm đệ tử chân truyền!”. Khang nói vậy có nghĩa là từ sau hôm đó, Khang đi đâu, làm gì cũng có tôi bên cạnh! Tôi thầm nghĩ, đúng là cái số mình có sao Tả Phù, Hữu Bật luôn chiếu sáng!...
*
Nếu như Tiểu đội Trưởng Mai thể hiện rất rõ phong cách Thuần Nông thì Tiểu đội Trưởng Khang là rất rõ phong cách Đế Vương! Thực ra cả hai phong cách này chỉ khác nhau ở “cái vỏ ngôn ngữ” tức khẩu khí lúc ăn nói, còn cái đích mà nó muốn hướng tới và cung cách thực hiện thì không khác gì nhau. Tức lúc ăn nhậu và lúc “hưởng lạc thú” thì cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, “Phong cách Đế Vương” của Tiểu đội Trưởng Khang có vẻ hoa mỹ và được mọi người “nể mặt” hơn!
Các “thủ pháp” tán gái của Trung sĩ Khang cũng không khác gì của Trung sĩ Mai, tuy có khác đôi chút về “phong cách”. Nếu như Trung sĩ Mai chủ yếu là làm cho đối phương “tâm phục khẩu phục” rồi khiến đối phương “đồng thuận, tình nguyện” vào cuộc truy hoan, thì Trung sĩ Khang như là ép buộc đối phương phải tuân theo! Mỗi lần nhớ đến Trung sĩ Mai, tôi lại nói với Trung sĩ Khang: “Đôi bên phải cùng chí hướng thì mới cộng hưởng được chứ. Khoái cảm là kết quả của sự cộng hưởng!”. Trung sĩ Khang cười nói: “Không sai, nhưng đó chỉ là một cách chứ không phải tất cả! Rồi cậu sẽ được biết có tới ngàn lẻ một cách sướng, chẳng cách nào giống cách nào!”. Và quả nhiên sau đó, Trung sĩ Khang đã cho tôi được “mục sở thị” những quái chiêu của mình. Lúc này, Khang mới giải thích rõ ràng: “Cậu có biết tại sao cậu lại được chọn đi với tớ không phải với tư cách thằng hầu, thằng lính sai vặt mà là với tư cách bạn chơi, với tư cách khán giả. Cậu thử nghĩ xem ai lại chơi cờ một mình, hoặc người nghệ sĩ khi trình diễn thì phải có khán giả chứ!”. Tôi lại hỏi lại câu hỏi đã hỏi nhiều lần: “Nhưng tại sao anh lại chọn tôi? Tôi không khỏe mạnh, nhanh nhẹn để có thể làm vệ sĩ cho anh, lại cũng không đa mưu túc kế để có thể làm quân sư cho anh?”. Trung sĩ Khang cười như vớ được vàng: “Chính câu hỏi đó khiến tôi nghĩ đã không lầm khi chọn cậu. Cái típ người khiêm tốn, giản dị như cậu khi gặp tình huống nguy cấp mới phát lộ năng lực mạnh mẽ, sẽ rất được việc chứ không bỏ chạy trước tiên như những kẻ thường ba hoa, khoác lác quen đánh võ mồm!”. Ba ngày sau thì lời nhận xét đó của Trung sĩ Khang đã được thể hiện khá rõ.
Hôm đó, đúng vào ngày 22-12, tức ngày đại lễ của quân đội nói chung. Cả đại đội được lệnh vui chơi cả ngày, bữa ăn trưa sẽ là đại tiệc, các Trung đội sẽ đến nhà bếp Đại đội nhận đồ ăn về liên hoan. Buổi sáng, tại sân Chỉ huy sở Đại đội, có tổ chức đấu cờ Tướng và vài trò chơi lặt vặt như ném vòng vào cổ chai, thả bóng bàn vào chậu v.v… Mọi người đều tham gia vui vẻ. Trung sĩ Khang kéo tôi vào làng, nói: “Đó là những trò giải trí tầm thường, tớ sẽ dẫn cậu đến một chỗ rất vui!”. Tôi băn khoăn nói: “Chúng ta đi “đánh lẻ” thế này lỡ bị phát hiện thì sao?”. Khang cười nói: “Sao hôm nay cậu nhát thế? Đã bảo là cả Trung đội và Đại đội đều không dám làm gì tớ đâu! Hôm nay tớ tiết lộ cho cậu biết bí mật này nhé: Đại đội trưởng vốn là lính cũ của ông bố tớ từ thời chống Pháp, gửi tớ xuống đây nhờ chăm sóc đấy!”. Thì ra điều tôi phỏng đoán là đúng!...
Chúng tôi vào một căn nhà ở cuối làng. Căn nhà nhỏ nhưng khá sạch đẹp, xung quanh là vườn cam quýt trĩu quả. Cái cổng bằng tre chỉ khép hờ, Trung sĩ Khang mở cổng bước vào như đã quen thuộc nơi này. Chúng tôi vừa đi được bốn năm bước thì có một cô gái quần áo xộc xệch từ trong nhà lao vút ra, vừa nhìn thấy chúng tôi thì nói nhanh, giọng hổn hển: “Cứu em với! Có hai thằng mất dạy nó định cưỡng hiếp mẹ con em!”. Trung sĩ Khang đỡ cô gái, còn tôi thì không hiểu sao lại thản nhiên đi tới trước cửa và nói lớn: “Toàn tiểu đội bao vây căn nhà chờ lệnh!... Hai thằng kia, từng thằng bước ra, hai tay vòng sau gáy! Tao đếm đến ba! Một…” Tôi chưa kịp đếm đến hai thì hai thằng thanh niên vọt ra cửa, chạy về phía vườn cam bên trái rồi chui qua hàng rào biến mất. Tôi đuổi theo như quán tính thì thấy có quả lựu đạn rơi ra từ túi quần một thằng. Tôi lại gần nhìn kỹ thì thấy giống y như đồ chơi bằng nhựa của trẻ con. Tôi nhặt lên quay lại nhà thì thấy Trung sĩ Khang đang động viên vỗ về cô gái, còn ở trong buồng vẳng ra tiếng khóc tấm tức của người mẹ! Thì ra nhà này chỉ có hai mẹ con, người mẹ hơn ba mươi tuổi, cô con gái mới mười sáu tuổi… Theo như Khang nói lại sau đó thì hai thằng kia mang lựu đạn vào uy hiếp hai mẹ con, tuy sợ nhưng khi sắp bị làm nhục thì cả hai mẹ con cùng chống cự quyết liệt, cô gái khỏe mạnh nên vọt thoát ra ngoài, người mẹ bị hai thằng  giữ chặt, sắp “Hành động” thì chúng tôi tới!...
*
Chúng tôi trở về Trung đội thì vừa tới bữa ăn, mọi người đã ngồi quây quần ở gian đầu, được trải một tấm vải bạt lớn, thức ăn ngổn ngang ở giữa, có tới bốn năm món. Đây là chỗ Trung đội trưởng thường ngồi làm việc, có hai cửa thông ra ngoài, một để đi ra, một để đi vào, ở đầu hồi. Ngồi ở đây, Trung đội trưởng có thể nhìn bao quát cả trung đội của mình trong cái nhà bạt dài thòng này, và ai đi ra, đi vào đều qua sự giám sát của Trung đội trưởng.
Trung sĩ Khang nói: “No say đi cho quên chuyện buồn!” rồi nhào vào “chiến đấu” ngay!... Bữa tiệc được nửa “chặng đường”, tất cả đã “ngà ngà” thì có bốn thằng thanh niên bịt mặt như trong phim, bước vào nhà bạt của Trung đội. Hai thằng chặn ở hai cửa, hai thằng bước vào, đứng hai bên những người ngồi ăn trên tấm vải bạt trải dưới đất! Một thằng nói, giọng như quỷ sứ: “Tất cả ngồi im không nhúc nhích thì sẽ sống! Nếu chống cự, tao chỉ thả tay ra là quả lựu đạn sẽ nổ tan xác tất cả!”. Trung đội trưởng nói ngay, bình tĩnh như đóng phim: “Vậy chúng mày muốn gì? Muốn ăn thịt gà thì lấy đi!”. Thằng kia nói ngay: “Chúng tao muốn lấy bốn khẩu súng AK trên giá súng kia kìa!”. Trung đội trưởng lại nói: “Không được! Đó là vũ khí quân dụng, không thể đưa cho người thường sử dụng!”. Thằng kia lập tức quát to: “Không nhiều lời! Đưa bốn khẩu súng AK kia ra đây ngay (giá súng có hơn chục khẩu vừa CKC, vừa AK đặt ở quãng giữa nhà bạt, sát vách), hay là muốn tan xác!”. Vừa nói, thằng kia vừa tiến lại phía Trung đội trưởng, đặt tay có cầm quả lựu đạn lên đầu Trung đội trưởng. Mặt Trung đội trưởng thoáng biến sắc. Hầu như tất cả đều ngồi bất động nhìn Trung đội chờ lệnh phát ra từ Trung đội trưởng - người có chức vụ và quân hàm cao nhất ở đây lúc đó.
Và không phải đợi lâu, chỉ sau một phút, Trung đội trưởng nói: “Binh Nhì Thạch!... Tới giá súng lấy bốn khẩu AK giao cho họ!”. Tôi nhìn Trung đội trưởng lưỡng lự và nhìn Tiểu đội trưởng của mình là Trung sĩ Khang như muốn hỏi: “Có nghe theo lệnh này không?”, bởi theo nguyên tắc thì khi có mặt Tiểu đội trưởng, tất cả mọi mệnh lệnh từ trên truyền xuống người lính thì đều phải qua Tiểu đội trưởng! Trung sĩ Khang nhìn tôi rồi nhắm mắt lại, đó là ám hiệu bảo tôi tùy cơ ứng biến, tức tự mình ra lệnh cho mình! Thấy tôi lưỡng lự, chưa chấp hành ngay mệnh lệnh, thằng bịt mặt đang uy hiếp Trung đội trưởng nói: “Thằng kia, làm theo lệnh của trung đội trưởng của mày đi chứ!”. Lúc đó, tôi đang ngồi gần như đối diện với Trung đội trưởng, tức ngay sát thằng bịt mặt thứ hai. Lúc tôi nói “Rõ! Xin tuân lệnh” và vụt đứng lên, ngay sát thằng bịt mặt thứ hai thì bỗng ngửi thấy mùi gì quen quen? Khi tôi sắp tới giá súng thì chợt nhớ lại lúc nãy, khi ở nhà hai mẹ con người con gái bị cưỡng  bức, lúc đuổi theo một thằng làm rơi quả lựu đạn đồ chơi, tôi cũng thấy có mùi như vậy! Tôi khẳng định ngay cái mùi tôi vừa nhận ra chính là mùi của thẳng bịt mặt thứ hai và điều quan trọng hơn là: bọn này dùng lựu đạn giả! Tôi phác nhanh hành động: lại giá súng lấy khẩu AK rồi lên đạn dọa bắn, đuổi chúng ra ngoài! Nói là làm, khi tôi kéo “quy-lát” lên đạn “soạch, soạch” và nói ngắn gọn: “Cút ngay không tao bắn vỡ sọ!” thì cả bốn thằng cùng quẳng bốn quả lựu đạn xuống đất rồi ù té chạy! Tôi đuổi theo ra ngoài, bốn thằng đang chạy ríu vào nhau, chỉ cách tôi hai chục mét! Không cần nghĩ lâu, tôi nhằm vào tám cái chân và kéo cò, một tràng âm thanh ù tai vang lên, lập tức cả bốn thằng đổ rạp xuống đất!...
Tôi quay vào nhà bạt, thấy trung đội trưởng đang cầm hai quả lựu đạn giả xoay đi xoay lại, ngắm nghía rất kỹ! Còn Trung sỹ Khang thì cầm ly rượu tới đưa tôi và nói: “Khá lắm! Thế mới gọi là đệ tử thân tín của Trung sĩ Khang! Cậu mà nghe lệnh Trung đội có mà hố to! Nhớ nhé!...”. Tôi không nói gì, đầu óc như mây bay lãng đãng… Bỗng Trung sĩ Khang nói quát: “Binh Nhì Thạch! Đọc lạiLời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu!”. Tôi đứng nghiêm và đọc ngay Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu. Thực hiện hai mệnh lệnh một lúc quả là khó nhưng đó là mệnh lệnh dễ chịu nhất của đời lính Binh Nhì của tôi!... 
Và đó cũng là mệnh lệnh cuối cùng của Tiểu đội Trưởng - Trung sĩ Khang ra lệnh cho tôi, bởi ngay ngày hôm sau tôi được điều đi đơn vị khác!...
Sài Gòn, 10-12-2009
Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét